Báo cáo môn Sinh học - Chủ đề: Ô nhiễm môi trường đất - Nhóm 4

Đất bị ô nhiễm vì những chất thải công nghiệp độc hại tại vùng khai khoáng ở tỉnh Alberta, Canada.

TÁC HẠI:

Đất bị xuống cấp. Một số biểu hiện như:

Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).

Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.

Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất.

Các phân bón hóa học, thường có một số vết kim loại và hóa chất như As, Cd, Co, Cu, Pb, Zn theo thời gian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác tiếp tục được.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu có tác dụng làm giảm tác động phá hoại của sâu bệnh, tăng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng là một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật và tử vong cho nhiều loài động vật nhất là loài chim. DDT là một trong những thuốc trừ sâu gây độc hại cho sinh vật và môi trường. Sử dụng DDT và một số thuốc trừ sâu khác đã làm cho nhiều loài chim và cá bị hủy diệt. Nguyên nhân là do thuốc trừ sâu và diệt cỏ tồn tại lâu trong đất (từ 6 tháng đến 2 năm) và gây tích tụ sinh học. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất, tồn đọng trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-động vật - người. Một số chất còn bị nghi là nguyên nhân của bệnh ung thư.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo môn Sinh học - Chủ đề: Ô nhiễm môi trường đất - Nhóm 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của đất đối với con người và các sinh vật:
Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người...Đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các công trình khác. Thế nhưng ngày nay, con người đã quá lạm dụng nguồn tài nguyên quý giá này và đã có nhiều tác động có ảnh hưởng xấu đến đất như: dùng quá nhiều lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, làm cho đất tích trữ 1 lượng lớn kim loại nặng và làm thay đổi tính chất của đất. Dân số ngày càng tăng nhanh cũng là vấn đề đáng lo ngại, rác thải sinh hoạt và vấn đề canh tác, nhu cầu đất sinh sống và khai thác khoáng sản, đã và đang dần biến môi trường đất bị ô nhiễm một cách trầm trọng.
THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT HIỆN NAY:
Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá, và đất ô nhiễm có nguy cơ mất khả năng canh tác.
Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ không chỉ môi trường đất mà là cả môi trường sống của chúng ta, vì bảo vệ môi trường là tự cứu sống chính mình!
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Đất là gì?
      Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật.
 Cấu tạo của đất.
      Đất được được tổng hợp bởi: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian, đó là những nhân tố quyết định tới việc hình thành đất.
- Phần rắn của đất được hình thành từ thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ.
2. MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu.
Ô nhiễm môi trường là  sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng  môi trường. Đất  được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất. 
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1. TRÊN THẾ GIỚI
Tài nguyên đất trên thế giới đang bi suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu.
 Trên tổng diện tích 14.777 triệu ha , với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12 % tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Điện tích có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70 % ; ở các nước đang phát triển là 36 % .
Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị xa mạc hóa.
2. VIỆT NAM:
Ở Việt Nam tổng diện tích đất hơn 33triệu hecta, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6 hecta, đứng thứ 159 thế giới, bao gồm:
-        Đất feralit khoảng hơn 16triệu hecta
-        Đất phù sa ( Alluvial soil ) khoảng hơn 3triệu hecta
-        Đất sám bạc màu ( Grey exhausted soil ) hơn 3triệu hecta
-        Đất mùn vàng đỏ hơn 3triệu hecta
-        Đất mặn ( saline soil ) khoảng 1,9 triệu hecta
-        Đất phèn ( acid sulphate soil ) khoảng 1,7 triệu hecta
-        Tổng số có hơn 13triệu hecta đất trống đồi trọc
Tổng quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam là khoảng 10 – 11 triệu hecta, trong đó gần 7triệu hecta đất được sử dụng vào nông nghiệp, phần còn lại là dùng để trồng cây hàng năm và cây lâu năm.
Việt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới cùng đứng trước thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm đất và những ảnh hưởng to lớn do ô nhiễm đất đem lại.
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô  NHIỄM ĐẤT
Tự nhiên
Nhiễm phèn: 
 Nhiễm mặn: 
do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật.
 Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS ).
 Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật...
Nhân tạo
 Chất thải công nghiệp: 
dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon
Chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,...).
 Chất thải nông nghiệp 
phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý; những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, chất độc hóa học...
Do tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị
Do chất độc hóa học, bom mìn trong chiến tranh để lại:
 ô nhiễm đất do Bom Mìn nhiễm Dioxin trong sân bay Biên Hòa
 Đất bị ô nhiễm vì những chất thải công nghiệp độc hại tại vùng khai khoáng ở tỉnh Alberta, Canada.
TÁC HẠI:
Đất bị xuống cấp. Một số biểu hiện như:
Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).
Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.
Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất.
Các phân bón hóa học, thường có một số vết kim loại và hóa chất như As, Cd, Co, Cu, Pb, Zn  theo thời gian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác tiếp tục được.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu có tác dụng làm giảm tác động phá hoại của sâu bệnh, tăng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng là một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật và tử vong cho nhiều loài động vật nhất là loài chim. DDT là một trong những thuốc trừ sâu gây độc hại cho sinh vật và môi trường. Sử dụng DDT và một số thuốc trừ sâu khác đã làm cho nhiều loài chim và cá bị hủy diệt. Nguyên nhân là do thuốc trừ sâu và diệt cỏ tồn tại lâu trong đất (từ 6 tháng đến 2 năm) và gây tích tụ sinh học. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất, tồn đọng trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-động vật - người. Một số chất còn bị nghi là nguyên nhân của bệnh ung thư.
