Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại Nhà máy Interflour Việt Nam 2013

1. Tiếp nhận nguyên liệu

Lúa mì được nhập từ các nước như Mỹ, Canada, Úc bằng tàu lớn về đến cảng

Cái Mép. Nhà máy hiện tại có hệ thống nhập nguyên liệu bằng băng tải ngay tại cảng và

vận chuyển vào trong Silo lưu trữ ngay sau khi qua bước làm sạch sơ bộ. Ngoại trừ cách

này, lúa mì còn được nhập bằng container hoặc xe tải và lưu trữ trong ngay trong hầm.

Trên hầm chứa lúa có lưới bao phủ phía trên nhằm loại tạp chất lớn trong quá trình di

chuyển bằng xe tải. Lúa sau khi lưu trữ trong hầm, lúa sẽ được gàu tải chuyển đến khu

vực làm sạch và lưu trữ tiếp tục trong Silo ngoài trời. Từ những Silo, lúa sẽ được vận

chuyển qua các thiết bị làm sạch bao gồm tách kim loại và sàng tạp chất trước khi đưa

vào Bin chứa trong phân xưởng và bắt đầu cho quá trình sản xuất.

a. Làm sạch sơ bộ

 Mục đích: Loại bỏ các tạp chất: dây nylon, rơm, rác, bông lúa, các loại hạt không

phải là lúa mì (bắp, đậu )

 Lúa từ hầm chứa hoặc Silo trung gian được vận chuyển đến khu vực làm sạch

bằng hệ thống gàu tải lên lầu 6, tiếp tục đem đi làm sạch. Hệ thống làm sạch sơ bộ

hiện tại là 2 sàng trống. Tại máy, các tạp chất như đá, đất, rác, dây, đưa ra ngoài

qua cái máng ở cuối lưới sàng, những phần tử nhẹ như bụi, cát, râu lúa được

quạt thổi hút bay lên và ra ngoài theo hệ thống riêng. Sau khi sàng, lúa được đưa

qua cân (Lầu 5).

b. Cân

 Mục đích: Xác định khối lượng của lúa trước khi đưa vào Silo.

 Từ sàng trống, lúa sạch được cho xuống cân tự động (lầu 5). Tại đây, Cân sẽ tính

toán được khối lượng lúa trước khi đưa xuống vít tải( Lầu 1)

