Biên soạn câu hỏi Địa lí 6

Câu 1:

- Mức độ nhận thức: Nhận biết

- Chuẩn KTKN: Kháiniệm đường đồng mức và ý nghĩa của đường đồng mức là cho biết các đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc, hướng )

- Thời gian: 8 phút

- Số điểm: 2 điểm

- Câu hỏi: Đường đồng mức là những đường như thế nào? Đường đồng mức cho ta biết những đặc điểm nào của địa hình?

- Đáp án: Đường đồng mức là những đường nối liền các điểm có cùng độ cao. Dựa vào đường đồng mức người ta có thể biết được các đặc điểm của địa hình về độ cao, độ dốc, hướng

Câu 2:

- Mức độ nhận thức: Vận dụng

- Chuẩn KTKN: Hiểu được các đường đồng mức các đường đồng mức trên bản đồ (lược đồ) cụ thể.

- Thời gian: 8 phút

- Số điểm: 2 điểm

- Câu hỏi: Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ (H44-sgk) là bao nhiêu?

- Đáp án: Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức ở lược đồ (H44) 100 m.

 

doc77 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Biên soạn câu hỏi Địa lí 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 + Những nơi tập trung khoáng sản thì gọi là mỏ khoáng sản.
Câu 2:
- Mức độ nhận thức: Thông hiểu
- Chuẩn KTKN: Biết trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng.
- Thời gian: 8 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng.
- Đáp án: Dựa vào công dụng, các khoáng sản có thể phân làm ba loại như sau:
Loại khoáng sản
Tên các khoáng sản
Công dụng
Năng lượng
(nhiên liệu)
Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt
Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nhiên liệu cho công nghiệp hóa chất
Kim loại
Đen
Sắt, mangan, titan, crôm... 
Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, làm ra gang thép, đồng, chì
Màu
Đồng, chì, kẽm
Phi kim loại
Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi
Nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm sứ, làm vật liệu xây dựng
Câu 3:
- Mức độ nhận thức: Thông hiểu
- Chuẩn KTKN: Biết phân biệt đặc điểm các mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh.
- Thời gian: 8 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh khác nhau như thế nào ?
- Đáp án: 
 + Những khoáng sản được hình thành do măcma, rồi được đưa gần mặt đất thành mỏ thì gọi là các mỏ khoáng sản nội sinh, như các mỏ: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc
 + Những khoáng sản được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích, thì gọi là các mỏ ngoại sinh, như các mỏ: than, cao lanh, đá vôi
Câu 4:
- Mức độ nhận thức: Nhận biết
- Chuẩn KTKN: Nêu được khái niệm quặng và ví dụ minh họa.
- Thời gian: 4 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Khi nào thì gọi là quặng ?
- Đáp án: Khi các nguyên tố hóa học tập trung với tỉ lệ cao thì gọi là quặng.
 Ví dụ: quặng sắt ở nước ta chứa tới 40 đến 60% kim loại sắt.
Câu 5:
- Mức độ nhận thức: Vận dụng
- Chuẩn KTKN: Biết liên hệ với thực tế địa phương về các mỏ khoáng sản và công dụng của nó.
- Thời gian: 4phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Ở tỉnh ta có những mỏ khoáng sản quan trọng nào? Nêu công dụng của các khoáng sản đó.
- Đáp án: Ở tỉnh ta có khoáng sản quan trọng như mỏ thiếc (ở Tĩnh Túc-Nguyên Bình), mỏ sắt (Nà Lủng) làm nguyên liệu cho công nghệp luyện kim màu (thiếc), luyện kim đen (gang).
Tiết 20 - Bài 16: Thực hành
Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
Câu 1:
- Mức độ nhận thức: Nhận biết
- Chuẩn KTKN: Kháiniệm đường đồng mức và ý nghĩa của đường đồng mức là cho biết các đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc, hướng)
