Bài thu hoạch BDTX Module 36: Giáo dục giá trị cho học sinh Trung học phổ thông - Năm học 2013-2014 - Võ Thành Công

HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích nguyên tắc thực hiện giáo dục giá trị cho HS THPT.

Bài làm

Giá trị chỉ đuợc hình thành thông qua các hoạt động xã hội, có sự tương tác giữa người với người. Thông qua các họat động xã hội, HS mới có cơ hội thể hiện giá trị của bản thân cũng như xem xét, đánh giá hành vi của người khác. Do vậy, để tổ chức giáo dục giá trị có hiệu quả, nhà truờng cần tổ chức các hoạt động xã hội có tính tương tác cao. Giáo dục giá trị cần thực hiện ở nhiều môi trường khác nhau (như môi trường gia đình, nhà trường, cộng đồng.) trong những thời điểm khác nhau và thực hiện càng sớm càng tốt. Người tổ chức giáo dục giá trị không nhất thiết là GV trên lớp mà có thể là thầy cô, bạn học, hay các thành viên khác trong cộng đồng.

Giá trị không chỉ đuợc hình thành trong ý thức mà cần phải được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Thông qua các tình huống đa dạng, phức tạp trong thực tế mà HS đuợc tham gia, các em mới có điều kiện trải nghiệm và hình thành rõ nét về các giá trị, từ đó điều chỉnh hành vi phù hợp với thực tế. Do vậy, GV cần tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ học sao cho HS có cơ hội thể hiện giá trị của bản thân, tự trải nghiệm, biết phân tích giá trị của bản thân và của người khác. Nói cách khác, tạo điều kiện để HS áp dụng những kiến thức, kỉ năng vào các tình huống có thực hoặc tình huống giả định trong cuộc sống.

Để hình thành hệ giá trị cho mỗi HS cần có một quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - hành vi - nhận thức - hình thành thái độ - hành vi. Đó là một vòng tròn mà GV có thể tác động vào bất cứ vị trí nào để thay đổi nhận thức hoặc thay đổi hành vi hoặc thay đổi thái độ của HS.

Giáo dục giá trị nhằm giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực, tác động đến việc định hướng giá trị. Thay đổi giá trị, thái độ, hành vi của một người cũng giống như hình thành một thói quen mới, tập quán mới, là một quá trình khó khăn. Do vậy, tổ chức các hoạt động giáo dục cần diễn ra thường xuyên, liên tục, với nhiều phuơng pháp, kỉ thuật khác nhau nhằm khắc sâu trong nhận thức của HS cũng như duy trì thỏi quen mới. Khuyến khích, động viên, tạo động lực, ủng hộ những giá trị mới, hành vi mới, thái độ mới của HS là việc làm cần thiết.

 

doc19 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch BDTX Module 36: Giáo dục giá trị cho học sinh Trung học phổ thông - Năm học 2013-2014 - Võ Thành Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cái giả...Đạo đức học giúp con người phân biệt được cái thiện – cái ác, cái xấu – cái tốt...Mĩ học giúp con người phân biệt được cái đẹp – cái xấu, cái cao cả - cái thấp hèn...
Đến thời hiện đại, bên cạnh giá trị phổ quát đó, mỗi quốc gia đều xây dựng cho riêng mình một hệ giá trị riêng. Chẳng hạn, trong cách mạng tư sản, nước Pháp đề cao các giá trị: tự do, bình đẳng, bác ái...Trong khi đó, ở Trung Quốc về một số nước chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thời cổ đại, bảng giá trị có phần phong phú. Bảng giá trị về các nhu cầu của con người có ngũ phúc ( phúc, lộc, thọ, khang, ninh) sau này rút gọn thành tam đa (phúc, lộc, thọ); còn bảng giá trị về nhân cách của người quân tử gồm ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Tuy nhiên, thời hiện đại, bảng giá trị này đã có thay đổi. Chẳng hạn, ở Nhật Bản là: thiện, ích, mĩ; ở Singapor là: quốc gia trên hết, gia đình là gốc, đề cao cá nhân, tôn giáo khoan dung, dân tộc hài hòa....Ở Việt Nam, Gs. Trần Văn Giàu đã đưa ra bảng giá trị của dân tộc Việt Nam gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa.
