Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cá nhân - Mođun TH 28 - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Minh Hiền

II. Mục đích, nguyên tắc của đánh giá, xếp loại:

1. Mục đích

 - Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục.

 - Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, sánh tạo, tự tin cho học sinh tiểu học.

 - Khuyến khích học sinh học tập liên tục, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học.

 2. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại

 - Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá và xếp loại.

 - Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.

 - Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.

 - Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.

I:Nội dung 1: Đổi mới đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học thông qua đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét:

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cá nhân - Mođun TH 28 - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Minh Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ VANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Phú Mỹ 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Phú Mỹ , ngày tháng năm 2016
BÀI THU HOẠCH
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN
MOĐUN TH 28
Họ và tên giáo viên: Trần Thị Minh Hiền
Tổ chuyên môn: Tổ khối 1
Chức vụ chuyên môn: Giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3
KẾT QUẢ THỰC HIỆN BDTX MOĐUN TH 28. 
1. Mô đun 28: KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC BẰNG ĐIỂM SỐ KẾT HỢP VỚI NHẬN XÉT.
2. Thời gian bồi dưỡng: 
Từ ngày tháng năm 2016 đến ngày tháng năm 2016
3. Hình thức bồi dưỡng: Tự học
4. Kết quả đạt được: 
 -Qua quá trình tự nghiên cứu học tập ,tôi đã tiếp thu những kiến thức trọng tâm như sau: 
I. Mở đầu: 
 Đổi mới kiểm tra, đánh giá cùng với các thành tố khác (mục tiêu; nội dung; phương pháp dạy học; phương tiện dạy học; quản lí, tổ chức thực hiện) tạo nên một chỉnh thể của đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
 Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học (ban hành theo quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) xác định rõ về đánh giá kết quả giáo dục tiểu học như sau :
 1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên, khuyến khích học sinh chăm học và tự tin trong học tập.
 2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp cần phải :
 a. Bảo đảm tính toàn diện, khoa học, khách quan, trung thực ;
 b. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, ở toàn cấp học để xây dựng công cụ thích hợp ;
 c. Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;
 d. Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác. 
 3. Các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên; các môn học và hoạt động giáo dục khác được đánh giá bằng nhận xét của giáo viên.
 Một trong các giải pháp trước mắt nhằm khắc phục các hạn chế thiếu sót của chương trình giáo dục và SGK cấp tiểu học là: Đổi mới mạnh mẽ cách kiểm tra. Năm học 2007 - 2008 tập trung đổi mới kiểm tra môn Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí theo hướng kiên quyết giảm tình trạng kiểm tra với yêu cầu học thuộc lòng nhiều sự kiện, các bài văn mẫu; tăng cường các câu hỏi đòi hỏi học sinh suy nghĩ trả lời theo cách hiểu và vận dụng của riêng mình. 
 Chương trình Giáo dục phổ thông cấp tiểu học cũng xác định: “Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình tiểu học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.”
 II. Mục đích, nguyên tắc của đánh giá, xếp loại: 
1. Mục đích
 - Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục.
 - Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, sánh tạo, tự tin cho học sinh tiểu học.
 - Khuyến khích học sinh học tập liên tục, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học.
 2. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại
 - Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá và xếp loại.
 - Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
 - Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
 - Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.
I:Nội dung 1: Đổi mới đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học thông qua đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét:
ĐÁNH GIÁ 
TRƯỚC ĐÂY
HIỆN NAY
MỤC ĐÍCH
Đánh giá để nhận định, chứng minh về kết quả học tập của học sinh.
Đánh giá để nhận định kết quả học tập của học sinh.
Đề xuất những biện pháp nhằm cãi thiện thực trạng, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Đánh giá cả kiến thức, kỹ năng, thái độ nhưng thiên về khả năng tái tạo kiến thức.
Chú trọng tới cả kiến thức , kỹ năng, thái độ . Kết hợp giữa khả năng tái tạo kiến thức và khả năng sáng tạo của học sinh.
CÁCH ĐÁNH GIÁ
Đánh giá bằng điểm.
Đánh giá mang nặng tính đồng loạt.
Đánh giá bằng điểm( Tiếng Việt,Toán, Khoa học,Lịch sử và Địa lý) và đánh giá bằng nhận xét các môn còn lại.
Chú ý tới việc đánh giá từng cá nhân.
CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
Đề kiểm tra viết và chủ yếu bằng câu hỏi tự luận.
Đề kiểm tra viết có kết hợp giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Mẫu quan sát.
NGƯỜI ĐÁNH GÍA
Giáo viên đánh giá học sinh.
Giáo viên đánh giá học sinh
Học sinh đánh giá học sinh.
 II. Nội dung 2:Yêu cầu ,tiêu chí xây dựng đề kiểm tra.Quy trình ra đề kiểm tra học kỳ.
1/ Yêu cầu về đề kiểm tra học kỳ:
-Nội dung bao quát chương trình học.
