Bài thu hoạch Kết quả học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng - Năm 2016

Các chỉ tiêu quan trọng :

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%.

- Về xã hội : Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.

- Về môi trường : Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế được xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, khi triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ Nghị quyết của Đại hội trên các lĩnh vực, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Ba là, tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.

Bốn là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Năm là, thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cưòng quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sáu là, phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Kết quả học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng - Năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là nòng cốt.
Thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế. Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế,...
Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược và các nước lớn có vai trò quan trọng đối với phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất. Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc.
7- Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và cấp huyện; mở rộng đối tượng thi tuyển cán bộ quản lý.
8- Chủ trương xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở phải nghiêm túc, tự giác và có kế hoạch, biện pháp phù hợp để khắc phục, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm.
Trước hết, phải chú trọng xây dựng Đảng về chính trị. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp; không dao động trong bất cứ tình huống nào.
Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng. Tập trung thực hiện mục tiêu: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm.
Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên. Tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, tạo chuyển biến về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, nhất là tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kiện toàn tổ chức, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân,... vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng.
Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, công khai kết quả xử lý.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân. Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài. Các cấp uỷ đảng, trước hết là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, và toàn bộ hệ thống chính trị phải kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí.
Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhà nước. Tiếp tục cụ thể hoá phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Coi trọng xây dựng văn hoá trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, trong hệ thống chính trị. Đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước. Nghị quyết phải thiết thực, ngắn gọn, khả thi; phải tính đến cân đối nguồn lực và điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả; phân công rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân, thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp được ghi trong Nghị quyết.
9- Các chỉ tiêu chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII
Mục tiêu tổng quát :
Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Các chỉ tiêu quan trọng :
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%.
- Về xã hội : Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.
- Về môi trường : Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế được xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, khi triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ Nghị quyết của Đại hội trên các lĩnh vực, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Ba là, tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
Bốn là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
Năm là, thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cưòng quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sáu là, phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.
	II. XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA CÁ NHÂN	
NẾU LÀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Để Nghị quyết Đại hội XII của Đảng sớm đi vào cuộc sống, tôi đề ra một số nội dung cần thực hiện của bản thân như sau:
 	Thứ nhất: Cần coi việc học tập, triển khai Nghị quyết là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, mà trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và nhân dân tại nơi cư trú.
 	Thứ hai: Công tác học tập, quán triệt Nghị quyết phải góp phần tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; chấn chỉnh, uốn nắn những nhận thức lệch lạc; đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch.
Thứ ba: Tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện nghị quyết của chi bộ nơi công tác và nơi cư trú.
 	Thứ tư: Cùng các đồng chí đảng viên, công chức thi đua phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của đại hội chi bộ đã đề ra. Cần tiếp tục cụ thể hóa các nội dung nghị quyết, thực hiện có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công để nghị quyết đạt kết quả cao nhất.
 	Thứ năm: Tham gia cùng chi bộ thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ, công tác phòng, chông tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo quy định của Pháp luật.
	Thứ sáu: Quan tâm cùng tập thể lãnh đạo văn phòng quan tâm xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh, chăm lo đời sống, tinh thần cho cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan.
	Thứ bảy: Cùng cán bộ, công chức của cơ quan tham mưu thực hiện tốt công tác phục vụ cho thường trực HĐND, các ban và đại biểu HĐND mà trước hết là chuẩn bị tốt cho kỳ họp thứ nhất thành công tốt đẹp.
ĐỐI VỚI CÁN BỘ CẤP ỦY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP ỦY
