Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module THCS 10 đến 15 - Học kỳ 2 - Năm học 2019-2020 - Ngô Hưng Tuấn
8 nguyên tắc đơn giản giúp giáo viên tạo động lực học tập cho học sinh
Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài. Xin giới thiệu 8 nguyên tắc đơn giản mà giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lấy lại động cơ trong học tập.
Nguyên tắc 1:
Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt. Hãy lặp lại những khái niệm này trong bài giảng và bài tập về nhà. Qua việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này, giáo viên có thể khuyến khích học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau.
Nguyên tắc 2:
Sử dụng các phương tiện nghe nhìn khi cần thiết để giúp học sinh hiểu được các khái niệm khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời.
Nguyên tắc 3:
Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic. Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ.
thể. 2. Biểu hiện của căng thẳng: - Về mặt sinh lý: Mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, căng cơ ở cổ, lưng và quai hàm, tim đập mạnh, thở nhanh, lo âu, bất ổn, đi tiểu thường xuyên, họng khô, giảm ngon miệng - Về mặt hành vi: Cáu kỉnh, mắc nhiều lỗi hơn thường lệ, thể hiện sự thiếu kiên nhẫn, không giữ được bình tĩnh, sẵn sàng đôi co cãi nhau với bạn, bi quan, chán nản, tự ti, né tránh mọi người, nóng tính 3. Nguyên nhân gây ra các trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập của học sinh THCS: Có 4 nhóm nguyên chính gây ra các trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập của học sinh THCS, tập trung vào các nhóm nguyên nhân là: nhóm nguyên nhân liên quan đến bản thân học sinh, đến học tập, đến gia đình và đến các mối quan hệ xã hội ( thầy cô, bạn bè ). Cụ thể như sau: - Mất năng lực học tập hoặc có những trải nghiệm thất bại trong học tập (những học sinh này đã có lần bị điểm kém nên bị thầy cô cha mẹ trách mắng, bạn bè chê cười). - Lo lắng về việc học tập ở trường (sợ bị kiểm tra bài tập về nhà, sợ bị gọi lên trước lớp để trình bày bài, ý kiến) - Việc học ở trường quá khó: khối lượng kiến thức cần phải học, phải nhớ nhiều. - Học sinh phải học tập với cường độ cao, nhưng không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. - Các em gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè và giáo viên (có mâu thuẫn với giáo viên hay với bạn bè). - Cha mẹ quá kì vọng vào thành tích học tập của con cái. - Bản thân các em cũng kỳ vọng quá mức vào kết quả mà mình phải đạt được, không cho phép mình thua kém bạn bè - Phương pháp chăm sóc, giáo dục con chưa phù hợp: Yêu cầu con học quá nhiều (học bồi dưỡng, học thêm, học hè); cha mẹ không hiểu và không đáp ứng đúng, đủ những nhu cầu của con, không biết cách chia sẻ với những cảm xúc của con - Sự thay đổi trong gia đình (cha mẹ bất hòa, ly hôn, đau ốm, cái chết của một thành viên gia đình, chuyển nhà). - Việc chuyển trường, chuyển lớp hoặc thay đổi giáo viên chủ nhiệm nhiều lần, làm cho có những học sinh khó có khả năng thích nghi (có sự thay đổi về trường mới hay cấp học mới). Học sinh bị bạo lực học đường, bị bắt nạt hay quấy rối. - Phương pháp giảng dạy của các thầy cô không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh: yêu cầu các em ngồi yên quá lâu, không tạo ra các hoạt động tích cực nhằm giảm không khí căng thẳng trong giờ học 4. Phương pháp hỗ trợ tâm lí cho học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng Trong những tình huống bất lợi cho sức khỏe tâm trí học sinh, nếu phát hiện bệnh sớm, tư vấn điều trị kịp thời, tạo lập môi trường thuận lợi tại cộng đồng là yếu tố giảm thiểu nguy cơ rối nhiễu tâm lý. - Đối với phụ huynh: Một trong những hình thức chăm sóc sức khỏe tâm trí cho học sinh đem lại hiệu quả cao đó là việc chính các bậc phụ huynh dành thời gian quan tâm, lắng nghe con cái mình nhiều hơn. Từ đó, các bậc phụ huynh giúp các em giảm thiểu những lo lắng, băn khoăn không đáng có. Thông thường, chính cha mẹ làm con cái cảm thấy ngột ngạt trong chính ngôi nhà của mình. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần tạo ra không khí gia đình vui tươi, hạnh phúc. - Đối với giáo viên: Các giáo viên là những người thực sự quan trọng trong quá trình giúp đỡ các em bằng cách ứng xử phù hợp với từng em học sinh, nhất là với những em học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm trí (lo lắng, stress, trầm cảm). Các thầy, cô giáo trở thành người trực tiếp gây ra lo lắng cho học sinh khi đưa ra những yêu cầu quá mức, những yêu cầu có tính chất đe dọa, những hình phạt ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của trẻDo đó nên thay bằng các cách thức mang tính sự phạm, có tính tích cực đến việc giáo dục học sinh. - Đối với các nhà tham vấn tâm lí học đường: Chăm sóc sức khỏe tâm trí cho học sinh bằng tham