Bảng hệ thống hoá các tác giả văn học Ngữ văn 9

Nguyễn Đình Chiểu Sinh 1822 mất 1888, quê cha ở Phong Điền- Thừa Thiên Huế, quê mẹ ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh). Xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ, cuộc đời ông gặp nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng với ý chí và nghị lực mạnh mẽ, sống vươn lên số phận, có ích cho đời. - Là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và tinh

thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ông là nhà

thơ lớn của dân tộc, nhà thơ yêu nước.

- Thơ văn của ông mang phong cách của người dân

 Nam Bộ, là vũ khí chiến đấu sắc bén. Dương Từ - Hà Mậu,

Truyện Lục Vân Tiên,

Văn tế nghĩa sĩ Cần

Giuộc, Văn tế Trương

Định

Chính Hữu

 Tên thật là Trần Đình Đắc (1926- 2007) quê ở Can Lộc- Hà tĩnh. Năm 1946 ông gia nhập trung đoàn thủ đô. - Là nhà thơ quân đội, tham gia cả hai cuộc

áng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông được nhà

nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn

học nghệ thuật (2000)

- Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh, với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Tập thơ: Đầu súng trăng

treo(1966)

Phạm Tiến Duật - Sinh năm 1941 mất 2007, quê ở Thanh Ba- Phú Thọ. - Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

- Thơ ông thường thường tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Vầng trăng quầng lửa

 (1970), Thơ một chặng

 đường (1971) Ở hai

đầu núi (19981) Tuyển

 tập Phạm Tiến Duật

(2007).

