Báo cáo kết quả thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm: Liên lạc giữa nhà trường và gia đình qua cách ghi sổ thông báo của học sinh lớp Một - Trần Thị Thu Sương

d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài

 +Khi áp dụng các biện pháp trên ở lớp, ngoài những hiệu quả nêu trên, tôi còn thấy đồng thời chữ viết của các em cũng theo đà tiến bộ rõ rệt vì các em phải viết đúng và trình bày đúng theo khuôn khổ giáo viên chủ nhiệm trình bày trên bảng lớp.

 +Khi nhìn thấy những dòng chữ nắn nót trong sổ thông báo tôi rất lấy làm hạnh phúc sau bao trăn trở kèm cặp các em học sinh thân yêu của mình. Những nội dung thông báo tạo cho gia đình có một niềm tin vững chắc vào nhà trường của chúng ta nhiều hơn.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo kết quả thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm: Liên lạc giữa nhà trường và gia đình qua cách ghi sổ thông báo của học sinh lớp Một - Trần Thị Thu Sương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------------------
 Phường 1, ngày 3 tháng 7 năm 2014
BÁO CÁO 
SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ KHEN XÉT TẶNG DANH HIỆU 
CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên : Trần Thị Thu Sương Sinh năm : 1964
- Quê quán : xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
- Chỗ ở hiện nay : Phường 1, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Chức danh : 
- Cơ quan đơn vị : Trường Tiểu học Phường 1, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
 1/- Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Liên lạc giữa nhà trường và gia đình qua cách ghi sổ thông báo của học sinh lớp Một ”
2/- Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: 
 C«ng t¸c chñ nhiÖm líp lµ một khâu rÊt quan träng trong nhµ tr­êng. Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp trong nhà trường. Công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải đề ra được nhiều giải pháp khả thi, trong đó phải kể đến sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình để cho có được một sự thống nhất nhịp nhàng nhau mà không làm trở ngại cả hai phía. Từ những suy nghĩ đó, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài trên từ năm học 2009 - 2010 tại lớp tôi giảng dạy cho đến nay.
3/ Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
 a. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Giúp cho gia đình biết được thông tin từ giáo viên và trách nhiệm của mình trong việc học tập của con em ở nhà trường cũng như ở nhà.
 -Để nhằm thông tin với gia đình tình hình sinh hoạt, học tập của lớp cho gia đình biết và thực hiện theo kế hoạch của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
 -Việc thực hiện viết sổ thông báo sẽ giúp cho các em rèn luyện chữ viết và trình bày một bài học ngay tại lớp
 b. Nội dung và cách thức thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 -Trước tiên giáo viên giới thiệu cho các em xem một vài quyển sổ thông báo của các anh chị học ở lớp trước để các em có một ấn tượng tốt mà tôi lưu lại làm kỹ niệm.
 - Kết hợp với phong trào ”Rèn chữ - Giữ vở” , ngay khi kết thúc tháng học đầu tiên tôi bắt đầu kiên trì hướng dẫn các em ghi từng nét, từng âm để tạo thành chữ với những nội dung hết sức ngắn gọn, yêu cầu chỉ là để cha mẹ các em có thể nhận được thông tin từ giáo viên chủ nhiệm . Giai đoạn này, vẫn biết các em sẽ gặp không ít khó khăn vì chưa học hết các chữ cái, nhưng bằng cách nói vẽ chữ (theo thói quen hồi còn học mẫu giáo) dù có thể chưa ngay hàng nhưng các em rất thích được làm và vẫn làm được theo nội dung giáo viên chủ nhiệm đưa ra.
 -Mỗi lần các em viết xong, tôi ký tên vào sổ và bảo các em đưa về nhà cho cha mẹ xem và xác nhận vào sổ như đã xem qua ; đến chiều hoặc qua sáng mai các em phải nộp lại để tôi kiểm tra. Nếu em nào mà cha mẹ chưa xác nhận kịp, tôi sẽ ghi tên lên một góc bảng như là để nhắc nhở gia đình. Việc bị ghi tên lên bảng như một lời phê bình, do vậy với lứa tuổi học sinh lớp Một, các em chỉ thích được khen nên rất ít khi các em nộp trể sổ thông báo lại cho cô xem. Em nào trình đúng hạn đều được tôi tuyên dương trước lớp vào cuối tuần.