 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Một khi đất đã bị ô nhiễm sẽ có tác hại vô cùng lớn đối với cuộc sống của con người cũng như các sinh vật, vì vậy cần phải phòng, chống ô nhiễm đất một cách tích cực. Muốn thực hiện điều đó, chúng ta cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau:
Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín, không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần có cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nước cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần phải cẩn thận.
Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm: 
Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong đất. Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng mới hạn chế dùng thuốc gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với các phương pháp khác (phòng trừ tổng hợp)
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp được dùng .để xử lý các chất hữu cơ hoà tan, chất vô cơ H2S, sunfit, ammonia, nitơ là các chất ô nhiễm có trong nước thải được xử lý dựa trên hoạt động của vi sinh vật (VSV) để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm VSV sử dụng chất hữu cơ .và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.
Làm sạch hóa đồng ruộng:
Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch.
Tiêu nước vùng trũng làm cho một số nguyên tố kim loại nặng chuyển sang dạng khó tan, xử lý nước nhiễm phèn trước...
Luân canh lúa - màu để xúc tiến phân hủy thuốc diệt cỏ (DDT).
Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ
Đối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút các cation kim loại và nông dược, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ màu mỡ của đất, tạo điều kiện cho sinh vật hoạt động phân hủy các nông dược tồn lưu trong đất
Đổi đất, lật đất:
Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (như Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi đất, lật đất. Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện rộng.
Tận dụng bùn đỏ xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải
Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật:
Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây quả, cây cảnh hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất.
Ngoài ra, có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng hút mạnh các chất có chứa nguyên tố kim loại nặng, ví dụ: trồng cúc vạn thọ để cải tạo đất bị nhiễm Cd. Hoặc có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô nhiễm đất.
Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, phân loại, xử lý rác thải
Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, Sử dụng phân bón đúng cách
+Bón phân theo kết quả phân tích môi trường
+  Sử dụng giống cây trồng thích hợp
+ Bón phân cân đối (N:P:K và hữu cơ)
+  Số lần bón phù hợp, đặc biệt là phân đạm
 +  Quản lý nước thích hợp
- Các nhà máy phải xây ống khói cao để đưa khí thải lên cao, phải có hệ thông xử lí chất thải, để tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng xử lí chất thải, có thể xây dựng hệ thống xử lí chất thải tập trung.
Tuyên truyền bảo vệ môi trường:...VD: 
Khoản 2, Điều 37 (Luật Bảo vệ môi trường): Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
a.    Có chất dễ cháy, dễ gây nổ
b.    Có chất phóng xạ, hoặc bức xạ mạnh
c.    Có chất độc hại đối với sức khỏe người và gia súc, gia cầm
d.    Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người
e.    Gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước
f.    Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép. 
 Thực hiện luật Môi trường.
Trước hết cần giáo dục người dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trường, cần phải xử lý nghiêm khắc Ðiều 184 (BLHS). Tội gây ô nhiễm đất
+ Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
KẾT LUẬN
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải và nổi trội hầu hết ở tất cả quốc gia trên thế giới, và đó đã trở thành vấn đề cấp bách chung cho cả toàn cầu, ngoài ô nhiễm nước và ô nhiễm không khi thì ô nhiễm môi trường đất vẫn là đáng quan tâm sâu sắc, bởi những tác hại  to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác.
 Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ các chất thải công nghiệp do các hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản, các chất khí độc hại được thải ra ngoài môi trường, các chất thải hữu cơ. Thứ hai là các loại chất thải sinh hoạt của con người hàng ngày mà trong đó đặc biệt nguy hại là chất thải y tế và các loại chất thải có tính độc hại khác mà hiện nay vẫn chưa được xử lí triệt để trước khi thải ra ngoài. Thứ ba ô nhiễm do chất thải nông nghiệp, chúng tích lũy dần trong đất và các loại cây trộng và chất độc tăng lên rất lớn khi đi vào cơ thể con người ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Mỗi con người cùng sinh sống trên cùng hành tinh này đều cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh ta, bởi lẽ ta đang sống trong chính vỏ bọc của môi trường, đất ô nhiễm, không khí và nguồn nước ô nhiễm thì con người và tất cả sinh vật trên trái đất khó có thể tồn tại. hãy cùng nhau vì tương lai, vì cuộc sống của chính chúng ta, hãy mạnh mẽ đứng lên bảo vệ môi trường vì đó cũng chính là hành động bảo vệ mạng sống của chính mình. Hãy cùng chung bàn tay để xây dựng và bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của tất cả loài người và tất cả sinh vật khác nữa trở nên tốt đẹp hơn, an toàn hơn và trong sạch hơn.
      Điều em muốn nói    - Đất là nơi sống, nơi xây nhà, nơi ở, là giá thể cho các loài thực vật sinh sống. Đất còn là nơi nuôi dưỡng các mạch nước ngầm đảm bảo vòng tuần hoàn nguồn nước ngọt cung cấp cho các sinh vật sinh sống...Hãy sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất như bảo vệ cuộc sống của chúng ta!

File đính kèm:

  • docBao_cao_nhom_4_ve_o_nhiem_dat.doc