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảng hệ thống hoá các tác giả văn học Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bảng hệ thống hoá các tác giả văn học (NV 9)
Tác giả
Tiểu sử
Đặc điểm, phong cách sáng tác.
Tác phẩm chính
Nguyễn Dữ
Sống ở thế kỉ 16, thời kì chế độ phong kiến đang từ đỉnh cao của sự thịnh vượng cuối TK 15, bắt đầu lâm vào tình trạng loạn lạc suy yếu. Thi đậu cử nhân, ra làm quan một năm rồi lui về sống ẩn dật ở quê nhà nuôi mẹ già, đóng cửa viết sách.
- Là nhà văn lỗi lạc, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Là người mở đầu cho dòng văn xuôi Việt Nam, với bút lực già dặn, thông minh và tài hoa.
Truyền kì mạn lục: viết 
bằng chữ Hán; 
ghi chép tản mạn những
 truyện kì lạ được 
lưu truyền.
Phạm Đình Hổ
- Sinh 1768, mất 1839; tên chữ là Tùng Niên hoặc Bình Trực, hiệu Đông Dã Tiều. Quê Đan Loan- Đường An- Hải Dương (nay là Nhân Quyền- Bình Giang- Hải Dương); Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, cha từng đỗ cử nhân, làm quan dưới triều Lê.
Là một nho sĩ sống trong thời chế độ phong kiến đã khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng 
tác những tác phẩm văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí
-Vũ trung tuỳ bút 
(Tuỳ bút viết trong 
những ngày mưa)- Tác 
phẩm chữ Hán, 
được viết đầu thế kỉ 19.
- Tang thương ngẫu lục.
Ngô gia văn phái
Một nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây. Trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1758- 1788) làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772- 1840) làm quan dưới thời Nguyễn.
 Là dòng họ nổi tiếng về khoa bảng và làm quan.
Hoàng Lê nhất thống 
chí (tác phẩm viết bằng 
chữ Hán ghi chép về sự 
thống nhất của vương 
triều nhà Lê vào thời 
điểm Tây Sơn diệt Trịnh 
trả lại Bắc Hà cho vua 
Lê)
Nguyễn Du
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765- 1820), quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông sinh ra trong một gia đình quí tộc có nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học, cha ông là Nguyễn Nghiễm làm đến chức tể tướng. Bản thân ông cũng thi đậu tam trường và làm quan dưới triều Lê và Nguyễn. Có cuộc đời từng trải, từng chạy vào Nam theo Nguyễn Ánh, bị bắt giam rồi được thả. Khi làm quan dưới triều Nguyễn được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc 2 lần, nhưng lần thứ 2 chưa kịp đi thì bị bệnh mất tại Huế.
Là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá 
dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng 
trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du 
một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài 
văn học, là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới và là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
- Tác phẩm chữ Hán: 
Thanh Hiên thi tập, 
Bắc hành tạp lục, Nam 
trung tạp ngâm.
- Tác phẩm chữ Nôm: 
Truyện Kiều, Văn 
chiêu hồn, Văn tế sống
 hai cô gái Trường 
Lưu..
Nguyễn Đình Chiểu
Sinh 1822 mất 1888, quê cha ở Phong Điền- Thừa Thiên Huế, quê mẹ ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh). Xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ, cuộc đời ông gặp nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng với ý chí và nghị lực mạnh mẽ, sống vươn lên số phận, có ích cho đời.
- Là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và tinh 
thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ông là nhà 
thơ lớn của dân tộc, nhà thơ yêu nước.
- Thơ văn của ông mang phong cách của người dân
 Nam Bộ, là vũ khí chiến đấu sắc bén.
Dương Từ - Hà Mậu, 
Truyện Lục Vân Tiên, 
Văn tế nghĩa sĩ Cần 
Giuộc, Văn tế Trương 
Định
Chính Hữu
Tên thật là Trần Đình Đắc (1926- 2007) quê ở Can Lộc- Hà tĩnh. Năm 1946 ông gia nhập trung đoàn thủ đô.
- Là nhà thơ quân đội, tham gia cả hai cuộc 
áng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông được nhà 
nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn 
học nghệ thuật (2000)
- Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh, với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. 
Tập thơ: Đầu súng trăng 
treo(1966)
Phạm Tiến Duật
- Sinh năm 1941 mất 2007, quê ở Thanh Ba- Phú Thọ.