 -Dần về sau, mỗi lần viết thông báo, số chữ số hàng được tăng dần và tăng cường nhắc nhở khuyến khích trình bày như một bài học. Trước khi cho viết vào, tôi luôn gọi các em đọc giỏi đọc cho cả lớp nghe nội dung.
 c. Điều kiện thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 - Để thực hiện được sổ thông báo tôi đã yêu cầu gia đình làm cho các em sổ thông báo, tương tự như quyển tập học mà thôi : sổ thông báo phải được bao bìa, dán nhãn và đề tên của các em.
 -Các em có đầy đủ dụng cụ học tập do gia đình mua sắm, với lại lớp Một bắt đầu sử dụng tập kẻ ô li.
 -Phải có sự nhất quán, ủng hộ của gia đình học sinh.
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài
 +Khi áp dụng các biện pháp trên ở lớp, ngoài những hiệu quả nêu trên, tôi còn thấy đồng thời chữ viết của các em cũng theo đà tiến bộ rõ rệt vì các em phải viết đúng và trình bày đúng theo khuôn khổ giáo viên chủ nhiệm trình bày trên bảng lớp. 
 +Khi nhìn thấy những dòng chữ nắn nót trong sổ thông báo tôi rất lấy làm hạnh phúc sau bao trăn trở kèm cặp các em học sinh thân yêu của mình. Những nội dung thông báo tạo cho gia đình có một niềm tin vững chắc vào nhà trường của chúng ta nhiều hơn.
 đ. Một số hình ảnh minh họa của nội dung thông báo và sổ thông báo
 4. Hiệu quả những sáng kiến kinh nghiệm
 Việc ghi sổ thông báo cá nhân của học sinh lớp Một, bản thân tôi đã thực hiện từ lâu, tính đến nay là 5 năm. Qua việc liên lạc với gia đình qua sổ thông báo cá nhân, tôi thấy có những tiện lợi rất nhiều cho giáo viên chủ nhiệm:
 +Những thông tin của giáo viên chủ nhiệm đưa về gia đình một cách đầy đủ. Từ đó gia đình biết được kế hoạch dạy học của giáo viên mà hổ trợ cho con.
 +Giáo viên không phải phiền toái vì những cú điện thoại hỏi lại của cha mẹ các em khi vừa từ trường về tới nhà.
 +Những yêu cầu cần thực hiện của giáo viên chủ nhiệm được gia đình tuân thủ mà không cần hỏi lại hay băn khoăn điều gì.
 +Giáo viên chủ nhiệm có thể thoải mái ngồi họp mà không phải phập phồng vì có một vài em mang cặp đến trường đi học khi giáo viên lại dặn cả lớp nghỉ. (Rủi lở các em đùa nghịch xảy ra tai nạn thì sao ? )
 +Nhờ có ghi thông báo, cha mẹ các em đến rước đúng giờ trong các kỳ thi, hay trong các kỳ sinh hoạt ngoại khóa khác do về sớm hơn giờ học quy định ( Vì các em còn nhỏ chưa tự bảo vệ được mình khi không có giáo viên chủ nhiệm bên cạnh)
 +Vào đầu mỗi tháng thu tiền học 2 buổi/ngày, giáo viên nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ đăng nộp về trường mà không phải bận tâm nhắc nhở các em nhiều.
 +Cha mẹ của các em rất yên tâm và hài lòng khi hổ trợ cho con cái phù hợp với ý đồ của giáo viên chủ nhiệm.
 Qua cách làm trên, một số giáo viên trong trường cũng cho học sinh ghi sổ thông báo cá nhân của học sinh theo cách làm trên như cô Nguyễn Thị Cẩm Linh dạy lớp 3A, thầy Kỹ Tấn Hên dạy lớp 4E, thầy Trần Phúc Ngô dạy lớp 2E......
 5/ Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng sáng kiến: 
 Đây là một biện pháp tích cực của công tác chủ nhiệm lớp qua việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường, thiết nghĩ mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp đều có thể thực hiện và thực hiện được thật tốt nữa. Các cấp quản lý giáo dục cần nhân rộng mô hình này ra toàn ngành, nó sẽ góp phần cho người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy ở trên lớp.
 KẾT LUẬN 
 Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng,
trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 Người viết thành tích
 Trần Thị Thư Sương
Thủ trưởng đơn vị Hội đồng khoa học trường
Xác nhận cấp trình UBND tỉnh
KT.GIÁM ĐỐC SỞ GD & ĐT T.M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH
 KT. CHỦ TỊCH

File đính kèm:

  • docSKKN_Cong_tac_chu_nhiem_qua_cach_ghi_so_thong_bao.doc