Báo cáo tham luận về thực hiện chương trình dạy học theo mô hình trường học mới – VNEN
Xây dựng các góc học tập, công cụ thúc đẩy HĐTQ: Huy động sự tham gia của giáo viên, cha mẹ học sinh và các em HS trong việc xây dựng các góc học tập “Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”; bố trí lớp học với các công cụ giúp cho việc thúc đẩy HĐTQ của học sinh: Hòm thư nhịp cầu bè bạn, hòm thư “Điều em muốn nói”, "Những điều nên làm, những điều không nên làm", bảng thi đua, bảng thành tích . phù hợp với không gian lớp học và điều kiện thực tế đảm bảo hiệu quả tiết kiệm đã phát huy khả năng sáng tạo, sưu tầm tài liệu, tư liệu, mẫu vật sinh động, phong phú của giáo viên, các bậc cha mẹ học sinh và các em học sinh tạo sự hào hứng phấn khởi, sự gắn bó trách nhiệm của các thành viên; tạo ra môi trường giáo dục với những công cụ hoạt động gần gũi, không gian học tập ấm cúng, thân thiện, các em được chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, sự sáng tạo, nhu cầu với thầy cô, bạn bè. Giáo viên và học sinh cùng tham gia tích cực trong việc làm đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học và cách tổ chức lớp học, khắc phục thực tế là các đồ dùng được cấp của chương trình hiện hành chủ yếu là bộ thực hành của cá nhân hoặc bộ biểu diễn của giáo viên trong hoạt động lớp.
BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI – VNEN Kính thưa ..! Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới và lần đổi mới này, tôi nghĩ là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục mà dự án đã mang lại. Trường Tiểu học Bắc Hưng chúng tôi đã tham gia dự án từ năm học 2014-2015 đến nay. Bản thân tôi đã được đi dự tập huấn và trực tếp giảng dạy trong hai năm qua, tôi cũng muốn chia sẻ cùng các bạn về vấn đề làm thế nào để lớp học theo “mô hình trường học mới VNEN” đạt kết quả cao. Mô hình trường học mới Việt Nam tập trung vào đổi mới sư phạm: đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, đổi mới PP đánh giá học sinh và đổi mới tổ chức lớp học. Với bản thân tôi là giáo viên cần hiểu chắc, hiểu sâu về mô hình VNEN để thực hiện tốt việc đổi mới tổ chức lớp học. 1. Đổi mới tổ chức lớp học Hội đồng tự quản học sinh: Theo mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh” đây là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục; “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Giáo viên tư vấn, khích lệ, giám sát cùng với sự hỗ trợ của CMHS giúp học sinh thành lập “Hội đồng tự quản học sinh”, thành lập: Ban học tập, Ban Văn nghệ - thể thao, Ban lao động vệ sinh, Ban quyền lợi học sinh, Ban đối ngoại, ban thư viện, để khuyến khích và bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ, tích cực, toàn diện vào các hoạt động của nhóm, lớp, nhà trường đồng thời chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện quyền và bổn phận của mình trong lớp học và trong các hoạt động của trường.; phát triển cho các em lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết cho HS. Ở lớp, các em tham gia HĐTQ, các ban chuyên trách rất tích cực, rất có trách nhiệm trong công việc, huy động được sự tham gia của các bạn trong lớp khá đồng đều. Xây dựng các góc học tập, công cụ thúc đẩy HĐTQ: Huy động sự tham gia của giáo viên, cha mẹ học sinh và các em HS trong việc xây dựng các góc học tập “Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”; bố trí lớp học với các công cụ giúp cho việc thúc đẩy HĐTQ của học sinh: Hòm thư nhịp cầu bè bạn, hòm thư “Điều em muốn nói”, "Những điều nên làm, những điều không nên làm", bảng thi đua, bảng thành tích . phù hợp với không gian lớp học và điều kiện thực tế đảm bảo hiệu quả tiết kiệm đã phát huy khả năng sáng tạo, sưu tầm tài liệu, tư liệu, mẫu vật sinh động, phong phú của giáo viên, các bậc cha mẹ học sinh và các em học sinh tạo sự hào hứng phấn khởi, sự gắn bó trách nhiệm của các thành viên; tạo ra môi trường giáo dục với những công cụ hoạt động gần gũi, không gian học tập ấm cúng, thân thiện, các em được chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, sự sáng tạo, nhu cầu với thầy cô, bạn bè. Giáo viên và học sinh cùng tham gia tích cực trong việc làm đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học và cách tổ chức lớp học, khắc phục thực tế là các đồ dùng được cấp của chương trình hiện hành chủ yếu là bộ thực hành của cá nhân hoặc bộ biểu diễn của giáo viên trong hoạt động lớp. Các công cụ hoạt động, các góc học tập được khai thác sử dụng thường xuyên gây hứng thú và có ý nghĩa thiết thực với các hoạt động học tập của các em. 2. Phương pháp tổ chức lớp học Vai trò của giáo viên Trường học mới VNEN là nơi học sinh cùng nhau học tập để lĩnh hội những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Vai trò của giáo viên thay đổi thật sự, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ, bình đẳng. Giáo viên không phải soạn bài nhưng dành thời gian nghiên cứu kĩ bài học trước khi lên lớp, làm đồ dùng, sưu tầm tư liệu giúp học sinh gắn kiến thức