Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm Sinh học

Dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi học sinh:

 - Nhà trường chú trọng phát động các phong trào thi đua ngắn hạn, thường xuyên trong giảng dạy và học tập, gắn liền với các ngày lễ lớn trong năm. Đẩy mạnh phong trào tình nguyện giúp đỡ nhau trong học tập, giúp bạn vượt khó học tốt. Khuyến khích HS đóng góp ý kiến cùng tập thể sư phạm nhà trường tìm ra các giải pháp để thực hiện việc dạy và học ngày càng có hiệu quả cao.

 - Kết quả:

+ Phong trào thi đua đạt các tiết học tốt trong tuần giữa các lớp đạt trên: 2.075 tiết học tốt trong HKI.

+ Qua 3 đợt thi đua ngắn hạn giữa các lớp đạt trên: 3.500 điểm 8, 9, 10.

 

doc18 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên - Nhân viên:
 - Cán bộ quản lý: 03.
 - Giáo viên: 77. Chia ra: 11 tổ.
 - Chuyên trách thiết bị: 03.
 - Nhân viên: 06.
d/ Đoàn thể:
 - Chi bộ Đảng: 21 Đảng viên.
 - Công đoàn cơ sở: 89 ĐVCĐ.
 - Đoàn thanh niên: 523 Đoàn viên GV – HS.
	e/ Học sinh:
 - Năm học 2010 – 2011: Trường có 1288 HS trong đó:
+ Số lớp: 33 lớp.
+ Số HS:
	s Khối 10: 10 lớp - 380 HS.
 	s Khối 11: 10 lớp - 417 HS.
 	s Khối 12: 13 lớp - 491 HS.
	f/ Cơ sở vật chất:
 - Diện tích trường: Trên 8518,5 m2. Gồm:
+ 01 dãy phòng làm việc với tổng diện tích sử dụng trên 144 m2: 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng phó Hiệu trưởng, 01 phòng Thư viện, 01 phòng GV, 01 phòng Kế toán - Y tế, 01 phòng Văn thư - Công đoàn.
+ 01 văn phòng đoàn.
+ 21 phòng học (Trong đó có 3 phòng tiền chế).
+ 01 phòng thiết bị thực hành thí nghiệm và 01 phòng máy vi tính.
+ 01 nhà xe HS: Chứa trên 750 xe (600 xe đạp, 150 xe gắn máy).
+ 01 nhà xe GV: Chứa trên 50 xe gắn máy.
+ 01 căn tin trường.
+ 01 sân bóng đá, 01 sân bóng chuyền: Đảm bảo nhu cầu vui chơi giải trí cho CB, GV, NV và HS nhà trường, sau những giờ lao động, học tập căng thẳng
 - Việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp CSVC, sử dụng nguồn kinh phí:
+ Xây dựng mới khu nhà làm việc, 01 nhà vệ sinh: Tổng kinh phí 327.050.000 đồng (Quỹ trích lập).
+ Trang bị cây xanh tạo cảnh quan, bóng mát sân trường (14.175.000 đồng – Học phí).
+ Sửa chữa, thay thế đèn quạt, hệ thống đường ống nước, nâng cấp sân trường, đường đi, bảng tên lớp, khẩu hiệu (44.765.000 đồng – Học phí).
+ Sửa chữa bàn ghế HS, trần la phong, thay mới 30 bộ cánh cửa nhà vệ sinh, lavo, bồn tiểu nam (24.425.000 đồng – Ngân sách Tỉnh).
+ Di dời, sửa chữa gia cố nhà xe HS, mở cổng phụ, xây dựng bồn hoa, mái che khu nhà làm việc - Giàn phong lan, làm cống thoát nước chống ngập úng sân trường (48.779.000 đồng – Dạy thêm học thêm).
+ Mua 02 Notebook, 04 LCD 42 inch: Phục vụ việc ứng dụng thiết bị công nghệ cao trong giảng dạy (Trị giá 38.760.000 đồng – Dạy thêm học thêm).
