Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module THCS 7: Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh Trung học cơ sở - Học kỳ 2 - Năm học 2019-2020

1. Một số khái niệm liên quan

Hướng dẫn và tư vấn cho học sinh

Hướng dẫn là hoạt động được hiểu như là chỉ dẫn cho một vấn đề nào đó để đi đến kết quả cuối cùng.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Tư vấn là góp ý kiến về một vấn đề được hỏi, nhưng không có quyết quyết định”.

Tư vấn mang nghĩa như giảng giải, đưa ra lời khuyên, có tính chất quan hệ một chiều.

Như vậy, theo một ý nghĩa nào đó, hướng dẫn hay tư vấn là hoạt động nhằm trợ giúp cho học sinh khi các em hỏi về một vấn đề nào đó. Trong tài liệu này được gọi chung là hoạt động tư vấn.

 

doc17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module THCS 7: Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh Trung học cơ sở - Học kỳ 2 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự giải quyết.
Nhà cố vấn nói với thân chủ về những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của thân chủ thay vì tăng cường khả năng cho thân chủ.
Nhà cố vấn là những người có kiến thức về những lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó.
Nhà cố vấn tập trung vào thế mạnh của thân chủ chứ không phải là xu hướng chung của nhà cố vấn.
 Nhà cố vấn chỉ đưa ra những lời khuyên, họ không quan tâm đến việc thể hiện cảm xúc hay thái độ của thân chủ.
Nhà cố vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên.
Trị liệu, trị liệu tâm lí
Trị liệu - tiếng Anh là therapy - được lấy từ gốc Hy Lạp là therapia có nghĩa là chữa trị, làm lành. Trị liệu tâm lí có nghĩa là sự xóa bỏ rắc rối những bệnh lí mang tính tâm lí. Tư vấn và trị liệu tâm lí có mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Do có nhiều cách hiểu khác nhau về hai thuật ngữ này nên cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa chứng đã diễn ra từ lâu, cho đến nay vẫn chưa kết thúc, có quan niệm cho rằng trị liệu tâm lí bao hàm tư vấn.
Sự khác biệt giữa tư vấn và tham vấn:
Thứ nhất, về mục tiêu: Tư vấn chủ yếu hướng tới giải quyết vấn đề hiện tại, còn hoạt động tham vấn hướng tới mục tiêu lâu dài hơn, đó là giúp cá nhân nâng cao khả năng giải quyết vấn đề sau khi được tham vấn.
Thứ hai, về tiến trình: Tư vấn thường là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên. Do vậy nó diễn ra trong một thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời, còn tham vấn có thể diễn ra trong thời gian có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng thậm chí hàng năm.
Thứ ba, về mối quan hệ: Trong tư vấn có thể là mối quan hệ trên - dưới giữa một người là được xem là “uyên bác" với những thông tin chuyên môn, còn bên kia là người “thiếu hiểu biết" về vấn đề nào đó. Trong khi đó ở tình huống tham vấn, mối quan hệ mang tính ngang bằng, bình đẳng và đòi hỏi có sự tương tác rất chặt chẽ tích cực giữa hai bên.
Thứ tư, về cách thức tương tác: Trong tư vấn, cách thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời khuyên bổ ích từ người tham vấn với kiến thức chuyên sâu về vấn đề cần tư vấn. Trong tham vấn, sự thành công phụ thuộc vào kĩ năng tương tác của nhà tham vấn để đối tương tự nhận thức, hiểu chính mình và hoàn cảnh của mình để chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp và thực hiện nó.
Mục đíchr nhiệm vụ và các hình thức tư vấn
Mục đích của tư vấn:
Tư vấn để ý thức về mình, ý thức về thực tại, đặc biệt hiểu biết về cách phòng vệ - cách thức mà bản thân và người khác thường dùng để phản ứng lại với những tác động xung quanh.
Tư vấn để thống nhất trong con người.
Tư vấn để thích nghi với môi trường, thích nghi với công việc.
Tư vấn để chấp nhận bản thân mình, con người phải biết cách sống và hoà nhập với chính bản thân mình.
Tư vấn để giúp cho có thể đưa ra quyết định vững vàng.
Tư vấn giúp giải tỏa các uẩn khúc trong con người, xác định được đúng vấn đề đang khó chịu.
Tư vấn giúp giảm thiểu hậu quả của những sai lầm hoặc những biến cố tiêu cức.
