Bài thu hoạch Bồi dưỡng thương xuyên - Module 1: Đặc điểm học tập của học sinh THCS

* Về tâm lí:

- Tự coi mình là người lớn nhưng chưa thật trưởng thành, thường vẫn bị người lớn nhìn nhận là “trẻ con", dẫn đến tình trạng có “rào cản" về sự chia sẻ giữa HS THCS và người lớn, trước hết là các bậc cha mẹ.

- Tình cảm của HS THCS phát triển phong phú, trước hết là tình bạn cùng trang lứa, các em nhạy cảm, sẵn sàng cảm thông chia sẻ với bạn và muốn được bạn cảm thông chia sẻ với mình, điều mà các em còn ít nhận được từ các bậc cha mẹ, GV.

- Nhận thức của HS THCS phát triển khá cao, đáng chú ý là sự phát triển tư duy khoa học (tư duy lí luận), tính trừu tượng và tính lí luận trong nhận thức.

- Ý chí của HS THCS phát triển khá cao, các em đã có sức mạnh về thể chất và tinh thần để có thể vượt qua những khó khăn trở ngại trong học tập và trong cuộc sống.

Điều đáng chú ý trong dạy học và giáo dục HS THCS là độ trưởng thành về nhân cách và vị thế xã hội của các em. Trong nền vàn hoá của dân tộc ta có câu: “Con dại cái mang" - được vận dụng coi như là lẽ sống của người dân trong cách ứng xử với trẻ nhỏ trong cộng đồng xã hội. Trẻ vị thành niên - HS THCS chưa hoàn thiện về nhân cách, chưa đủ độ chín như một công dân để chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành vi lối sống của mình nên nhà trường và gia đình vẫn có phần trách nhiệm đối với các em.

 

docx58 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thương xuyên - Module 1: Đặc điểm học tập của học sinh THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh đạt trình độ phổcập THCS:
Căn cứ vào kết quả về hạnh kiểm và học lực của HS cả quá trình học tập trong năm học lớp 9 (chủ yếu là học kì II), bởi lẽ:
- Các năm học trước HS đã được xem xét đánh giá, em nào đủ điều kiện mới được lên lớp.
- Hanh kiểm và học lực của HS trong năm cuối cấp phản ánh phẩm chất và năng lực của mỗi em ở thời điểm có tính dấu mốc của một giai đoạn phát triển.
- Trình độ phổ cập là trình độ tối thiểu cần thiết dành cho mọi trả em ở lứa tuổi HS THCS.
Vào thập niên đầu của thế kỉ XXI, ở nước ta chủ trương thực hiện phổ cập giáo dục THCS trên phạm vi cả nước vào năm 2010, nhiều tỉnh đạt sớm hơn. Cấp THCS có mục tiêu kép, nghĩa là học hết THCS có chứng chỉ, HS có thể phân luồng theo 2 hướng:
Học tiếp lên THPT, chỉ tiêu theo khả năng, điều kiện từng địa phương, có nơi hầu như HS học xong THCS đều có thể học lên THPT và coi như đã phổ cập THPT như Hà Nội, TP. Hồ chí Minh.
Học xong THCS có chứng chỉ tốt nghiệp, một số HS có thể rẽ ngang theo hướng học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, hoặc học nghề để trực tiếp tham gia lao động tự nuôi sống mình và giúp đỡ gia đình. Phát triển theo hướng này, tương lai các em vẫn có thể phát triển để đạt trình độ cao bằng những con đường khác nhau.
Cần lưu ý:
Những trẻ em trước 16 tuổi đều đuợc tạo điều kiện để học tập và nếu là những người có sự phát triển bình thường về tâm sinh lí, không bị bệnh tật nặng đều có thể học tập và đạt trình độ THCS.
Việc xem xét công nhận HS học hết lớp 9 đạt trình độ phổ cập THCS là công việc bình thường nhưng có ý nghĩa giáo dục và xã hội, nếu quản lí giáo dục tốt, hoạt động dạy và học theo hướng dạy tốt - học tốt, xã hội quan tâm thì HS đạt kết quả phổ cập THCS với tỉ lệ cao cũng là bình thường, nơi nào thấp thì cần xem lại, tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
Hướng đổi mới kiểm định và đánh giá chất lượng
Một số thử nghiệm về đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường học.