+ Trang bị thêm 05 thùng rác lớn (240 lít) đảm bảo việc thu gom rác giữ gìn vệ sinh toàn trường (5.170.000 đồng – Dạy thêm học thêm).
 - Hiệu quả sử dụng các trang thiết bị trong giảng dạy:
+ Nhà trường đã tận dụng các nguồn quỹ, chi hợp lý, cần thiết cho việc phục vụ dạy và học.
+ Từ mua sắm, đến xây dựng quản lý chặt chẽ giá cả nên đã tiết kiệm được nhiều cho nhà trường (Sửa chữa, gia cố lại toàn bộ bàn ghế gãy từ khi thành lập trường đến nay đưa vào sử dụng tiết kiệm được khoảng trên 50.000.000 đồng).
+ Hiệu quả sử dụng các máy móc thiết bị, các phòng học rất thiết thực, giải quyết được nhiều vướng mắc khó khăn của trường khi công trình giai đoạn 2 chưa thực hiện.
	g/ Thuận lợi:
 - CB, GV, NV có sự đoàn kết, nhất trí cao, quyết tâm thực hiện chuyển biến chất lượng giáo dục của nhà trường, tạo niềm tin cho PHHS.
 - Được sự đồng tình, phối hợp chặt chẽ của phần lớn PHHS.
 - Hầu hết GV có trình độ chuyên môn vững, có trách nhiệm.
 - CBQL năng động, có kế hoạch rõ ràng trong mọi công việc, thực hiện kiểm tra đánh giá chính xác, phát động thi đua có tổng kết, thực hiện tốt việc biểu dương và khen thưởng.
	h/ Khó khăn:
 - Chất lượng đầu vào của HS thấp so với mặt bằng của các trường THPT khác trong thành phố Long Xuyên, nên việc đẩy mạnh hiệu quả công tác giáo dục là trách nhiệm nặng nề cho CBQL – GV của trường.
 - Việc tiến hành xây dựng giai đoạn 2 chậm thực hiện, cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo của nhà trường (Không có khu THTN, phòng máy VT không đúng 
chuẩn).
2. Kết quả đã đạt được năm học 2009 - 2010:
 - Tỉ lệ TNPT: 82,58% (Còn thấp so với chỉ tiêu đề ra).
 - Số HS đỗ đại học NV1: 88 (Chỉ tiêu 60).
 - HS giỏi cấp Tỉnh: 24 HS.
 - HS giỏi cấp trường: 5,7% (Vượt 1% so với năm học 2008 – 2009).
 - 05 CSTĐ cơ sở.
 - Đoàn trường vững mạnh.
 - Công đoàn vững mạnh xuất sắc.
3. Mục tiêu và chỉ tiêu năm học 2010 - 2011:
a/ Mục tiêu:
+ Xây dựng trường THPT Bình Khánh thành trường học thân thiện, HS tích cực.
+ Từng bước phấn đấu đạt từng tiêu chí để tiến tới đạt chuẩn quốc gia.
+ Thực hiện tốt dân chủ cơ sở, đảm bảo quyền lợi của GV và HS được thực hiện đầy đủ.
+ Xây dựng khối đại đoàn kết, phấn đấu mỗi GV là tấm gương sáng cho HS noi theo.
+ Trong giảng dạy, GV phải thật sự công bằng, tạo niềm tin cho PHHS & HS, tạo môi trường lành mạnh để HS ý thức, yêu thương và gìn giữ ngôi trường như mái nhà chung. Cùng xây dựng trường ngày càng khang trang, sạch đẹp Để các em có đủ điều kiện vui chơi và học tập tốt.
+ Tăng cường nề nếp, kỉ cương: Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động: “Dân chủ, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm, trung thực”.
b/ Chỉ tiêu:
 - Đạt tỉ lệ TNPT: 89%. Phấn đấu xếp hạng thứ 12 trong Tỉnh.