pdf74 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại Nhà máy Interflour Việt Nam 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mì 
Hình 4: Lúa mì 
Lúa mì hay tiểu mạch (Triticum) là một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu 
vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan 
trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau ngô và lúa gạo trong số các loài cây 
lương thực. Hạt lúa mì là một loại lương thực chung được sử dụng để làm bột mì trong 
sản xuất các loại bánh mì, mì sợi, bánh kẹo cũng như được lên men để sản xuất bia, 
rượu hay nhiên liệu sinh học. 
Lúa mì là một loại cây lương thực mỗi năm chỉ trồng một vụ (hoặc mùa đông hoặc 
mùa xuân). Loại lúa mì trồng mùa đông thì kém chịu lạnh hơn lúa mì trồng mùa xuân. Ở 
một số vùng khô lạnh của Việt Nam có thể trồng lúa mì vào vụ Đông – Xuân với những 
giống thích hợp. Ở Nga, diện tích trồng lúa mì mùa xuân chiếm 70 – 75%, còn lúa mì 
mùa đông chỉ khoảng 25 – 30%. Lúa mì có rất nhiều loại, phổ biến hơn cả là lúa mì mềm 
và lúa mì cứng. 
17 
 Lúa mì mềm: có hạt quả dính trần, màu trắng hoặc hơi hung đỏ, hình trứng, nặng 
35 – 50mg; lá có bẹ thìa là, tai lá có lông; chẹn lúa có 12 – 15 bông nhỏ, đôi khi có 
râu, mỗi bông có 2 – 3 hoa, tự thụ phấn. Nguồn gốc ở Apganixtan, Ấn Độ. Ưa 
nhiệt độ 15 – 220C, thích hợp trồng ở đất thịt pha cát, pha vôi. 
 Lúa mì cứng: có hạt to (45 – 60 mg), đẻ nhánh ít, chịu được nóng hơn trong thời 
gian chín. Râu lúa mì cứng, khá dài và dựng theo chiều của bông lúa. Hạt lúa mì 
cứng có dạng thuôn dài, có màu vàng rơm hoặc đỏ hung. Độ trắng trong của lúa 
mì cứng rất cao khoảng 95 – 100%. Từ những năm 50 thế kỉ XX, từ giống Norin 
10 của Nhật Bản, Bolao (N.E.Borlaug) đã lai tạo được những giống lúa mì thấp 
cây, năng suất cao, có thể đạt 6 – 8 tấn/ha trở lên. 
Hạt lúa mì bao gồm phôi và nội nhũ được bao bọc trong lớp vỏ hạt. Trong đó nội 
nhũ chiếm chủ yếu với 83%, phôi chiếm 2.5%, còn lại là cám chiếm 14.5%. 
Bảng 3: Thành phần hóa học của lúa mì 
Thành phần 
Hàm lượng (%) 
Lúa mì mềm Lúa mì cứng 
Hàm ẩm 
Tinh bột 
Protein 
Cellulose 
Chất béo 
Tro 
14 
68.7 
8.6 - 24.4 
2 
1.7 
1.6 
14 
66.6 
14.4 - 24.1 
2.1 
1.8 
1.7 
2. Tính chất của lúa mì 
Bảng 4: Các loại lúa mì được sử dụng 
Lúa mì Úc - Australian Wheat Board (AWB) 
Các loại lúa chính Protein Ứng dụng 
Australia Prime Hard (APH) Min 13% 
Sandwich, Pizza, Mì hoành 
thánh 
Australia Premium White (APW) Min 10% Bánh mì, Mì trứng.. 
Australia Standard White (ASW) 9.5% Bánh mì, Mì ăn liền, Cookie 
Lúa mì Mỹ - US Wheat (USW) 
Các loại lúa chính Protein Ứng dụng 
Hard Red Winter (HRW) Min 11.5% Bánhmì, 
Soft White (SW) 8- 9% Cake, Cookie, Snack, Bánh hấp 
18 
Lúa mì Canada - Canadian Wheat Board (CWB) 
 Tính chất vật lý 
a. Đặc trưng hình học: 
- Chiều dài: 4.2 – 8.6 mm. 
- Chiều rộng: 1.6 – 4.7 mm. 