Có nhiều người quan niệm chất lượng giáo dục là khái niệm phức tạp rất khó đánh giá, khó có sự đồng thuận trong cách nhìn nhận và cách đánh giá chất lượng giáo dục. Đó cũng là cách quan niệm, lí giải của một số người làm giáo dục khi họ không muốn tiến hành tổng kết đánh giá các cuộc cải cách giáo dục và đổi mới giáo dục. Hiện nay có một số nơi đang tiến hành thí điểm một vài cách đánh giá được nhập từ nước ngoài, ví dụ như:
Đánh giá ngoài: nội dung và cách thực hiện khá phức tạp, khó thực hiện đầy đủ, thoả đáng trong điều kiện của nước ta hiện nay. Tuy nhiên cách đánh giá này cũng mới chỉ thực hiện thí điểm trong diện hẹp để rút kinh nghiệm, nếu làm nghiêm túc thì cũng bổ ích, chủ yếu là để rút ra được bài học.
Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng: như nhiều nước thực hiện, trước hết là các trường đại học. Ở nước ta cũng nhiều trường đại học áp dụng trong một số năm nhưng chưa được tổng kết rút kinh nghiệm nên chưa có được những nhận định chính thống.
Gần đây có một số đề tài nghiên cứu thử nghiệm về phương pháp nhập từ nước ngoài, tạm dịch là “Đánh giá chất lượng tổng thể" viết tắt là TQM. Theo quan điểm và các nguyên tắc quản lí TQM dang được áp dụng nhiều trong quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại. Theo một số nhà chuyên môn thi những nguyên tắc chung của TQM cũng có thể tiếp cận và vận dụng trong việc quản lí chất lượng đào tạo đại học. Việc áp dụng vào giáo dục phổ thông ở nước ta, cho dù là nghiên cứu thí điểm, cũng cần phải cẩn trọng vì đánh giá theo kiểu cách này còn mới và xa cách thực tiễn ởcác trường phổ thông của Việt Nam.
b, Đánh giá chất lượng theo mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục dành cho HS từng cấp học được quy định khái quát trong Luật Giáo dục. Để triển khai thực tiễn giáo dục, mục tiêu đó được cụ thể hoá cho từng lớp học, từng môn học và các hoạt động giáo dục; mục tiêu cụ thể lại được hiện hình, trước hết, ở chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học, yêu cầu tối thiểu của từng hoạt động giáo dục sau đó là ở chương trình và SGK, tài liệu.
Các môn học và các hoạt động giáo dục được triển khai thực hiện, được đánh giá theo hai mặt: hạnh kiểm và học lực (đã nêu ở hoạt động 6).
c, Đánh giá theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia
Đánh giá trường THCS theo các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia là phương pháp kiểm định, đánh giá khá đầy đủ và toàn diện, vì nó hướng tới mục tiêu:
Đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lương (các tiêu chuẩn đầu vào).
Đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục từ quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục đến kết quả của các hoạt động đó. Kết quả đó đuợc đánh giá theo 2 mặt như các trường và mỗi GV đang thực hiện và có thể có những đợt đánh giá có tính chuyên đề của các cấp quản lí giáo dục.
Minh Tiến, ngày 18 tháng 3 năm 2019
Hoạt động 7: Đánh giá kết quả bồi dưỡng module
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Những vấn đề trọng tâm của module
HS THCS có tuổi đời từ 11 đến 15, tuổi có nhiều biến động trong sự phát triển tâm lí, sinh lí và xã hội.
Hoạt động học tập và giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này.
Hs THCS cần được xem là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học và GD.
Dạy học ở THCS là một nghề sử dụng công nghệ dạy học. Do vậy, để thực hiện có hiệu quả công nghệ dạy học ở THCS, GV cần nắm vững quy trình công nghệ (đầu vào, quá trình, đầu ra).
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Để đánh giá chất lượng dạy và học, cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng.
Định hướng nghề nghiệp
Về triết lí giáo dục:
Kể từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), trong ngành Giáo dục thường nói tới “nguyên lí giáo dục", “Phương châm giáo dục", “Quan điểm giáo dục"... vào thập niên đầu của thế kỉ XXI, sự quan tâm của ngành Giáo dục được hướng tới “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học", hướng tới “Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội", hướng tới “Hội nhập quốc tế"...
