Bạo lực học đường của nước ta hiện nay

1. Tiến hành nghiên cứu về mặt lí thuyết:

- Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đén vấn đề bạo lực học đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm bạo lực học đường. Ở nước ngoài, bên cạnh những thuật ngữ bạo lực học đường, người ta thường nói tới thuật ngữ bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường là một phần của bạo lực học đường và thậm chí nhiều lúc người ta còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực học đường

- Một khái niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc trong các hoạt động bên trong các cơ sơ trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng lời nói, ẩu đả Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. Tuy nhiên trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng được liệt kê như là bạo lực học đường

2.Tiến hành nghiên cứu liên quan cụ thể để giải quyết tình huống

Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên với những định nghĩa như vậy chúng ta có thê hiểu: bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc của giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những ép bức về tài chính hoặc những hành vi khác có thê gây ra những tổn thương ảnh hưởng vê mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bạo lực học đường của nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên tình huống
Bạo lực học đường của nước ta hiện nay
I. Mục tiêu:
- Khái niệm “bạo lực học đường”
- Hậu quả nghiêm trọng của bạo lực học đường đem lại:
+ Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
+ Ảnh hưởng đến gia đình
+ Ảnh hưởng đến nhà trường 
+ Ảnh hưởng đến xã hội
II.Tổng quan về các nghiên cứu:
- Bạo lực học đường là bất kì hình thức hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả
- Hậu quả:
 + Tổn thất nặng nề về mặt thể xác và cả tinh thần của người học sinh
 + Ảnh hưởng đến thanh danh và hạnh phúc gia đình
 + Không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm
 + Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức
 III. Giải pháp giải quyết tình huống
- Môn Giáo dục công dân: Khoan dung, rèn luyện đạo đức học sinh
- Môn Sinh học: Tâm lí tuổi mới lớn
- Môn Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ chính xác, vận dụng điêu luyện những phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, thành ngữ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, chơi chữ, từ láy,
- Môn Toán học: Làm lời ăn tiếng nói có sự lô-gic và tính thuyết phục cao
- Môn Lịch sử: Giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xưa
IV.Thuyết minh:
 Bạo lực học đường ngày càng gia tăng không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học sinh với nhau. Hiện chúng đang biến tướng muôn hình vạn trạng, với cách hành xử nhuốm màu bạo lực, đậm chất giang hồ. Học sinh kết bè, kéo cánh thành băng nhóm, sẵn sàng đánh nhau, gây trọng thương, thậm chí sát thương nhau chỉ vì những lí do không đâu, chỉ nhằm mục đích ra oai, “ dằn mặt ”. Là những học sinh-thành viên trong trường, chúng em có trách nhiệm và cũng góp một phần nào để làm giảm bạo lực học đường trong chính ngôi trường của mình
1. Tiến hành nghiên cứu về mặt lí thuyết:
- Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đén vấn đề bạo lực học đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm bạo lực học đường. Ở nước ngoài, bên cạnh những thuật ngữ bạo lực học đường, người ta thường nói tới thuật ngữ bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường là một phần của bạo lực học đường và thậm chí nhiều lúc người ta còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực học đường
- Một khái niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc trong các hoạt động bên trong các cơ sơ trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng lời nói, ẩu đảBắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. Tuy nhiên trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng được liệt kê như là bạo lực học đường 
2.Tiến hành nghiên cứu liên quan cụ thể để giải quyết tình huống
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên với những định nghĩa như vậy chúng ta có thê hiểu: bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc của giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những ép bức về tài chính hoặc những hành vi khác có thê gây ra những tổn thương ảnh hưởng vê mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại 
*Ảnh hưởng đến bản thân học sinh 
 - Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần của học sinh và gia đình.
-Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụpSự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị áp bức. Thậm chí, tình trạng có thể kéo dài suốt cuộc đời.Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
-Những học sinh bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh mà không có lí do, không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị bắt nạt. Tình trạnh bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các bạn, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc. Các bạn rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều đó sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các bạn ngay cả lúc đã trưởng thành.
- Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng khắc phục, khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về tình bạn-tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong các tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tổn thương từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai đẳng, mà khi tuổi còn nhỏ, các bạn chưa hình dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng thành là nỗi ám ảnh này sẽ đeo bám, gây bất hạnh cho cuộc sống của các bạn.
-Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kip thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi,học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí sự căng thẳng về mặt tâm lý có thể buộc học sinh từ bỏ việc học của mình, hoặc cũng có thể gây ra những hành vi bảo lực mà học sinh phải nhận lỉ luật đuổi học. Từ đó tương lai của các em sẽ sang một bước ngoặt khác không thấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác.Những học sinh liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá và các lọa ma túy khác.