- Thời gian: 8 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Đường đồng mức là những đường như thế nào? Đường đồng mức cho ta biết những đặc điểm nào của địa hình?
- Đáp án: Đường đồng mức là những đường nối liền các điểm có cùng độ cao. Dựa vào đường đồng mức người ta có thể biết được các đặc điểm của địa hình về độ cao, độ dốc, hướng
Câu 2:
- Mức độ nhận thức: Vận dụng
- Chuẩn KTKN: Hiểu được các đường đồng mức các đường đồng mức trên bản đồ (lược đồ) cụ thể.
- Thời gian: 8 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ (H44-sgk) là bao nhiêu?
- Đáp án: Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức ở lược đồ (H44) 100 m.
Câu 3:
- Mức độ nhận thức: Vận dụng
- Chuẩn KTKN: Biết đọc độ cao các địa điểm trên bản đồ (lược đồ).
- Thời gian: 8 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Dựa vào lược đồ H44, tìm độ cao các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3?
- Đáp án: Đỉnh núi A1 cao 900 m, đỉnh núi A2 cao hơn 600 m, điêm B1 cao 500 m, điểm B2 cao 650 m (600 + 700/2 = 650), điểm B3 cao hơn 500 m.
Câu 4:
- Mức độ nhận thức: Vận dụng
- Chuẩn KTKN: Biết tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ (lược đồ).
- Thời gian: 8 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Dựa vào tỉ lệ bản đồ H44, hãy tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2.
- Đáp án: Khoảng cách từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 là: 7,7 km (7,7 x 100000 = 770000 cm = 7,7 km).
Câu 5:
- Mức độ nhận thức: Vận dụng
- Chuẩn KTKN: Biết sự chênh lệch độ dốc địa hình dựa vào khoảng cách giữa các đường đồng mức.
- Thời gian: 8 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Quan sát các đường đồng mức (H44) ở sườn hai sườn phía đông và phía tâycuar núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?
- Đáp án: Núi A1: sườn phía tây dốc hơn sườn phía đông (khoảng cách giữa các đường đồng mức ở sườn phía tây hẹp hơn ở sườn phía đông).
Tiết 21 - Bài 17: Lớp vỏ khí
Câu 1:
- Mức độ nhận thức: Nhận biết
- Chuẩn KTKN: Biết đọc biểu đồ tròn thể hiện thành phần của không khí.
- Thời gian: 4 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Dựa vào H45, em hãy cho biết các thành phần của không khí? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Đáp án: Gồm có ô-xy (21%), ni-tơ (78%), các khí khác và hơi nước (1%).
Câu 2:
- Mức độ nhận thức: Thông hiểu
- Chuẩn KTKN: Biết kênh kênh hình và kênh chữ, trình bày đặc điểm của lớp vỏ khí.
- Thời gian: 15 phút
- Số điểm: 4 điểm
- Câu hỏi: Lớp vỏ khí gồm có những tầng nào? Nêu đặc điểm chủ yếu của từng tầng?
- Đáp án: Lớp vỏ khí gồm có ba tầng khác nhau: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Tầng đối lưu nằm sát mặt đất, lên cao khoảng 16 km, tập trung tới 90% không khí, luôn luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra các hiện tượng như: mây, mưa, sấm, chớp Nhiệt độ tầng này giảm dần khi lên cao, cứ lên cao 100 m thì đi 0,6oC.
- Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, lên cao khoảng 80 km. Lớp ô dôn trong tầng này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
- Trên nữa là các tầng cao của khí quyển, không khí cực loãng.
Câu 3:
- Mức độ nhận thức: Thông hiểu
- Chuẩn KTKN: Biết phân loại các khối khí trên Trái Đất.
- Thời gian: 15 phút
- Số điểm: 4 điểm
- Câu hỏi: Căn cứ vào đâu người ta phân ra các khối khí? 
- Đáp án: Căn cứ vào nhiệt độ, độ ẩm người ta phân ra các khối nóng và lạnh, khối khí đại dương và lục địa.
 + Khối khí nóng hình thành ở trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt tương đối cao.
