Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 15+16 - Năm học 2015-2016 - Cao Dương Huyền Trung

 * Chuyên đề 5: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

 Nội dung bồi dưỡng cụ thể là:

 - Mục tiêu, nội dung, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống ( GD KNS) cho HS Tiểu học.

 + Mục tiêu, nguyên tắc GD KNS cho HS Tiểu học.

 + Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh Tiểu học.

 - Phương pháp GD KNS trong dạy học chương trình môn TNXH lớp 1, 2, 3 và KH 4, 5.

 + Sử dụng PP thực hành.

 + Sử dụng PP đóng vai.

 + Sử dụng PP trò chơi.

 + Sử dụng PP điều tra.

 + Sử dụng PP kể chuyện.

 - Giáo dục học sinh Tiểu học phòng tránh tai nạn.

 + Phòng tránh tai nạn thường gặp ở nhà, ở trường.

 + Phòng tránh tai nạn giao thông.

 + Phòng tránh thiên tai.

 + Bài tập thực hành.

 - Giáo dục HS Tiểu học phòng tránh bệnh tật.

 + Phòng tránh bệnh liên quan đến cơ quan phân tích.

 + Phòng tránh bệnh liên quan đến cơ quan vận động, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh.

 + Phòng tránh bệnh truyền nhiễm.

 - Giáo dục HS Tiểu học phòng tránh tệ nạn xã hội.

 + Phòng tránh ma túy, bia, rượu, thuốc lá.

 + Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.

 - Giáo dục học sinh Tiểu học bảo vệ môi trường.

 + Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

 + Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.

 