Tư vấn để biết yêu mình hơn, yêu một cách đúng mực, đúng cách, biết tôn trọng bản thân.
Tư vấn giúp loại bỏ những “rác rưởi" trong đầu.
Tư vấn để tìm một hướng đi cho đời mình, làm sáng tỏ được các giá trị, mục tiêu và phát huy được tiềm năng của bản thân.
Nhiệm vụ của tư vấn:
Giúp thân chủ dám đối diện với những vấn đề của mình, với thực tại cuộc sống, giúp đương đầu một cách có hiệu quả, tự gánh trách nhiệm.
Giúp thân chủ giảm bớt các cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn, làm dịu bớt những cảm xúc căng thẳng. 
Giúp thân chủ tăng hiểu biết về bản thân và hoàn cảnh của mình. Nhà tư vấn phải sàng lọc các nguyện vọng cùng thân chủ, thu thập các thông tin có liên quan.
Giúp thân chủ đưa ra những quyết định tích cực. Trợ giúp cho thân chủ xác định được những cái cần thay thế nếu không giải quyết được.
Thực hiện các quyết định bằng cách hướng dẫn thân chủ. Giúp thân chủ lập ra kế hoạch mang tính khả thi (hành vi), khuyến khích họ thực hiện theo kế hoạch do họ tự đề ra; giúp thân chủ đánh giá kết quả.
Cách thức tư vấn:
Tư vấn cá nhân.
Tư vấn gia đình
Tư vấn nhóm
Những điều kiện giúp cho cuộc tư vấn thành công:
Quá trình tư vấn có được sự cộng tác của các thân chủ.
Cần có thời gian và sự kiên tâm.
Phải đảm bảo tính khách quan, tính rõ ràng.
 Những lí do cơ bản gây ra vấn đề ở thân chủ:
Về mặt khách quan:
Những sáo trộn, căng thẳng trong cuộc sổng (stress);
Các giai đoạn lứa tuổi;
Hệ thống nhu cầu: không thoả mãn nhu cầu;
Vấn đề kinh tế;
Vấn đề thất bại: nghề nghiệp, tình cảm, thích nghi;
Các áp lực xã hội: thường là áp lực về môi trường (làm việc, sống, văn hoá, tôn giáo...);
Về mặt chủ quan:
Những người thụ động, những người không làm gì cả, thiếu nghị lực trong hành động (dựa dẫm vào các quyết định của người khác, thiếu ý chí.. những người làm việc ngẫu hứng, không có mục tiêu);
Những người bất lực, không có khả năng gánh trách nhiệm, người hay đổ lỗi, không cân bằng trong đời sống (lí trí, tình cảm...), luôn thay đổi ý kiến, những người rối loạn về tình cảm, lí trí, hành động.
Tiêu chí đánh giá vấn đề của thân chủ:
Thân chủ thấy không hài lòng, khó chịu về một mối quan hệ nào đó (hay phàn nàn, than phiền...).
Có những ứng xử gây sự bất bình đối với những người xung quanh.
Xuất hiện những cá tính hiếm thấy ở bản thân.
 Có những lo âu, buồn chán, sợ hãi... ảnh hưởng đến hoạt động sống.
 Có tính phi lí trong nhận thức.
Không thích nghi hoặc khó thích nghi với môi trường, luôn hành động theo mục tiêu cá nhân ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động bình thường của mình và của những người xung quanh.
2. Phân tích các giai đoạn tư vấn cho học sinh
Quá trình tư vấn có thể chia thành năm giai đoạn, có thể có nhiều cách chia, cách gọi tên khác nhau, song nhìn chung đều giống nhau theo mô hình chung nhất là mô hình năm giai đoạn, nhằm đảm bảo mục đích, định hướng của cuộc trao đổi và xác định hiệu quả của quá trình tư vấn. Mô hình tư vấn năm giai đoạn là một mô hình thông dụng, tổng hợp tất cả các kĩ năng có thể để cấu trúc các ca tư vấn. Chúng ta có thể tập hợp tất cả các thông tin cần thiết cho việc đánh giá tình huống qua các bước của mô hình này. Thân chủ thường có nhiều vấn đề và mối quan tâm cần trợ giúp để làm sáng tỏ. Mô hình tư vấn năm giai đoạn đặc biệt hữu ích trong việc giúp đỡ thân chủ làm rõ các vấn đề, các ý kiến và mang lại nhiều cách giải quyết khả thi khác nhau. Nó đưa ra mô hình thiết yếu để xây dựng và phát triển mối quan hệ với thân chủ,
Giai đoạn 1: Thiết lập mối quan hệ.