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ ông thường thường tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
Vầng trăng quầng lửa
 (1970), Thơ một chặng
 đường (1971) Ở hai 
đầu núi (19981) Tuyển
 tập Phạm Tiến Duật 
(2007)...
Huy Cận
Tên thật là Cù Huy Cận (1919- 2005), quê ở làng Ân Phú- Vũ Quang- Hà Tĩnh.
- Là một trong những cây bút nổi tiếng trong phong trào Thơ mới, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Hiện đại Việt Nam. Huy Cận được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (1996)
- Cảm hứng chính trong trong sáng tác của ông là cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về con người lao động.
Lửa thiêng (1940), 
Vũ trụ ca (1942), Trời 
ngày lại sáng (1958), 
Đất nở hoa (1960)
Bằng Việt
Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng sinh 1941, quê ở Thạch Thất- Hà Tây.
-Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Từng là Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội.
-Thơ của Bằng Việt thường khai thác những kỉ niệm và gợi ước mơ của tuổi trẻ với giọng thơ trầm lắng, mượt mà, trong trẻo, ttràn đầy cảm xúc.
Tập thơ: Hương cây- 
Bếp lửa (Bằng Việt - 
Lưu Quang Vũ)
Những gương mặt, 
những khoảng trời 
(1973). Khoảng cách 
giữa lời (1983), 
Cát sáng (1986), Bếp 
lửa- Khoảng trời (1988)
Nguyễn Khoa Điềm
Sinh năm 1943, quê ở xã Phong Hoà- Phong Điền tỉnh Thừa Thiên- Huế.
-Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, từ năm 2000 ông giữ cương vị Uỷ viên Bộ Chính Trị, Trưởng ban tư tưởng văn hoá Trung ương.
-Thơ ông giàu chất suy tư, dồn nén cảm xúc, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
Trường ca Mặt đường 
khát vọng, Đất nước.
Nguyễn Duy
Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ sinh năm 1948, quê ở Quảng Xá nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.
- Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Được trao giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1972- 1973.
- Thơ ông thường giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở day dứt suy tư.
Các tập thơ Cát trắng, 
Ánh trăng
Kim Lân
Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920- 2007), quê ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.. 
-Là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, là người am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
-Đề tài chính trong sáng tác của Kim Lân là sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân sau luỹ tre làng.
Con chó xấu xí, Nên vợ
 nên chồng, Vợ nhặt
Nguyễn Thành Long
Sinh 1925 mất 1991, quê ở Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
-Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Truyện của ông thường giàu chất thơ trong trẻo, nhẹ nhàng, thể hiện khả năng cảm nhận đời sống phong phú.
- Kí: Bát cơm cụ Hồ 
(1952, Gió bấc gió nồm 
(1956)
- Truyện: Chuyện nhà 
chuyện xưởng (1962) 
Trong gió bão (1963) 
Tiếng gọi (1966), Giữa 
trong xanh 
(1972)
Nguyễn Quang Sáng
Sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
-Là một nhà văn Nam Bộ, am hiểu và gắn bó với mảnh đất Nam Bộ.
-Sáng tác của ông chủ yếu tập trung viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hoà bình.
Đất lửa, Cánh đồng 
hoang, Mùa gió 
chướng, Chiếc lược 
ngà
Chế Lan Viên
Tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan (1920- 1989), quê ở Cam Lộ- Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
-Ông là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt nam. được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (1996)
-Thơ ông giàu chất triết lí chứa đựng nhiều suy tưởng đậm tính trí tuệ và hiện đại.
Hoa ngày thường,chim 
báo bão; Điêu tàn; Di 
cảo.
Thanh Hải
Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn (1930- 1980), quê ở Phong Điền, tỉnh Thừa thiên - Huế
- Là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền nam từ những ngày đầu.
-Thơ Thanh Hải thường ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hy sinh của nhân dân miền Nam và khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng.
Những đồng chí trung 
kiên (1962), Huế mùa 
xuân, Dấu võng Trường
 Sơn (1977), Mùa xuân 
đất này (1982)
 Viễn Phương
Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn (1928- 2005) quê ở Chợ Mới- An Giang.
- Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì chống Mĩ. 
-Thơ Viễn Phương thường nhẹ nhàng, giàu chất trữ tình sâu lắng.
Như mây mùa xuân 
(1978) Măt sáng học
 trò, Nhớ lời di chúc...
 Hữu Thỉnh
Tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc.
-Là nhà thơ- chiến sĩ viết hay, viết nhiều về con người, cuộc sống nông thôn, về mùa thu.
-Thơ ông ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Nhiều vần thơ thu của Hữu Thỉnh mang cảm xúc bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
Tập thơ Từ chiến hào 
đến thành phố
 Y Phương
Tên khai sinh là Hứu Vĩnh Sước sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Là nhà thơ người dân tộc Tày. Ông có nhiều bài viết về quê hương mình, dân tộc mình. 
-Thơ ông hồn nhiên mà trong sáng, chân thật mà mạnh mẽ. Cách tư duy trong thơ ông độc đáo, giàu hình ảnh, thể hiện phong cách của người miền núi.
Người hoa núi(kịch bản
 sân khấu, 1982), 
Tiếng hát tháng Giêng
(thơ, 1986), Lửa 
hồng một góc(thơ, 1987)
,Nói với con...
Lê Minh Khuê
 Sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia - Thanh Hoá. 
- Bà thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Đạt giải thưởng VH quốc tế mang tên văn hào Hàn Quốc Byeong Ju Lee(2008)
- Là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ.
Những ngôi sao xa xôi,
 Những ngôi sao,
 trái đất, dòng sông
(tuyển tập truyện ngắn)...
Nguyễn Minh Châu
Sinh năm 1930- mất năm 1989, quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Ông là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại, là hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (2000)
- Truyện của ông thường mang ý nghĩa triết lí mang đậm tính nhân sinh. 	
Dâu chân người lính, 
Cỏ lau, Mảnh trăng 
cuối rừng
HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC VỀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (TÓM TẮT, TÌNH HUỐNG TRUYỆN, NGÔI KỂ) - (NV9)
Truyện
Tóm tắt
Tình huống
Tác dụng
Ngôi kể
Tác dụng
Làng (Kim lân)
- Trong kháng chiến, ông Hai- người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ và tự hào về làng mình, ông vui với những tin kháng chiến qua các bản thông tin. Ông lấy làm vui sướng và hãnh diện về tinh thần anh dũng kháng chiến của dân làng...
- Gặp những người dưới xuôi lên, qua trò chuyện nghe tin làng mình theo Việt gian, ông Hai sững sờ vừa xấu hổ vừa căm.
- Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn và càng tự hào về làng của mình.
Tin xấu về làng chợ Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt, khổ sở đến khi sự thật đựơc sáng tỏ.
Tình yêu làng và tình yêu nước được biểu hiện rõ nét và sâu sắc.
Ngôi thứ 3, theo cái nhìn và giọng điệu của nhân vật ông Hai
Không gian truyện
được mở rộng hơn,
tính khách quan
của hiện thực
dường như được
tăng cường
hơn; người kể dễ
dàng linh hoạt
điều khiển mạch
kể.
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
- Truyện kể về một chuyến đi thực tế ở Lào Cai của người hoạ sĩ và cuộc sống, công việc của người thanh niên trẻ trên đỉnh Yên Sơn. Qua trò chuyện, người hoạ sĩ và cô gái biết anh thanh niên là “người cô độc nhất thế gian”, anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Với tình yêu cuộc sống, lòng say mê công việc anh thanh niên đã tạo cho mình một cuộc sống đẹp và không cô đơn...
- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện vui vẻ của bác lái xe, người hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên về cuộc sống, công việc...Anh thanh niên biếu quà cho bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trước căn nhà gọn gàng, ngăn nắp với bàn ghế, tủ sách, biểu đồ, thống kê đã làm cho những người khách thích thú và hẹn ngày sẽ trở lại...
- Chia tay nhau, nhưng hình ảnh về con người, cuộc sống của anh thanh niên đã để lại trong họ niềm cảm phục và mến yêu...
Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ba người trên đỉnh Yên Sơn 2600m.
Phẩm chât của các nhân vật được bộc lộ rõ nét đặc biệt là nhân vật anh thanh niên
Ngôi thứ 3, đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ.
Điểm nhìn trần
thuật đặt vào nhân
vật ông hoạ sĩ, có
đoạn là cô kĩ sư,
làm cho câu
chuyện vừa có
tính
chân thực, khách