Thực trạng giáo dục đang có nhiều vấn đề cần phải bàn và tìm ra giải pháp phát triển giáo dục trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội; thực hiện bước chuyển từ nền giáo dục của một nước nông nghiệp tới nền giáo dục của một nước công nghiệp từ năm 2020 trở đi. Vì vậy, cần có một triết lí giáo dục mới khác với triết lí giáo dục đã lưu truyền từ thời xa xưa.
Có những ý kiến khác nhau quanh vấn đề này. có ý kiến cho rằng nước ta chưa có triết lí giáo dục; có ý kiến cho rằng triết lí giáo dục đã có, đã tồn tại nhưng chưa được con người, trước hết là những người làm giáo dục ý thức đầy đủ. Thực ra, trong giáo dục có triết lí phát triển và triết lí không phát triển. Đó là những quan niệm, những quan điểm về giáo dục được con người ý thức, trở thành phương châm hành động, trở thành lẽ sống của mình trong lĩnh vực giáo dục như:
“Tiên học lễ, hậu học văn" - là triết lí không phát triển, không còn phù hợp.
“Con hơn cha là nhà có phúc" là triết lí phát triển, đuợc lưu truyền từ xa xưa.
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng triết lí phát triển giáo dục trong thời đại ngày nay cũng có một nội dung chung. Đó là: Ai cũng được học, học suốt đời; học để phát triển cá nhân, hoàn thiện nhân cách, để sống tốt đẹp hơn trong xã hội đang vận động theo hướng “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".
Triết lí này được con người ở mỗi giai đoạn phát triển của mình ý thức và cụ thể hoá khác nhau. Con người ở lứa tuổi HS THCS tự ý thức về triết lí giáo dục khác với GV, nhà quản lí giáo dục và những công dân khác nhau trong xã hội.
Với Hs THCS, theo triết lí này thì cần hướng tới:
Được học theo mục tiêu giáo dục toàn diện, nội dung chương trình phù hợp.
Trong quá trình học tập có tiến bộ, đạt kết quả ít nhất đáp ứng được tiêu chuẩn phổ cập THCS.
Sau khi kết thúc THCS có khả năng phát triển tiếp, như học tiếp lên THPT, hoặc vào học các trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, hoặc cao hơn theo các ngành nghề mà mình lựa chọn.
Có sự phát triển hài hòa về cá nhân, nhân cách và tham gia thích hợp đời sống gia đình, xã hội.
Học để có chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất và năng lực nhà giáo trong giai đoạn mới, do vậy mà có công việc ổn định, có uy tín nhà giáo.
Làm việc (dạy học và giáo dục HS) đạt chất lượng, hiệu quả.
Lương và thu nhâp được cải thiện, đảm bảo cuộc sống bình thường (từ loại trung bình) 
Sống có trách nhiệm với bản thân, thân thiện, hòa hợp với người thân, với đồng nghiệp, với mọi người trong cộng đồng.
Sống thân thiện với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Triết lí giáo dục được hiểu như là những quan niệm, quan điểm, tuy theo vị thế và trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội, mà con người ý thức và trở thành phương châm, lẽ sống về giáo dục của mình. Mỗi người có thể có triết lí riêng nhưng không phải là điều khác biệt ngược lại với triết lí giáo dục chung mà phải thuận theo “cái chung bao hàm cái riêng và cái riêng là sự cụ thể hoá, là sức sống đa dạng của cái chung".
Bàn về triết lí giáo dục cũng là để mỗi chúng ta ý thức sâu sắc hơn nhiệm vụ nhà giáo, ý thức sâu sắc hơn lương tâm và trách nhiệm nhà giáo. Thầy “không có tuổi", GV không phải là người thuộc thế hệ trước thế hệ của các lớp HS của mình mà luôn là người đương thời với các em. Mỗi GV luôn cần học hỏi suốt đời để là người đương thời với HS của mình, để luôn duy trì được phong trào “dạy tốt - học tốt" trong nhà trường. Nếu các trường và mọi GV đều thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giảm tải chương trình thì chắc chắn giáo dục sẽ dần đi vào thế ổn định và chất lượng được cải thiện, cũng chính là chuẩn bị tốt cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Với trình độ của đội ngũ và điều kiện như hiện nay, mỗi GV có thể tự học, tự bồi dưỡng để tự xử lí được những vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ phát sinh trong quá trình dạy học mà không cần phải qua các đợt tập huấn như tập huấn thay sách trước đây.