+ Toán: 85%	+ Lí, Hóa: 92 %
+ Sinh: 99%	+ Văn: 70%
+ Sử: 65%	+ Địa: 85%
+ Anh: 75%	+ 100% HS K12 có điểm NPT
 - Số HS đậu ĐH - CĐ NV1: 100.
 - HSG cấp Tỉnh: 25.
 - Hạnh kiểm: Đạt loại tốt, khá 98% trở lên.
 - Học lực: Đạt TB từ 90% trở lên (Trong đó có 6% HSG).
 - Tỉ lệ bỏ học: 1,2%.
 - Phát triển Đảng: 5.
 - Chi bộ trong sạch vững mạnh.
 - Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc.
 - Đoàn trường: Vững mạnh.
 - Danh hiệu trường: Tập thể lao động tiên tiến.
4. Nhiệm vụ và giải pháp:
 - Tăng cường nề nếp, kỉ cương, đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học cho HS.
 - Thi đua Dạy tốt – Học tốt, từng mốc thời gian có phát động và sơ kết, biểu dương khen thưởng cả GV và HS.
 - Thực hiện tốt những qui định về dân chủ trong trường học, tham gia có hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Tiếp tục triển khai sâu rộng, thật sự có chất lượng cuộc vận động “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm - Trung thực” trong nhà trường.
 - Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ GV, dạy học chính khóa cũng như phụ đạo phải sử dụng hết thời lượng giảng dạy, tránh những biểu hiện chưa toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Chuẩn bị thật tốt khi lên lớp, thật sự tạo hứng thú học tập cho HS, dẫn đến HS tự giác học tập, yêu thích bộ môn, tự tin trong học tập Đặc biệt chú trọng đến HS yếu kém, vì chính lực lượng này quyết định tỷ lệ TNPT.
 - Tăng cường giáo dục truyền thống, lý tưởng sống, ứng xử có văn hóa cho HS.
 - Giáo dục kỹ năng sống, phòng chống TNXH xâm nhập học đường.
 - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Hướng nghiệp, đóng tiểu phẩm, thí nghiệm vui, các trò chơi dân gian Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho HS.
5. Tổ chức thực hiện:
 - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động tồn lực để chăm lo cho sự phát triển chất lượng giáo dục của nhà trường, thực hiện tốt khâu phối hợp với PHHS trong việc quản lí chất lượng học tập của HS.
 - Đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn, thống nhất trong nhóm nội dung kiến thức, mục tiêu bài học, kết hợp tất cả các phương pháp “Nghe, nhìn, thực hành”, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, tạo sự hứng thú học tập bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học, hướng dẫn HS sử dụng tốt SGK, sách tham khảo ở thư viện
 - Tổ chức trao đổi, báo cáo kinh nghiệm dạy và học trong GV và HS, với từng bộ môn.
 - Lấy thi đua và hiệu quả là khâu đột phá trong hoạt động giảng dạy và học tập để thúc đẩy quá trình dạy và học đi vào quỹ đạo chung. Vận dụng các loại quỹ khuyến học, phụ đạo để khen thưởng xứng đáng cho GV và HS có giải cấp Tỉnh, đạt tỉ lệ TNPT cao.
 - Tiếp tục quản lí và chỉ đạo công tác GDQP, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, những gương sáng về lòng yêu nước, sự hi sinh của thế hệ cha ông.
 - Chăm lo đời sống của GV, NV, để thầy cô yên tâm giảng dạy, công tác và không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Thực hiện tốt NĐ 43 về tự chủ tài chính, đúng qui định, hợp lí Tập trung thu chi, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
6. Quá trình hình thành phát triển của đoàn trường:
 - Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển chung của nhà trường, Đoàn trường THPT Bình Khánh từ khi thành lập đến nay đã trải qua IX kì đại hội:
+ Đại hội lần I, II, III (2002 – 2003, 2003 – 2004, 2004 – 2005): Đ/c Lâm Thanh Khả giữ chức vụ Bí thư Đoàn trường.