 + Khối khí lạnh hình thành ở trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt tương đối thấp.
 + Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
 + Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
Câu 4:
- Mức độ nhận thức: Thông hiểu
- Chuẩn KTKN: Nhận ra nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu kinh tế nước ta.
- Thời gian: 15 phút
- Số điểm: 4 điểm
- Câu hỏi: Khi nào khối khí bị biến tính? Nêu ví dụ
- Đáp án: Các khối khí luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết của những nơi chúng đi qua. Đồng thời chúng cũng bị ảnh hưởng của bề mặt đệm những nơi ấy mà thay đổi tính chất. Ví dụ về mùa đông khối khí lạnh phía bắc thường tràn xuống miến Bắc nước ta, làm thời tiết trở nên giá lạnh. Chỉ một thời gian sau, do chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm, nó dần nóng lên.
Câu 5:
- Mức độ nhận thức: Nhận biết
- Chuẩn KTKN: Biết vị trí các tầng của khí quyển.
- Thời gian: 1 phút
- Số điểm: 0,25 điểm
- Câu hỏi: Tầng nằm sát mặt đất lên cao khoảng 16 km là tầng gì? (khoanh tròn chữ cái đầu một ý chính xác nhất)
 A. Tầng đối lưu. 
 B. Tầng bình lưu.
 C. Các tầng cao của khí quyển.
- Đáp án: Ý A.
NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỊA 6
NĂM HỌC 2013- 2014
(Tiết 22 đến 33)
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS TÂN AN
GIÁO VIÊN: NGÔ THỊ HỒ NGỌC
Địa lí lớp 6 Từ bài 18 đến bài 27
Bài 18:Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
Câu 1: Phân biệt thời tiết và khí hậu?
Đáp án: Thời tiết là tình trạng khí quyển ở dưới thấp ( nhiệt độ, độ ẩm, khí áp) ở một nơi nào đó, trong một thời gian ngắn ( 1 buổi hoặc một vài ngày)
Khí hậu là tình trạng thời tiết được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài từ năm này qua năm khác ( vài chục năm) và trở thành qui luật.
Câu 2: Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 m?
Đáp án: Để tránh không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời, và ở độ cao 2 m để không bị ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
Câu 3: Nhiệt độ không khí thay đổi:
A. Theo vĩ độ
B. Theo độ cao
C. Gần biển hoặc xa biển
D. Cả A.B.C đều đúng
Đáp án: D
Câu 4: Nước biển có tác dụng:
A. Điều hoà nhiệt độ
B. Tăng nhiệt độ
C. Giảm nhiệt độ
D. Cả A.B.C đều sai
Đáp án: A
Câu 5: Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho các loại cây:
A. Lúa mạch
B. Lúa mì
C. Lúa nước
D. Cả A.B.C đều đúng
Đáp án: C
Bài 19:Khí áp và gió trên trái đất
Câu 1: Người ta dùng dụng cụ gì để đo khí áp?
Đáp án: Người ta đo khí áp bằng một dụng cụ gọi là khí áp kế
Khí áp trung bình chuẩn ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của 1 cột thuỷ ngân có tiết diện 1 cm2 và cao 760 mm.
Câu 2: Trên bề mặt Trái Đất, khí áp được phân bố thành các đai khí áp cao và thấp, từ xích đạo đến Cực.
Câu 3: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Câu 4: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo là gió?
A. Gió Tây Ôn Đới
B. Gió Tín Phong
C. Gió mùa Đông Bắc
D. Gió mùa Đông Nam
Đáp án : B
Câu 5 : Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió :
A. Gió Nam
B. Gió Đông Bắc
C. Gió Tây Nam
D. Cả 3 câu trên đều sai
Đáp án: C
Bài 20: Hơi nước trong không khí
Câu 1: Hãy cho biết nguồn cung cấp hơi nước trong khí quyển?
	Đáp án : Nước trong các biển và đại dương là nguồn cung cấp chính cho khí quyển. Ngoài ra còn có sông ngòi, hồ ao..
	Câu 2: Tại sao nói không khí bão hoà hơi nước?
Đáp án: Lượng hơi nước chứa trong không khí cũng có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa, ta gọi là không khí đã bão hoà hơi nước.