quan,vừa tạo điều
kiện thuận lợi làm
nổi bật chất trữ tình.
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Truyện kể về tình cảm cha con ông Sáu trong chiến tranh chống Mĩ. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi cho đến khi con gái (bé Thu) lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà và thăm con với tất cả lòng mong nhớ của mình...
- Khi gặp ông Sáu, bé Thu không chịu nhận ông là cha của mình, vì vết sẹo trên mặt đã làm cho ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em đã biết. Bé Thu đã cư xử với ông Sáu như một người xa lạ...
- Đến lúc bé Thu nhận ông Sáu là người cha thân yêu của mình thì cũng là lúc ông phải chia tay con trở lại chiến khu, tình cảm cha con trogn bé Thu trỗi dậy một cách mãnh liệt, thiết tha. Trước lúc chia tay, bé Thu dặn ông Sáu làm cho mình một chiếc lược bằng ngà voi...
- Nhớ lời dặn của con, ở chiến khu, ông Sáu đã dành tình cảm thương yêu của mìnhh để làm một chiếc lược ngà tặng con gái yêu của mình. Những trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông đã trao cây lược cho một người đồng đội nhờ về trao tận tay cho bé Thu...
Ông Sáu về thăm vợ con, con kiên quyết không nhận ba; đến lúc nhận thì đã phải chia tay; đến lúc hy sinh ông Sáu vẫn không được gặp lại bé Thu lần nào
Làm cho câu chuyện trở nên bất ngờ, hấp dẫn nhưng vẫn chân thực vì phù hợp với lô gíc cuộc sống thời chiến tranh và tính cách các nhân vật. Nguyên nhân được lí giải thú vì (cái thẹo)
Ngôi thứ nhất; Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” (bác Ba)
Câu chuyện trở
nên chân thực hơn,
gần gũi hơn qua
cái nhìn
và giọng điệu của
chính người chứng
kiến câu chuyện.
Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
- Truyện kể về ba cô gái TNXP là Thao, Phương Định và Nho; cả ba người làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ...
- Công việc của tổ rất nguy hiểm, luôn luôn đối mặt với cái chết nhất là trong mỗi lần phá bom...
- Tổ trinh sát ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống nơi trọng điểm, mặc dù nguy hiểm nhưng họ vẫn vui nhộn, hồn nhiên yêu đời với những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là họ rất yêu thương gắn bó với nhau trong tình đồng đội...
- Trong một lần đi phá bom, không may Nho bị thương, cô đã được chị Thao, Phương Định tận tình chăm sóc với một tình cảm yêu thương của những người đồng đội trong khói lửa ác liệt của chiến tranh...
Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị sức ép, Thao và Phương Định rất lo lắng và chăm rất tận tình. Bất ngờ có một trận mưa đá đổ xuống trên cao điểm khiến họ vui tươi trở lại.
Hiện rõ cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu hàng ngày trên cao điểm vô cùng ác liệt, hiểm nguy có thể hy sinh bất cứ lúc nào, nhưng tâm hồn 3 TNXP vẫn thanh thản vui tươi, họ vẫn kiên cường.
Ngôi thứ nhất; Người kể chuyện xưng “tôi”
Phù hợp với nội
dung
tác phẩm, tạo điều
kiện
thuận lợi để miêu
tả
và biểu hiện thế
giớitâm hồn, những
cảm xúc suy nghĩ
của
nhân vật.
Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
Sau bao năm từng đặt chân lên nhiều miền đất khác nhau, cuối cùng Nhĩ bị cột chặt vào giường bệnh, mọi sinh hoạt đều phải nhờ sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là vợ con anh. Vào một buổi sáng đầu thu, Nhĩ nhìn qua cửa sổ, ngắm những bông hoa bằng lăng, ngắm cảnh bên kia bờ sông Hồng. Trò chuyện và quan sát, Nhĩ chợt nhận ra sự tần tảo, chịu đựng, hy sinh đầy tình thương của Liên. Cảnh thiên nhiên ở quê hương khiến anh bồi hồi và khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, nhưng không thể. Nhĩ nhờ Tuấn, con trai thứ hai của mình sang bên kia sông hộ anh, nhưng đứa con trai lại sa vào đám chơi phá cờ thế trên hè phố và có thể sẽ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày .
Một người bệnh nặng, sắp chết, không đi đâu được, nghĩ lại cuộc đời mình và hoàn cảnh hiện tại.
Rút ra những trải nghiệm về cuộc đời mình, về qui luật cuộc sống. Tâm trạng và tình cảm đối với quê hương, gia đình.
Ngôi thứ 3, đặt vào nhân vật Nhĩ.
Không gian
truyện
được mở rộng
hơn,
tính khách quan
của
hiện thực dường
như
được tăng cường
hơn.

File đính kèm:

  • docvan_9.doc