+ Đại hội lần IV (2005 – 2006): Đ/c Đoàn Trọng Nhân giữ chức vụ Bí thư Đoàn trường.
+ Đại hội Đại biểu ĐTNCS Hồ Chí Minh lần V, VI, VII (2006 – 2007, 2007 – 2008, 2008 – 2009): Đ/c Nguyễn Thế Hòa giữ chức vụ Bí thư Đoàn trường.
+ Đại hội Đại biểu ĐTNCS Hồ Chí Minh lần VIII (2009 – 2010): Đ/c Dương Thanh Phong giữ chức vụ Bí thư Đoàn trường.
+ Đại hội Đại biểu ĐTNCS Hồ Chí Minh lần IX (2010 – 2011): Đ/c Lê Nguyên Hồng giữ chức vụ Bí thư Đoàn trường.
 - Kế thừa và phát huy những gì đạt được từ những nhiệm kì trước, Đoàn trường đang ngày càng phát triển vững mạnh. Từ khi mới thành lập Đoàn trường chỉ có trên dưới 60 Đoàn viên. Đến nay Đoàn trường đã có 34 chi đoàn với trên 600 đoàn viên bao gồm:
+ 1 chi đoàn GV: 31 đồng chí.
+ 33 chi đoàn lớp.
 - Đặc biệt trong 2 nhiệm kì liên tiếp 2007 – 2008 và 2008 – 2009: Đoàn trường THPT Bình Khánh là một trong những tổ chức Đoàn cơ sở trong toàn tỉnh An Giang vinh dự được đón nhận bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
7. Quá trình hình thành phát triển của Công đoàn trường: Liên tiếp trong 4 nhiệm kỳ (2002 – 2012): Dưới sự lãnh đạo của Đ/c Vũ Thị Hồng Oanh – Chủ tịch Công đoàn, công đoàn trường luôn giữ vững danh hiệu: “Công đoàn vững mạnh xuất sắc”.
8. Tăng cường kỷ cương nề nếp:
	a/ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
 - Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã có kế hoạch tổ chức cho HS tham gia lao động, giữ gìn vệ sinh môi trường, quy hoạch việc trồng cây ở sân trường một cách hợp lí, phát động thi đua giữa các lớp thực hiệc phần việc thanh niên: “Xanh hóa lớp học”.
 - Kết quả:
+ Số lượng cây cảnh, cây xanh cho bóng mát được quy hoạch trồng mới phù hợp, tạo không gian thoáng mát, tạo môi trường học tập thân thiện, trong lành.
+ 100% các lớp tự trang trí các cây xanh, các tranh ảnh, khẩu hiệu thi đua. Tạo được không gian thoáng mát sạch đẹp cho lớp học.
+ 100% các lớp tiến hành giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ phòng học, hành lang, cầu thang
b/ Dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi học sinh:
 - Nhà trường chú trọng phát động các phong trào thi đua ngắn hạn, thường xuyên trong giảng dạy và học tập, gắn liền với các ngày lễ lớn trong năm. Đẩy mạnh phong trào tình nguyện giúp đỡ nhau trong học tập, giúp bạn vượt khó học tốt. Khuyến khích HS đóng góp ý kiến cùng tập thể sư phạm nhà trường tìm ra các giải pháp để thực hiện việc dạy và học ngày càng có hiệu quả cao.
 - Kết quả:
+ Phong trào thi đua đạt các tiết học tốt trong tuần giữa các lớp đạt trên: 2.075 tiết học tốt trong HKI.