doc14 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 15+16 - Năm học 2015-2016 - Cao Dương Huyền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giảng dạy.
 Nội dung bồi dưỡng cụ thể là:
 - Cách sử dụng dịch vụ gửi và nhận thư điện tử qua gmail bao gồm nhiều vấn đề như : cách đăng ký, cách tạo tài khoản miễn phí, cách truy cập gmail, cách xóa thư, cách quản lý thư, cách sử dụng các tiện ích,.Tìm kiếm, sắp xếp thư, Google talk, Web free, cách gửi các file mà Gmail không cho gửi kèm.
 - Cách thiết kế đồng hồ đếm trên PowerPoint.
 + Ý tưởng thiết kế.
 + Thực hành thiết kế.
 - Cách chèn công thức toán học vào văn bản Word
 + Chèn công thức toán học có sẵn trên Word mà không sử dụng Phần mềm.
 + Sử dụng phần mềm Math Type để chèn các công thức toán học.
 II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
 1/. Nội dung 1:
 * Chuyên đề 1: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015-2016 cấp tiểu học huyện Tịnh Biên. 
 Bản thân nắm được các nhiệm vụ trọng tâm sau:
 + Thực hiện tốt Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 + Thực hiện tốt phong trào thi đua hai tốt nhằm củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục lớp mình phụ trách nói riêng, của đơn vị nói chung. 
 + Thực hiện tối đa chỉ tiêu huy động học sinh bỏ học năm học trước, học sinh ở lại lớp trở lại trường. Huy động 100% học sinh trong độ tuổi lớp 5 ra lớp.
 + Tỉ lệ đi học đúng độ tuổi trên 90%.
 + Tỉ lệ bỏ học: / 
 + Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt: 100%.
 + Dạy và học tốt góp phần duy trì tỉ lệ đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi ở cấp huyện nói chung, xã An Nông nói riêng.
 + Đổi mới công tác lập kế hoạch dạy học năm, tháng, tuần ở lớp chủ nhiệm. 
 + Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới phương pháp dạy học
 + Thực hiện 4 tiết phương pháp “ Bàn tay nặn bột” ở môn Khoa học
 + Không tổ chức khảo sát học sinh ở thời điểm đầu năm học để tránh gây nặng nề, áp lực đối với học sinh. 
 + Thực hiện “Sinh hoạt chuyên môn lấy HS làm trung tâm” ở tổ.
 + Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với tổ viên của tổ.
 + Tiếp tục thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/BGDĐT.
 + Thực hiện tốt Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 về công tác bồi dưỡng giáo viên theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học; Kế hoạch của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học năm học 2015 - 2016. 
 + Thực hiện tốt kế hoạch thời gian cấp Tiểu học, năm học 2015 – 2016.
 + Thực hiện dạy học đúng chương trình theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
 * Chuyên đề 2: Thông tư 30/2014/BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD-ĐT về việc đánh giá học sinh tiểu học.
 Với tinh thần trên, trong quá trình giảng dạy vừa qua, tôi đã thực hiện đánh giá HS thường xuyên dựa trên 3 nội dung:
 + Hoạt động học tập: đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
 + Năng lực: đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh như: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề
 + Phẩm chất: đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh như: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.
 * Về phương pháp đánh giá: 
 - Bản thân bước đầu đã thực hiện được việc đánh giá “bằng lời” hầu hết học sinh trong lớp, trong từng tiết dạy, và tổ chức cho học sinh biết tự đánh giá, tham gia đánh giá trong quá trình học tập trên lớp. Sau đó, tôi đã thực hiện việc ghi lời nhận xét thường xuyên, tôi ghi vào vở; đặc biệt quan tâm nhận xét các HS chưa đạt và trong lời nhận xét ấy, tôi đã ghi rõ những cái được, chưa được của HS, đưa ra lời tư vấn, giải pháp để các em khắc phục hạn chế đó; các em tiến bộ, có lời khen, động viên kịp thời...
 - Sau hai năm thực hiện thông tư mới: tôi đã thực hiện việc đánh giá thường xuyên HS (miệng hoặc viết) trong tiết dạy hoặc trong vở HS. Các em rất thích. Không những thế, tôi còn hướng dẫn các em biết tự đánh giá, tham gia đánh giá trong quá trình học tập trên lớp. 
 - Trong quá trình nhận xét, tôi đã tích cực và chọn lựa lời nhận xét phù hợp với đối tượng học sinh, ghi rõ những cái được, chưa được của học sinh, đưa ra lời tư vấn, giải pháp để học sinh khắc phục hạn chế đó, cũng như thực hiện đánh giá “viết” vào vở HS và sổ Theo dõi chất lượng giáo dục.
 - Ngoài ra, tôi còn thu thập kết quả đánh giá của Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn 
 + Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá.
 Thông tư với nhiều thay đổi, nhưng thay đổi gây dư luận trái chiều nhất với học sinh, phụ huynh, cộng đồng là thay đổi không còn dùng điểm số trong các lần kiểm tra thường xuyên, giảm điểm số trong đánh giá định kì; đối với giáo viên là việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện thì vấn đề đang được thấm nhuần, chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và đi vào tiễn.
 2/. Nội dung 2:
 * Chuyên đề 3. Dạy học tích hợp trong môn Tiếng việt ở tiểu học.
 Bản thân đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản sau:
