Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module 13: Xác định mục tiêu - Bùi Ngọc Kiểm

II. NỘI DUNG

 1. Khái niệm mục tiêu dạy học, ý nghĩa của mục tiêu dạy học. Phân biệt mục đích với mục tiêu dạy học

 1.1. Khái niệm mục tiêu dạy học:

 Mục tiêu dạy học là dự kiến kết quả phải đạt được của quá trình dạy học. Nó là những chỉ tiêu, tiêu chí, những yêu cầu cụ thể đối với từng cấp học, môn học, từng chương, từng bài học cụ thể trong từng thời điểm mà quá trình dạy học phải đạt được.

 Cách diễn đạt phổ biến nhất hiện nay về mục tiêu dạy học cho môn học, mục tiêu của từng chương, từng bài học cụ thể được đề cập tới ba lĩnh vực học tập chính là kiến thức, kỹ năng, thái độ.

 - Kiến thức: Là hệ thống các sự kiện thực tế, khái niệm, nguyên lý, quy trình, quá trình, cấu trúc,. của môn học, từng chương, từng bài học cụ thể mà học viên cần nắm vững. Kết quả học tập dược đánh giá bằng khả năng nhận thức của học viên với số lượng và chất lượng kiến thức đó.

 - Kĩ năng: Là khả năng thực hiện được các công việc cụ thể sau khi người học đã hoàn thành một môn học, một nội dựng kiến thức. Trình độ kĩ năng học tập được phát triển từ mức thấp tới mức cao. Kĩ năng được đánh giá bằng chất lượng sản phẩm mà học viên đã làm được.

