Bài tuyên truyền về an toàn thực phẩm phòng chống bệnh dịch mùa hè

Kính thưa các thầy cô giáo, cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

 Như chúng ta đã biết, bệnh tay – chân - miệng ở nước ta hiện nay đang diễn biến phức tạp với hơn 84.0000 trường hợp mắc và 142 ca bệnh đã tử vong và con số này sẽ càng ngày tăng cao khi chưa có công tác phòng chống hiệu quả.

 Chúng ta đã hiểu biết gì về bệnh tay - chân – miệng ? Để củng cố thêm những hiểu biết của chúng ta. Hôm nay cô sẽ tuyên truyền với các em về cách phòng ngừa và xử trí bệnh tay- chân - miệng.

 1. Bệnh tay – chân – miệng là gì?

 - Tay- chân- miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát triển thành dịch.

 - Bệnh do vi rút gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

 2. Ai có thể mắc bệnh tay – chân - miệng ?

 Bệnh tay – chân - miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

 3. Những biểu hiện chính của bệnh tay - chân - miệng?

 - Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước.

 - Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước vỡ ra thành vết loét.

 - Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng ban tay, lòng bàn chân

 4. Bệnh tay - chân - miệng lây truyền như thế nào?

 - Bệnh lây trực tiếp từ người sang người:

 + Qua trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng (bóng nước bị vỡ).

 + Qua tiếp xúc giữa trẻ em với nhau hoặc tiếp suc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà. bị nhiễm vi rút.

 + Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm chứa vi rút.

 5. Cách phòng bệnh:

 Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

 + Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.

 + Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.

 + Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.

 + Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.

 + Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.

 