* Theo góc độ giá trị, Mark Lilla, nhà triết học Mĩ, đã phân biệt bằng bốn giá trị: lí trí, danh dự, phẩm giá, đạo đức. Còn F.M. Wuketits (Áo), lại đề cao vai trò của ý thức, bao gồm cả tự ý thức.
* Các hệ giá trị tồn tại ờ nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, địa lí, xã hội, môi trường... khác nhau, tạo nên	các cơ sở phân chia khác nhau.
- Theo phương pháp tiếp cận hệ thống, giá trị có thể được phân loại theo cấp độ:
+ Hệ giá trị phổ quát của nhân loại.
+ Hệ giá trị của xã hội hiện đại.
+ Hệ giá trị của xã hội thời kì quá độ.
+ Hệ giá trị của các thành phần theo cơ cấu xã hội.
+ Hệ giá trị của nhóm...
- Cũng có thể chia theo một cách khác:
+ Hệ giá trị phổ quát của toàn nhân loại.
+ Hệ giá trị khu vực (phương Đông, phương Tây).
+ Hệ giá trị của các hình thái kinh tế xã hội (phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa...).
+ Hệ giá trị dân tộc.
+ Hệ giá trị thời đại.
- Tác giả Đoàn Văn Chúc và Hoàng Vinh căn cú vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống con người mà chia giá trị thành lĩnh vực, kiểu loại. Đoàn Văn Chúc chia giá trị thành 5 loại:
+ Giá trị thuộc phẩm chất tự nhiên, tức là sự tương tác giữa con người với tự nhiên để tạo ra những ước muốn của con người, như khỏe mạnh, sống lâu...
+ Giá trị thuộc về trật tự kinh tế, như tam đa, ngũ phúc...
+ Giá trị thuộc về trật tự lâm linh, tức là vũ trụ quan, nhân sinh quan theo triết học phương Đông.
+ Giá trị thuộc trật tự đạo đức.
+ Giá trị thuộc về trật tự thẩm mĩ.
- Tác giả Hoàng Vinh chia giá trị thành các lĩnh vực:
Giá trị thuộc về lĩnh vực tự nhiên.
Giá trị thuộc về lĩnh vực kinh tế.
Giá trị thuộc về lĩnh vực tri thức.
Giá trị thuộc về lĩnh vực chính trị.
Giá trị thuộc về lĩnh vực thẩm mĩ.
Giá trị thuộc về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng...
* Liên quan đến việc phân loại các giá trị,	cũng cần đề cập đến khái niệm cấu trúc giá trị. Cấu trúc giá trị đuợc xác định theo bộ khung các quan niệm về cấu trúc nhân cách của cá nhân hay cấu trúc của xã hội. Các quan niệm về cá nhân hay xã hội như thế nào thì sẽ xác định cấu trúc giá trị tương ứng như thế ấy. Tác giả Mạc Văn Trang, Lê Đức Phúc đã tổng hợp được một số cấu trúc như sau:
- Cấu trúc theo các bình diện của cuộc sống (theo Alvin TofHer trong Làn sóng thứ ba):
+ Bình diện kỉ thuật.
+ Bình diện thông tin.
+ Bình diện xã hội.
+ Bình diện tâm lí.
- Cấu trúc theo các mặt của con người (Theo Values Education for the filippino):
+ Giá trị kinh tế.
+ Giá trị xã hội.
+ Giá trị thể chất.
+ Giá trị tinh thần.
+ Giá trị tri thức.
+ Giá trị đạo đức.
+ Giá trị chính trị.
Mỗi giá trị cơ bản nói trên lại bao gồm và biểu hiện ra hàng loạt các giá trị cụ thể trong thực tiễn đời sống.