- Chiều dày: 1.5 – 3.8 mm. 
- Thể tích: 19 - 42 mm3 
- Diện tích bề mặt: 40 - 75 mm2 
b. Độ lớn của hạt: 
- Độ lớn của hạt được đánh giá thông qua chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt. Đối với lúa 
mì, khối lượng 1000 hạt trong khoảng 25 – 50g. 
- Độ lớn của hạt lúa mì ảnh hưởng đến chất lượng bột trong quá trình nghiền. Hạt 
càng lớn thì tỷ lệ nội nhũ càng cao, dẫn đến thu hồi lượng bột trong quá trình 
nghiền càng nhiều. 
- Trong chế biến ngoài độ lớn của hạt, người ta còn quan tâm đến độ đồng đều của 
hạt lúa mì. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của hệ thống máy 
móc, thiết bị, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc điều chỉnh khe hở giữa hai trục 
nghiền. 
c. Độ rỗng của khối hạt: 
Độ rỗng của khối hạt lúa mì khoảng 35 – 45%. 
d. Khối lượng riêng: 
- Khối lượng riêng khối hạt: 650 - 850 (kg/m3) 
- Khối lượng riêng của hạt: 1370 - 1384 (kg/m3) 
e. Độ rời khối hạt: 
Đặc trưng bởi tính linh động của khối hạt và được thể hiện qua góc chảy tự nhiên 
của khối hạt. Đối với khối hạt lúa mì, góc chảy tự nhiên α = 23 – 380. 
Các loại lúa chính Protein Ứng dụng 
Canada Western Red Winter 
(CWRS) 
13% Sandwich, pizza, baguette 
19 
 Tính chất hóa lý: 
a. Tính hấp thụ của khối hạt: 
Khối hạt và bản thân hạt đều có khả năng hấp thụ không khí và hơi ẩm từ môi 
trường bên ngoài. Độ ẩm cân bằng của khối hạt phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của môi 
trường. Độ ẩm môi trường tăng dẫn đến độ ẩm cân bằng của khối hạt tăng. 
Ví dụ: với độ ẩm môi trường là 80% thì độ ẩm cân bằng của khối hạt là 15.5%. 
b. Sự phân phối ẩm trong khối hạt: 
Độ ẩm trong hạt phân bố không đều. Ở vỏ nước ít hơn, phần bên trong nước nhiều 
hơn. 
c. Tính dẫn nhiệt của hạt: 
Độ dẫn nhiệt của hạt lúa kém. Khối hạt nóng lên chậm và nguội đi rất chậm. 
- Ưu điểm: Hạn chế được ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài đến khối hạt. 
- Nhược điểm: Tốn thời gian phơi, sấy. Thời gian làm nguội sau khi sấy chậm nên 
thường dẫn đến hiện tượng bốc nóng. 
3. Các chỉ tiêu lúa mì nguyên liệu 
a. Cảm quan 
- Mùi vị: mùi bình thường. 
- Màu sắc: sáng tự nhiên. 
b. Vật lý 
- Tạp chất: tạp chất trong lúa mì thông thường chiếm khoảng 2 – 6%, bao gồm các 
tạp chất vô cơ và hữu cơ như rơm, rác, cát đá, sạn, kim loại, hạt các loại khác 
không phải là hạt lúa mì, mảnh hạt lúa vỡ, hạt lépCác tạp chất này phải được 
tách ra trước khi đưa lúa vào nghiền. 
- Dung trọng: là khối lượng của khối hạt có thể tích bằng 1m3. Đây là chỉ tiêu 
cần thiết cho việc tính toán đến năng suất và chất lượng làm việc của hệ thống 
thiết bị cũng như quá trình bảo quản hạt. Dung trọng càng cao chất lượng khối hạt 
càng tốt: hạt chắc, ít tạp chất dẫn đến hiệu suất thu hồi bột cao, chất lượng tốt. 
- Khối lượng riêng của lúa mì trong khoảng 730 – 840 kg/m3 