 - Thái độ là biểu hiện ý thức của học viên đối với việc học tập, xử lí, ứng dựng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, lao động và sản xuất. Thái độ được đánh giá bằng hành vi cụ thể.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module 13: Xác định mục tiêu - Bùi Ngọc Kiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHÒNG GD&ĐT MAI CHÂU
TRUNG TÂM HTCĐ XÃ NÀ PHÒN
 BÀI THU HOẠCH : XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DẠY HỌC
	Họ và tên người thực hiện : Bùi Ngọc Kiểm 
	Chức vụ : Cán bộ thường trực Trung tâm học tập cộng đồng.
	Đơn vị công tác : Trường tiểu học Nà Mèo.
 Mai Châu, ngày 02 tháng 6 năm 2020
	I. PHẦN MỞ ĐẦU
	1. Vị trí vai trò của việc xác định mục tiêu dạy học.
	 Giáo dục thường xuyên (GDTX) là một trong hai bộ phận cấu thành ngày càng quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Khác với giáo dục phổ thông và giáo dục chính quy, GDTX là bộ phận giáo dục mang tính xã hội cao, là bộ phận giáo dục nhạy cảm hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn. GDTX chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu như nó biết tìm nhựa sống từ cộng đồng, biết dựa vào cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cộng đồng và phục vụ từng cộng đồng. Ngược lại cộng đồng phải có trách nhiệm tham gia đóng góp, cùng làm GDTX. Trung tâm học tập cộng đồng là một bộ phận trong hệ thống GDTX.
	Trong quá trình dạy học tại các TTHTCĐ việc xác định mục tiêu dạy học hướng tới kết quả phải đạt được của quá trình dạy học. Mục tiêu dạy học là những chỉ tiêu, tiêu chí, những yêu cầu cụ thể với từng cấp học, môm học, từng chương, chủ đề, từng bài học, chuyên đề cụ thể trong từng thời điểm mà quá trình dạy học phải đạt được. 
	Chính vì lý do đó trong khuân khổ bài viết, tôi chọn Modun 13 Xác định mục tiêu dạy học làm bài viết. Để từ đó tập trung nghiên cứu, áp dụng phục vụ cho công tác của Trung tâm học tập cộng đồng nơi đang công tác.
	Hiện nay, các chương trình sau đây đang được thực hiện ở các Trung tâm học tập cộng đồng.
	- Chương trình xoá mù chữ, sau xoá mù chữ.
	- Các chương trình bồi dưỡng và nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuẩn hóa các loại trình độ.
	- Các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học.
	Trong các chương trình trên thì đa số các cơ sở giáo dục thường xuyên trong đó có TTHTCĐ đều thực hiện, đó là các chương trình Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, mở các lớp chuyên đề giúp người dân nâng cao thu nhâp, cải thiện chất lượng cuộc sống; nâng cao trình độ hiểu biết về chính trị, pháp luật; VH-XH; Chăm sóc sức khỏe; Bảo vệ môi trường.
	Chính vì lý do trên vấn đề xác định mục tiêu dạy học đối với các TTHTCĐ là hết sức cần thiết để sau mối chuyên đề, bài giảng học viên có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày. 
	2. Cơ sở thực tiễn
	Kết quả điều tra thực tế cho thấy đối tượng của giáo dục thường xuyên thường là:
	- Những người chưa bao giờ đi học ở các nhà trường chính quy.
	- Những người phải bỏ học dở chừng ở các bậc học khác nhau.
	Từ 2009 đến nay, số học viên theo học các chương trình giáo dục thường xuyên khác nhau tăng lên một cách đáng kế, đặc biệt khi mạng lưới các trung tâm học tập cộng đồng xã/phường/thị trấn phát triển rộng khắp trong cả nước.
	Cùng với sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp mô hình trung tâm học tập cộng đồng cấp xã/phường/thị trấn, giáo dục thường xuyên đã tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, đào tạo lại, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kì và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, các chương trình kĩ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, nâng thu nhập và chuyển đổi nghề nghiệp, số lượt người được học các chuyên đề ở các trung tâm học tập cộng đồng tăng đột biến. 
	Với số liệu thống kê kế trên, cho thấy xu hướng chung là quy mô giáo dục thường xuyên ngày càng phát triển. Giáo dục thường xuyên đã tạo cơ hội cho nhiều người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, theo các nội dung khác nhau để nâng cao dân trí, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động có văn hoá, có chuyên môn, tham gia đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
	II. NỘI DUNG
	1. Khái niệm mục tiêu dạy học, ý nghĩa của mục tiêu dạy học. Phân biệt mục đích với mục tiêu dạy học 
	1.1. Khái niệm mục tiêu dạy học:
	Mục tiêu dạy học là dự kiến kết quả phải đạt được của quá trình dạy học. Nó là những chỉ tiêu, tiêu chí, những yêu cầu cụ thể đối với từng cấp học, môn học, từng chương, từng bài học cụ thể trong từng thời điểm mà quá trình dạy học phải đạt được.