	Câu 3: Nguồn cung cấp hơi nước trong không khí là:
	A. Các biển và đại dương
	B. Sông ngòi
	C. Hồ ao
	D. Tất cả A.B.C đều đúng
	Đáp án: D
	Câu 4: Đẻ tính lượng mưa rơi ở một địa phương, người ta thường dùng dụng cụ gì để đo mưa?
	A. Vũ kế
	B. Nhiệt kế
	C. Áp kế
D. Cả A.B.C đều đúng
Đáp án: A
Câu 5: Lượng mưa trong ngày là:
A. Tổng lượng mưa các lượng mưa trong ngày
B. Tổng lượng mưa các ngày trong tuần
C. Tổng lượng mưa các ngày trong tháng
D. Cả A.B.C đều sai
Đáp án: A
Bài 21:Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lương mưa
Câu 1: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa là hình vẽ thể hiện:
A. Nhiệt độ của một nơi.
B. Lượng mưa của một nơi
C. Độ ẩm không khí của một nơi
D. Cả a và b đều đúng
Đáp án: D
Câu 2: Quan sát biểu đồ hình 55, trả lời câu hỏi sau:
Những yếu tố nào được thể hiện trên bản đồ?
Đáp án: Những yếu tố được thể hiện trên bản đồ là các yếu tố : Khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa trung bình của các tháng trong năm.
Câu 3: Quan sát biểu đồ hình 55, trả lời câu hỏi sau:
Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột?
Đáp án:
+ Yếu tố biểu hiện theo đường là nhiệt độ
+ Yếu tố Biểu hiện theo hình cột là lượng mưa.
+ Trục dọc bên phải dùng để tính các đại lượng của yếu tố nhiệt độ (từ 0 – 300C)
+ Trục dọc bên trái dùng để tính các đại lượng của yếu tố lượng mưa (từ 0 – 300mm)
+ Đơn vị tính lượng mưa và nhiệt độ: mm, 0 C
Câu 4: Dựa vào hình 56, cho biết nội dung nào không phù hợp với biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của địa điểm A ?
A. Biên độ nhiệt độ khoảng 100C
B. Mưa rất ít
C. Mùa hè rất nóng
D. Mùa đông giá lạnh
Đáp án: D
Câu 5: Dựa vào hình 56, cho biết biểu đồ A thuộc loại khí hậu của vùng:
A. Xa biển của nửa cầu Bắc
B. Nằm sâu trong lục địa của nửa cầu Bắc
C. Hoang mạc nhiệt đới ở nửa cầu Bắc
D. Dọc theo chí tuyến của nửa cầu Nam
Đáp án: C
Bài 22:Các đới khí hậu trên Trái Đất
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các chí tuyến nằm ở những vĩ độ nào. Các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường vĩ tuyến vào các ngày nào?
Đáp án: 
- Các chí tuyến Bắc và Nam nằm ở vĩ độ 23027’ Nam.
- Các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất ở đường vĩ tuyến Bắc vào ngày: 22/ 6 và vĩ tuyến Nam vào ngày 22 /12.
Câu 2: Nêu rõ ranh giới giữa các đới khí hậu?
Đáp án:
- Đới khí hậu nóng: ranh giới với vành đai nóng.
- Hai đới khí hậu ôn hoà: cùng ranh giới với hai vành đai ôn hoà
- Hai đới khí hậu lạnh: cùng ranh giới với hai vành đai lạnh.
Câu 3: Trên bề mặt Trái đất có mấy vành đai nhiệt?
A.2
B.4
C.5
D.6
Đáp án: C
Câu 4: Các vành đai nhiệt thường:
A. Bằng nhau
B. Thẳng góc với nhau
C. Song song với xích đạo
D. Cả A.B.C đều sai
Đáp án: C
Câu 5: Các đới khí hậu nóng có lượng mưa trung bình:
A. 500 mm – 1.000 mm
B. 1.000 mm – 1.500 mm
C. 1.000 mm – 2.000 mm
D. 2.000 mm – 2.500 mm
Đáp án: C
Bài 23:Sông và hồ
Câu 1: Sông là gì? Nguồn cung cấp nước chủ yếu của sông?
Đáp án: Sông là dòng chảy tự nhiên , thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt các lục địa, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan cung cấp.
Câu 2: Lưu lượng nước là gì ?
Đáp án : Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ ( được biểu hiện bằng m3 / s)
Câu 3: Sông là dòng chảy:
A. Thường xuyên
B. Tương đối ổn định
C. Được cung cấp nước từ nước ngầm, nước mưa, băng tuyết tan
D. Cả A.B.C đều đúng
Đáp án : D
Câu 4 : Lưu lượng của một con sông thay đổi tuỳ theo :
A. Tháng
B. Theo mùa
C. Trong năm
D.Tất cả A.B.C đều đúng
Đáp án: D