- Độ trắng trong: hạt lúa mì thường có màu sắc trắng trong và trắng đục. Hạt trắng 
trong thường cấu tạo cứng hơn và hạt trắng đục có cấu tạo xốp hơn. Hạt có độ 
trắng trong cao thì chứa nhiều protein quyết định đến chất lượng bột mì. Thông 
thường hạt trắng trong chiếm > 40%. Độ trắng trong càng cao thì tính chất công 
20 
nghệ của hạt càng tốt. Trong quá trình nghiền thô ta thu được nhiều tấm để nghiền 
thành bột. 
Trong chế biến người ta chia mức độ trắng trong của khối hạt thành ba loại: 
 Độ trắng trong thấp: < 40%. 
 Độ trắng trong trung bình: 40 – 60%. 
 Độ trắng trong cao: > 60%. 
c. Hóa lý 
Độ ẩm: độ ẩm của hạt lúa mì thông thường từ 10 – 14%. Độ ẩm hạt lúa ảnh hưởng 
rất lớn đến quá trình bảo quản hạt. Thông thường để tồn trữ hạt tốt độ ẩm phải đạt < 14%. 
d. Hóa học 
Hàm lượng gluten ướt: là khối lượng khối dẻo đàn hồi do lượng protein hút nước 
nở ra tạo thành. Hàm lượng gluten ướt quyết định độ dẻo dai của bột mì. Chất lượng của 
các sản phẩm làm từ bột phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng này. 
21 
V. Sơ đồ quy trình công nghệ 
Bao gồm những bước sau: Nhập Bin – Làm sạch – Gia ẩm – Nghiền – Rây, đóng 
gói 
N
gu
yê
n 
liệ
u 
Sà
ng
 T
rố
ng
Si
lo
 c
hứ
a 
T
ác
h 
ki
m
 lo
ại
T
ác
h 
tạ
p 
ch
ất
N
hậ
p 
B
in
 T
ạp
 c
hấ
t 
 K
im
 lo
ại
 T
ạp
 c
hấ
t 
L
úa
 M
ì 
T
ác
h 
ki
m
 l
oạ
i 
T
ác
h 
tạ
p 
ch
ất
T
ác
h 
m
àu
Đ
án
h 
vỏ
 l
ú
a 
G
ia
 ẩ
m
 l
ần
 1
K
im
 l
oạ
i 
 T
ạp
 c
hấ
t 
 T
ạp
 c
hấ
t 
 T
ạp
 c
hấ
t 
N
ư
ớ
c 
G
ia
 ẩ
m
 l
ần
 2
N
ư
ớ
c 
Ủ
 ẩ
m
 l
ần
 1
Ủ
 ẩ
m
 l
ần
 2
1
. 
N
h
ậ
p
 b
in
2
. 
L
à
m
 s
ạ
ch
 –
 G
ia
 ẩ
m
22 
3. Nghiền sàng – đóng gói 
Tách kim loại 
Tấm 
Đánh vỏ lúa 
Tách kim loại 
Nghiền 
Sàng 
Bột Mì Cám thô Cám tinh 
Tách bột 
Cám thô 
Diệt trứng sâu 
Đóng bao 
Sản phẩm 
Đóng bao 
Sản phẩm 
Phối trộn 
Kiểm tra 
Đóng bao 
Sản phẩm 
23 
VI. Thuyết minh quy trình công nghệ 
Quy trình được chia làm nhiều công đoạn chính. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều 
bước nhỏ khác nhau 
1. Tiếp nhận nguyên liệu 
Lúa mì được nhập từ các nước như Mỹ, Canada, Úc bằng tàu lớn về đến cảng 
Cái Mép. Nhà máy hiện tại có hệ thống nhập nguyên liệu bằng băng tải ngay tại cảng và 
vận chuyển vào trong Silo lưu trữ ngay sau khi qua bước làm sạch sơ bộ. Ngoại trừ cách 
này, lúa mì còn được nhập bằng container hoặc xe tải và lưu trữ trong ngay trong hầm. 
Trên hầm chứa lúa có lưới bao phủ phía trên nhằm loại tạp chất lớn trong quá trình di 
chuyển bằng xe tải. Lúa sau khi lưu trữ trong hầm, lúa sẽ được gàu tải chuyển đến khu 
vực làm sạch và lưu trữ tiếp tục trong Silo ngoài trời. Từ những Silo, lúa sẽ được vận 
chuyển qua các thiết bị làm sạch bao gồm tách kim loại và sàng tạp chất trước khi đưa 
vào Bin chứa trong phân xưởng và bắt đầu cho quá trình sản xuất. 
a. Làm sạch sơ bộ 
 Mục đích: Loại bỏ các tạp chất: dây nylon, rơm, rác, bông lúa, các loại hạt không 