Người làm giáo dục cần định hướng theo triết lí giáo dục: Nhà giáo cần có nhân cách ngày càng hoàn thiện, nghĩa là có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về giáo dục thế hệ trẻ. Đặc điểm này của nghề dạy học đòi hỏi GV phải học tập suốt đời và luôn theo định hướng của triết lí giáo dục.
MODULE 2: ĐẶC ĐIỂM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THCS 
Minh Tiến, ngày 08 tháng 01 năm 2019
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động học tập của học sinh THCS
Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh THCS
Về thể chất:
HS THCS có tuổi đời từ 11 đến 15 tuổi, tuổi có biến động lớn và có ý nghĩa đặc biệt của đời người với một số đặc điểm sau:
Cơ thể phát triển tuy chua thật hoàn thiện nhưng các em đã có sức lực khá mạnh mẽ (từ xa xưa đã có câu: gái mười bẩy bẻ gẫy sừng trâu).
Tuổi dậy thì (biểu hiện nam tính và nữ tính).
Hoạt động giao tiếp là hoạt động chủ đạo, trước hết là với HS cùng lứa. Qua đó hình thành tình bạn của tuổi thiếu niên (tình bạn của HS các lớp đầu cấp thường là tình bạn cùng giới đến các lớp cuối cấp xuất hiện tình bạn khác giới; có hoạt động học (học- hành) là hoạt động cơ bản.
Tuổi vị thành niên: HS THCS có độ tuổi từ 11 đến 16, các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn, là tuổi thiếu niên và thanh niên đã có sự phát triển về sinh lí và tâm lí, các em thích làm người lớn nhưng chưa ý thức được đầy đủ, vị thế xã hội của các em là vị thành niên. Trong nền văn hoá của dân ta, từ xa xưa đã có quan niệm “Con dại cái mang" và người dân thường cư xử với nhau như thế. Thời nay, trong giáo dục, GV THCS cũng nên có quan niệm và cách ứng xử “HS mắc khuyết điểm thì GV cũng có phần trách nhiệm".
Về hoạt động tập thể của HS THCS:
Các hoạt động đoàn thể: HS THCS thuộc lứa tuổi thiếu niên, ngoài hoạt động học - hành là hoạt động cơ bản các em còn có các hoạt động khác như sinh hoat Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh theo các hình thức: nghĩ thức Đội, hoạt động tập thể, giao luư tâm tình chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt, kể cả những vấn đề tế nhị ở tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên, gia cảnh.
Nếu như ở lứa tuổi HS tiểu học, các em thần tương thầy giáo, cô giáo của mình, thì lên cấp THCS do trình độ hiểu biết cao hơn, đặc điểm tâm sinh lí phát triển hơn nên các em không còn giữ thần tương như trước mà đã có sự định hướng giá trị sống, những giá trị mà các em hướng tới, như tình bạn, khả năng cá nhân (muốn thể hiện mình, không còn “ngoan ngoãn" kiểu trẻ thơ).
Các hoạt động công ích xã hội: giúp đỡ người khó khăn, làm từ thiện, tham gia gìn giữ, tôn tạo các khu di tích, công viên, nơi sinh hoat công cộng.
Các hoạt động tập thể của HS THCS thường do các em tự tổ chức thực hiện, GV chỉ hướng dẫn trợ giúp từ khâu xây dựng kế hoạch đến điều kiện triển khai thực hiện, cách thức thực hiện.
Về tâm lí:
Tự coi mình là người lớn nhưng chưa thật trưởng thành, thường vẫn bị người lớn nhìn nhận là “trẻ con", dẫn đến tình trạng có “rào cản" về sự chia sẻ giữa HS THCS và người lớn, trước hết là các bậc cha mẹ.
Tình cảm của HS THCS phát triển phong phú, trước hết là tình bạn cùng trang lứa, các em nhạy cảm, sẵn sàng cảm thông chia sẻ với bạn và muốn được bạn cảm thông chia sẻ với mình, điều mà các em còn ít nhận được từ các bậc cha mẹ, GV.
Nhận thức của HS THCS phát triển khá cao, đáng chú ý là sự phát triển tư duy khoa học (tư duy lí luận), tính trừu tượng và tính lí luận trong nhận thức.