+ Qua 3 đợt thi đua ngắn hạn giữa các lớp đạt trên: 3.500 điểm 8, 9, 10.
c/ Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh:
 - Tổ chức thành công các trò chơi dân gian như: Nhảy bao bố, kéo co Gắn trong phần hội của buổi lễ khai giảng năm học. Xây dựng, tổ chức thành công hội thi ca múa nhạc chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, thu hút toàn thể các lớp tham dự với 38 tiết mục đặc sắc được công diễn vào đêm 15/11/2010 tại Trường Và thực hiện thành công “Hội khỏe Phù Đổng” cấp trường năm học 2010 – 2011.
d/ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
 - Nhà trường tăng cường các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phòng chống TNXH, thường xuyên tuyên truyền về tác hại của ma túy, HIV/AIDS, hình thành các kỹ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, hình thành các thói quen làm việc nhóm, tinh thần tập thể, hợp tác qua các hoạt động cụ thể.
 - Phối hợp với ban đại diện cha mẹ HS Trường, tổ chức thành công lớp tập huấn KNS, SKSSVTN cho trên 150 HS, đoàn viên ưu tú tham dự. Từ đó, các em về sinh hoạt, phổ biến lại cho các bạn trong lớp.
 - Phát động toàn thể HS trường hưởng ứng tham gia tốt các cuộc thi như: Tìm hiểu pháp luật giao thông đường bộ (1.092 bài); Sức khoẻ học đường dành cho nữ sinh (543 bài).
e/ Tăng cường nề nếp, kỷ cương:
 - Nhà trường đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, trung thực” trong tập thể sư phạm nhà trường. Phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong việc duy trì nề nếp kỷ cương, xây dựng kỷ luật học đường.
 - Phối hợp với công an phường Bình Khánh, kí cam kết về việc chấp hành nội quy, qui định nhà trường, phòng chống TNXH, không buôn bán, không tàng trữ, không sử dụng trái phép các chất ma túy và chấp hành qui định về ATGT Trong toàn thể HS 3 khối.
 - 100% GV trường thực hiện nghiêm túc việc dạy thêm, học thêm theo đúng tinh thần chỉ đạo của ngành và UBND tỉnh.
9. Nhận xét chung:
a/ Ưu điểm:
 - Cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường ngày càng được cải thiện rõ rệt.
 - HS đã có ý thức hơn trong việc thực hiện nội quy, qui định nhà trường. Tình hình vệ sinh trường lớp đã có sự chuyển biến mạnh, trường lớp khang trang sạch đẹp hơn, HS hưởng ứng tích cực các hoạt động ngoại khóa của nhà trường: Hoạt động tháng bộ môn, văn nghệ, thể thao Đều đạt hiệu quả cao.
 - Các hoạt động của nhà trường ngày càng đạt hiệu quả thiết thực, tạo được sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức cũng như hành động của CB, GV, NV và HS tạo động lực cao trong việc thi đua.
 - Tính trung thực, không tham lam của rơi được nhân lên mạnh mẽ (Trong học kì I có hơn 40 lượt HS nhặt được tiền, điện thoại di động, máy tính cá nhân Nhờ BGH trả lại bạn).
b/ Hạn chế, tồn tại:
 - Còn vài HS chưa thật sự có được chuyển biến tốt trong nhận thức và hành vi.
 - Còn lén hút thuốc tại các phòng vệ sinh nam trong các giờ ra chơi.
 - Không chấp hành luật lệ ATGT: Ra về còn chạy xe hàng 3 hàng 4, chạy xe gắn máy có dung tích xi lanh trên 70 CC đi học, gởi xe tại các quán nước gần trường
* Nhận thức của bản thân về công tác này:
 - Trường nằm trên trục lộ giao thông chính nên gây không ít khó khăn trong hoạt động của thầy và trò. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng thuận lợi cho việc đi lại và được sự quan tâm càng nhiều của Cấp ủy - Chính quyền - Địa phương - Sở giáo dục và Đào tạo.
 - Mặt khác, trường cũng là nơi có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, đồng thời cũng là môi trường giáo dục cho HS lối sống lành mạnh, phát triển cả đức lẫn tài.