phải là lúa mì (bắp, đậu) 
 Lúa từ hầm chứa hoặc Silo trung gian được vận chuyển đến khu vực làm sạch 
bằng hệ thống gàu tải lên lầu 6, tiếp tục đem đi làm sạch. Hệ thống làm sạch sơ bộ 
hiện tại là 2 sàng trống. Tại máy, các tạp chất như đá, đất, rác, dây, đưa ra ngoài 
qua cái máng ở cuối lưới sàng, những phần tử nhẹ như bụi, cát, râu lúa được 
quạt thổi hút bay lên và ra ngoài theo hệ thống riêng. Sau khi sàng, lúa được đưa 
qua cân (Lầu 5). 
b. Cân 
 Mục đích: Xác định khối lượng của lúa trước khi đưa vào Silo. 
 Từ sàng trống, lúa sạch được cho xuống cân tự động (lầu 5). Tại đây, Cân sẽ tính 
toán được khối lượng lúa trước khi đưa xuống vít tải( Lầu 1) và vào Silo lưu trữ . 
c. Lưu trữ Silo 
 Mục đích: Nhằm bảo quản lúa mì trong khoảng thời gian dài trước khi được đưa 
vào sản xuất. 
 Hiện tại nhà máy đang có 16 Silo lưu trữ lúa mì với khối lượng lưu trữ tương ứng 
với số lượng như sau: 8 Silo x 5000t, 2 Silo x 4000t, 2 Silo x 3000t, 2 Silo x 
2000t, 2 Silo x 1000t. Với nhiều loại lúa khác nhau sẽ được lưu trữ trong những 
Silo có khối lượng chứa khác nhau. 
d. Tách kim loại 
 Mục đích: Nguyên liệu lúa mì được làm sạch kim loại nhằm mục đích chuẩn bị 
cho các công đoạn sản xuất tiếp sau, đồng thời bảo vệ các thiết bị sản xuất. 
24 
 Nguyên liệu sau khi lưu trữ trong silo sẽ đi qua hệ thống cân ngay bên dưới Silo 
và vào vít tải, được vận chuyển vào gàu tải lên lầu 5. Tại đây, Nguyên liệu sẽ được 
bắt đầu vào công đọan làm sạch tạp chất với thiết bị đầu tiên là tách kim loại (Lầu 
4). Lúa sẽ được chảy qua hệ thống nam châm. Những mảnh kim từ trong nguyên 
liệu sẽ được hút và giữ lại trong các khe của nam châm. Việc tách kim loại ra khỏi 
khối hạt có hiệu suất cao hay không phụ thuộc vào độ dày lớp nguyên liệu chảy 
qua. Nếu lúa qua nam châm có bề dày lớn thì việc giữ lại những mảnh kim loại 
không triệt để. 
e. Sàng tạp chất lần 1 
 Mục đích: loại bỏ những hạt đá, sỏi cát, trong khối hạt, cũng như các tạp chất nhẹ 
ra khỏi lúa mì 
 Lúa sau khi qua thiết bị tách kim loại sẽ được chuyển xuống thiết bị sàng (lầu 4). 
Sau quá trình sàng, những tạp chất như đá sẽ thoát ra ngoài theo đường ống riêng 
và rơi vào thiết bị sàng tạp chất. Tại đây, khối hạt sẽ được đưa qua 2 lớp sàng có 
kích thước khác nhau, loại được tạp chất có kích thước lớn và nhỏ hơn kích thước 
lúa mì, phần khối hạt tốt sẽ được tiếp tục đi qua hệ thống thổi khí và phân loại 
theo trọng lượng. Những tạp chất nhẹ như rơm rạ hay lúa, hạt giấy, nilong,sẽ 
được thổi bay ra ngoài và thu nhận lại bằng Cyclone. 
f. Vào Bin chứa 
 Mục đích: Chuẩn bị cho quá trình sản xuất 
 Sau khi sàng tạp chất, lúa được đưa xuống lầu 1 và được gàu tải đưa lên Bin. Hiện 
tại, nhà máy có 8 Bin chứa lúa mì đặt trong phân xưởng. 4 Bin 201, 202, 203, 204 
được sử dụng chứa lúa mì để sản xuất cho quy trình A (Mill A). Đây là quy trình 
