Bài viết tập làm văn số 2 - Nguyễn Long Thành

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

 Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết tập làm văn số 2 - Nguyễn Long Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ: BIỂU CẢM VỀ CÂY PHƯỢNG
ж¶Ñ
Hoa phượng – hoa học trò. Mùa hoa phượng là mùa thi, mùa chia li, mùa của nỗi buồn, nỗi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô, nhớ bạn bè của học sinh khi kì nghỉ hè đến. Vì thế, đối với tôi, hoa phượng luôn giữ một vị trí có ý nghĩa hơn hết thảy những loài cây, loài hoa khác.
        Hình ảnh cây phượng đã trở nên gần gũi, thân thuộc trên sân chơi của các nhà trường từ nông thôn đến thành thị. Mỗi mùa phượng nở, cả một khoảng trời rực đỏ bởi sắc phượng lửa trên nền xanh của tán lá. Từ xa trông lại, cây phượng trông như một tháp đèn chùm khổng lồ.Thân cây xù xì với lớp vỏ gỗ màu nâu ấm áp.Tán lá xòe rộng,rợp bóng mát. Lá phượng giống như lá me.Gió thổi, lá bay như rắc,vương trên tóc những cô cậu học trò.Hoa phượng mọc thành chùm.Cánh phượng mỏng như cánh bướm xinh xắn,ôm lấy nhụy vàng.Hoa phượng không thơm ngào ngạt,sực nức nhưng đổi lại,sắc hoa lại vô cùng rực rỡ,quyến rũ biết bao loài ong bướm đến tìm mật. Quả phượng như quả bồ kết nhưng to hơn rất nhiều và nó đã trở thành “cây đao” trong những trận chiến giả của lũ con trai mỗi giờ ra chơi.
        Không những được trồng trong các trường học mà phượng còn được trồng nhiều trên các con phố để che bóng mát và cung cấp thêm ôxi cho những con phố vốn đông đúc người và xe cộ đi lại, làm cho không khí trong lành mát mẻ hơn trong những ngày hè oi bức.Hoa phượng được trồng nhiều ở thành phố Hải Phòng.Vì thế mà thành phố này còn có một tên gọi vô cùng mĩ miều: “ Thành phố Hoa phượng đỏ”. Mỗi lần đi trên những con phố,thấy sắc đỏ rực rỡ của hoa phượng,lòng người lại cảm thấy như bị thôi thúc,khiến cho mỗi người đều cảm thấy phải sống tích cực,sống nhiệt huyết với đời như màu phượng nhắc để không sống hoài,sống phí.Sắc phượng cũng khiến cho những ai từng ngồi trên ghế nhà trường phải bâng khuâng,xao xuyến , bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm của tuổi học trò.
       Tuổi học trò biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với cây phượng.Nhớ lắm những giờ ra chơi,lũ học trò quây quần bên gốc phượng.Phượng trên cao nhìn xuống, phượng nghe, phượng thấy,phượng chia sẻ rồi phượng cười,phượng khóc,phượng buồn vui cùng học trò.Nhớ lắm ngày chia tay, “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”, chở cả tiếng cười giòn tan trong nắng,chở cả nỗi nhớ,nỗi buồn sầu chia li.Nhớ lắm cánh phượng mong manh ép chặt trong trang lưu bút,lưu giữ lại một thời hồn nhiên,mơ mộng của tôi. Nhớ lắm những chiều tan trường, mái tóc tôi bay bay trong gió,đùa giỡn,vờn với lá phượng,lá phượng vấn vít,vương trên tóc.Nhớ lắm hình ảnh những cậu học trò bẽn lẽn với chùm hoa phượng giấu sau lưng vì còn ngại ngùng đợi trao tay cho một ai đó.Phượng vui buồn với tuổi học trò,chứng kiến biết bao cuộc chia li để rồi chỉ còn lại một mình phượng cô đơn,buồn bã..Phượng đẹp,phượng rực rỡ,nhưng nhiều khi phượng hờn,phượng tủi vì chính mình.Bởi vẻ đẹp đó có được ai chiêm ngưỡng khi mà học trò đã nghỉ hè hết. Gió ghé qua đùa bỡn,trêu chọc,phượng chạnh lòng,phượng khóc.Lá phượng rơi,hoa phượng rụng.
       Thời gian có thể trôi đi không trở lại nhưng hoa phượng tàn rồi hoa phượng lại nở.Thời gian có thể làm cho sắc hoa phượng phai nhạt dần nhưng lại làm cho những kỉ niệm của tuổi học trò đậm mãi,thắm mãi như màu hoa phượng ép trong tim.
BBB
ĐỀ: BIỂU CẢM VỀ CÂY BÀNG
ж¶Ñ
Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.
	Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.
	Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…
	Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.
	Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!
	Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”
	Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…
	Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?...
BBB
ĐỀ: BIỂU CẢM VỀ CÂY MAI
ж¶Ñ
Cứ mỗi đọi đọi xuân về, muôn hoa  lại đua nhau khoe sắc. Rực rỡ nhất và chủ lực của mùa xuân, mà nhà nhà đều muốn có, là cây mai. Trong vườn ngoại tôi cũng có một cây, và vẻ đẹp của cây mai luôn hấp dẫn tôi và những ngày tết cổ truyền.
Không phải mùa nào cũng nở như một số loài hoa, mai quý ở điểm : chỉ khi đất trời hòa quyện mới bung cánh thắm.
Ngày nào cũng vậy, sang sang, sau khi làm vệ sinh và tập thể dục xong, tôi lại ra vườn ngoại chăm sóc những cây cảnh. Có một cây chẳng có nụ hoa nào, toàn than một màu xanh lá bao trùm. Đó chính là cây mai vàng. Đem thắc mắc hỏi ngoại tôi nhận được một câu trả lời :
_ Cứ chờ tới tết con ạ ! lúc đó con sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của Nữ hoàng mùa  xuân.
Tuy chưa hiểu lắm câu nói của ngoại, nhưng tội vẫn chờ đợi.vẻ đẹp riêng, nhưng đều đáng yêu theo như tôi tôi cảm nhận. Vào ngày rằm tháng chạp, ngoại ngắt hết lá, chỉ để lại những cành khẳng khiu, cô đơn với nắng gió. Nhìn cây trơ trụi giữa vườn mới tội nghiệp làm sao ! Gốc cây nhỏ với những chiếc rễ đâm  sâu xuống đất hút chất dinh dưỡng để nuôi sống cây. Thân khỏe mạnh hơi sần sùi, to bằng cổ tay, màu nâu sẫm. Những cành mảnh mai nhưng dẻo dai đâm  ra bốn phía như những cánh tay vươn khoe sức sống. Lá mai màu  xanh hơi sậm, mép có răng cưa, hình bản dẹp. Vài ngày sau khi ngoại ngắt hết lá, những mầm non lại nhú ra, trông yết ớt và cần có sự che chở biết bao. Nhưng đừng lầm nhé sức sống mảnh liệt lấm đấy ! Từ những mầm lá những mầm non thi nhau mọc đeo bám đầy cành. Nhìn những nụ hoa nở bằng hạt bắp tôi, chợt nhận ra : " A! Tết đã về rồi !
Đến 30 tết, những nụ xanh đã trổ khắp cành. Bây giờ cây mai không còn trơ trụi, cũng chẳng khắng khiu nữa. Như được lột xác, mai nhơn nhởn tràn đầy nhựa sống trông đến là thích. Một số nụ đã bung cánh mai vàng rực. Ôi ! Hoa mai mỏng manh đáng yêu biết là bao. Năm cánh mềm mại lượn hình cung, xòe hẳn ra, như muốn phô hết hương  sắc cho người chiêm ngưỡng. Có những bông còn e ấp chưa nở hết, trông như nàng công chúa yểu điệu núp sau màn che. Nhụy hoa cũng màu vàng, điểm chấm đỏ làm duyên dáng phía trên, ve vãn ong bướm đến bằng hương nhè nhẹ. Đoài hoa xẻ ra 5 khía, nâng đỡ, bảo vệ cho những cánh hoa. Ấy thế mà chỉ cần một vệt gió nhẹ  lướt qua cũng làm hoa rời đài rơi xuống. Cứ mỗi sáng ra vườn, nhìn những cành mai còn vàng sắc thắm, đã vương đầy mặt đất, tôi lại thấy luyến tiếc. Mai đẹp nhưng mong manh quá !Bé Như, em gái tôi, chạy lại nhặt những cánh hoa, xếp trên tay ngắm ngía và reo lên :
_Ngộ quá  ! Hoa rụng mà chẳng tàn anh ơi !
 Ngoại tôi bảo :
_Mai rụng vàng cả sân là mang lại nhiều tiền vào nhà đấy ! 
Như có bàn tay của tạo hóa, dạng cây mai cũng duyên dáng đến lạ. Mỗi cây có một
em tiền đến đầy nhà đấy các cháu ạ !
 Tôi nghĩ : Mai làm đẹp cho đời bằng những ngày tết ngắn ngủi. Mai rụng như muốn báo cho mọi người biết tết đã hết, một mùa làm ăn phấn đấu đã đến.
Cây mai là biểu tượng mùa xuân miền Nam, là vật mang lại sự may mắn, sung túc đầu năm. Ngoài vẻ đẹp duyên dáng quyến rũ, mai còn là niềm hạnh phúc, đoàn tụ cảu mỗi gia đình, khi ngồi cùng với nhau chiêm ngưỡng. Tôi mong sao cây mai ở vườn ngoại sẽ sống thật lâu. Ra năm tôi lại bón phân cho cây, cho lá sang năm, mai mang cho tôi lại niềm say mê mới.
BBB

File đính kèm:

  • docTLV s 2 L7.doc