- Cấu trúc theo các mặt hoạt động, sinh sống (theo H.D. Schrmidt trong Phác thảo về tầm lí học nhân cách ):
+ Sản xuất.
+ Tiêu dùng.
+ Giao thông.
+ Chổ ở, sinh hoạt gia đình.
+ Phạm vi thời gian nhàn rỗi.
* Mỗi quốc gia lại có quan niệm về cấu trúc giá trị của riêng mình. Chẳng hạn, các giá trị thể hiện nền dân chủ của Thuỵ Điển là:
Công bằng.
Hợp tác.
Đoàn kết.
Hoà bình.
Tự do.
An toàn xã hội.
Đùm bọc, che chở lẫn nhau.
* Mỗi khi lịch sử xã hội loài người có những biến động lớn, người ta lại phải xây dựng những giá trị, hệ giá trị mới, tạo ra những chuẩn mực xã hội mới từ đó để mọi người hành động theo. Một số giá trị không còn phù hợp với điều kiện lịch sử mới sẽ bị loại bỏ ra khỏi cuộc sống. Ví dụ: “trung quân - trung với vua" là một giá trị của thời phong kiến, không còn phù hợp với thời hiện đại. Chú tịch Hồ Chí Minh đã thay đổi giá trị này thành “trung với nước", rất phù hợp với hoàn cánh lịch sử. Như vậy, việc xác định giá trị phải căn cứ theo nguyên tắc lôgic và lịch sử cụ thể, đặt giá trị vào những hoàn cánh lịch sử cụ thể, không gian văn hóa cụ thể và chủ thể lịch sử cụ thể. Như vậy, căn cứ vào cấu trúc xã hội, cấu trúc nhân cách; căn cứ vào nguyên tắc lôgic - lịch sử, có thể có cách phân chia giá trị theo những hệ như sau:
+ Hệ giá trị truyền thống-giá trị hiện đại.
+ Hệ giá trị phổ quát-giá trị cục bộ.
+ Hệ giá trị dân tộc-giá trị toàn cầu.
+ Hệ giá trị cá nhân-giá trị xã hội...
Trong mỗi hệ giá trị đó, bao hàm những cấp độ giá trị nhỏ hơn.
HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích mối quan hệ giữa các giá trị
Bài làm
* Các giá trị tồn tại không độc lập, tách rời nhau mà chúng tồn tại trong quan hệ hữu cơ với nhau. Quan hệ giữa các giá trị do quan hệ bên trong của cấu trúc nhân cách, cấu trúc xã hội quy định, yếu tố nọ ràng buộc yếu tố kia, không có yếu tố nào tách rời yếu tố nào. Một giá trị bị phá bỏ, có khi kéo theo sự phá bỏ cả hệ giá trị.
* Các giá trị quan hệ với nhau theo kết cấu ngang và kết cấu dọc. Giá trị truyền thống không thể tách rời giá trị hiện đại, giá trị tinh thần không thể tách rời các giá trị vật chất, giá trị phổ quát không thể tách rời giá trị cục bộ, giá trị dân tộc không thể tách rời các giá trị toàn cầu...
* Có nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ theo mục đích tiếp cận:
- Trong Sự tận cùng của triết học, Mark Lilla (Mĩ) đã nêu lên bốn giá trị: lí trí, tình cảm, vinh dự, phẩm chất đạo đức. Đó là những giá trị phân biệt con người với con vật.
- J.H. Fichter (Mĩ) dùng 3 căn cứ để phân loại giá trị:
+ Nhân cách
+ Xã hội
+ Văn hoá
- Theo M. Popon và J. R William, căn cứ vào các giá trị chi phối hành vi như cơ thể, nhân cách, văn hoá và xã hội phân loại thành các giá trị như sau:
+ Giá trị tồn tại sinh học;
+ Các giá trị tính cách;
+ Các giá trị văn hoá;
+ Các giá trị xã hội.