cũ. 4 Bin 300, 301, 302, 303 được sử dụng để chứa lúa mì và sản xuất cho quy 
trình B (Mill B). Đây là quy trình mới, hiện đại hơn Mill A. 
2. Làm sạch lần 1 
a. Cân tự động 
 Mục đích: Xác định khối lượng lúa mì trước khi qua quá trình làm sạch nhằm xsch 
định được hàm lượng tạp chất trong lúa mì sau khi lưu trữ trong Bin chứa. 
 Lúa mì sau khi chứa trong Bin sẽ được di chuyển bằng băng tải (Lầu 1) đến gàu tải 
lên lầu 6 và qua cân (Lầu 6) 
b. Tách kim loại 
 Mục đích: Nguyên liệu lúa mì được làm sạch kim loại nhằm mục đích chuẩn bị 
cho các công đoạn sản xuất tiếp sau, đồng thời bảo vệ các thiết bị sản xuất. 
 Nguyên liệu sau khi cân sẽ tiếp tục đi qua thiết bị tách từ (Lầu 5). Tại đây, lúa sẽ 
được chảy qua hệ thống nam châm. Những mảnh kim từ trong nguyên liệu sẽ được 
hút và giữ lại trong các khe của nam châm. 
25 
c. Sàng tạp chất lần 2 
 Mục đích: Loại những tạp chất ra khỏi khối hạt như cát, đá, rơm, rác.còn sót lại 
sau quá trình làm sạch ban đầu. 
 Khối hạt lúa sau khi qua thiết bị tách từ sẽ được đi qua sàng tạp chất (Lầu 4). Đây 
là một thiết bị hỗn hợp các thiết bị làm sạch khác, có thể tách được nhiều tạp chất 
bao gồm đá, cát, các tạp chất thô khác hoặc các tạp chất nhẹ như rơm, vỏ lúa, bông 
lúa, 
 Khối hạt sau khi qua được thiết bị, trên cơ sở trọng lượng riêng và phân nhau ngay 
trên thiết bị sàng rung, sẽ chia thành 2 dòng: 
- Dòng 1 (70% – 80%), đây là dòng lúa tốt, sẽ được đi qua thẳng thiết bị đánh 
tơi lúa 
- Dòng 2 (20% – 30%), đây là dòng lúa xấu, sẽ được đi qua thiết bị tách màu 
nhằm loại những hạt lúa có màu khác biệt hẳn so với những hạt còn lại. Thông 
thường đây là những hạt bị sâu bệnh, hạt bẩn không làm sạch được. 
d. Tách màu 
 Mục đích: Loại những hạt khác biệt hẵn so với những hạt còn lại thông qua cơ sở 
màu sắc. Thông thường đó là những hạt bị sâu bệnh, những hạt lạ lẫn vào, hạt bị 
hư hỏng, 
 Khối hạt sẽ được chia thành từng dòng khi qua thiết bị tách màu. Từng hạt một sẽ 
đi qua dòng và được camera có trong thiết bị gi nhận và so màu, nếu màu khác 
biệt hẳn với hạt còn lại thì sẽ được máy bắn hơi bắn văng hạt ra ngoài, hạt tốt sẽ 
được cho qua và đi vào thiết bị đánh tơi lúa. 
e. Đánh tơi lúa 
 Mục đích: chuẩn bị cho quá trình đánh tơi lúa và phá vỡ cấu trúc hạt sâu bệnh 
 Thiết bị thực chất là dùng lực cơ học để đánh tơi lúa trong khối hạt. Những hạt tốt 
sẽ còn nguyên hạt, những hạt sâu bệnh thường có cấu trúc yếu hơn, sẽ bị đánh vỡ 
ra thành những khối nhỏ hơn và đi vào thiết bị đánh vỏ lúa 
f. Đánh vỏ lúa 
 Mục đích: Đánh tơi lớp vỏ lúa bị dính lại trên hạt lúa, nhữn bông lúa sót lại, và 
tách ra ngoài 
 Lớp vỏ lúa dày, bông lúa,.sẽ bị đánh bật khỏi hạt lúa và đi qua thiết bị đánh tơi 
vào thiết bị tách khí động. Những hạt lúa sâu bệnh hay yếu bị vỡ sau khi qua máy 
đánh tơi, cũng như vỏ trấu bị đánh ra có trọng lượng riêng nhẹ hơn sẽ được thổi đi 