	Cách diễn đạt phổ biến nhất hiện nay về mục tiêu dạy học cho môn học, mục tiêu của từng chương, từng bài học cụ thể được đề cập tới ba lĩnh vực học tập chính là kiến thức, kỹ năng, thái độ.
	- Kiến thức: Là hệ thống các sự kiện thực tế, khái niệm, nguyên lý, quy trình, quá trình, cấu trúc,... của môn học, từng chương, từng bài học cụ thể mà học viên cần nắm vững. Kết quả học tập dược đánh giá bằng khả năng nhận thức của học viên với số lượng và chất lượng kiến thức đó.
	- Kĩ năng: Là khả năng thực hiện được các công việc cụ thể sau khi người học đã hoàn thành một môn học, một nội dựng kiến thức. Trình độ kĩ năng học tập được phát triển từ mức thấp tới mức cao. Kĩ năng được đánh giá bằng chất lượng sản phẩm mà học viên đã làm được.
	- Thái độ là biểu hiện ý thức của học viên đối với việc học tập, xử lí, ứng dựng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, lao động và sản xuất. Thái độ được đánh giá bằng hành vi cụ thể.
	1.2. Phân biệt mục đích với mục tiêu
Mục đích
Mục tiêu
- Có tính định hướng.
- Thời gian thực hiện dài.
- Tính rộng lớn khái quát của vấn đề.
- Không thể đo được kết quả.
- Được tạo thành do nhiều mục tiêu kết hợp lại.
- Có tính cụ thể với hành động và phương tiện xác định.
- Thời gian thực hiện ngắn, xác định.
- Tính xác định của vấn đề.
- Kết quả đo được.
- Là một bộ phận của mục đích.
Như vậy, mục đích quy định mục tiêu. Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần phải đề ra mục tiêu. Nhờ vậy, hoạt động mới có định hướng đúng, tổ chức phù hợp và kết quả mới được đánh giá rõ ràng. Hoạt động dạy học cũng phải đạt đến những mục tiêu nhất định trong từng bài, từng chương, trong suốt cả quá trình. Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lượng hóa kết quả dạy học.
	1.3. Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu dạy học
	- Mục tiêu dạy học là căn cứ để tổ chức hoạt động dạy và học của giáo viên và học viên.
	- Mục tiêu dạy học là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dạy học.
- Mục tiêu dạy học chi phối các thành tố khác của quá trình dạy học. Từ mục tiêu dạy học để thiết kế nội dung, chương trình, lựa chọn phương pháp, phương tiện và các hình thức dạy học.
	2. Căn cứ để xác định mục tiêu dạy học. Các tiêu chí để xác định chính xác mục tiêu dạy học 
	2.1. Căn cứ để xác định mục tiêu dạy học:
	Căn cứ để xác định mục tiêu dạy học đối với một bài cụ thể là cần dựa vào:
	- Mục tiêu của chương trình môn học theo từng lớp/chuyên đề, khóa học ngắn hạn: Là những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học viên cần đạt được sau khi học xong chương trình môn học của lớp đó.
	Ví dụ: Mục tiêu của chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho nhân dân. Thông qua quá trình học học viên phải nắm được:
	- Chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng bài học cụ thể được quy định trong chương trình.
 	+ Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học viên cần phải và có thể đạt được.
 	+ Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.
	- Tài liệu dạy và học.
 	+ Tài liệu dạy và học là văn bản cụ thể hóa chương trình môn học, thể hiện được các yêu cầu về mục tiêu, nội dung, định hướng phương pháp dạy học của môn học đó.
 	+ Tài liệu dạy và học luôn có một ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn hóa trình độ học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
 	 + Tài liệu dạy và học là tài liệu học tập chính của học viên, là căn cứ chủ yếu để giáo viên tiến hành giảng dạy.
 	+ Chức năng của tài liệu dạy và học rất phong phú bao gồm: Cung cấp thông tin; hướng dẫn hoạt động học tập; ôn tập, hệ thống hóa, kiểm tra đánh giá; định hướng về phương pháp dạy học
	- Trình độ nhận thức của học viên ở các Trung tâm HTCĐ. 
 Học viên học ở các Trung tâm HTCĐ rất đa dạng về độ tuổi, trình độ nhận thức, về động cơ và nhu cầu học tậpHọ chủ yếu là những thanh niên và người lớn, người lao động phổ thông, không có điều kiện và khả năng học tiếp ở các chương trình cao hơn vì nhiều lí do khác nhau. 
	- Các điều kiện đảm bảo đểthực hiện bài học như cơ sở vật chất, thiết bị dạy họcở các Trung tâm HTCĐ.
 	+ Thiết bị dạy học là một phương tiện dạy học tăng cưởng tính trực quan trong quá trình tiếp nhận tri thức của học viên. Thiết bị dạy học vừa là nguồn tri thức, vừa là giá mang tri thức được xem như là một công cụ được giáo viên và học viên sử dựng đểtrợ giúp quá trình dạy học.
	2.2. Nguyên tắc để xác định mục tiêu dạy học