-Nhưng có một nguyên nhân khá quan trọng liên quan đến đặc điểm rất đễ rối nhiễu tâm lý lứa tuổi các bạn, họ đang trong giai đoạn hình thành, phát triển tâm lí và thể chất cho nên luôn hiếu động và tìm mọi cách thể hiện cái tôi bản thân. Và khi phải chịu nhiều áp lực căng thẳng gây nên những rắc rối trong đời sống tâm lí, nếu không nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời, các bạn đễ rơi vào những hành động quá khích, khó bề kiểm soát
 *Ảnh hưởng đến gia đình:
-Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với các bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lí phổ biến nhất được các bậc cha mẹ là chửi máng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đúa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn với cha mẹ và con cái. Không khí gia đình trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lí và giáo dục con. Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái. Không những thế những hành vi bạo lực của học sinh để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoảng tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường dẫn đến cái chết thương tâm của những bạn học sinh vô tội. Nỗi đau đó vơi bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được. Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghem trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh được đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.
*Ảnh đến nhà trường:
 -Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí nhà trường thêm nặng nề, căng thẳng vơi nỗi sợ hãi, bất an bao trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một phần của tuổi mới lớn nên để các bạn tự giải quyết( trừ khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lí cho nạn nhân và gây ảnh hưởng xấu cho môi trường học tập chung vì các bạn học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đố cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh sự hấp dẫn và nỗi sợ hãi của học sinh.
 -Ngoài ra, những hành vi bạo lực của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục của nhà trường mất đi tính phạm quy, uy tín, danh dự của người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.
 *Ảnh hưởng đến xã hội:
 -Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. nhờ chính lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn định. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng, lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiên tại, lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xủi, bạn bè đánh đấm nhau, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đổi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách báo động.
- Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm xã hội mất trật tự xã hội. Nhũng vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với học sinh nhưng cũng có thể là những hành vi“ đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một khi nhũng vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự“ ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, xã hội của cả một quốc gia.
- Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiện trong đời sống, tâm lí của học sinh, của gia đình, nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học đường của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, thầy cô và học sinh.
 -Với sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội bị đe dọa. Khá nhiều lý do của các cơ quan chức quan, các chuyên gia cùng giới báo chí mổ xẻ. Từ tác động xấu của một xã hội bên ngoài bị nhiễu nhương tới sự buôn lỏng trong quản lý của gia đình; từ ảnh hưởng của phim ảnh, van hoaoas phẩm luồng dến thiếu hụt những kiến thức kỹ năng sống cần thiết; từ mối liên kết,phối hợp thanh thế chân kiềng gia đình-nhà trường xã hội còn lỏng lẽo
V Đề xuất
- Cấp độ xã hội:
 Hướng làm thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực truyền thông bạo lực tác động đến học đường. Ngăn ngừa bạo lực băng nhóm của thanh thiếu niên. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, xây dựng tốt nội dung cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”
- Cấp độ nhà trường:
Đưa vào nhà trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn xã hội, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hóa học đường, gia tăng yêu tố dạy người trong giáo dục. Tích cực ngăn ngừa bạo lực qua các dấu hiệu tiền bạo lực. Cần chú trọng trong công tác giáo dục đạo đức, nhân cách hơn nữa, phải hiểu rõ tâm sinh lý của học sinh. Bên cạnh đõ cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, rẽ luyện các kĩ năng ứng xử
Cần phát triển mô hình tư vấn tâm lý cho học sinh trong các nhà trường nhằm tư vấn và tháo gõ kịp thời những khúc mắc, mâu thuẫn nãy sinh trong quá trình giao tiếp. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tích cực của học sinh
- Cấp độ gia đình
Các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm tới con cái nhiều hơn, quan tâm tới mối quan hệ bạn bè của con. Xây dựng môi trường gia đình lành mạnh, thân thiện và phát huy dân chủ trong gia đình. Cha mẹ cũng là những tấm gương để con học tập và noi theo nên cũng càn phải có những hành động trước con trẻ một cách đúng đắn.
- Cấp độ cá nhân
Cần có các chương trình hướng tới các nhóm học sinh có dấu hiệu hành vi bạo lực nguy cơ cao, có các chương trình giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh. Tổ chức tư vấn, tham vấn tâm lý học đường trong các trường học đễ hỗ trợ học sinh vượt qua các khó khăn tâm lý, định hướng các ứng xử lành mạnh, thân thiện. Đối với bản thân các em cần phải biết xây dựng kĩ năng, giá trị sống cho bản thân mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Biết bảo vệ mình trước hành vi không đúng của thầy cô và các bạn. Cần rèn luyện đạo đức, kĩ năng, nhân cách làm người.
III.Ý nghĩa:
-Việc kết hợp các kiến thức liên môn để giải quyết tình huống bạo lực học đường đã giúp các em hiểu rõ hơn về tác hại của bạo lực học đường và hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Với những nạng nhân là nỗi đau về thể xác và vết thương khó bề liền sẹo về tinh thần. Với gia đình làm không khí căng thẳng, là sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm.
-Trong mỗi chúng ta cần phải có lòng khoan dung, tha thứ cho bạn bè mình để hiểu và thông cảm cho nhau. Từ đó, các bạn sẽ thấy được khuyết điểm của mình và sửa chửa để hoàn thiện mình hơn.
-Tuy nhiên, để sớm làm được điều đó, cần có nhận thức sâu sắc, đúng đắn cũng như quyết tâm cao độ đẩy lùi bạo lực học đường của toàn ngành giáo dục, của các cập liên ngành, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và chính mỗi học sinh.
ĐẠI DIỆN TẬP THỂ LỚP 75

File đính kèm:

  • docBai_du_thi_kien_thuc_lien_mon_lop_75.doc
Giáo án liên quan