và hồi trong Cyclone. Phần lúa tốt có trọng lượng riêng nặng hơn sẽ đi xuống 
thiết bị khác. 
3. Ủ ẩm 
a. Ủ ẩm lần 1 (Ủ ẩm sơ bộ) 
26 
 Mục đích: gia ẩm là làm cho lúa trở nên sạch và đồng thời làm cho lớp vỏ lúa trở 
nên dai hơn, khi nghiền hạt, vỏ ít bị nát vụn, dễ tách ra khỏi tấm. Nội nhũ của hạt 
sẽ mềm hơn khi nghiền đỡ tốn năng lượng. Ủ ẩm nhằm làm cho độ ẩm phân bố 
đều trong toàn bộ khối hạt. 
 Rửa lúa là một quá trình phun nước vào bề mặt của hạt, làm cho nước tiếp xúc 
đồng đều với khối hạt. Sau khi kết thúc công đoạn làm sạch (lầu 2), lúa sẽ được 
gàu tải đưa lên máy phun ẩm (lầu 5). Trước khi vào máy phun ẩm, lúa sẽ đi qua 
thiết bị kiểm tra hàm ẩm, sau đó tính toán lượng nước cần phun vào với hệ thống 
cung cấp nước (Lầu 2). 
Thời gian phun khoảng 3 – 5 giây. Với khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy, nước 
không kịp ngấm vào nội nhũ, chỉ có một phần ngấm vào vỏ hạt và một lớp nước 
mỏng nằm ở bề mặt hạt. Trong những giây đầu tiên của quá trình này, nước ngấm 
vào hạt nhanh hơn và chậm dần ở những giây sau. Nước ngấm vào hạt phá hủy 
liên kết của vỏ. Vỏ đã được làm ẩm trở nên dai hơn, khi nghiền không bị nát, tạo 
điều kiện nâng cao chất lượng của bột. 
Gia ẩm sẽ thu được sản phẩm cuối cùng với chất lượng cao nhất và năng suất của 
quá trình sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế được tăng cao. Đối với tất cả các loại 
lúa mì nếu cho quá nhiều nước sẽ làm giảm khả năng tách nội nhũ ra khỏi cám. 
Làm giảm hiệu suất sàng và tỷ lệ thu hồi bột. Rửa hạt bằng nước ấm sẽ tăng cường 
quá trình ngấm nước của hạt, thời gian ủ sẽ nhanh hơn. Sau khi phun nước gia ẩm, 
khối hạt sẽ được vít tải vận chuyển đến các Bin ủ lúa bao gồm 2 Bin T304, T305. 
 Thông số công nghệ 
- Lúa cứng: 
- Lúa mềm: 
- Thời gian ủ: 60 – 90 phút 
b. Ủ lúa lần 2 
 Lúa sau khi ủ lần 1 sẽ được gàu tải chuyển lên lầu 5 và tiếp tục qua các thiết bị gia 
ẩm tương tự như ủ lúa sơ bộ 
 Thông số công nghệ: 
- Lúa cứng: 15.5 – 16.5% 
- Lúa mềm: 14.5 – 15.5% 
- Thời gian ủ lúa: 20 – 30 giờ 
 Lưu ý: Thời gian ủ lúa càng nhiều thì lúa càng tăng độ chua. Lượng nước rửa lúa 
và thời gian ủ ẩm phụ thuộc vào từng loại lúa cứng hay mềm, lúa càng cứng thì 
lượng nước càng nhiều. Nếu độ ẩm của lúa vào nghiện thấp, cám rất giòn và dễ nát 
trong quá trình nghiền, điều này làm cho cám với bột lot qua sàng làm giảm chất 
27 
lượng bột. Nếu độ ẩm đầy đủ thì độ mịn của bột sẽ đều hơn. Nếu độ ẩm quá cao, 
nguyên liệu sẽ gây bết sàng, bết trục làm giảm hiệu suất thu hồi sản phẩm. 
4. Làm sạch lần 2 
a. Tách kim loại 
b. Đánh tơi lúa 
c. Đánh vỏ lúa 
5. Nghiền, sàng 
a. Nghiền 
 Mục đích: nghiền hạt là một quá trình biến hạt thành những phần tử nhỏ hơn nhờ 
lực phá vỡ lớn hơn lực liên kết của các thành phần của hạt. Sau khi nghiền tùy 
