Bài thu hoạch Bồi dưỡng thương xuyên - Module 16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học - Nguyễn Văn Thắng

• Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng và cách tiến hành KT khăn trải bàn.

- Mục đích:

 + Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS.

 + Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.

 + Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS và HS.

- Tác dụng:

 + HS học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp chiến lược khác nhau.

 + Rèn cho HS các KNS (KN tư duy phê phán, KN ra quyết định và giải quyết vấn đề, KN hợp tác, KN giao tiếp).

+ Tạo cơ hội cho học sinh tập phân hóa.

+ Giúp phát triển các mối quan hệ giữa HS – HS dựa trên sự tôn trọng, học hỏi, chia sẽ.

+ Giúp HS quản lí được ý thức và kết quả làm việc của mỗi HS.

- Cách tiến hành:

+ HS được chia nhóm: Mỗi nhóm có một tờ giấy A0 đặt chính giữa như một chiếc khăn.

+ Chia giấy A0 thành các phần tương ứng với số thành viên trong nhóm.

+ Mỗi thành viên suy nghĩ, viết ý tưởng vào phần canh giấy.

 + Thảo luận nhóm tìm ra ý tưởng chung viết vào chính giữa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thương xuyên - Module 16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học - Nguyễn Văn Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ ĐUN 16: MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC
*Nội dung 1: Khái niệm kĩ thuật dạy học tích cực.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm KTDH.
	KTDH là những biện pháp cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm KTDH tích cực.
	KTDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các KTDH có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của HS.
VD: KT động não, KT khăn trải bàn, KT hỏi và trả lời.
*Nội dung 2: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích đặt câu hỏi.
	Trong quá trình dạy học, GV thường đặt câu hỏi khi sử dụng phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận để kiểm tra việc nắm kiến thức, kĩ năng của HS. Để dẫn dắt, hướng dẫn HS tìm tòi, khám phá, lĩnh hội KT, kĩ năng mới và cũng có lúc giúp các em củng cố hệ thống lại KT, kĩ năng đã học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu KT đặt câu hỏi theo các cấp độ nhận thức.
	Các cấp độ:	
Biết: Giúp HS ôn lại những gì đã biết, đã trải qua.
Hiểu: Giúp HS nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học, biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện trong bài...
Vận dụng: Giúp HS hiểu nội dung KT.
Phân tích: Giúp HS suy nghĩ tìm ra các mối liên hệ giữa các hiện tượng, sự kiện,.. nhằm giúp phát triển tư duy loogic.
Tổng hợp: Kích thích sự sáng tạo của HS, hướng định giá trị của HS.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Câu hỏi đóng là câu hỏi chỉ yêu cầu trả lời có hoặc không, đúng hoặc sai, đã hoặc chưa hoặc câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất.
VD: Em có hiểu bài không?
Câu hỏi mở là câu hỏi có nhiều đáp án và khuyến khích HS tư duy, suy nghĩ sáng tạo.
VD: Nếu em là Hưng, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao?
Hoạt động 4: Tìm hiểu các yêu cầu khi đặt câu hỏi.
Câu hỏi phải cụ thể ngắn gọn.
Câu hỏi phải rõ ý muốn hỏi.
Câu hỏi phải mang tính khách quan, không áp đặt.
Câu hỏi phải phù hợp với chủ đề.
Câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm, trình độ của HS.
Câu hỏi phải phù hợp với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, với văn hóa địa phương.
Câu hỏi phải kích thích HS suy nghĩ, tư duy.
Câu hỏi phải tạo hứng thú cho HS.
Không hỏi nhiều câu trong cùng một thời gian..
Câu hỏi phải được sắp xếp hợp lí, lôgic.
Hoạt động 5: Thực hành KT dặt câu hỏi. Tham khảo TL trang 48 đến 50.
*Nội dung 3: Kĩ thuật khăn trải bàn.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng và cách tiến hành KT khăn trải bàn.
Mục đích:
 + Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS.
 + Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
 + Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS và HS.
Tác dụng:
 + HS học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp chiến lược khác nhau.
 + Rèn cho HS các KNS (KN tư duy phê phán, KN ra quyết định và giải quyết vấn đề, KN hợp tác, KN giao tiếp).
+ Tạo cơ hội cho học sinh tập phân hóa.
+ Giúp phát triển các mối quan hệ giữa HS – HS dựa trên sự tôn trọng, học hỏi, chia sẽ.
+ Giúp HS quản lí được ý thức và kết quả làm việc của mỗi HS.
Cách tiến hành:
+ HS được chia nhóm: Mỗi nhóm có một tờ giấy A0 đặt chính giữa như một chiếc khăn.
+ Chia giấy A0 thành các phần tương ứng với số thành viên trong nhóm.
+ Mỗi thành viên suy nghĩ, viết ý tưởng vào phần canh giấy.