Theo cách tiếp cận hệ thống, có thể cấp độ hoá hệ giá trị theo các lát cắt sau: 
+ Lát cắt thứ nhất:
Hệ giá trị phổ quát của nhân loại.
Hệ giá trị của xã hội hiện đại.
Hệ giá trị của xã hội thời kì quá độ.
Hệ giá trị các thành phần theo cơ cấu xã hội.
Hệ giá trị của nhóm.
+ Theo lát cắt khác:
Hệ giá trị phổ quát toàn nhân loại.
Hệ giá trị khu vực (phương Đông, phương Tây).
Hệ giá trị của hình thái kinh tế - xã hội (phong kiến, tư bản...)
Hệ giá trị dân tộc.
Hệ giá trị thời đại (thời đại phục hưng, thời hiện đại).
Theo cấu trúc giá trị của nhân cách hay hệ giá trị của cá nhân hoặc xã hội: 
+ Cấu trúc chia theo bình diện của cuộc sống:
Bình diện kỉ thuật.
Bình diện thông tin.
Bình diện xã hội.
Bình diện tâm lí.
+ Cấu trúc chia theo các mặt của con người:
Giá trị kinh tế.
Giá trị xã hội.
Giá trị thể chất.
Giá trị tinh thần.
Giá trị tri thức.
Giá trị đạo đức.
Giá trị chính trị.
+ Cấu trúc theo các mặt hoạt động, sinh sống:
Sản xuất.
Tiêu dùng.
Giao thông.
Chổ ở, sinh hoạt gia đình.
Thời gian rỗi...
Tóm lại, khi xem xét sự phân loại các giá trị, cần xác định moi giá trị trong một cấu trúc, một hệ thống có thứ bậc, đồng thời chú ý tính đa dạng trong các biểu hiện sinh động của từng giá trị.
Do vậy, giáo dục giá trị cần có cái nhìn toàn diện, cần có sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, giá trị tinh thần với giá trị vật chất, giá trị phổ quát với giá trị cục bộ... Đồng thời, cũng cần nhìn thấy sự phát sinh, phát triển, tiêu vong của các giá trị trong những hoàn cánh lịch sử cụ thể.
NỘI DUNG 3: MỤC TIÊU GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO
 HỌC SINH TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HOẠT ĐỘNG 1: Phân tích mục tiêu của giáo dục giá trị cho học sinh phổ thông.
Bài làm
* Theo GS. Phạm Minh Hạc, mục tiêu của giáo dục trong nhà trường phổ thông là truyền đạt cho HS:
Hiểu được giá trị của mỗi con người – của chính mình, tù đó có trách nhiệm với bản thân, với xã hội; thống nhất: nhận thức- thái độ - hành vi đối với mỗi giá trị.
Ý thức đuợc giá trị cá thể gắn bó chặt chẽ với cộng đồng xã hội; tạo lập cuộc sống hài hòa trong các môi trường: gia đình, nhà trường, quốc gia, quốc tế.
Hình thành và phát triển hệ giá trị của mỗi người do bản thân tạo ra thông qua hoạt động và giao tiếp của chính mình với sự hỗ trợ của giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.
Thể hiện được giá trị của bản thân vào cuộc sống. Nhà trường cần giúp HS tự chủ, tự tin, tự giác đối với việc quyết định và giải quyết vấn đề hiệu quả.
Phân biệt được các giá trị, đánh giá đúng giá trị của bản thân và của người khác.
Để thực hiện đuợc mục tiêu trên, điều quan trọng là bồi dưỡng cho HS TH PT năng lực xác định giá trị.
Theo Hartman, năng lực xác định giá trị trong mỗi con người bao gồm:
Đồng cảm: năng lực thấy và đánh giá được đúng giá trị bên trong của người khác, tức là nhận thấy và chấp nhận người khác, có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác.
