Bài thu hoạch học tập, quán triệt Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần Thứ XII của Đảng - Năm 2016 - Bùi Xuân Yên

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đã đưa ra sáu nhiệm vụ trọng tâm sau :

1/. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

2/. Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

3/. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.

4/. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

5/. Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch học tập, quán triệt Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần Thứ XII của Đảng - Năm 2016 - Bùi Xuân Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐẢNG BỘ XÃ QUẢNG HỢP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 CHI BỘ TRƯỜNG TIỂU HỌC
 Quảng Hợp, ngày 02 tháng 6 năm 2016
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT
NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG
 ---------------------------------- 
 Họ và tên: BÙI XUÂN YÊN
 Chức vụ: Bí thư Chi bộ trường Tiểu học
Qua đợt học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng do Đảng bộ tổ chức và qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, tôi đã nhận thức được những nội dung cơ bản và sâu sắc:
 I. Những nội dung cơ bản và sâu sắc:
1.1. Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và nhìn lại 30 năm đổi mới
 Trong 5 năm(2011-2015), tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những thời
cơ, thuận lợi nhưng cũng có nhiều diễn biến phức tạp như: khủng hoảng chính trị ở nhiều nước, diễn biến trên biển đông rất phức tạp, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên kinh tế thế giới phục hồi chậm, các nước lớn trong khu vực cạnh tranh ngày càng quyết liệt về nhiều mặt. lạm phát tăng cao, thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề, nhu cầu của xã hội ngày càng cao,...song toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đạt được những thành quả quan trọng, bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã nêu:
 Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Thành tựu và những kinh nghiệm bài học đúc kết từ thực tiễn đã tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn.
 2.1. Mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 - 2020
 2.1.1. Mục tiêu tổng quát :
Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
 2.2.2. Các chỉ tiêu quan trọng :
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%.
- Về xã hội : Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.
- Về môi trường : Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế được xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.
 2.2.3. Các nhiệm vụ trọng tâm :
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đã đưa ra sáu nhiệm vụ trọng tâm sau :
1/. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
2/.  Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
3/. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
4/. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
5/. Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
6/. Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.
 II. Những vấn đề mới:
 Về nội dung, nhìn tổng quát thì Nghị quyết Đại hội XII kế thừa và tiếp tục khẳng định những tư tưởng cơ bản mà Đảng ta đã xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nghị quyết Đại hội XI và các Nghị quyết của Đảng ta trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
 Nghị quyết Đại hội XII nhận định “tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt”. Nước ta đã tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nên sẽ “hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Thời cơ, vận hội phát triển mở ra rộng lớn”. 
 Đây là những điểm mới (so với Nghị quyết Đại hội XI) khi nhận định về tình hình những năm tới.
 Từ đó, Nghị quyết Đại hội XII xác định mục tiêu tổng quát: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ XHCN. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.
 So với Nghị quyết Đại hội XI, mục tiêu tổng quát trong Nghị quyết Đại hội XII bổ sung, nhấn mạnh các thành tố, nhiệm vụ: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, “Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”, “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững 
Điểm mới nữa là Nghị quyết Đại hội XII tuy vẫn kiên trì mục tiêu “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, nhưng không xác định mốc thời gian “đến năm 2020” như Nghị quyết Đại hội XI xác định.
 Nghị quyết Đại hội XII cũng đề ra các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được trong nhiệm kỳ như NQ các đại hội trước. Đáng chú ý là các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm tới đạt 6,5 đến 7%/năm (Nghị quyết Đại hội XI là từ 7,0-7,5%/năm); đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 USD (Nghị quyết Đại hội XI: Đến năm 2015 đạt 2.000 USD).
 Về nhiệm vụ, Nghị quyết Đại hội XII yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo cáo Chính trị và Báo cáo KT-XH, trong đó cần tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm (Nghị quyết Đại hội XI có 7 nhiệm vụ trọng tâm). So với Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết Đại hội XII nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm: Trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cần “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”; “Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Trong phát triển KTXH: “Cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công”. Trong đảm bảo QP-AN và đối ngoại: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