 + Thảo luận nhóm tìm ra ý tưởng chung viết vào chính giữa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu SP khi sử dụng KT khăn trải bàn.
Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi mở.
Mỗi nhóm từ 4 – 6 HS.
Nếu nhóm quá đông thì phát phiếu nhỏ đính xung quanh.
Ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quanh.
Hoạt động 3: Thực hành KT khăn trải bàn.
*Nội dung 4: Kĩ thuật mảnh ghép.
Hoạt động 1: Mục tiêu, tác dụng, cách tiến hành.
Mục tiêu:
+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
+ Kích thích sự tham gia tích cực của HS.
+ Nâng cao vai trò của cá nhân trong hợp tác.
+ Phát triển KNS cho HS.
Tác dụng:
+ Giúp HS hiểu rõ kiến thức.
+ HS có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân.
+ HS được phát triển nhiều KNS.
+ Tăng cường hiệu quả học tập.
Cách tiến hành: (đọc TL / 58).
+ Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu.
+ Giai đoạn 1: Nhóm mảnh ghép.
Hoạt động 2: Các yêu cầu sư phạm.
Nhiệm vụ của các “Nhóm chuyên sâu” phải liên quan gắn kết.
Nhóm chuyên sâu làm việc GV cần quan sát, hỗ trợ.
Thành lập “Nhóm mảnh ghép” : Phải có đủ thành viên của nhóm chuyên sâu (GV quan sát, hỗ trợ).
Nhiệm vụ của nhóm mảnh ghép phải mang tính khái quát, tổng hợp các nội dung KT.
Hoạt động 3:
*Nội dung 5: Kĩ thuật KWL
Hoạt động 1: Mục tiêu, tác dụng, cách tiến hành.
Mục tiêu:
+ Rèn cho HS kĩ năng thu nhập, quản lí thông tin và điều chỉnh quá trình học tập của mình.
+ Tăng cường tính độc lập.
+ Phát triển mô hình có sự tương tác HS – HS.
Tác dụng:
+ Xác định trình độ, KTKN có liên quan để nhận thức được sự tiến bộ của bản thân.
+ Nắm bắt được các thông tin và biết cách tự học.
+ Tăng cường các mối quan hệ: Sự hợp tác, chia sẽ.
+ Đánh giá kết quả học tập của HS.
Cách tiến hành:
+ GV giới thiệu bài học và mục tiêu.
+ Phát phiếu học tập KWL cho HS.
+ Hướng dẫn HS cách điền thông tin vào phiếu.
+ Yêu cầu HS ghi KT – KN đã biết vào phiếu.
+ Tiếp tục ghi KT – KN muốn được biết, được học.
+ Sau khi học xong bài, HS ghi những điều đã biết vào cột L và đối chiếu với hai cột còn lại.
Hoạt động 2: Yêu cầu SP.
HS ghi điều đã biết vào cột K.
Đưa câu hỏi gợi ý (nếu cần).
Sử dụng sơ đồ KWL để hướng dẫn HS.
Hoạt động 3:
*Nội dung 6: Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
Hoạt động 1: Ghi phiếu sơ đồ tư duy.
Mục tiêu:
+ Giúp phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp.
+ Giúp HS hiểu bài, nhớ sâu.
Tác dụng:
+ Giúp HS hệ thống hóa KT, tìm ra mối liên hệ giữa các KT.
+ Giúp HS hiểu bài, nhớ lâu.
+ Phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích, tổng hợp.
+ Mang lại hiệu quả dạy học cao.
Hoạt động 2: Cách lập sơ đồ.
Tham khảo TL trang 68.
Hoạt động 3: Yêu cầu SP.	
Các nhánh chính cần tô đậm.
Từ, cum từ / hình ảnh nên sử dụng màu sắc khác nhau.
Dùng đường cong thay đường thẳng.
Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh / cụm từ trung tâm.
*Nội dung 7: Kĩ thuật hỏi và trả lời.
Hoạt động 1: Mục tiêu, tác dụng, cách tiến hành.
Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức.
Tác dụng:
+ HS củng cố, khắc sâu kiến thức.
+ Phát triển KN đặt câu hỏi trình bày, diễn đạt, KN phản ứng nhanh.
+ Tạo hứng thú học tập.
+ GV biết được kết quả học tập, mức độ nắm KT – KN của HS.
Cách tiến hành:
+ GV giới thiệu chủ đề.
+ GV (hoặc HS) đặt 1 câu hỏi về chủ đề và yêu cầu HS khác trả lời.
+ HS trả lời xong được đặt câu hỏi khác cho HS khác trả lời.
+ Cứ như vậy cho đến khi GV yêu cầu dừng hoạt động này.
Hoạt động 2: Yêu cầu SP.
Chủ đề có nội dung phong phú.
Gợi ý cho HS đặt câu hỏi theo chủ đề.
Tạo cơ hội cho tất cả HS trong lớp đều được hỏi và trả lời.
Sử dụng cho tiết ôn tập, kiểm tra bài cũ, củng cố bài.
*Nội dung 8: Kĩ thuật trình bày 1 phút.
Hoạt động 1: Mục tiêu, tác dụng, cách tiến hành.
Mục tiêu:
+ HS có cơ hội tổng kết KT đã học, đặt câu hỏi về điều còn băn khoăn.
Tác dụng:
+ Củng cố quá trình học tập của HS.
+ Giúp GV thấy được HS đã hiểu vấn đề như thế nào?
Tiến hành:
+ Cuối (hoặc giữa tiết học) Gv yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
. Điều quan trọng nhất hôm nay em học được là gì?
. Vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp.
. Những thắc mắc, băn khoăn em muốn hỏi là gì?
+ HS suy nghĩ, viết ra giấy.
+ HS trình bày trước lớp (tối đa 1 phút).
Hoạt động 2: Yêu cầu sản phẩm.	
Đánh giá thời gian phù hợp cho HS chuẩn bị trình bày.
Động viên , khuyến khích HS tham gia.
Lắng nghe không tỏ thái độ chê bai HS.
Động viên HS khác lắng nghe, TLCH bạn đưa ra.
Cuối cùng GV giải đáp thắc mắc, câu hỏi của HS.

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_module_16_mot_so_ki_thu.doc
Giáo án liên quan