Câu 5: Hồ có nguồn gốc từ:
A.Vết tích của một khúc sông cũ
B. Miệng núi lửa đã tắt
C.Hồ nhân tạo
D. Cả A.B.C đều sai
Đáp án: D
Bài 24: Biển và đại dương
Câu 1: Vì sao nước biển lại mặn? Độ muối trung bình của biển là bao nhiêu?
Đáp án: Nước biển mặn vì nước biển hoà tan nhiều loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối trung bình 35 o/00
Câu 2: Nước biển và đại dương có bao nhiêu sự vận động chính?
Đáp án: Nước biển và đại dương có ba sự vân động chính là: sóng, thuỷ triều và dòng biển
Câu 3:Nước biển có bao nhiêu hình thức vận động?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 7
Đáp án: B
Câu 4: Sóng biển sinh ra do:
A. Gió
B. Động đất
C. Núi lửa
D. Cả A.B.C đều đúng
Đáp án: D
Câu 5: Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều?
A. Núi lửa phun
B. Do gió thổi
C. Động đất ở đáy biển
D. Sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời
Đáp án: D
Bài 25: Thực hành Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
Câu 1: Đâu không là đặc điểm của dòng biển Gơn-xtrim:
A. Chảy từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao
B. Là dòng biển lớn nhất của Bắc Đại Tây Dương.
C. Có nhiệt độ thấp hơn so với nước biển xung quanh
D. Ảnh hưởng mạnh đến khí hậu bờ Tây của lục địa Á- Âu
Đáp án: C
Câu 2: Dựa vào bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới, hãy cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc, trong Đại Tây Dương và trong Thái Bình Dương
Đáp án: Ở nửa cầu Bắc, trong Đại Tây Dương có hai dòng hải lưu nóng: 
- Hải lưu Guyan: Vị trí hướng chảy: Bắc xích đạo- 300 Bắc.
- Hải lưu Gơn-xtrim: Từ chí tuyến bắc đến Bắc Âu.
* Ở nửa cầu Bắc trong đại dương có hai dòng hải lưu lạnh:
- Hải lưu Labrađô: Bắc đến 400 Bắc
- Hải lưu Canari: 400 Bắc-300Bắc
Câu 3: Nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua.
Đáp án: 
- Những vùng có dòng biển nóng đi qua làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn các vùng cùng vĩ độ.
- Những vùng có dòng biển lạnh đi qua làm cho nhiệt độ cacs vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.
Câu 4: Dòng biển nào chảy từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao
A. Dòng biển California
B. Dòng biển Labradô
C. Dòng biển Gơnxtrim
D. Dòng biển Oi-a-si-o
Đáp án: C
Câu 5: Dòng biển nào chảy từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp
A. Dòng biển Cưrôsivô
B. Dòng biển Labradô
C. Dòng biển Gơnxtrim
D. Dòng biển Alaxca
Đáp án: B
Bài 26: Các nhân tố hình thành đất
Câu 1: Đất ( thổ nhưỡng ) là gì?
Đáp án: Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục đia.
Câu 2: Hãy cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng và thành phần hữu cơ của đất?
Đáp án: 
- Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần koáng của đất.
- Thành phần hữu cơ của đất do sinh vật tạo ra.
Câu 3: Đất gồm những thành phần nào?
A. Khoáng chất
B. Chất hữu cơ
C. Nước, không khí
D. Cả A.B.C đều đúng
Đáp án: D
Câu 4: Đất tốt là đất có độ phì:
A. Cao
B. Trung bình
C. Thấp
D. Cả A.B.C đều sai
Đáp án: A
Câu 5: Đất xấu là do:
A. Chất mùn ít
B. Thiếu nước
C. Độ phì kém
D. Canh tác không đúng phương pháp
Đáp án : C
Bài 27 :Lớp vỏ sinh vật, các nhân tố 
ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
Câu 1 : Lớp vỏ sinh vật là gì ?
Đáp án : Lớp vỏ sinh vật, hay sinh vật quyển là lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất, được hình thành từ các sinh vật trên mặt đất đã xâm nhập vào các lớp nước, không khí và đất đá của vỏ Trái Đất.
Câu 2 : Ảnh hưởng của khí hậu đối với động vật như thế nào ?