doc23 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tuyên truyền về an toàn thực phẩm phòng chống bệnh dịch mùa hè, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
-    Ruồi và bàn tay là nguồn lan truyền các mầm bệnh này.
-    Quần áo dơ bẩn và ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
-    Bệnh mắt đỏ và bệnh mắt hột có thể lây từ người này sang người khác nếu dùng chung khăn mặt.
-    Giun móc sống trong đất có thể xuyên qua da.
Những điều cần làm:
-    Tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
-    Rửa mặt hàng ngày.
-    Giặt quần áo và khăn mặt thường xuyên bằng xà phòng và phơi khô ngoài nắng.
-    Không dùng chung khăn mặt.
-    Không để trẻ bò lê dưới đất.
-    Không đi chân đất.
          4/ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH
-    Nước ô nhiễm là nguồn lây truyền các loại bệnh như: tả, lỵ, thương hàn
-    Tất cả các nguồn nước tự nhiên (nước giếng, nước mưa, nước ao hồ) đều có chứa mầm bệnh do những nguồn nước này bị ô nhiễm dưới nhiều hình thức khác nhau.
-    Giếng gần hố xí, chuồng gia súc, gia súc thả rông xung quanh sẽ bị ô nhiễm.
-    Các nguồn nước khác cũng sẽ bị ô nhiễm nếu: Ở gần hoặc thông với hệ thống mương rãnh thoát nước thải, nước từ hố xí, Vứt rác, xác gia súc bừa bãi xung quanh.
-     Giếng nước, bể chứa nước mưa hoặc dụng cụ chứa nước không có nắp đậy rất dễ bị nhiễm bẩn từ lá cây, rác, bụi
-    
Những điều cần làm:
-    Sử dụng nguồn nước sạch sẵn có cho việc nấu nướng và ăn uống.
-    Sử dụng và bảo vệ nguồn nước máy.
-    Giếng nên có thành và nắp đậy, cách xa hố xí từ 8 đến 10 m.
-    Bảo vệ nguồn nước: nước giếng, nước suối, nước hồ tránh xa nguồn phân, nước thải và rác thải.
-     Không thả rông gia súc.
-    Không sử dụng nước mưa của cơn mưa đầu tiên do nước có thể bị nhiễm bẩn từ mái nhà và máng thu nước.
-    Dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy kín, sạch và được chùi rửa thường xuyên.
-    Dụng cụ múc nước cần được bảo quản sạch sẽ, cọ rửa thường xuyên và treo lên cao.
-    Không thọc tay vào nước sạch và các dụng cụ múc nước, chứa nước.
        5/ SỬ DỤNG HỐ XÍ HỢP VỆ SINH
-    Phân người chứa nhiều mầm bệnh
-     Mầm bệnh trong phân người là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.
-     Phân người không xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm đất, nguồn nước và thức ăn.
-    Nguồn phân không được đậy kín sẽ gây mùi hôi thối và thu hút nhiều ruồi. Ruồi là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh từ phân qua thức ăn.
-     Để phòng tránh sự lây lan bệnh tật, việc quan trọng nhất là xử lý phân gia đình một cách an toàn.
 Những điều cần làm:
-    Mọi người trong gia đình đều nên đi vệ sinh trong hố xí (trừ trẻ em quá nhỏ tuổi).
-    Thu gom và đổ phân trẻ em vào hố xí.
-    Hố xí có thể được xây bằng vật liệu đơn giản , nhưng cần phải có sàn và nắp đậy kín.
-    Giữ vệ sinh hố xí sạch sẽ.
-    Không dùng phân người để bón cây trồng.
       6/  THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỢP VỆ SINH VÀ ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH.
-    Ruồi nhặng và chuột thường  sinh sống tại những đống rác thải, đặc biệt là những nơi có thức ăn thừa, rau và xác súc vật.
-    Ruồi nhặng và chuột là nguồn lây truyền bệnh.
-    Vứt rác thải và xác súc vật xuống ao, suối, hồ gây ô nhiễm nguồn nước..
 Những điều cần làm:
-    Thu gom và đổ rác thải vào thùng rác hoặc hố rác.
-     Đổ rác vào xe nếu ở khu vực có xe rác công cộng.
-    Nếu ở khu vực không có xe rác, nên đổ rác vào hố có nắp đậy rồi đốt hoặc chôn.
-    Xác súc vật nên được chôn sâu và chôn xa nguồn nước, xa nhà.
-     Diệt chuột, ruồi, nhặng xung quanh nơi ở.
BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Kính thưa: quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến, được sự nhất trí của lãnh đạo nhà trường. Trong lễ chào cờ hôm nay, tôi xin gửi đến quý thầy cô và các em những thông tin tuyên truyền về cách phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
1. Nguyên nhân của bệnh, cách lây truyền :
Bệnh SXH do virus Dengue ( Đen- gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti ( An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn.
Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.
Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
* Lưu ý : Dịch SXH thường xảy ra theo mùa, dịch bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao nhất vào tháng 7,8,9,10. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc SXH.
Vòng đời của muỗi vằn trải qua 4 giai đoạn : trứng       bọ gậy         lăng quăng             muỗi trưởng thành.
2. Biểu hiện của bệnh:
- Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức các khớp.
- Có ban đỏ, xuất huyết da, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen
3. Cách phòng chống bệnh SXH:
- Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện
- Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay đối với trẻ em, ngủ mùng kể cả ban ngày
- Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
- Thường xuyên cọ, súc rửa lu, khạp, chum vại, phi , dùng bàn chà chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.
- Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy
- Đối với các dụng cụ khác: bát kê chân chạn, lọ hoa, chậu cây cảnh thay nước ít nhất một lần trong một tuần, cho muối ăn hoặc dầu lin vào bát kê chân chạn, cọ rửa thành của vật dụng để loại bỏ trứng.
- Loại trử ổ bọ gậy bằng cách phá hủy hoặc loại bỏ những ổ nước tự nhiên hay nhân tạo trong và xung quanh nơi ở :
• Thu dọn rác ( chai, lọ, bát , lu vỡ, vở hộp nhựa, lớp xe hỏng, vỏ gáo dừa)
• Lấp các hốc cây bằng xi măng, cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn.
• Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.
·        Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”
 TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH CHÂN -TAY - MIÊNG
	Kính thưa các thầy cô giáo, cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
	Như chúng ta đã biết, bệnh  tay – chân - miệng ở nước ta hiện nay đang diễn biến phức tạp với hơn 84.0000 trường hợp mắc và 142 ca bệnh đã tử vong và con số này sẽ càng ngày tăng cao khi chưa có công tác phòng chống hiệu quả.
	Chúng ta đã hiểu biết gì về bệnh tay - chân – miệng ? Để củng cố thêm những hiểu biết của chúng ta. Hôm nay cô sẽ tuyên truyền với các em về cách phòng ngừa và xử trí bệnh tay- chân - miệng.
	1. Bệnh tay – chân – miệng là gì?
	- Tay- chân-  miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát triển thành dịch.
	- Bệnh do vi rút gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
	2. Ai có thể mắc bệnh tay – chân - miệng ?
	Bệnh tay – chân - miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.
	3. Những biểu hiện chính của bệnh tay - chân - miệng?
	- Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước.
	- Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước vỡ ra thành vết loét.
	- Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng  ban tay, lòng bàn chân
	4. Bệnh tay - chân - miệng lây truyền như thế nào?
	- Bệnh lây trực tiếp từ người sang người:
	+ Qua trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng (bóng nước bị vỡ).
	+ Qua tiếp xúc giữa trẻ em với nhau hoặc tiếp suc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà... bị nhiễm vi rút.
	+ Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm chứa vi rút.
	5. Cách phòng bệnh:
	Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
	+ Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
	+ Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
	+ Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
	+ Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.
	+ Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
	+ Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
	6. Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?
	+ Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
	+ Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp súc với trẻ khác.
	+ Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
	+ Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm.
	Trên đây là những điều cần biết về bệnh tay - chân -  miệng. Hy vọng buổi tuyên truyền hôm nay sẽ đem lại những kiến thức bổ ích và thiết thực giúp các thầy cô và các em hiểu biết và có cách phòng tránh cũng như chữa trị dịch bệnh này.
 TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Xin kính chào các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
        Như chúng ta đã biết bây giờ là cuối mùa đông và mùa xuân sắp đến, thời tiết rét và ẩm, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nhất là đối với trẻ em. Với kiểu thời tiết như vậy, chúng ta có thể rất dễ mắc bệnh. Một trong các bệnh hay gặp vào mùa đông xuân chính là bệnh sởi. Cô sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về căn bệnh sởi nhé!
        1. Nguyên nhân gây bệnh:
        Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại vi rút có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trờivirus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.
        2. Đường lây: 
        Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em chưa có miễn dịch, trẻ em từ 2 - 6 tuổi mắc bệnh nhiều. 
        3.Triệu chứng của bệnh sởi:
        a.Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.
        b. Thời kì khởi phát:
        - Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC -40oC, nhức đầu, mệt mỏi 
        - Hội chứng xuất tiết niêm mạc:
       + Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
        + Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.
        + Tiêu hoá: Nôn,chớ, đi ngoài phân lỏng.
       - Có hạt nội bang: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.
        c. Thời kì toàn phát: 
         - Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất 
tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.
        - Phát ban với đặc điểm:
        + Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bàng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
        + Thứ tự mọc ban:
        Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.
        Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
        Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.
        + Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàn khác giảm dần.
        4. Biến chứng: 
        Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
        - Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
        - Thần kinh: Viêm não sau sởi .
        - Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
        - Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.
        - Chảy mủ mắt.
        - Mờ giác mạc, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể do thiếu vitamin A.
        5. Phòng bệnh: 
        - Tiêm phòng vác xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.
        - Phát hiện sớm và cách ly trẻ bị sởi.
        Vừa rồi cô đã tuyên truyền tới các thầy cô cùng toàn thể các em học sinh triệu chứng và cách phòng bệnh sởi.
        Cô hy vọng rằng buổi tuyên truyền hôm nay sẽ đem lại cho các thầy cô cùng các em học sinh nhưng hiểu biết quý báu về bệnh sởi .
        Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô giáo và các em một sức khoẻ dồi dào và có một tuần học bổ ích.
 TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH QUAI BỊ
Các bạn thân mến!
Thời gian này trong trường ta đã có một số bạn mắc phải bệnh quai bị. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh quai bị và cách phòng bệnh nhé!
Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây nên. Bệnh dễ lan truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng và thường xảy ra vào mùa thu, mùa đông khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, và bệnh gia tăng theo mùa. Dịch bệnh thường xuất hiện ở những nơi dân cư đông đúc như trường học, chung cư 
Bệnh lây truyền như thế nào? Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với nước bọt, hoặc các chất tiết ra từ mũi họng của người bệnh.
Một người bị quai bị có khả năng lây truyền vi-rút 3 ngày trước khi có biểu hiện bệnh (trước khi tuyến nước bọt bị sưng) và khoảng 9 ngày sau khi khởi phát bệnh.
Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh đến khi khởi phát bệnh) là 12 đến 25 ngày .
Đối tượng dễ mắc bệnh quai bị: Tất cả những ai chưa từng bị quai bị lúc còn bé hoặc chưa được tiêm phòng vắc-xin ngừa quai bị đều có khả năng bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường xuất hiện bắt đầu từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 21 sau khi nhiễm trùng.
          Đối trượng dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em tuổi từ 10 đến 15 tuổi.
Các triệu chứng của bệnh: Những triệu chứng xuất hiện rất sớm ngay cả trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên. Bệnh nhân mắc bệnh quai bị sẽ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, mất vị giác, và thông thường nhất là sốt và chứng đau đầu.
Biểu hiện thường gặp :
- Dấu hiệu nhiễm trùng: Sốt cao, có thể lên đến 400C, khô miệng, nuốt đau, nhức đầu.
- Sưng to tuyến nước bọt vùng dưới hàm ở 1 bên hoặc cả 2 bên .
- Ở các trẻ vị thành niên có thể có sưng căng và đau tinh hoàn 1 bên hoặc 2 bên.
Bệnh tiến triển và tự khỏi trong vòng 10 ngày (nếu không có biến chứng).
Phòng ngừa quai bị: Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị nhưng bệnh quai bị có thể phòng ngừa được nhờ vào văcxin tiêm chủng. Thuốc tiêm chủng này có thể dùng cho bất cứ lứa tuổi nào trên 1 tuổi, liều 2 được tiêm trước tuổi dậy thì. Văcxin này an toàn, không gây sốt, khả năng bảo vệ đến 95% sau liều 1 và được bảo vệ đến 25 năm nữa sau liều 2.
Ngăn chặn dịch quai bị: Ở trường học, khi phát hiện bị mắc bệnh quai bị thì cần  nghỉ học ngay để tránh lây cho học sinh khác, không tiếp xúc với những người xung quanh, hoặc khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai.