 - Nắm được những tri thức khái quát, cơ bản về tích hợp, dạy học tích hợp ( các dạng thức, nguyên tắc, nội dung, phương pháp tích hợp ).
 - Nắm được những định hướng và phát triển kĩ năng tổ chức dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt.
 - Bồi dưỡng và nâng cao tình yêu tiếng Việt của bản thân; có ý thức khám phá và chuyển giao kĩ năng tích hợp trong thực hành Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
 - Bản thân có năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
 - Có kĩ năng vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp, xử lí tốt các tình huống trong giờ Tiếng Việt.
 * Chuyên đề 4. Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bộ vào dạy học môn Toán ở tiểu học.
 Bản thân đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản sau:
 - Hiểu và chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột, từ đó đưa ra được các giải pháp để thực hiện trong thực tiễn ở đơn vị.
 - Nắm được tiến trình dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột gồm các bước:
 + Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
 + Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
 + Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực hành.
 + Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu.
 + Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
 - Nắm được một số kĩ thuật dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột.
 - Có kĩ năng xây dựng kế hoạch dạy học một số bài của môn Toán theo phương pháp Bàn tay nặn bột ở Tiểu học.
 - Có kĩ năng giảng dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột ở môn Toán.
 - Nắm được quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thực hành theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tiểu học.
 * Chuyên đề 5. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
 Bản thân đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản sau:
 - Thấy được thực trạng giáo dục kĩ năng sống; xác định được mục tiêu và các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh tiểu học.
 - Điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá được thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. 
 - Biết được cách sử dụng một số phương pháp (thực hành, đóng vai, trò chơi học tập, điều tra, kể chuyện) trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
 - Xác định được phương pháp dạy học hợp lí cho từng nội dung cụ thể trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 và Khoa học lớp 4, 5.
 - Biết được nội dung giáo dục học sinh phòng tránh tai nạn thường gặp ở nhà, ở trường, phòng tránh tai nạn giao thông và phòng tránh thiên tai trong những bài học thuộc môn Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3 và Khoa học 4, 5.
 - Biết được nội dung giáo dục học sinh giữ gìn sức khỏe và phòng tránh bệnh trong những bài học thuộc môn Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3 và Khoa học 4, 5.
 - Biết được nội dung giáo dục học sinh phòng tránh ma túy, bia, rượu, thuốc lá, HIV/AIDS và phòng tránh bị xâm hại trong những bài học thuộc môn Khoa học lớp 5.
 - Biết được nội dung giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong những bài học thuộc môn Khoa học lớp 4 và 5.
 - Có kĩ năng phân tích và xác định được mục tiêu và nội dung của các bài học. Xác định được phương tiện và phương pháp dạy học hợp lí.
 * Chuyên đề 6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
 Bản thân đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản sau:
 - Biết cách sử dụng dịch vụ gửi và nhận thư điện tử qua gmail bao gồm nhiều vấn đề như : cách đăng ký, cách tạo tài khoản miễn phí, cách truy cập gmail, cách xóa thư, cách quản lý thư, cách sử dụng các tiện ích,.Tìm kiếm, sắp xếp thư, Google talk, Web free, cách gửi các file mà Gmail không cho gửi kèm.
 - Biết cách thiết kế đồng hồ đếm trên PowerPoint.
 - Biết cách chèn công thức toán học vào văn bản Word
 + Cách chèn công thức toán học có sẵn trên Word mà không sử dụng Phần mềm.
 + Cách sử dụng phần mềm Math Type để chèn các công thức toán học.
 - Biết sử dụng các tiện ích công nghệ hỗ trợ cho công tác giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của bản thân.
 3. Những nội dung bản thân đã vận dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy tại đơn vị: 
 * Nội dung 1:
 1/.- Hoàn thành tốt chỉ tiêu của ngành đưa ra.
 - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn.
 - Tham gia tốt, có hiệu quả các phong trào.
 - Học sinh lớp phụ trách hoàn thành nội dung học tập các môn học là 100%; phẩm chất và năng lực của học sinh đều đạt.
 - Thực hiện tốt các chỉ đạo, điều hành theo văn bản pháp quy mà PGDĐT Tịnh Biên hướng dẫn thực hiện trong năm học.
 2/.Dẫu còn những lo lắng, băn khoăn từ giáo viên, cha mẹ học sinh, ảnh hưởng của cộng đồng xã hội trong bước đầu khi tiếp nhận và thực hiện đổi mới đánh giá, nhưng với mục tiêu, ý nghĩa của việc đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, bản thân tôi cũng đã có những giải pháp thực hiện có hiệu quả, cụ thể như sau:
 - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi đồng nghiệp. Luôn trau dồi sử dụng ngôn ngữ dùng trong đánh giá học sinh.