Ý chí của HS THCS phát triển khá cao, các em đã có sức mạnh về thể chất và tinh thần để có thể vượt qua những khó khăn trở ngại trong học tập và trong cuộc sống.
Điều đáng chú ý trong dạy học và giáo dục HS THCS là độ trưởng thành về nhân cách và vị thế xã hội của các em. Trong nền vàn hoá của dân tộc ta có câu: “Con dại cái mang" - được vận dụng coi như là lẽ sống của người dân trong cách ứng xử với trẻ nhỏ trong cộng đồng xã hội. Trẻ vị thành niên - HS THCS chưa hoàn thiện về nhân cách, chưa đủ độ chín như một công dân để chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành vi lối sống của mình nên nhà trường và gia đình vẫn có phần trách nhiệm đối với các em.
Hoạt động chủ đạo cùa học sinh trung học cơ sở
Theo các nhà tâm lí học, HS THCS có hoạt động giao tiếp (giao lưu), trước hết là với bạn bè cùng trang lứa là hoạt động chủ đạo. Theo nhà tâm lí học A.H. Leônchep thì hoạt động chủ đạo là hoạt động có một số dấu hiệu chính sau đây:
Hoạt động lần đầu tiên xuất hiện ờ một giai đoạn phát triển của đời người với đúng nghĩa cửa sổ cả về nội dung và phương thức thực hiện.
Qua hoạt động này tạo ra cái mới trong tâm lí của HS.
Trong lòng của hoạt động này có mầm mống của hoạt động chủ đạo mới.
Một số nhà chuyên môn cho rằng HS THCS có hai hoạt động chủ đạo, đó là hoạt động giao tiếp và hoạt động học tập. Một số nhà chuyên môn khác lại coi hoạt động học tập của HS THCS là hoạt động cơ bản, còn hoạt động chủ đạo là hoạt động giao tiếp.
Dù quan niệm có phần khác nhau nhưng các nhà giáo, nhà sư phạm đều cỏ sự định hướng chung trong hành động. Đó là trách nhiệm đối với HS, luôn vì lợi ích học tập của các em “tất cả vì HS thân yêu"; đó là việc tổ chức tốt hoạt động học tập cho HS THCS; đồng thời chú ý tổ chức, tạo điều kiện để HS THCS được thực hiện hoat động giao tiếp lành mạnh. Đó là đặc điểm của hoạt động dạy học ở cẩp THCS.
Hoạt động học của học sinh trung học cơ sở
Hoạt động học của HS THCS được kế thừa và phát triển phương thức của hoạt động học- tập đã được định hình ở tiểu học, nhưng được phát triển theo phương thức mới, đó là học - hành. Đến cấp THCS HS được học nhiều môn học, thường mỗi môn có GV dạy riêng (GV chuyên trách môn học). Nhiều môn học, chủ yếu là các môn khoa học tự nhiên như môn Vật lí, Hoá học, Sinh học... được tổ chức dạy và học theo hướng gắn với thực hành trong phòng học bộ môn (có tính chất phòng thí nghiệm) theo cách thức: học lí thuyết rồi thực hành, thực nghiệm để hiểu rõ hơn, nắm vững hơn về lí thuyết, cấp THCS là cấp học bất đầu có tính lí thuyết, đương nhiên vẫn cần có kĩ năng, vẫn áp dụng cả phương thức học - tập (học gắn với luyện tập và luyện tập để học) đã hình thành được ở cấp tiểu học.
Cấp THCS là cấp học có mục tiêu phổ cập giáo dục chung có tất cả HS ở từng lớp, từng trường. Trình độ phổ cập chỉ là yêu cầu tối thiểu, bắt buộc dành cho lứa tuổi THCS. Tuy nhiên mỗi HS, tuỳ thuộc vào khả năng riêng và điều kiện mà mình đạt được kết quả có phần khác nhau, tối thiểu từ chuẩn phổ cập trở lên.
Học- hành là phương thức học tập chủ đạo, phương thức đặc trưng thực hiện hoạt động học của HS THCS. Phương thức chủ đạo hiện rõ ở hoạt động học một số môn khoa học có tính thực hành, những môn học mà khi học điều gì thì HS cần được làm thực nghiệm, thực hành - “Học đi đôi với hành", trước hết để hiểu và nắm vững lí thuyết, kế đó là lĩnh hội phương pháp học tập, rồi dùng lí thuyết và phương pháp học - hành đó để lĩnh hội kiến thức mới và vận dụng những điều học được để học tiếp và để sống.