Thứ nhất, Bản thân cùng hoặc chỉ đạo (Các cấp uỷ, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể) tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, chiến sỹ và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu sâu, nắm vững về những nội dung cơ bản, những nội dung mới của văn kiện Đại hội XII của Đảng; đồng thời, phải nâng cao tính chiến đấu, tính tư tưởng, kịp thời uốn nắn những nhận thức lệch lạc, phản bác lại những quan điểm sai trái; kiên quyết đấu tranh bác bỏ những quan điểm thù địch.
Thứ hai, trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, cùng BTV, BCH, chi uỷ chi bộ cơ quan, đơn vị xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội của cấp mình, ngành mình. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của mỗi địa phương, đơn vị phải bám sát Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và đề ra giải pháp cụ thể, thiết thực, nhất là các giải pháp mang tính đột phá, nhằm tạo chuyển biến thực sự trong từng lĩnh vực.
Chú trọng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm để tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến thực sự ngay từ những quý đầu, năm đầu của nhiệm kỳ; khắc phục tình trạng rập khuôn, sao chép, sơ lược, làm cho xong chuyện trong việc xây dựng chương trình hành động. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.
Thứ ba, cùng với triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong năm 2016. Tập trung khắc phục ngay những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là nguyên nhân chủ quan do lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện đồng bộ các giải pháp để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư có năng lực vào đầu tư tại tỉnh; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu mà Nghị quyết của Tỉnh uỷ đã đề ra cho năm 2016.
Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu, trọng tâm trước mắt là tiếp tục chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả sự cố môi trường biển vừa qua. Triển khai thực hiện ngay các quy định, hướng dẫn, các cơ chế, chính sách của Chính phủ và của tỉnh hỗ trợ ngư dân về sản xuất và đời sống nhằm giúp nhân dân vượt qua khó khăn. Tiếp tục rà soát, nắm chắc tình hình đời sống của ngư dân các xã vùng biển để có biện pháp hỗ trợ, không để xảy ra tình trạng thiếu đói do sự cố môi trường biển vừa qua.
Mặt khác, cùng tập thể cấp uỷ, lãnh đạo đơn vị tập trung làm tốt hơn nữa công tác chính trị, tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ về các chủ trương, biện pháp của Trung ương, của tỉnh về xử lý sự cố môi trường biển hiện nay để mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, của cấp uỷ, chính quyền của tỉnh và các địa phương đối với nhân dân trước sự cố môi trường biển để nhân dân yên tâm, không hoang mang dao động và không để bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xuyên tạc.
Tập trung chỉ đạo các địa phương, các ngành phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai dự án của địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân, tạo sự đồng thuận, chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn, nhất trí cao để tiếp tục triển khai Dự án. 
Tiếp tục đẩy mạnh vận động tuyên truyền, làm tốt hơn nữa công tác tư tưởng trong nhân dân để triển khai một số dự án đã có chủ trương đầu tư. Tích cực đẩy mạnh các hoạt động du lịch, dịch vụ, tập trung các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, kích cầu du lịch sau ảnh hưởng của sự cố môi trường biển. Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, du lịch gắn với bảo đảm môi trường, an ninh trật tự ở các khu du lịch, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành du lịch.
Quan tâm đẩy mạnh và thực hiện tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh cải cách tư pháp, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, trách nhiệm trong giải quyết công việc của chính quyền các cấp. Tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thứ tư, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp sau bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021 bảo đảm đúng quy định của pháp luật; thực hiện tốt chủ đề năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là “Tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương, biến lời nói thành hành động” nhằm chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân, phấn đấu vì sự phát triển của tỉnh, quyết tâm không để tỉnh ta rơi vào vòng xoáy của sự tụt hậu.
Hơn lúc nào hết, mỗi một cán bộ, đảng viên hãy phát huy cao độ lòng yêu quê hương, ra sức đổi mới, năng động, sáng tạo nhằm phấn đấu vì mục tiêu cao cả, xây dựng .. ngày càng phát triển nhanh và bền vững như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra.
ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG HỌC
1. Tăng cường nâng cao nhận thức về nội dung cơ bản của nghị quyết XII của Đảng, tập trung làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong lành mạnh cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên.
- Làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Cán bộ, giáo viên cần nhận thức được rằng: cấp tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục, giúp cho học sinh hình thành được nhân cách bước đầu rất cơ bản để các em có điều kiện rèn luyện học tập và phát triển các cấp học tiếp theo.
- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị, coi trọng công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập thể để thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết (đoàn kết là nguyên nhân của mọi thắng lợi).
- Coi trọng công tác thi đua, công tác động viên tuyên truyền, mạnh dạn đặt niềm tin vào giáo viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ. Xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, nêu rõ được trách nhiệm của mỗi bên để cùng phối hợp giáo dục.
- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa giáo viên chủ nhiệm với lãnh đạo Đảng, chính q

File đính kèm:

  • docBai_thu_hoach_Nghi_quyet_DH_Dang_XII_62016_tham_khao.doc
Giáo án liên quan