vấn tâm lý là hoạt động tương tác giữa nhà tham vấn và học sinh (và cả gia đình) nhằm hỗ trợ, giúp đỡ học sinh giải quyết những khó khăn trong nhận thức, cảm xúc và hành vi để qua đó, phát triển nhân cách, định hướng nghề nghiệp, cách sống lành mạnh và những vấn đề khác thuộc về các rối loạn cảm xúc và nhân cách. Trong môi trường học đường, những nhà tham vấn học đường sử dụng những kiến thức tâm lý học và các kỹ năng tham vấn nhằm giúp trường học giải quyết những vấn đề sau: + Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, năng lực và kỹ năng học tập, định hướng nghề nghiệp, lối sống khỏe mạnh, các mối quan hệ liên nhân cách và những rối loạn cảm xúc và nhân cách. + Hỗ trợ phụ huynh trong việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái, phát triển mối quan hệ với nhà trường một cách tích cực, phát hiện những khó khăn của con cái và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục. + Hỗ trợ giáo viên và những thành viên khác trong nhà trường trong việc giao tiếp và tiếp cận với học sinh, kịp thời phát hiện những nhu cầu và những vấn đề cần sự can thiệp của nhà tham vấn. + Hỗ trợ nhà trường trong việc hoạch định các chiến lược giáo dục toàn diện cho học sinh, cách thức phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục, cách thức tổ chức các hoạt động nhằm phát triển và ngăn ngừa các hành vi nguy cơ trong trường học của học sinh. + Phối hợp với các tổ chức liên quan trong việc hỗ trợ và can thiệp trong trường hợp học sinh có những vấn đề liên quan đến những hoạt động bên ngoài như các vấn đề pháp luật, các vấn đề về bệnh tâm lý Lưu giữ hồ sơ những học sinh có những vấn đề về tâm lý để có thể sử dụng trong những trường hợp cần thiết sau này. V. NÂNG CAO NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC Mô đun 13: Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học. 8 nguyên tắc đơn giản giúp giáo viên tạo động lực học tập cho học sinh Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài. Xin giới thiệu 8 nguyên tắc đơn giản mà giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lấy lại động cơ trong học tập. Nguyên tắc 1: Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt. Hãy lặp lại những khái niệm này trong bài giảng và bài tập về nhà. Qua việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này, giáo viên có thể khuyến khích học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau. Nguyên tắc 2: Sử dụng các phương tiện nghe nhìn khi cần thiết để giúp học sinh hiểu được các khái niệm khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời. Nguyên tắc 3: Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic. Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ. Nguyên tắc 4: Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi dạy học sinh những khái niệm cơ bản, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới. Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới. Học sinh nên được làm việc theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài học, có thể hỏi giáo viên khi làm bài. Cách này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới. Ngoài ra nó sẽ giúp việc có mặt của học sinh có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh đi học đều đặn. Nguyên tắc 5: Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức đã học. Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Nguyên tắc 6: Nhận biết tầm quan trọng của việc học từ vựng. Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn với những bài có nhiều từ mới, đặc biệt là những từ chuyên ngành. Để học sinh dễ tiếp thu những từ chuyên ngành, giáo viên nên làm cho chúng dễ hiểu bằng cách gắn chúng với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Một cách hiệu quả là học sinh nên tạo cho mình những quyển ghi chú nhỏ chứa những chú thích của giáo viên về những từ khó. Nguyên tắc 7: Hãy tôn trọng học sinh. Học sinh nên được tôn trọng ngay từ khi vào học. Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao cho các em một số nhiệm vụ. Đây là cách khá hiệu quả với học sinh vì các em sẽ gắng hết sức để khẳng định mình. Nguyên tắc 8: Giữ cho học sinh luôn ở trình độ cao. Nếu học sinh không bị yêu cầu học tập với mức tiêu chuẩn nhất định, thì chỉ có những học sinh có ý thức rất cao mới tự học hành chăm chỉ mà thôi. Mặt khác yêu cầu cao trong giảng dạy không chỉ tạo động lực cho học sinh mà nó còn tạo ra được những tinh thần phấn khởi cho học sinh khi đạt được những yêu cầu đó. Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc 7 và 8 là quan trọng hơn cả. Nếu học sinh không được tôn trọng và không được giữ ở trình độ cao thì những nguyên tắc trên sẽ bị giảm tác dụng. Thảo luận nhóm các nội dung sau: 1. Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS. 2. Phương pháp và kỹ thuật xác định nhu cầu học tập của học sinh. Mô đun 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp 1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp. - Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội dung cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành vi đúng đắn. - Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập cũng như trong thực tiển cuộc sống. - Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. - Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau. - Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực 2. Mục tiêu, phương pháp, nội dung của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp. a. Mục tiêu - Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp. - Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. - Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo. - Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể . Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. - Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học . Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. b. Phương pháp Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần( phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. c. Nội dung Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục; nội dung tích hợp bao gồm những nội dung như : Tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Giáo dục phòng chống tham nhũng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Bảo vệ môi trường; Giáo dục về dân số, Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; Giáo dục về tài nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo theo hướng dẫn của Bộ GD và ĐT. Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, tùy từng nội dung để lựa chọn mức độ tích hợp sao cho phù hợp. d. Một số ví dụ: Hướng dẫn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở bộ môn GDCD cấp trung học cơ sở : * Lớp 6: Bài 6. Biết ơn, chủ đề : Lòng biết ơn của Bác Hồ với những người có công với nước. Mức độ lồng ghép bộ phận; nội dung tích hợp: - Bác xót xa trước các thương binh; kính cẩn trước các vong linh liệt sĩ. - Bác gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân biết ơn, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình thương binh liệt sĩ - Tháng 6-1947, Bác đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm là “ngày thương binh”. Chính phủ đã lấy ngày 27-7 hàng năm là “Ngày thương binh liệt sĩ”. * Lớp 8: Bài 2. Liêm khiết, chủ đề: Tấm gương liêm khiết của Bác. Mức độ liên hệ; Nội dung tích hợp: cả cuộc đời Bác Hồ luôn sống trong sạch, không hám danh lợi, không toan tính riêng tư cho bản thân, khước từ những ưu đãi dành cho Chủ tịch nước để chăm lo nhân dân, cho đất nước. Hướng dẫn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở bộ môn HĐNGLL cấp trung học cơ sở : * Lớp 6- Tên hoạt động: Hoạt động 1, tháng 10 . Nghe giới thiệu thư Bác, chủ đề: Gương sáng học tập và rèn luyện của Bác, mức độ liên hệ ; nội dung tích hợp : tinh thần yêu nước, ý thức học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt. * Lớp 7- Tên hoạt động: Hoạt động 2, tháng 4. Tình đoàn kết hữu nghị, chủ đề: Nhân ái, khoan dung, đoàn kết , tôn trọng sự bình đẳng và quyền con người. Mức độ bộ phận; nội dung tích hợp: Bác Hồ là tấm gương của tình đoàn kết sắt son, tình hữu nghị giữa các dân tộc * Lớp 8- Tên hoạt động: Hoạt động 2, tháng 5. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, chủ đề: Bác là tấm gương sáng về yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập, khiêm tốn, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Mức độ toàn bộ; nội dung tích hợp: Tình yêu bao la và sự quan tâm chăm sóc của Bác đối với thế hệ trẻ; những lời dạy của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng luôn thể hiện sự quan tâm của Bác đối với mầm non tương lai của đất nước. Mô đun 15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học 1. Cách lập kế hoạch dạy học. a. Cách lập kế hoạch dạy học năm học: - Xác định mục tiêu. - Dự kiến thời gian. - Liệt kê tài liệu, sách tham khảo. - Đề xuất những vấn đề cần trao đổi. - Xác định yêu cầu và biện pháp điều tra. - Nghiên cứu chương trình sẽ dạy. - Nghiên cứu tình hình thiết bị. - Nghiên cứu tình hình HS. - Nghiên cứu bản phân phối chương trình và bài dạy. b. Cách lập kế hoạch bài soạn: * Các kiểu bài soạn: - Bài nghiên cứu kiến thức mới. - Bài luyện tập, củng cố kiến thức. - Bài thực hành, thí nghiệm. - Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. - Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng. * Các kiểu xây dựng bài soạn: - Xác định mục tiêu bài học. - Nghiên cứu SGK và tài liệu liên quan. - Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức. - Lựa chọn PPDH. * Cấu trúc của kế hoạch bài học: - Xác định mục tiêu: 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. - Mục tiêu kỹ năng: 2 mức độ: làm được và thành thạo - Mục tiêu về thái