HS THCS đã lĩnh hội được phương thức học - tập, đang hình thành phương thức học- hành. Đó là cơ sở để hình thành từng bước phương thức học mới- tự học ở cấp độ ban đầu. Trên thực tế, khả năng tự học của con người đã xuất hiện từ trước đó, kể cả ở người lớn chưa hề được qua nhà trường nhưng đó chỉ là dạng tự học kiểu mò mẫm, đó là cách tích lũy kinh nghiệm qua trải nghiệm chứ chưa phải là phương thức “tự học" với đúng nghĩa của thuật ngữ này.
Tổ chức hoạt động học cho học sinh trung học cơ sở
Đổi với cấp Tiểu học, việc tổ chức hoạt động học cho HS được diễn ra trong từng lớp học theo định mức đang hướng tới là khoảng 15 - 30 lớp /trường, khoảng 20 - 30 HS /lớp và đưa trường lớp gần với khu dân cư nơi ở của HS.Việc tổ chức hoạt động học dành cho HS cấp THCS được thực hiện theo hướng tập trung hơn, quy mô số lớp/trường và số HS/lớp lớn hơn để đáp ứng được hoạt động dạy và học ở cấp học này. Đó là một số yêu cầu có tính đặc trưng đối với cấp học, như:
GV được chuyên môn hóá, thường chỉ dạy một môn học ở một số lớp trong cùng một khối lớp, hoặc dạy một môn học ở các khối lớp khác nhau (do nhu cầu thực tế, hiện nay nhiều nhà chuyên môn đang bàn tới việc đào tạo GV THCS có khả năng dạy hai hoặc ba môn gần nhau).
Trong trường cần có phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn.
HS đã lớn hơn, có thể đến trường trong khoảng cách khoảng vài ba cây số (có một số HS đến trường bằng đoạn đường xa hơn thế).
Hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học theo phương châm “Dạy tốt- học tốt".
HS THCS không phải chỉ học trong phòng học dành riêng cho lớp mình mà nhiều bài học, tiết học phải được thực hiện trong phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn hoặc trên hiện trường như khu thí nghiệm thực hành về sinh học, khu di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử, sinh học... Những bài học này rất có ích cả về kiến thức khoa học và kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp và hoạt động nhóm.
Trong quá trình học tập để lĩnh hội tri thức, kĩ năng, hình thành thái độ tương ứng, HS luôn cần sự hướng dẫn giảng giải của GV khi thì trực tiếp (trực diện trên lớp), cũng có khi gián tiếp qua sách, tài liệu và các phương tiện thu nhận thông tin và dạy học gián tiếp (thầy trực tiếp và thầy ẩn tàng). Những phương pháp dạy học của GV và theo đó là phương pháp học hành của HS như thế nào là tùy thuộc vào nội dung bài học và điều kiện cụ thể. Đến trình độ này, HS có thể làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm theo sự chỉ dẫn của GV và sự hướng dẫn trong sách hoặc trong các tài liệu tham khảo hữu ích.
Có thể nói rằng, phương pháp giảng dạy của GV, theo đó là phương pháp thực hiện hoạt động học của HS phụ thuộc vào nội dung học tập và các điều kiện- phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy và học, phụ thuộc vào trình độ “tay nghề" - chuyên môn và nghiệp vụ của GV. chính vì thế mà nhiều nhà chuyên môn khẳng định vai trò quan trong của GV THCS - người quyết định chất lượng giáo dục hay là quyết định sự thành bại của giáo dục.
Hoạt động học của HS THCS được GV tổ chức hướng dẫn theo các phương pháp có thể là khá phong phú đa dạng, tuỳ thuộc vào nội dung và điểu kiện và có thể gọi bằng tên chung là phương pháp “Thầy' tổ chúc- Trò hoạt động" (được trình bày cụ thể ở hoạt động 2).
Tố chức các hoạt động giáo dục cho học sinh trung học cơ sở
Đối với HS THCS, ngoài hoạt động học các em còn có nhu cầu lớn về các hoạt động khác với nội dung phong phú, đa dạng. Các hoạt động giáo dục đó tạo điều kiện để mỗi HS phát triển thể lực, phong phú về tâm hồn, đặc biệt là hình thà

File đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_module_1_dac_diem_hoc_t.docx
Giáo án liên quan