 - Đội ngũ GV và NV đoàn kết. Nhiều GV rất giàu năng lực, nhiệt tình giảng dạy và có tinh thần trách nhiệm cao, luôn không ngừng học hỏi rèn luyện tay nghề của mình. Tập thể nhà trường luôn phấn đấu vươn lên, không chạy theo thành tích mà luôn quan tâm đến chất và lượng trong quá trình giáo dục.
 - CBQL, đội ngũ GV, NV của trường THPT Bình Khánh thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ.
 - HS ngoan hiền, kính trọng cácCB, GV, NV, PHHS và SV TTSP. Biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, cùng tiến bộ.
 - Đoàn trường hoạt động tích cực, mang lại nhiều hiệu quả cao, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong các phong trào thanh niên của trường.
 - Trường cũng đã xác định được những thuận lợi và hạn chế trong công tác giáo dục toàn diện cho HS của trường và mục tiêu giáo dục ở địa phương.
 - Thông qua việc tìm hiểu thực tế giáo dục ở địa phương, đã giúp em:
+ Hiểu rõ được tình hình chung của nhà trường, lớp chủ nhiệm, từ đó vận dụng vào từng công việc cụ thể phù hợp hơn, đồng thời giúp em đưa ra được phương hướng làm việc hiệu quả hơn, phát huy tối đa những cái có sẵn trong nhà trường.
+ Hiểu rõ được hoàn cảnh và môi trường học tập của HS, từ đó giúp em dễ dàng tiếp xúc trao đổi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của HS, để làm tốt công tác thực tập chủ nhiệm cũng như công tác thực tập giảng dạy.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp xúc, xây dựng MQH tốt đẹp với các CB, GV, NV và HS của trường, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý giá trong quá trình dạy học và giáo dục. Đồng thời hiểu rõ hơn về công việc, công vụ của GV
II.2. Thực tế thực tập giảng dạy ở phổ thông và nhận thức của bản thân:
1/. Thực tế thực tập giảng dạy:
 - Tiến hành dự giờ mẫu 2 tiết:
+ Thầy Nguyễn Hoàng Minh Huy.
+ Cô Vũ Thị Ngọc Mai.
 - GVHD chuyên môn: Cô Nguyễn Thị Thúy Phượng.
 - Được sự hướng dẫn của cô Phượng trong việc lập chi tiết “Kế hoạch thực tập giảng dạy”. Giúp em có được sự chuẩn bị hợp lí, chu đáo Đó chính là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong mỗi tiết dạy.
Tiết, tuần
Tên bài giảng dạy
Lớp
Công việc chuẩn bị
của sinh viên
Tuần 22
(17/01/2011–22/01/2011)
Thứ hai, 17/01/2011
Buổi chiều, tiết 02
Thứ bảy, 22/01/2011
Buổi chiều, tiết 01
 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.
11C6
10C4
 Đọc SGK và các tài liệu chuyên môn, liên quan kiến thức giảng dạy.
 Soạn giáo án.
 Nộp giáo án trước 02 ngày cho GV HDCM.
 Cập nhật, chỉnh sửa lại giáo án sau khi được GVHD chuyên môn duyệt.
 Chuẩn bị bài dạy, máy chiếu, giáo án điện tử giảng dạy.
Tuần 23
(09/02/2011–12/02/2011)
Kết hợp 24,25/01/2011
Thứ hai, 24/01/2011
Buổi chiều, tiết 02
Thứ bảy, 12/02/2011
Buổi chiều, tiết 01
 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến ST và PT ở động vật.
 Bài 26 + Bài 27: Sinh sản VSV và các yếu tố ảnh hưởng đến ST VSV.
11C6
10C4
Tuần 24
(14/02/2011–19/02/2011)
Thứ hai, 14/02/2011
Buổi chiều, tiết 02
Thứ bảy, 19/02/2011
Buổi chiều, tiết 01
 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến ST và PT ở động vật (tt).
 Bài 29: Cấu trúc các loại virut.