độ: hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện * Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - GV: chuẩn bị TBDH, phương tiện dạy học ... - HS: chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như soạn bài, làm bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập ... * Tổ chức các hoạt động dạy học: Đề ra hoạt động: tên hoạt động, mục tiêu HĐ, cách tiến hành hoạt động, thời gian. - 2 cột: HĐ của GV - HS - 3 cột: HĐ của GV – HS – ghi bảng. 2. Thực hiện kế hoạch dạy học: a. Các yêu cầu cơ bản đối với một kế hoạch bài học: - Bao quát tổng thể PPDH. - Nêu được mục tiêu. - Nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học. - Nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò. b. Các khâu cơ bản thực hiện kế hoạch dạy học: - Tổ chức lớp học. - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. - Xây dựng tình huống có vấn đề. - Xây dựng, lĩnh hội kiến thức. - Khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức. - Tự kiểm tra kiến thức. 3. Các yếu tố liên quan đến đối tượng và môi trường dạy học ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học. a. Đối tượng dạy học có ảnh hưởng như thế nào đến thực hiện kế hoạch dạy học. Đối tượng dạy học bao gồm: người học và hoạt động học. - Người học: tự lĩnh hội kiến thức, không phải người được dạy. - Hoạt động học: tuân theo cấu trúc HĐ: tư duy, so sánh - Hình thức HHD: Nắm được vấn đề, sáng tỏ vấn đề. b. Thế nào là môi trường dạy học? - Môi trường bên trong: Chỉ các mối quan hệ nội tại bên trong của người dạy người học như: tiềm năng trí tuệ, những xúc cảm, những giá trị của cá nhân. - Môi trường bên ngoài: Chỉ các yếu tố bên ngoài người học, người dạy như mô trường, người dạy ảnh hưởng tới người học. Môi trường bên trong chỉ rõ sức mạnh nội tại của người học và người dạy, tạo sức ép lên quá trình học và phương pháp sư phạm. c. Môi trường dạy học ảnh hưởng như thế nào đến thực hiện kế hoạch dạy học ? - Môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến người dạy và người học và hoạt động của họ, điều đó làm cho người học phải thay đổi và thích nghi với những điều kiện ấy. Quan hệ giữa môi trường và người học là quan hệ ảnh hưởng và thích nghi. Người học và người dạy phải biết sàng lọc những ảnh hưởng có lợi của môi trường hoặc điều chỉnh các ảnh hưởng bất lợi để dễ thích nghi. 4. Các yếu tố liên quan đến chương trình tài liệu, phương tiện dạy học ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học. Ảnh hưởng của chương trình: GV THCS cần nghiên cứu chương trình. a. Cấu trúc chương trình dạy học bao gồm: - Mục tiêu, nội dung môn học bao gồm các phần: chương, bài, đề muc. - Phân phối thời gian cho các phần, chương, bài, đề mục, đây cũng là quy định số tiết ôn tập. - Giải thích chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình. - Ý nghĩa của chương trình dạy học. b. Ảnh hưởng của tài kiệu đến thực hiện kế hoạch dạy học: Chương trình dạy học chỉ quy định phạm vi tài liệu dạy học của các môn học, còn nhiệm vụ của SGK là: - Phải trình bày những nội dung của từng bộ môn một cách rõ rang, cụ thể, chi tiết và theo cấu trúc của nó, có chức năng chủ yếu là giúp HS lĩnh hội, củng cố, đào sâu những tri thức tiếp thu trên lớp, phát triển năng lực trí tuệ và có tác dụng giáo dục. - Giúp GV xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện DH để tổ chức công tác dạy học của mình. c. Ảnh hưởng của phương tiện DH đến thực hiện kế hoạch DH. Phương tiện DH là các sự vật, hiện tượng (vật chất hay phi vật chất) được GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học như những điều kiện hay công cụ trung gian vào đối tượng dạy học với chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng thêm sức mạnh của những tác động mà GV và HS thực hiện lên đối tượng dạy học đó. 5 .Tình huống sư phạm trong thực hiện kế hoạch dạy học. a. Thế nào là tình huống sư phạm - Tình huống sư phạm được hiểu là những hiện tượng xuất hiện trong quá trình dạy học và giáo dục chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết. Như vậy tình huống sư phạm chỉ xuất hiện khi co một nội dung, một nhiệm vụ nào đó trong quá trình giáo dục cần được giải quyết hoặc tháo gỡ. Tinh huống sư phạm là một dạng đặc biệt của mối quan hệ giao tiếp giữa người giáo dục và người được giáo dục. Trong đó, để giải quyết tình huống, nhà giáo dục phải cần đến tri thức mới, cách thúc mới chưa hề biết trước đó, còn ở đối tượng giáo dục là nhu cầu nhận thức hoặc hành động trong tình huống tương ứng. Kết quả việc giải quyết những tình huống sư phạm là sự thoả mãn (hoặc chưa thoả mãn được) những mâu thuẫn đã nảy sinh do vấn đề giáo dục đặt ra, đồng thời cùng với nó là sự gia tăng những tri thức mới, những phương thức hành động mới với chủ t
File đính kèm:
- bai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_module_thcs_1.doc