Giai đoạn 2: Tập hợp thông tin, đánh giá và xác định vấn đề.
Giai đoạn 3: Hỗ trợ để thân chủ tìm kiếm các giải pháp và lựa chọn giải pháp phủ hợp.
Giai đoạn 4: Trợ giúp thân chủ thực hiện giải pháp.
Giai đoạn 5: Kết thúc ca tư vấn.
Nội dung cụ thể các bước như sau:
Giai đoạn 1. Thiết lập mối quan hệ
Xây dụng mối quan hệ tốt trong tư vấn là một khâu quan trọng then chốt. Nếu không có mối quan hệ tốt, đóng vai trò như cây cầu thì thông tin và trách nhiệm giữa hai bên không thể trao đổi được. Một quan hệ tốt không tự nhiên mà có, đó phải là một quá trình kiến tạo, đòi hỏi tinh thần nghiệp vụ nghiêm túc. Mặc dù đòi hỏi những cố gắng, nhưng khi một quan hệ tốt được thành lập, nó sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình tư vấn.
Giai đoạn 2. Tập hợp thông tin, đánh giá và xác định vấn đề
Mục đích của giai đoạn này là tìm hiểu những mối quan tâm chủ yếu của thân chủ, xác định những mặt mạnh và hạn chế sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ.
Để đạt được mực đích trên, nhà tư vấn cần tìm hiểu hoàn cảnh của thân chủ, gồm cả môi trường xã hội, giáo dục, gia đình, tình cảm, thể chất, tâm lí. Sau khi tập hợp các thông tin này, nhà tư vấn và thân chủ cùng đánh giá hoàn cảnh hiện tại và hợp tác làm việc để xác định phạm vi vấn đề cụ thể cần giải quyết.
Giai đoạn 3. Hỗ trợ để thân chủ tìm được các giải pháp và lựa chọn giải pháp phù hợp
Mục tiêu nổi bật của bước này là nhà tư vấn trợ giúp thân chủ xác định hướng thiết thực cho cuộc sống của họ, cùng thân chủ đưa ra hệ thống các giải pháp có thể được thực hiện và trợ giúp thân chủ lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
Giai đoạn 4. Trợ giúp thân chủ thực hiện giải pháp
Cùng với giải pháp hợp lí mà thân chủ đã lựa chọn, quá trình trợ giúp của nhà tư vấn để thân chủ thực thi giải pháp có ảnh hường rất lớn đến kết quả tư vấn. Trong tiến trình thực thi các giải pháp, nhà tư vấn cần kiểm tra quá trình thực hiện theo định kì. Trong quá trình này, nhà tư vấn và thân chủ cần kịp thời phát hiện và xử lí những khó khăn mới nảy sinh trong tiến trình thực hiện. 
Giai đoạn 5. Kết thúc ca tư vấn
Giống như nhiều dịch vụ khác, khi giải pháp và điều kiện thỏa thuận bởi hai bên đã đạt được, những đối tác có liên quan đến dịch vụ đó sẽ đi đến kết thúc. Tư vấn tâm lí cũng không phải là một ngoại lệ. Khi thân chủ đã tự giải quyết được vấn đề, bước kế tiếp là kết thúc dịch vụ tư vấn tâm lí.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tư vấn cho học sinh
 Nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể tư vấn:
Sự say mê, hứng thú với công việc là một trong những nét tâm lí cá nhân luôn được xem xét tới trong hoat động tư vấn. Người ta cũng thường xem đây như là một đặc trưng đầu tiên của nhà tư vấn có thiên hướng. Bởi yếu tố này có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động tư vấn nói chung và sự thực hiện kĩ năng tư vấn nói riêng của nhà tư vấn. 
Kinh nghiệm thực tiễn, thâm niên công tác: cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hiệu quả của hoạt động tư vấn. Những kinh nghiệm sống hay kinh nghiệm nghề nghiệp đã tạo cho nhà tư vấn một nền tảng tri thức để họ vận dụng vào công việc trợ giúp. Những kinh nghiệm tích lũy trong cuộc sống và trong công việc là những bài học được đúc rút từ thực tiễn đã giúp cho nhà tư vấn xử lí một cách linh hoạt và khéo léo những tình huống tư vấn và cung cấp cho đối tượng nhiều thông tin hay kinh nghiệm qúy báu. Không những thế, kinh nghiệm còn là yếu tố giúp cho thân chủ tìm thấy sự tin tưởng vào nhà tư vấn để họ chia sẻ vấn đề của mình. 