11C6
10C4
Tuần 25
(21/02/2011–26/02/2011)
Thứ bảy, 26/02/2011
Buổi chiều, tiết 01
 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
10C4
Tuần 26
(28/02/2011–05/03/2011)
Thứ hai, 28/02/2011
Buổi chiều, tiết 02
 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
11C6
 - Bước đầu, trong vai trò là thầy giáo, em thật sự rất hào hứng và thích thú Dù rằng có rất nhiều vấn đề khiến em lúng túng, lo lắng Nhưng nhờ sự hướng dẫn, góp ý chân tình của cô Phượng, giúp em càng thêm tự tin, vững vàng hơn qua từng tiết dạy.
 - Sau mỗi tiết dạy, em luôn nhận được những nhận xét, góp ý quý giá từ cô và 2 bạn cùng nhóm thực tập chuyên môn: Hiếu, Yến Giúp em thực tập giảng dạy các tiết sau tốt hơn.
 - Tham dự các buổi thao giảng của GV trong tổ bộ môn, dự giờ các bạn SV cùng nhóm thực tập chuyên môn và tham gia các hoạt động ngoài giờ của tổ bộ môn rất thiết thực và hữu ích: Trồng cây, tưới cây, tỉa lá
2. Nhận thức của bản thân về công tác giảng dạy:
 - Nghề dạy học là nghề đòi hỏi yêu cầu rất cao, GV cần nắm vững và giỏi về kiến thức chuyên môn, có phương pháp giảng dạy tối ưu, phát huy tính tích cực của HS, hướng dẫn HS tự tìm ra kiến thức, để có thể nắm chắc được kiến thức...
 - GV có chuyên môn cao chưa chắc là người dạy giỏi, mà phải làm sao cho HS của mình nắm bắt được nội dung kiến thức cần truyền đạt phù hợp với tình hình thực tế, vận dụng những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống.
 - GV cần có thái độ ôn hòa, bao dung, yêu nghề, yêu trẻ Không ngừng hoàn thiện nhân cách của mình trên bước đường giảng dạy.
 - Bản thân em thấy vui vì ngay trong tiết đầu giảng dạy, em đã có được sự tự tin trước HS nhưng có một số lỗi nhỏ Và hoạt động giảng dạy trên thực tế thì khác xa nhiều so với quá trình tập giảng ở trường đại học.
 - Về phía HS, trong quá trình học tập trên lớp cũng như trong các hoạt động khác, đa số HS đều ngoan, lễ phép, năng động, nhiệt tình Nhưng cũng có một số khó khăn mà bản thân em cảm nhận được là trình độ kiến thức giữa những HS chung lớp có sự chênh lệch và trình độ chung chưa cao, nên rất khó có thể tìm được cách giảng dạy phù hợp cho tất cả HS.
 - Về phía GV HDCM, cô rất nhiệt tình, vui vẻ, quan tâm và hướng dẫn tận tình việc biên soạn giáo án, duyệt giáo án và thẳng thắn, đánh giá nhận xét, cho em biết chổ đúng chổ sai, cái được cái chưa được, đồng thời hướng dẫn thêm cho em một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, để dạy tốt hơn. Đặc biệt, cô còn tạo cho em một cảm giác thoải mái, tự tin.
 - Về phía nhà trường, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy là rất tốt, em có thể mượn các thiết bị để ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
II.3/ Thực tế thực tập công tác chủ nhiệm và nhận thức của bản thân:
1. Thực tế thực tập chủ nhiệm:
 - GV hướng dẫn chủ nhiệm: Cô Nguyễn Thị Thúy Phượng.
 - Được phân công cùng SV Trịnh Thị Kim Vô (SP Anh): Chủ nhiệm lớp 11C6.
 - Dự giờ 1 tiết SHCN mẫu của GV HDCN.
 - Tiến hành SHCN 6 tiết cùn

File đính kèm:

  • docBai BCTH.doc
  • docBia BCTH.doc
  • docLoi Cam On.doc
  • docMuc Luc.doc
Giáo án liên quan