	- Mục tiêu phải phản ánh được mục đích giáo dục của các cơ sở dạy học GDTX nói chung, mục đích của chương trình dạy học ở cấp học, lớp học.
	- Mục tiêu phải phù hợp với lý luận dạy học hiện đại, cụ thể hóa vào bài dạy nguyên lý, quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng về phương pháp dạy học và giáo dục nói chung.
	- Mục tiêu phải định rõ các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh, học viên tránh viết chung chung, thiếu cụ thể.
	- Mục tiêu là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể, chứ không phải là chủ đề.
	- Mục tiêu không phải chỉ ra tiến trình bài học mà phải chỉ rõ sản phẩm của bài học.
	- Các mục tiêu cụ thể được ghi rõ phân cách nhau để tiện cho việc đánh giá kết quả bài học.
	- Mỗi mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ học sinh phải đạt bằng hành động.. Để viết mục tiêu cụ thể, nên dùng các động từ như: phân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp, chứng minh, đo đạc, tính toán, quan sát, lập được, vẽ được, thu thập, áp dựng... không dùng các động từ chung chung không đo đạc được như các động từ  “nắm được”, “hiểu rõ”...
	2.3. Các tiêu chí để xác định chính xác mục tiêu dạy học.
	- Xác định đủ một lượng các mục tiêu cho từng thời lượng, đơn vị giảng dạy.
	- Xác định mục tiêu học tập toàn diện mô tả được các loại hình học tập quan trọng của đơn vị giảng dạy.
	- Xác định mục tiêu học tập phản ánh mục đích giáo dục của trung tâm HTCĐ, địa phương, đất nước.
	- Đối với các TTHTCĐ cấp xã/ phường/ thị trấn; xác định mục tiêu học tập không quá cao mang tính khả thi, mục tiêu học tập phải làm cho người học có được cấp độ học tập cao nhất, áp dụng tốt vào thực tế.
	- Xác định mục tiêu học tập nhất quán với những nguyên tắc và động cơ học tập của người học.
- Xác định mục tiêu trước khi dạy để giáo viên và học viên ý thức được và thực hiện trong suốt quá trình dạy học.
	3. Cách xác định mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cụ thể của một bài học/chuyên đề.
	3.1. Cách xác định mục tiêu dạy học một bài học/chuyên đề.
 - Người học phải nắm được gì sau khi học xong bài học/chuyên đề này?
 - Người học phải có khả năng làm được gì sau khi học xong bài học/chuyên đề này?
 - Người học có thể xử lí, ứng dụng được những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, lao động sản xuất hay không?
	3.2. Ba loại lĩnh vực chính về mục tiêu học tập.
 	- Kiến thức là hệ thông những khái niệm, phạm trù, những quy tắc, lí thuyết của từng bài học/chuyên đề mà học viên cần nắm vững.
 	- Kĩ năng là khả năng thực hiện được các công việc cụ thể sau khi người học đã hoàn thành một môn học, một nội dung kiến thức.
 	- Thái độ là biểu hiện ý thức của học viên đối với việc học tập,ứng dựng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, lao động sản xuất.
	3.3. Mức độ cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ
	* Kiến thức: Có 6 mức độ cần đạt được về kiến thức.
	- Nhận biết: Là nhận biết và ghi nhớ, tái hiện, định nghĩa khái niệm.
	- Thông hiểu: Thông báo,thuyết minh, tóm tắt thông tin, giải thích, suy rộng.
	- Vận dụng: Vận dụng kiến thức vào tình huống mới.
	- Phân tích: Nhận biết các bộ phận của một tổng thể, so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại.
	- Tổng hợp: Tập trung các bộ phận thành một tổng thể thống nhất, lập kế hoạch, dự đoán.
	- Đánh giá: Khả năng đưa ra ý kiến về một vấn đề.
	* Kĩ năng: Có 5 mức độ để hình thành kĩ năng;
	- Bắt chước: Quan sát và làm rập khuôn được.
	- Làm được: Biết cách làm và tự làm được.
	- Chính xác: Thực hiện một cách chính xác.
	- Phối hợp: Thực hiện một cách chính xác công việc và có phần sáng tạo.
	- Thuần thục: Thực hiện công việc chính xác với tốc độ cao, thuần thục.
	* Thái độ: Có 5 mức độ đánh giá thái độ;
	- Tiếp nhận: Lắng nghe.
	- Đáp ứng: Lắng nghe và có phản ứng để hiểu rõ; chấp hành.
	- Đánh giá thừa nhận: Lắng nghe và có phản ứng với quan điểm của mình.
	- Tổ chức thực hiện: Đưa ra các quan điểm về chính mình.
	- Đặc trưng hoá: Thực hiện tốt các đặc trưng thực tế với hoàn cảnh của chính mình một cách tự giác.
	3.4. Xác định đúng mục tiêu của bài học/chuyên đề.
	- Đọc kĩ nội dung bài học/chuyên đề, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
	- Cuối mỗi bài học thường có hệ thống câu hỏi và bài tập. Giáo viên cũng có thể dựa vào đó để xác định mục tiêu bài học.
	- Khi viết mục tiêu người giáo viên phải luôn đặt câu hỏi:
Học viên có thể làm được gì sau khi học xong bài học này? (để viết mục tiêu)
Học viên có thể chứng minh rằng họ đạt được mục tiêu bằng cách nào? (để ra bài kiểm tra đánh giá)