-Đảm bảo mục tiêu dạy học,bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được quy định trong chương trình cấp Tiểu học.
-Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
-Phù hợp với thời gian kiểm tra.
-Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh. 
2/Tiêu chí đề kiểm tra học kỳ:
-Nội dunh không nằm ngoài chương trình.
-Nội dung rãi ra trong chương trình học kỳ.
-Phân định tỉ lệ phù hợp giữa câu hỏi khách quan và câu hỏi tự luận. 
3/Cách ra đề:
a//Đối với môn học đánh giá bằng điểm số:
-Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi chủ đề của từng môn học, đối với từng lớp , đối với từng giai đoạn học tập .Căn cứ vào yêu cầu cần đạt , các bài tập cần làm ở mỗi bài học để xác định những nội dung kiến thức , kỹ năng cần tập trung kiểm tra, đánh giá của các bài kiểm tra định kỳ của từng lớp.
-Khi ra đề kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng.
-Thời lượng làm bài kiểm tra định kỳ khoảng 40 phút.
b/Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:Căn cứ vào các nhận xét ( Tiêu chí đánh giá ) của từng môn học .
-Việc đánh giá bằng nhận xét cần nhẹ nhàng không tạo áp lực cho cả giáo viên và học sinh 
-Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét cần vhuwowngs tới mục đích khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh.
III/Nội dung 3:Đánh giá kết quả học tập các môn học:
 * Các môn đánh giá bằng điểm số:
 - Các môn học đánh giá bằng điểm số ở tiểu học là Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn.
-Được đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10 không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra.
-Việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ là kết quả học tập của học sinh được quy định như sau:
* Đánh giá thường xuyên:
- Nhằm mục đích theo dõi, động viên khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ đồng thời để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp điều chỉnh hoạt động nhằm đạt hiệu quả thiết thực.
-Việc đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới hình thức kiểm tra thường xuyên
Gồm:kiểm tra miệng , quan sát học sinh học tập,bài tập thực hành...
Đánh giá định kỳ:
-Tiến hành kiểm tra 4 lần trong 1 năm học:GHK1,CHK1,GHK2,CHK2.
-Việc đánh giá định kỳ được tiến hành dưới hình thức kiểm tra định kỳ, gồm kiểm tra bài viết bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận.
* Các môn đánh giá bằng nhận xét:
 - Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật.
	 -Các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức: Hoàn thành (A+, A) và Chưa hoàn thành (B).
* Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá: 
 Kết hợp hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đề kiểm tra định kì đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền.
	* . Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 
	- Đối với học sinh khuyết tật, tất cả các bài kiểm tra thường xuyên và định kì được lưu giữ thành hồ sơ học tập của học sinh. Học sinh khuyết tật học hoà nhập được đánh giá nếu học sinh có khả năng học tập môn học đó một cách bình thường, nếu không chỉ yêu cầu đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh.
 - Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ ở các lớp tình thương có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được tổ chức kiểm tra môn Toán cùng với môn Tiếng Việt, điểm trung bình của hai môn đạt điểm 5 trở lên, không có điểm dưới 4 được xếp vào lớp học phù hợp hoặc được xác nhận học hết chương trình tiểu học. 
 IV. Kết luận
 Chương trình Giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học là “các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được”. Dạy học trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kĩ năng là quá trình dạy học bảo đảm mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của các môn học trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng học sinh trong từng môn học hoặc từng chủ đề của mỗi môn học.
 - Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi chủ đề của từng môn học đối với từng lớp, đối với từng giai đoạn học tập, căn cứ vào yêu cầu cần đạt, các bài tập cần làm ở mỗi bài học, xác định những nội dung kiến thức, kĩ năng cần tập trung kiểm tra, đánh giá của các bài kiểm tra định kì ở từng lớp. 
 - Khi xây dựng đề kiểm tra, cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và tham khảo sách giáo viên. Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học (NXB Giáo dục, 2008) nhằm đảm bảo tính phù hợp, tính thực tế để đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng khoảng 80-90% trong chuẩn kiến thức, kĩ năng và khoảng 10-20% vận dụng kiến thức kĩ năng trong chuẩn để phát triển. 
 - Thời lượng làm bài kiểm tra định kì khoảng 40 phút. Tuỳ theo đối tượng HS và đối với vùng khó khăn, có thể thêm thời gian (thời gian làm bài không quá 60 phút) nhưng không giảm mức độ, yêu cầu nội dung đề kiểm tra theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
 .IV: TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
 *Tất cả các nội dung trên bản thân tôi nhận thấy đều rất cần thiết trong việc kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì thế, tôi sẽ vận dụng những nội dung nêu trên vào thực tế giảng dạy tại lớp do mình phụ trách.
*TỰ ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM: 8 điểm
TỔ ĐÁNH GIÁ , CHO ĐIỂM:..
TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ , CHO ĐIỂM:
..
 Người làm thu hoạch
 Trần Thị Minh Hiền

File đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_bdtx_th_28.docx