với thực tiễn; vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh, đánh giá hiệu quả đạt được sau mỗi tiết dạy để có biện pháp cụ thể khắc phục những tồn tại ở tiết học sau. Trong các tiết học, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy đó là: không giảng bài để truyền thụ kiến thức cho học sinh mà hướng dẫn học sinh làm việc với tài liệu HDH qua hình thức hoạt động nhóm có sự hỗ trợ của đồ dùng học tập. Khi tổ chức, hướng dẫn giáo viên phải quan sát tốt các tình huống xảy ra để phát hiện và giúp đỡ kịp thời cho cá nhân, nhóm học sinh nếu các em có tín hiệu yêu cầu hoặc khi các em đã hoàn thành yêu cầu bài học, giáo viên phải có khả năng tương tác bằng lời nói, hành động mới điều khiển được các hoạt động học tập. Trong các tiết học GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học. GV đặc biệt trú trọng đến những biện pháp hỗ trợ kịp thới với học sinh khi các em cần sự hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Giáo viên đưa ra những đánh giá công tâm giúp học sinh tiến bộ, khuyến khích học sinh giỏi, biết được sự phát triển, mức độ tiến bộ của mỗi học sinh so với chính các em. Sắp xếp, bố trí nhóm học tập: Trong lớp học VNEN; , hoạt động nhóm (nhóm lớn và nhóm đôi) là chủ đạo, có ý nghĩa hết sức quan trọng nên tôi rất chú trọng việc tổ chức hoạt động nhóm giúp các em thực hiện các nhiệm vụ học tập, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của cá nhân và của nhóm. Học sinh được sắp xếp, bố trí ngồi theo nhóm 4 em//1 nhóm. Vai trò của nhóm trưởng: Tôi khích lệ, bồi dưỡng các nhóm trưởng ngay từ đầu năm học về năng lực tổ chức và điều hành nhóm. Nhóm trưởng trong nhóm học tập có một vai trò hết sức quan trọng, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của nhóm; các em đã biết huy động tất cả các thành viên tham gia tích cực vào nội dung thảo luận hoặc các nhiệm vụ, các bài tập; khuyến khích các bạn trao đổi và điều chỉnh, bổ sung nội dung thảo luận; tổ chức đánh giá kết quả làm việc, kết quả học tập, cách trình bày của của các thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm để báo cáo với thầy cô giáo. tôi đã rất chú ý đến việc luân phiên nhóm trưởng để nhiều học sinh có cơ hội phát triển, được thể hiện trước tập thể. Các thành viên trong nhóm học tập: Các em HS không chỉ tiếp thu thụ động mà chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích, so sánh và tương tác với các bạn cùng nhóm, với giáo viên và với cộng đồng. Các nhóm học hiệu quả bởi các thành viên có ý thức tự giác: các em có ý thức tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”, tự giác trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, các em phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể để việc học nhóm, tổ phát huy được tác dụng. Việc sử dụng Tài liệu Hướng dẫn học tập: Tôi chú trọng: tài liệu dạy và học trong mô hình trường học mới được gọi là “tài liệu 3 trong 1”. Vì tài liệu “Hướng dẫn học tập” thay thế 3 loại sách: Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập. Tài liệu thể hiện sự tương tác giữa học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh, cộng đồng. HS tích cực, tự giác, hứng thú trong việc khai thác tài liệu, sử dụng đồ dùng học tập, hướng dẫn các hoạt động ứng dụng sau mỗi bài học, giúp các em biết vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn, thấy rõ lợi ích thiết thực những điều được học đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, CMHS cũng có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, như họ đã biết được con học gì, học như thế nào, từ đó giúp con nhiều hơn trong việc liên hệ, ứng dụng kiến thức học được vào cuộc sống với cha mẹ là giáo viên thực hành. Để lớp học đạt hiệu quả cao, tôi đã nghiên cứu tài liệu HDH ngay từ đầu năm học phát hiện những nội dung, hình thức chưa phù hợp hoặc chưa chính xác, chủ động điều chỉnh nội dung, hình thức dạy học để phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế ở địa phương. Các nội dung điều chỉnh được thống nhất trong tổ chuyên môn, được ban giám hiệu nhất trí, phê duyệt; tôi luôn có sổ nhật kí để ghi chép những hoạt động, những nội dung cần điều chỉnh, phương án điều chỉnh, việc sử dụng đồ dùng dạy học và kết quả sau khi điều chỉnh. Sau hai năm dạy học theo “mô hình trường học mới VNEN” ở cả hai khối lớp 3 và 4 các em đều đạt kết quả khá tốt về kĩ năng sống, kĩ năng tự học, tự quản. Nắm chắc nội dung kiến thức, kĩ năng các môn học. Lớp học thân thiện. Trên đây là những ý kiến chỉ mang tính cá nhân, tôi xin mạnh dạn đưa ra để anh chị em đồng nghiệp cùng trao đổi. . Kính mong ý kiến bổ sung của quý vị và anh chị em đồng nghiệp. Cuối cùng kính chúc các đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc! Chúc một năm học mới đạt nhiều thành tích cao hơn nữa. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp! Xin chân thành cảm ơn./. Người viết tham luận Ngô Thị Chanh.
File đính kèm:
- THAM_LUAN_VE_THUC_HIEN_CHUONG_TRINH_DAY_HOC_THEO_MO_HINH_TRUONG_HOC_MOI_VNEN.doc