 - Tích cực dự chuyên đề, thao giảng, dự giờ tập trung vào việc đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức đánh giá học sinh.
 - Tăng cường sự liên hệ, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, để cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội hiểu đúng và đầy đủ hơn về mục đích, ý nghĩa của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT; nhất là cha mẹ học sinh, khuyến khích để họ tích cực và phát huy được vai trò là người tham gia vào trong quá trình đánh giá thường xuyên đối với học sinh, tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh của nhà trường.
 - Để đổi mới phương pháp, hình thức thức tổ chức hoạt động dạy học góp phần đánh giá học sinh theo đúng thông tư đã ban hành đạt hiệu quả, Giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi mỗi giáo viên, phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện và nâng cao các mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, kiến thức khoa học, nhân cách và kĩ năng nghề nghiệp. Đó là phương châm đúng đắn nhất để mình không bị tụt hậu và hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục được giao. 
 * Nội dung 2:
 3/. Các phương pháp dạy học đều có thể phù hợp với việc dạy học tích hợp các nội dung giáo dục. Vấn đề là sự vận dụng các phương pháp còn phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sở trường, nghệ thuật tay nghề của mỗi giáo viên. Còn phụ thuộc vào kinh nghiệm chuyên môn và sự nhiệt tình của mỗi người mà có được. Đòi hỏi có sự sáng tạo, linh hoạt trong sử dụng phương pháp.
 + Các phương pháp truyền thồng vẫn phát huy có hiệu quả trong tích hợp nội dung môn Tiếng Việt ở tiểu học.
 + Các phương pháp hiện đại trong đó có sự kết hợp sử dụng hỗ trợ của CNTT vẫn thực hiện hiệu quả tích hợp trong môn Tiếng Việt.
 + Một số phương pháp phát huy tính tích cực, phát huy được sự hợp tác theo nhóm, và một số phương pháp mới được Bộ Giáo dục đưa vào sử dụng đều phù hợp cho việc dạy học tích hợp các nội dung giáo dục trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
 - Mỗi phương pháp, mỗi hình thức, mỗi kỹ thuật dạy học đều có thể phát huy những điểm mạnh trong tích hợp các nội dung Tiếng Việt. Trong đó các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, kỹ thuật dạy học tích cực phát huy hơn cả. Dạy học các nội dung ở tiểu học hiện nay coi trọng yếu tố kỹ năng sống, coi trọng kinh nghiệm sống năng động sáng tạo của học sinh, coi trọng sự hợp tác, sự tương tác giữa các cá nhân trong tập thể, coi trọng thành viên trong nhóm, đề cao yếu tố khích lệ động viên, đề cao sự vận dụng vào thực hành.
 - Dạy học từ thực tiễn trải nghiệm cuộc sống qua thí nghiệm, thảo luận, nghiên cứu, điều tra thực tế, như phương pháp “bàn tay nặn bột”, học theo dự án “phương pháp dự án”, phương pháp dạy học qua các tình huồng cụ thể “ nhóm phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm” tạo điều kiện cho học sinh cơ hội được khám phá, điều tra, đánh giá, tìm tòi, thu thập và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề một cách độc lập kết hợp với hợp tác nhóm. 
 - Tích hợp Tiếng Việt trong nội dung dạy học ở kiểm tra, đánh giá. 
 4/.- Vận dụng vào kiến thức toán học một số tiết học với chuỗi kiến thức trọng tâm của chương trình Toán 5 nhằm khắc sâu kiến thức, kĩ năng cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.
 - Mở chuyên đề về vận dụng phương pháp này trong dạy học Toán ở Tổ.
 - Học sinh phát huy được tính tích cực, các hoạt động dạy và học của lớp diễn ra sinh động, học sinh mạnh dạn trao đổi, tìm tòi, nghiên cứu,  thích thú khi tự tìm ra kiến thức mới. Hiệu quả
dạy và học được nâng cao, không có học sinh chưa hoàn thành.
 - Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt môn toán có tiến triển rõ rệt, học sinh chưa hoàn thành không còn.
 - Trong họp tổ chuyên môn luôn được chú trọng, bàn sâu về phương pháp này khi áp dụng trong một số tiết học hoặc một số hoạt động của môn toán trong tuần.
 5/. – Khai thác, giáo dục học sinh áp dụng một số Kĩ năng sống trong vệ sinh, bảo vệ môi trường: 
 + Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin để nhận biết các dấu hiệu cho thấy môi trường sống đang bị ô nhiễm.
 + Kĩ năng ra quyết định nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường sống.
 + Kĩ năng hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
 – Khai thác, giáo dục học sinh áp dụng một số Kĩ năng sống trong bài “ Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ” ( Bài 19 ); “ An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”( Bài 48) : 
 + Kĩ năng tự nhận thức của bản thân về việc phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, về lợi ích của việc sử dụng an toàn tránh lãng phí khi dùng điện.
 + Kĩ năng ứng phó nếu có trường hợp không mong muốn xảy ra về các trường hợp trên.
 + Kĩ năng ra quyết định nên và không nên trong việc phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ và an toàn và tránh lãng phí khi khi sử dụng điện.