 III. Liên hệ với thực tiễn ở Trường Tiểu học:
Các nghị quyết của Đảng về giáo dục, đào tạo được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đạt được những thành quả nhất định. 
Mạng lưới trường lớp đảm bảo thuận lợi cho học sinh đi học(có 4 điểm trường); 
Chất lượng giáo dục toàn diện được ổn định và có tiến bộ. Trong 5 năm 2011-2015 Trường TH đã đạt được: 
- Phổ cập GDTHĐĐT-XMC: đạt mức độ 3; Chất lượng lên lớp hàng năm từ 99% - 99,3%; Học sinh được khen thưởng: 90- 99,5% 
 - Giữ vững trường Chuẩn quốc gia mức độ 1; Đạt Tập thể LĐXS; Lá cờ đầu cấp tiểu học của tỉnh;
- Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cơ bản được cải thiện và có bước hiện đại hóa. 
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có đủ về số lượng và trình độ đào tạo trên chuẩn ngày càng cao. Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến và đổi mới rõ nét.
- Chủ trương đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. 
- Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. 
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đảm bảo dạy học và các hoạt động giáo dục.
- Phong quang trường học từng bước được tôn tạo đạt chuẩn Xanh-sạch-đep và an toàn;
Tuy nhiên, vẫn còn những khuyết điểm và hạn chế: 
 Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn có những mặt hạn chế như: chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng học tập. Phương pháp giáo dục chưa thực sự đổi mới. Công tác quản lý có mặt còn yếu kém. Một bộ phận đội ngũ nhà giáo chậm đổi mới. Đầu tư cho giáo dục còn hạn chế( Ở 3 điểm trường lẻ còn thiếu phòng học, phòng chức năng). Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Quan tâm của cộng đồng, của một bộ phận phụ huynh đến học sinh còn hạn chế, đang "khoán trắng" việc giáo dục học sinh cho nhà trường. 
IV. Đề xuất, kiến nghị những giải pháp có hiệu quả để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong thời gian tới:
1. Phương hướng nhiệm vụ về Giáo dục - Đào tạo mà Đại hội XII của Đảng đề ra: 
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động.
Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Tập trung:
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. 
- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập 
- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. 
- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. 
- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. 
 2. Để thực hiện tốt Phương hướng nhiệm vụ về Giáo dục - Đào tạo mà Đại hội XII của Đảng đề ra, tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản như sau:
 - Trước hết phải làm cho mọi người nhận thức sâu sắc được tính cách mạng và khoa học của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Đổi mới căn bản được hiểu là đổi mới những vấn đề cốt lõi nhất để làm thay đổi và nâng cao về chất của hệ thống giáo dục, nhằm đáp ứng với đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn mới, đó là:
 Đổi mới tư duy, nhận thức, triết lý về giáo dục, về sứ mạng của giáo dục; Đổi mới quan điểm phát triển giáo dục; Đổi mới mục tiêu giáo dục; Đổi mới và lành mạnh hóa môi trường giáo dục; Đổi mới nội dung và phương thức giáo dục; Đổi mới cơ chế phát triển giáo dục; Đổi mới động lực - nguồn lực phát triển giáo dục; Đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình đổi mới giáo dục.
 Đổi mới toàn diện nền giáo dục được hiểu là đổi mới về tất cả các mặt, các yếu tố cấu thành hệ thống giáo dục và các quá trình giáo dục như: Đổi mới và hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc gia; Đổi mới ở tất cả các cấp, bậc học, các hình thức giáo dục, đào tạo; Đổi mới đồng bộ về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục, đào tạo; Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; Đổi mới và nâng cao chế độ đãi ngộ - tôn vinh gắn liền với nâng cao chế độ trách nhiệm xã hội của các nhà giáo; Đổi mới và nâng cao cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở giáo dục, đào tạo; Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và xây dựng xã hội học tập.....
Phải xác định nhiệm vụ cụ thể của : Nhà trường, gia đình và xã hội trong quá
trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục;
Với nhà trường, cần tập trung:
 + Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; coi trọng quản lý chất lượng. 
+ Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. 
+ Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của nhà trường phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Với địa phương:
+ Huy động mọi nguồn lực để tu sửa và xây dựng CSVC trường học đáp ứng với 
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; trước mắt là xây dựng đủ phòng học, phòng chức năng ở 3 điểm trường lẻ đảm bảo 100% học sinh được học 2 buổi/ngày và được học Tin học để tránh tụt hậu và tụt chuẩn của trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn mới.
 + Các tổ chức, đoàn thể xã hội trong địa phương thường xuyên phối kết hợp nhà trường và gia đình trong quá trình giáo dục học sinh; vận động hội viên, đoàn viên tham gia tích cực xã hội hóa giáo dục.
 - Với phụ huynh học sinh: Phải xác định được nhiệm vụ của mình trong việc hối kết hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, giúp đỡ học sinh về mọi mặt;tích cực tham gia phong trào xã hội hóa giáo dục.
 Trên đây là một số nội dung cơ bản mà cá nhân đã nhận thức được sau đợt học tập Nghi quyết Đại hội XII của Đảng.
 Người viết
 Bùi Xuân Yên

File đính kèm:

  • docBai_thu_hoach_hoc_tap_NG_Dai_hoi_XII.doc