	3.5. Một số động từ thường được sử dựng để biểu đạt cac yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ
	* Yêu cầu về kiến thức:
 - Ở mức độ nhận biết: Nêu lên, trình bày, phát biểu, kế lại, liệt kê, chỉ ra, mô tả, định nghĩa, gọi tên, nhận biết
 	- Thông hiểu: Xác định, so sánh, phân biệt, phân tích, tóm tắt, cho ví dụ
 - Vận dụng: Giải thích, chứng minh, liên hệ, vận dụng, xây dựng, giải quyết
	* Yêu cầu về kĩ năng:
 Lập/viết/tính/vẽ/đo, thực hiện, biết cách, tổ chức, thu thập, làm thí nghiệm, phân loại
	* Yêu cầu về thái độ:
 Tuân thủ, tán thành, đồng ý, ủng hộ, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác...
4. Thực hành viết mục tiêu dạy học đúng kĩ thuật.
	**Ví dụ: Chuyên đề Phòng chống tệ nạn ma túy trong cộng đồng:
	MỤC TIÊU:
	Học xong chuyên đề này người học cần đạt được các yêu cầu sau:
	* Mục tiêu chung
	+Nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động phòng, chống và kiểm soát ma túy. Từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do ma túy gây ra nhằm tạo môi trường xã hội trong sạch lành mạnh phục vụ phát triển đất nước.
	+ Chặn đứng tốc độ gia tăng người nghiện mới; giảm tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy trong cộng đồng, đặc biệt là trong nhóm có hành vi nguy cơ cao; tổ chức cai nghiện ma túy theo hướng có hiệu quả, bền vững.
	*Hiểu được tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội.
	+ Tác hại đối với sức khỏe:
	+ Ảnh hưởng đến bản thân :
Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.
	Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là  HIV (dẫn đến cái chết).  Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình của con cái họ.
	Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.
Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.
	Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.
	*Hiểu được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của ma túy đối với cộng đồng hiện nay; liên hệ thực tế địa phương.
	+ Ảnh hưởng đến gia đình.
	- Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 -2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể  tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.
	- Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm,  ăn không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện)
	- Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...)
	- Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra.
	+ Ảnh hưởng đến xã hội.
	Tệ nạn ma túy có tác hại rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, hạnh phúc, giống nòi, làm suy thoái về đạo đức, lối sống, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm như trộm cắp, cướp của giết người, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng, đồng thời cũng là nguyên nhân chính dẫn đến đại dịch HIV của thế giới.
	- Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm...
	- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách  xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại- Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống./
	* Nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và quy định về phòng chống ma tuý hiện nay.
	Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng; kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy với tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy đến từng người dân, từng hộ gia đình.
	- Phản đối, tố cáo, ngăn cản các hành vi buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy trong cộng đồng.
	- Tuyên truyền mọi người trong cộng đồng về tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội, cùng nhau phòng chống buôn bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong cộng đồng dân cư.
	IV. Kết luận.
	Thông qua bài thu hoạch bản thân tôi thấy trong mỗi bài giảng/chuyên đề việc xác định mục tiêu dạy học là vấn đề mấu chốt cho kết quả của một bài học. Để làm được điều đó người giáo viên/giảng viên/báo cáo viên phải nghiên cứu thật kỹ bài dạy. Và để cho các học viên thuộc các TTHTCĐ xã,phường, thị trấn áp dụng tốt vào thực tế đời sống, sản xuất thì mục tiêu dạy học phải rõ ràng, thực tế và dễ áp dụng.
	Trên đây là những vấn đề cơ bản mà tôi đã tìm hiểu thông qua chương trình BDTX năn 2020. Nội dung tìm hiểu thuộc MODULE GDTX 13 Xác định mục tiêu dạy học.
	Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý cơ quan chủ quản các cấp và đồng nghiệp. 
Tôi xin trân thành cảm ơn!
 Nà Phòn, ngày 02 tháng 06 năm 2020
 Người viết
 Bùi Ngọc Kiểm

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_module_13_xac.doc
Giáo án liên quan