Trong thời gian dịch phát triển các bạn nên thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày. Làm sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng có bán tại các hiệu thuốc tây. Hạn chế tiếp xúc với các bạn bị bệnh. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, Đặc biệt tại các phòng chật hẹp nơi đang có dịch. Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi hợp lý. Cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện bệnh.
	Phương pháp điều trị bệnh quai bị: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với quai bị. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng:
- Nằm nghỉ tuyệt đối (nhất là khi có biến chứng sưng tinh hoàn).
- Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol, Aspirine.
- Súc miệng nước muối
- Chúng ta ăn chế độ ăn lỏng và nhẹ, uống nhiều nước, tránh sử dụng các thức ăn, nước uống có vị chua.
- Chườm ấm hoặc chườm mát vùng góc hàm để giảm đau và giảm sưng tuyến nước bọt. Có thể dùng bài thuốc nam sau đây để bôi tại chỗ: hạt gấc đập bỏ vỏ ngoài, giã nhuyễn, ngâm với rượu trắng bôi tại vùng  má bị sưng 4 - 5 lần/ngày.
Các bạn vừa được nghe tuyên truyền về biểu hiện và phương pháp phòng bệnh quai bị, chúc các bạn mạnh khỏe và học tập đạt kết quả thật tốt các bạn nhé.
BÀI TUYÊN TRUYỀN
    PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG NHÀ TRƯỜNG
Kính Thưa: Quý thầy cô giáo cùng  các em học sinh thân mến! 
Tai nạn thương tích(TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phong, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.
 I PHÂN LOẠI : Có hai nhóm lớn là: TNTT có chủ định và TNTT không chủ định
   1 Tai nạn thương tích có chủ định: Là những TNTT gây nên do có sự chú ý,(cố ý)  của người bị TNTT hay của cả những người khác.
 Ví dụ: TNTT do tự tử, giết người,bạo lực nhóm(chiến tranh) đánh nhau.
  2. Tai nạn thương tích không chủ định:  Là những tai nạn gây nên do sự không chú ý của những người bị TNTT hay của những người khác ở trẻ rất hay gặp loại TNTT này.
  Ví dụ: TNTT do giao thông, đuối nước, ngã, ngộ độc thức ăn, cháy bỏng.II. PHÂN LOẠI TNTT THEO NGUYÊN NHÂN:
- TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, năm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên.
  - Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khối xộc vào đó là trường hợp bỏng.
  - Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạc do thiếu Ooxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
  - Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
 - Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống
 - Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải..
 - Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào,, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).
 - Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc
 - Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương
 - Bom mìn và các vật nổ: Là TNTT khi tiếp xúc với bom mìn, các vật nổ, chất phát nổ
 - Tự tử: là trường hợp tử vong do TNTT ngộ độc hoặc ngạt mà có đủ bằng chứng rằng tử vong đó do chính nạn nhân gây ra với mục đích dem lại cái chết cho chính họ. Có ý định tự tử do tự làm tổn thương bản thân nhưng chưa gây tử vong mà vẫn có đủ bằng chứng để kết luận. Một dự định tự tử có thể hoặc không dẫn đến thương tích. 
III.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:
   1- Yếu tố xã hội:
  - Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia có những đặc điểm về yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích khác nhau. Hiện nay ở các nước đang phát triển TNTT  được coi là hậu quả không thể tránh khỏi. Sự gia tăng về cơ giới hóa về giao thông, sự đô thị hóa và sự thay đổi công nghệ các nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tình trạng TNTT ở các nước này. Ở những nước kinh tế-xã hội phát triển còn thấp cũng dễ gây ra TNTT do lửa, đánh nhau.
  2. Yếu tố con người:
   - Tai nạn thương tích phụ thuộc vào các yếu tố: Giới tính, tuổi tác, nhận thức hành vi, tình trạng sức khỏe sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác..
  3. Yếu tố môi trường:
   - Môi trường và vật chất:
     + Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhà: ổ cắm, cầu dao, dao kéo, thuốc trừ sâu.
     + Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường: bàn ghế hư hỏng chưa sửa chữa kịp, ngã do chạy nhảy, đùa nghịch, thức ăn không đảm bảo ATTP.
     + Các yếu tố nguy cơ ngoài cộng đồng: Nhiều ao hồ, cơ sở hạ tầng, đường giao thông không đảm bảo
  - Môi trường phi vật chất:
     + Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ.
     + Việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra, giám sát, chưa có biện pháp rõ ràng.
     + Giáo dục về an toàn còn chưa thực hiện đầy đủ, nhận thức của mọi n

File đính kèm:

  • docBai_tuyen_truyen.doc
Giáo án liên quan