Nền tảng kiến thức chuyên môn được đào tạo: Kết quả thực hiện tư vấn chịu sự chi phối khá nhiều của các nét tâm lí cá nhân, đặc biệt là hứng thú nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của nhà tư vấn. Tuy nhiên, các yếu tố đó không thể quyết định tay nghề của nhà tư vấn, nếu họ không có nền tảng kiến thức chuyên môn về tư vấn. Y.Anthony cho rằng, những người thực hiện tư vấn cần được trang bị kiến thức về tư vấn một cách bài bản, hệ thống. Những kiến thức nền tảng mà người trợ giúp cần có là kiến thức về xã hội, đặc biệt là kiến thức về hành vi con người, về tâm lí phát triển người nói chung và những đối tượng mà họ trợ giúp nói riêng, những hiểu biết về sự định hướng nghề nghiệp. 
Giá trị, thái độ đạo đức của nhà tư vấn: Trong tư vấn giá trị, thái độ đạo đức của nhà tư vấn luôn được xem như một yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới hành vi giúp đỡ, cách thức ứng xử của họ với thân chủ. John Dewey cho rằng giá trị đóng vai trò như sự định hướng của cá nhân trong việc lựa chọn những hành vi được họ cho là tốt và mong muốn có. 
Nhóm các yếu tố bên ngoài
Nhận thức của cha mẹ học sinh, nhà trường và xã hội về tư vấn: Trong tư vấn, đây là yếu tố rất quan trọng trong việc giúp nhà tư vấn thực hiện hiệu quả công việc và rèn luyện kĩ năng. Nếu giáo viên, nhà trường, cha mẹ học sinh nhận thức rõ được tầm quan trọng của tư vấn học đường sẽ sẵn sàng hợp tác với nhà tư vấn trong việc trợ giúp học sinh như: cung cấp thông tin, đưa ra các chương trình phòng ngừa mà nhà tư vấn đề xuất, cùng theo dõi, giám sát, hỗ trợ và đánh giá hiệu quả can thiệp; giúp nhà tư vấn tiếp cận với học sinh, kịp thời phát hiện những nhu cầu và những vấn đề cần sự can thiệp của nhà tư vấn. 
Cơ chế chính sách đối với nhà tư vấn: Đây là yếu tố động lực thúc đẩy nhà tư vấn làm việc hiệu quả và nâng cao tay nghề. Cơ chế chính sách phù hợp, đảm bảo cuộc sống và cơ hội phát triển nghề nghiệp sẽ làm cho nhà tư vấn yên tâm và chuyên tâm với hoạt động trợ giúp đem lại nhiều lợi ích hơn cho học sinh, thúc đẩy nhà tư vấn học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của công việc.
Cơ hội được tập huấn, bồi dưỡng về tư vấn, hướng dẫn cho học sinh: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến trình độ, kĩ năng tư vấn của nhà tư vấn. Tư vấn là một lĩnh vực gắn liền với các vấn đề của cuộc sống nên nó thường có nhiều chuyển biến theo xu hướng thay đổi của xã hội. Điều này đòi hỏi nhà tư vấn cần phải luôn cập nhât kiến thức cho hoạt động thực tiễn của mình. Thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng về tư vấn tâm lí, tư vấn học đường là cơ hội rất hữu ích giúp nhà tư vấn rèn luyện và nâng cao kĩ năng. Trong tập huấn, bồi dưỡng. 
Sự phát triển nghề tư vấn ở Việt Nam: Đây là yếu tố góp phần thúc đẩy, nâng cao trình độ kĩ năng tư vấn của nhà tư vấn, tạo cơ hội cho họ được bồi dưỡng, phát triển kĩ năng, được hỗ trợ, đánh giá và giám sát chuyên môn. Tuy nhiên ở Việt Nam, hoạt động tư vấn học đường nói riêng đang trên bước đường phát triển và khẳng định vị trí, vai trò của mình. Để có thể có sự phát triển vững chắc, yêu cầu đặt ra với hoạt động tư vấn là phải xây dựng được một hệ thống pháp lí và một quy chuẩn về đạo đúc nghề nghiệp, phải thành lập hiệp hội tư vấn chuyên nghiệp. Khi hiệp hội này đi vào hoạt động, nghề tư vấn ở Việt Nam sẽ có một bước tiến lớn và những người làm tư vấn sẽ có chỗ dựa vững chắc để yên tâm hành nghề.