theo từng hệ ta thu được hỗn hợp gồm bột, tấm, cám 
 Máy nghiền được chia làm hai hệ: hệ nghiền thô và hệ nghiền tinh. 
- Hệ nghiền thô: các trục nghiền có răng để tạo lực ép, cắt xé, phá vỡ cấu trúc 
hạt và được dùng để nghiền cám. Răng trên hệ trục được sắp xếp tù đối tù (B1 
- B2 - B3), nhọn đối nhọn (B4 - B5). Trên trục có gắn bàn chải chà. Hệ nghiền 
này bao gồm như sau: 
B1 B2 B3 B4C B5C 
4x1250/250 
MDDO 
4X1250/250 
MDDO 
4X1250/250 
MDDM 
2x1250/250 
MDDO 
2x1250/250 
MDDO 
- Hệ nghiền tinh sử dụng trục nghiền là các trục trơn, trên trục có dao cạo (C1 – 
C11) nhằm tách bột ra khỏi trục, tránh hiện tượng bết trục. Hệ nghiền nhân 
gồn 11 máy, kí hiệu từ C1 đến C11. 
C1A I C1A II C1B C2B C2A I 
2x1250/250 
MDDM 
2x1250/250 
MDDM 
2x1250/250 
MDDO 
2x1250/250 
MDDO 
2x1250/250 
MDDM 
C2A II C3A C3B C4 C5 
2x1250/250 
MDDM 
4x1250/250 
MDDM 
1x1250/250 
MDDM 
2x1250/250 
MDDM 
2x1250/250 
MDDO 
C6 C7 C8 C9 C10 
2x1250/250 
MDDO 
2x1250/250 
MDDM 
2x1250/250 
MDDM 
1x1250/250 
MDDM 
1x1250/250 
MDDM 
C11 
1x1250/250 
MDDM 
28 
b. Đánh tơi 
 Mục đích: làm cho lúa sau khi nghiền tơi ra tránh đóng mãng, tăng khả năng tách 
bột từ hỗn hợp nghiền và thuận lợi cho quá trình sàng. 
 Lúa sau khi đã được nghiền (lầu 2) sẽ có xu hướng đóng lại thành mãng làm giảm 
hiệu suất sàng và giảm thu hồi thành phẩm. Vì thế, Công ty lắp đặt hệ thống ống 
hút sản phẩm sau nghiền lên và vào thiết bị đánh tơi (lầu 1). Sau khi sản phẩm 
nghiền được đánh tơi sẽ được chuyển qua hệ thống cyclone thu hồi. Nguyên liệu 
qua cyclone và qua van khóa khí (Lầu 6) sẽ bị rơi vào máy sàng vuông (lầu 5) còn 
không khí sẽ được hút về qua buồng lọc có lắp nhiều túi lọc bằng vải. Một phần 
bột theo không khí vào túi lọc, bột sẽ bám dính trên bề mặt túi lọc và được thiết bị 
giũ bột cho bột rơi xuống máy sàng, còn không khí sẽ thoát ra ngoài. 
c. Sàng 
 Mục đích: tách hỗn hợp có kích thước không đồng đều với nhau về kích thước 
hoặc những thành phần có cùng kích thước nhưng khác khối lượng riêng. 
 Tùy thuộc từng hệ nghiền mà các sản phẩm sau khi sàng được đưa vào các công 
đoạn kế tiếp. 
Sản phẩm chính khi ra khỏi máy sàn gồm có: phôi, tấm, cám lớn, cám và bột. 
- Phôi: được đưa ra ngoài theo ống riêng. 
- Tấm sẽ được chuyển về công đoạn nghiền nhân để nghiền cho ra bột mịn. 
- Cám lớn: qua máy tách vỏ để tách một phần bột còn dính trong mảnh cám lớn nhờ 
lực đập, tăng khả năng thu hồi bột. Sau khi đánh vỏ, mảnh cám lớn sẽ được đưa về 
hệ nghiền vỏ, bột, cám nhuyễn sẽ được đưa về máy sàng ly tâm. 
- Bột sẽ qua máy sàng ly tâm nhằm tách phần bột mịn và tấm. Bột mịn sẽ được đưa 
vào hầm chứa bột thành phẩm, tấm sẽ về hệ nghiền nhân. 
d. Đánh vỏ cám 
 Mục đích: Thu hồi lại bột mì còn dính lại trên vỏ cám 
 Những hạt cám lớn sẽ được đi qua máy đánh vỏ (Bran Finisher).

File đính kèm:

  • pdfThuc_Tap_Tot_Nghiep_Nha_May_Interflour_Viet_Nam.pdf