Bài thu hoạch - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với Nhân dân, đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Chung
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Người coi Nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh. Người viết :"Trong bầu trời không có gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân"."Cách mệng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người".
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với Nhân dân có nguồn gốc từ truyền thống dân tộc, từ những tình cảm tự nhiện, triết lý nhân sinh, phép ứng xử và tư duy chính trị của dân tộc Việt Nam, từ những quan niệm :"trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức","tướng sĩ một lòng phụ tử","khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc","chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân:. Năm 1955, Người viết: " với sự đoàn kết nhất trí của tất cả những người xứng đáng là con Lạc cháu Hồng- Mặt trận nhất định sẽ thành công trong việc đánh tan âm mưu Mỹ và bè lũ tay sai của chúng và thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước Việt Nam yêu quý của của chúng ta".
ĐẢNG BỘ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN CHI BỘ TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP TỈNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Điện biên phủ, ngày 5 tháng 5 năm 2016 BÀI THU HOẠCH Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với Nhân dân, đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Năm học 2015-2016 Họ và tên: Nguyễn Văn Chung Ngày sinh: 27/12/1972 Chức vụ: Tổ trưởng tổ Điện - Xe Máy Hiện đang sinh hoạt tại Chi bộ: Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Điện biên Đảng bộ: Sở Giáo dục và Đào tạo Điện biên Đơn vị công tác:Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Điện biên 1. Qua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm học 2015-2016 với chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với Nhân dân, đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, nhận thức của bản thân về chuyên đề như sau: a. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm. Trước tiên, nói về nội dung Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm. Đầu tiên nói về trung thực. theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc. Luôn luôn thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính. Tính trung thực giúp bản thân được mọi người tin cậy. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kỳ việc gì. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắn của cá nhân tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trung thực luôn luôn gắn liền với trách nhiệm. Nói về quan hệ giữa trung thực và trách nhiệm, theo tư tưởng của Bác là nói đi đôi với làm. Đó là nguyên tắc thực hành đạo đức, cụ thể giữa lý luận và thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người. Nói và làm phải đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không được vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai. Trung thực, trách nhiệm cũng có nghĩa là kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, tích cực sửa chũa hạn chế, khuyết điểm. b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Người coi Nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh. Người viết :"Trong bầu trời không có gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân"."Cách mệng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người". Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với Nhân dân có nguồn gốc từ truyền thống dân tộc, từ những tình cảm tự nhiện, triết lý nhân sinh, phép ứng xử và tư duy chính trị của dân tộc Việt Nam, từ những quan niệm :"trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức","tướng sĩ một lòng phụ tử","khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc","chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân:. Năm 1955, Người viết: "với sự đoàn kết nhất trí của tất cả những người xứng đáng là con Lạc cháu Hồng- Mặt trận nhất định sẽ thành công trong việc đánh tan âm mưu Mỹ và bè lũ tay sai của chúng và thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước Việt Nam yêu quý của của chúng ta". Để thật sự gắn bó với dân, Người yêu cầu mỗi cán bộ, Đảng viên, công chức phải:" Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước, tận hiếu với dân.Mọi việc thành hay bại, chủ yếu là cán bộ có thắm nhuần đạo đức cách mạng hay là không; Cán bộ của Đảng, Nhà nước "cần phải xung phong, gương mẫu trong sản xuất và công tác, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính"; Với mỗi Đảng viên "bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và Nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi Đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người Đảng viên cũng phải đặt lợi ich1 của Đảng là trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng"; "Cán bộĐảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân. Phải yêu kính Nhân dân, phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyết đối không được lên mặt "quan liêu","hách dịch", "cửa quyền". Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi, nước mắt của Nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải đền ơn xứng đáng cho Nhân dân. c. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Ở Bác, tấm gương suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, quan tâm lãnh đạo, rèn luyện Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là một minh chứng hùng hồn. Trong quá trình chuẩn bị các điều kiện thảnh lập Đảng, Hô Chí Minh không chỉ quan tâm đến việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đặc biệt quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng về đạo đức, tư cách người cách mạng. Trong 23 điểm nêu trong cuốn Đường cách mệnh, từ năm 1927, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những phẩm chất đạo đức cần có đối với người cách mạng, như: Cần kiệm; Hòa mà không tư; Cả quyết sửa lỗi mình; Cẩn thận mà không nhút nhát; Nhẫn nại (chịu khó); Vị công vong tư; Không hiếu danh, không kiệu ngạo; Nói thì phải làm; Hy sinh; Ít lòng tham muốn về vật chất; Khoan thứ; Có lòng bày vẽ cho người; Quyết đoán; Dũng cảm.. Tiếp tục quán triệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây phải đi đôi với chống, phải tự tu dưỡng rèn luyện đạo đức suốt đời; quyết tâm học tập theo phong cách Hồ Chí Minh, bản thân tôi đã nhận thức được và đăng ký thực hiện các nội dung như sau: - Về nêu cao tính trung thực, trách nhiệm: Chủ động với công việc được giao, tự giác nghiên cứu học tập để làm việc. Dạy đúng, đủ phân phối chương trình quy định không cắt xén. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời về tình hình học sinh, về những hiện tượng bất thường trong quá trình giảng dạy và trong công việc của tổ chuyên môn, đảm bảo lợi ích của người học. Không để cấp trên nhắc nhở, phê bình. Kết quả: + Chuyên môn: Xếp loại giỏi + Hồ sơ chuyên môn: Tốt + Tổng số HS giảng dạy: 106 chia ra - Giỏi: 70 chiếm tỷ lệ 66.03% - Khá: 35 chiếm tỷ lệ 33.02% - Trung bình: 1 chiếm tỷ lệ 0.95% - Yếu: 0 chiếm tỷ lệ 0% - Về gắn bó với nhân dân: Nhiệt tình có trách nhiệm trong mọi công việc giảng dạy và công việc của tổ chuyên môn, xây dựng tập thể tổ, vững mạnh, đoàn kết; Thực hiện siêng năng chăm chỉ nghiên cứu học tập; không lãng phí thời gian, không xa hoa, không tham lam; sống trung thực, khiêm tốn, tận tụy giúp đỡ mọi người; không kèn cựa, không so bì đố kỵ, không nói xấu người khác. - Về đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh: Thực hành dân chủ, đoàn kết; thực hiện tốt các công việc của tổ và của cá nhân đã đề ra, không để dở dang; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đồng chí giáo viên trong tổ thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hành động theo phương châm “Đã nói là làm”. NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH Nguyễn Văn Chung
File đính kèm:
- bai_thu_hoach_hoc_tap_va_lam_theo_tam_guong_dao_duc_HCM.doc