Các lĩnh vực cần tư vấn, hướng dẫn cho học sinh trung học cơ sở 
Các lĩnh vực mà học sinh THCS cần tư vấn
Những lĩnh vực mà học sinh THCS cần tư vấn xuất phát từ những khó khăn tâm lí mà các em phải đổi mặt ở học đường hoặc mang tính học đường. Những khó khăn tâm lí của học sinh THCS là những khó khăn tâm lí đặc trưng cho lứa tuổi THCS. Với những đặc điểm tâm lí lứa tuổi hoc sinh THCS thì những khó khăn tâm lí mà học sinh THCS phải đối mặt là những khó khăn liên quan đến sự phát triển không đồng đều về mặt sinh lí lứa tuổi; những khó khăn trong quan hệ giao tiếp, ứng xử học đường.
Tâm lí học lứa tuổi đã khẳng định, lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi khủng hoảng, “nổi loạn " với sự phát triển về tâm - sinh lí. Vì vậy, đây là lứa tuổi có thể xảy ra rất nhiều các vấn đề khác nhau xuất phát từ đặc trưng phát triển lứa tuổi, vì vậy, nếu được giải quyết các khó khăn tâm lí thì các em sẽ lấy lại sự cân bằng tâm lí nhất định. Sự cân bằng ấy tạo ra sự thăng bằng tâm lí và phù hợp với xu hướng phát triển tâm lí chung của lứa tuổi này.
Tóm lại, với đặc trưng phát triển lứa tuổi và đời sống nhà trường THCS làm cho nội dung những khó khăn tâm lí của học sinh THCS rất đa dạng, phong phú, phức tạp. Điều này tạo cơ sở để xuất hiện nhu cầu được tư vấn tương ứng với việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với lứa tuổi để giải quyết những khó khăn tâm lí đó.
Khó khăn trong hoạt động học tập
- Xác định mục đích, động cơ học tập.
- Hiểu và thực hiện đúng nội quy, yêu cầu trong học tập.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu trong cách học của mình.
- Lập kế hoach định hướng cho quá trình học tập.
- Thích ứng với phương pháp, nội dung giảng dạy và học tập mới.
- Sắp xếp, phân phối thời gian học tập hợp lí.
- Tìm kiếm và xử lí nguồn thông tin cho bài học.
- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Tập trung chú ý trong học tập.
- Phối hợp giữa quan sát, nghe và ghi chép bài học.
- Ghi nhớ nội dung bài học.
- Phát biểu xây dựng bài.
- Tham gia vào các hoạt động học tập, hoạt động ngoại khoá.
- Hợp tác nhóm khi học nhóm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin khi học tập.
- Vận dụng tri thức học tập vào việc giải quyết các bài tập và thực tiễn.
- Tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của bản thân.
Khó khăn trong quan hệ ứng xử với thầy cô giáo:
- Giao tiếp với thầy cô (trạng thái tâm lí khi giao tiếp).
- Sử dụng các phương tiện giao tiếp.
- Tạo dựng mối quan hệ với thầy cô.
- Ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò của mình.
Khó khăn tmng quan hệ ứng xử với bạn bè:
- Làm chủ bản thân khi giao tiếp với bạn.
- Hoà đồng, thân thiện với bạn.
- Giúp đỡ bạn cho đúng cách.
- Khẳng định vị trí trong nhóm bạn.
- Sử dụng các phương tiện giao tiếp.
- Tạo hứng thú khi nói chuyện với bạn.
- Tạo thiện cảm từ bạn.
- Cư xử phù hợp.
- Tôn trọng, tin tưởng khi giao tiếp với bạn.
- Trung thành với bạn.
- Sẵn sàng chia sẻ khó khăn với bạn.
- Đồng cảm với bạn.
- Giữ mối quan hệ đúng mực với bạn khác giới.
- Biểu lộ tình cảm với bạn khác giới.
- Quan tâm đến bạn khác giới.
- Cân đối giữa chuyện tình bạn khác giới và học tập.
- Xây dựng tình bạn khác giới đúng mực.
Khó khăn trong quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình:
- Đáp ứng yêu cầu, kì vọng của bố mẹ.
- Vui vẻ, hoà đồng với mọi người trong gia đình.
- Cư xử phù hợp với vị trí của mình.