Đáp án : Động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn thực vật, vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, thay đổi chỗ ở hoặc nơi cư trú theo mùa.
Câu 3 : Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với sự phân bố thực vật :
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Nguồn nước
D. Đất đai
Đáp án : B
Câu 4 : Các yếu tố tự nhiên nào có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật ?
Đáp án : Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật. Tuỳ theo đặc điểm, khí hậu mỗi nơi mà có các loài thực vật khác nhau. Thực vật phong phú hay nghèo nàn của một nơi đều do khí hậu ở nơi đó quyết định.
Câu 5 : Để bảo vệ nguồn tài nguyên động, thực vật quý hiếm, cần phải có những biện pháp gì ?
Đáp án : Những biện pháp tích cực để bảo vệ nguồn tài nguyên động, thực vật quý hiếm :
- Khai thác rừng phải có kế hoạch, đi đôi với việc tái tạo và trồng rừng.
- Bảo vệ nguồn nước. 
- Cấm săn bắt các động vật hoang dã, quý hiếm
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi ttự luận
MÔN HỌC: Địa lí 
Thông tin chung
* Lớp 7 Học kì II
* Chủ đề: Bắc Mĩ
* Chuẩn cần đánh giá: 
 - Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp của Hoa Kì.
 - Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và ở vùng “Vành đai Mặt Trời”
* Mức độ tư duy: Nhận biết.
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở đông bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp “ vành đai Mặt Trời’’
Câu 1: Tên các đô thị lớn và các ngành công nghiệp chính ở Đông Bắc Hoa Kì?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
 - Tên các đô thị lớn: Niu I-ooc, Oa-sinh-tơn, Si-ca-gô, Phi-la-đen-phi-a, Đi-tơ-roi.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: Địa lí 
Thông tin chung
* Lớp 7 Học kì II
* Chủ đề: Bắc Mĩ
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp của Hoa Kì.
 - Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và ở vùng “Vành đai Mặt Trời”
 * Mức độ tư duy: Vận dụng.
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
 Bài 40: Thực hành :Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở đông bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp “ vành đai Mặt Trời’’
Câu 2: Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
 - Các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút vì: 
 + Bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970- 1973, 1980- 1982)
 + Công nghệ chưa kịp đổi mới.
 + Bị cạnh tranh hàng hóa liên minh châu Âu, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Địa lí 
Thông tin chung
* Lớp 7 Học kì II
* Chủ đề: Bắc Mĩ
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp của Hoa Kì.
 - Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và ở vùng “Vành đai Mặt Trời” 
 * Mức độ tư duy: Nhận biết.
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở đông bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp “ vành đai Mặt Trời’’
Câu 3: Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi gì?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
 - Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt trời”: Nằm ở phía Nam lãnh thổ Hoa Kì, giáp biên giối Mê-hi-cô, trải dài từ bán đảo Floriđa qua Lôt An-giơ-let, chạy dọc theo miền duyên hải Tây Thái Bình Dương của Hoa Kì đến tận Xít-tơn gần biên giới Ca-na-đa.
 - Những thuận lợi cơ bản của Vành đai công nghiệp Mặt trời: 
 + Gần nguồn nhân công rẻ, có kĩ thuật từ Mê-hi-cô di chuyển lên.
 + Gần nguồn nguyên liệu: Hai luồng nhập khẩu nguyên liệu chính vào Hoa Kì là từ vịnh Mê-hi-cô lên và từ Thái Bìn

File đính kèm:

  • docNHCH địa 6.doc