 + Kĩ năng thuyết trình và nói được trước đám đông nhằm tuyên truyền, giáo dục mọi người ý thức giữ gìn an toàn giao thông đường bộ; an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
 – Khai thác, giáo dục học sinh áp dụng một số Kĩ năng sống trong bài “ Phòng bệnh sốt rét” ( Bài 12 ); “ Phòng bệnh sốt xuất huyết”( Bài 13); “ Phòng bệnh viêm não” ( Bài 14); “ Phòng bệnh viêm gan A” ( Bài 15 ); “ Vệ sinh tuổi dậy thì” ( Bài 8 );  : 
 + Kĩ năng tự nhận thức của bản thân về việc nhận biết dấu hiệu và phòng tránh một số bệnh thông thường; cách vệ sinh ở tuổi dậy thì.
 + Kĩ năng ra quyết định nên và không nên trong việc phòng tránh một số bệnh trên và vệ sinh ở tuổi dậy thì.
 – Khai thác, giáo dục học sinh áp dụng một số Kĩ năng sống trong bài “ Thực hành: Thực hành nói không đối với các chất gây nghiện” ( Bài 9, 10 ); “ Phòng tránh HIV/AIDS”( Bài 16) ; “ Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS ( Bài 17 ); “ Phòng tránh bị xâm hại” ( Bài 18 );  : 
 + Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản đối của bản thân phòng tránh không sử dụng các chất gây nghiện, phòng tránh HIV/AIDS, phòng tránh bị xâm hại.
 + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông và chia sẻ trong thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
 + Kĩ năng kiên định lập trường trước những cám dỗ của môi trường xung quanh.
 6/. - Áp dụng tốt vào công tác soạn giảng, đảm bảo chất lượng bài soạn. Giúp tôi tiết kiệm được thời gian để đầu tư nhiều vào việc tìm hiểu và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực.
 - CNTT giúp trợ giảng rất tốt đối với bản thân cá nhân tôi, những hình ảnh động như hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ, hình không gian 3 chiều hoặc mô phỏng những quy trình thí nghiệm mà ở ngoài không thể làm được  hỗ trợ bài giảng nội dung thêm phong phú và thực tế học sinh hình dung dễ dàng.
 - Mở các chuyên đề Tổ về ứng dụng CNTT trong dạy học, giúp giáo viên tổ bước đầu định hướng được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực.
4. Tự đánh giá:
 - Điểm: 57 điểm 	- Xếp loại: Giỏi
II.NỘI DUNG 3 ( PHẦN TỰ CHỌN)
Nội dung bồi dưỡng tự chọn: 
 * Mô đun (TH13): Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực.
 Nội dung bồi dưỡng cụ thể là:
 - Khái niệm chung về lập kế hoạch dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS.
 - Các bước thiết kế kế hoạch bài học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS.
 - Cách triển khai loại bài xây dựng kiến thức mới.
 - Cách triển khai loại bài luyện tập.
 - Thực hành thiết kế một số bài trong môn Toán tiểu học
 * Mô đun(TH 31): Tổ chức dạy học cả ngày.
 Nội dung bồi dưỡng cụ thể là:
 - Nguyên tắc tổ chức dạy học cả ngày.
 - Nội dung dạy học cả ngày.
 - Hình thức tổ chức dạy học cả ngày.
 - Cách tổ chức dạy học cả ngày trên cơ sở phù hợp với đặc điểm địa phương.
 - Những yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí cần thiết cho việc thực hiện dạy học cả ngày có hiệu quả.
 * Mô đun (TH35): Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học.
 Nội dung bồi dưỡng cụ thể là:
 - Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của GVCN ở Tiểu học và những hoạt động chủ yếu của GVCN ở trường.
 - Những nhiệm vụ đặc trưng của GVCN trong giai đoạn hiện nay.
 - Những yêu cầu đối với GVCN ở Tiểu học.
 - Kĩ năng thiết kế một số hoạt động giáo dục ở trong và ngoài nhà trường.
 * Mô đun (TH36): Kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
 Nội dung bồi dưỡng cụ thể là:
 - Khái niệm, phân loại các tình huống sư phạm.
 - Quy trình xử lí các tình huống sư phạm.
 - Các yêu cầu cơ bản khi giải quyết các tình huống sư phạm.
 - Một số tình huống sư phạm thực tế trong công tác giáo dục học sinh
 2. Kết quả đạt được:
 * Mô đun (TH13): Bản thân đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản sau:
 - Kế hoạch dạy học là gì? Ý nghĩa của lập kế hoạch dạy học; phân biệt được kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực và giáo án truyền thống.
 - Các bước thiết kế kế hoạch bài học; xác định được mục tiêu trong dạy học tích cực, các bước chuẩn bị, cách tổ chức các hoạt động trong dạy học tích cực.
 - Có kĩ năng lập được kế hoạch cho loại bài xây dựng kiến thức mới.
 - Có kĩ năng lập được kế hoạch dạy học loại bài luyện tập.
 - Có kĩ năng lập được kế hoạch dạy học một bài học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
 * Mô đun (TH31): Bản thân đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản sau:
 - Hiểu được nguyên tắc tổ chức dạy học; các hình thức tổ chức dạy học theo mô hình dạy học cả ngày.
 - Xác định được những nội dung dạy học theo mô hình dạy học cả ngày.
 - Biết cách tổ chức dạy học theo mô hình dạy học cả ngày trên cơ sở phù hợp với đặc điểm địa phương.
 - Xác định được những yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí cần thiết cho việc thực hiện mô hình dạy cả ngày có hiệu quả
 * Môđun(TH 35): Bản thân đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản sau:
 - Hiểu được những công việc GVCN ở tiểu học bao gồm những hoạt động chính như: giảng dạy, quản lý việc giáo dục 

File đính kèm:

  • docBAI_THU_HOACH_BDTX_15_16.doc