- Quan tâm, chăm sóc đến mọi người.
- Có trách nhiệm với mọi người trong gia đình.
Khó khăn trong giao tiếp với cộng đồng:
- Đúng mực trong giao tiếp với những người xung quanh.
- Biết cách sử dụng tốt các phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ).
- Hoà nhã với những người xung quanh.
- Kính trên, nhường dưới.
- Ngoan ngoãn, 1ễ phép với những người xung quanh.
- Chào hỏi mọi người theo đúng vị trí của mình trong cộng đồng.
- Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn (tre nhỏ, người già..)
- Hành vi đúng mực và có văn hóa khi tham gia các dịch vụ công cộng.
Khó khăn trong vấn đề lập nghiệp:
- Thông tin về các nghề trong xã hội.
- Thông tin về thị trường lao động.
- Đánh giá được năng lực, hứng thú, tính cách của bản thân.
- Kiểm tra sự phù hợp những đặc điểm của bản thân với yêu cầu của nghề. 
Khó khăn với nhữngcông việc được tập thể giao phó:
Lớp trưởng và ban cán sự lớp không tạo được uy tín trong lớp, không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nhóm trong lớp có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường, khó khăn trong việc ứng xử công bằng với các thành viên trong lớp, khó khăn giữa quan hệ của ban cán sự lớp với các bạn và với giáo viên.
Những khó khăn trong các vấn đề về giới tính: sự phát triển của cơ thể, những vấn đề thầm kín của bản thân, những hiện tượng đồng tính luyến ái...
Khó khăn trong việc chấp hành những nội quy của nhà trường, của lớp: Đi học tuyệt đối đúng giờ, mặc đồng phục đúng quy định, ngồi đứng vị trí/sơ đồ mà giáo viên bố trí khi học...
Một số nguyên tắc đạo đức khi thực hiện hoạt động tư vấn, hướng dẫn
Một số nguyên tắc trong quá trình tư vấn:
Nguyên tắc giữ bí mật: Dựa trên việc mỗi cá nhân có quyền sở hữu những vấn đề có liên quan đến mình, vì vậy thông tin của thân chủ nói ra cho nhà tư vấn phải được đảm bảo giữ bí mật; tuy nhiên, không cần phải giữ bí mật khi thân chủ cho phép tiết lộ, hoặc vấn đề đó đe dọa đến tính mạng của thân chủ hoặc những người khác, hoặc khi nhà tư vấn bị gọi ra tòa chất vấn và có phương hại đến uy tín của nhà tư vấn.
Nguyên tắc tôn trọng thân chủ vô điều kiện: là có một thái độ nhiệt tình đối với thân chủ, chấp nhận họ như một con người có giá trị bất kể địa vị, đạo đức, hành vi, tình cảm tích cực hay tiêu cực ở thân chủ, kính trọng thân chủ về mặt nhân phẩm với các cốt cách riêng của họ; là một sự ân cần không chiếm hữu, không có một đòi hỏi riêng tư nào; sự tôn trọng đòi hỏi nhà tư vấn phải chấp nhận cả sự bày tỏ những xúc cảm tiêu cực (xấu xa, sợ hãi...) cũng như tích cực (vui sướng, cởi mở...) của thân chủ. Tôn trọng không có nghĩa là tán thành, chấp nhận hoặc không tán thành (nhà tư vấn có thể không tán thành nhưng vẫn tôn trọng họ). Tôn trọng ở sự đối thoại không phê phán, đánh giá, phòng vệ, là sự thẳng thán ở cả hai bên.
Các thành tố của sự tôn trọng:
Quyền được thừa nhận: trong mỗi cá nhân đều có những giá trị nhất định và có quyền phát triển theo cách mà họ cho là đúng, vì vậy họ cũng không được vi phạm giá trị này ở những người khác.
Tôn trọng năng lực và giá trị: mỗi cá nhân đều có những năng lực, những khả năng riêng biệt và tương ứng với những giá trị nhất định, vì vậy chúng ta cần được tôn trọng.
Có trách nhiệm với những lựa chọn của mình: mỗi người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn hoặc những quyết định của riêng mình.
Tin tưởng vào khả năng giải quyết của thân chủ: xuất phát từ quan điểm cho rằng “thân chủ là chuyên gia giỏi nhất về lĩnh vực của mình", các cá nhân luôn tin tưở

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_tu_xa_module_thcs_7_huong_dan_tu_van.doc
Giáo án liên quan