Năng lực thực tiễn: năng lực nhận thấy và đánh giá các giá trị vật chất, giá trị chức năng, tư duy thực tiễn và theo các tiêu chí chung; có tư duy so sánh, có năng lực nhận thấy điều đánh giá của các tổ chức xã hội và các chuẩn mực xã hội, các điều xã hội muốn.
Phán đoán hệ thống: năng lực nhận thấy và đánh giá hệ thống, thứ tự, cấu trúc, sự thích hợp và uy tín; có tư duy lí luận, phân tích và cấu trúc, có tổ chức và kế hoạch, theo quy chuẩn của các nguyên tắc tổ chức.
Lòng tự tin: năng lực nhìn nhận và đánh giá điều đáng giá và độc đáo của bản thân, chân chính, xác thực, lương thiện, đánh giá khả năng và hạn chế một cách thực chất.
Ý thức về vai trò của bản thân: năng lực nhận thấy và đánh giá vị trí và chức năng của bản thân trong xã hội, bản thân có chức năng có ích, có đóng góp; cảm thấy sự tự tin rằng mình có thể và thực sự hoàn thành công việc, cảm thấy thoả mãn khi có hành động đúng.
 - Năng lực xác định phương hướng của bản thân: năng lực nhận thấy và đánh giá các ý tưởng và suy nghĩ trong bản thân; cảm thấy có nhiệm vụ, trung thành với cam kết đối với giá trị mình tin là đúng, kiên trì theo đuổi một phương hướng đã xác định.
HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích ý nghĩa của giáo dục giá trị cho học sinh phổ thông
Bài làm
Bên cạnh việc học kiến thức, HS THPT cũng cần biết làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lí cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh; làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn; làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Đặc biệt, HS THPT cần nhận biết và có thể ứng phò tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, của môi trường sống tiêu cực.
Muốn vậy, HS cần có nền tảng giá trị vững chắc. Không có nền tảng giá trị vững chắc, HS THPT sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, hoặc có khi còn tỏ ra ích kỉ, ngạo mạn. Không có nền tảng giá trị vững chắc, HS THPT rất dễ bị ảnh hường bởi những giá trị vật chất, rồi sớm muộn cũng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến những toan tính vị kỉ, lối sống thực dụng, có nền tảng giá trị vững chắc, HS THPT sẽ không sa đà vào những thú vui vật chất tầm thường mà biết sống hướng thượng, biết hướng tới những giá trị nhân văn cao cả, tự cảm thấy bản thân có nghĩa vụ, có đủ khả năng tạo dựng một cuộc sống cho bản thân mình và thế giới xung quanh trở nên tốt đẹp hơn. Những giá trị tích cực là nền móng vững chắc giúp các em ổn định, vững vàng giữa những giông bão của cuộc đời. Nền tảng giá trị vững vàng, chắc chắn là động lực để khuyến khích các em khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị cũng như những kĩ năng sống, thái độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình.
Dạy HS THPT về giá trị đã khó, khuyến khích các em tự giác thực hành sống, học tập, lao động theo những giá trị đó còn khó hơn. Nếu chỉ dạy và thảo luận về giá trị thôi thì chưa đủ, cần trang bị cho các em có các kỉ năng để ứng dụng giá trị vào thực tế. Các em rất cần đuợc trải nghiệm cảm giác tích cực có được từ giá trị, thấy được kết quả của hành vi ứng xử theo chuẩn giá trị.
Do vậy, GV cần động viên, khích lệ, ủng hộ, quan tâm tạo mọi điều kiện để các em có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình.
HS THPT là lứa tuổi rất ham tìm tòi, ham khám phá, ham thực hành. Đây là điều kiện thuận lợi để GV gợi mở, hướng dẫn các em ứng dụng những hành vi trên nền tảng giá trị vào cuộc sống, chia sẽ chúng với gia đình, xã hội.
Bên cạnh việc khuyến khích các em thường xuyên thực hành, ứng dụng các kĩ năng sống dựa trên những nền tảng giá trị đó để trải nghiệm, nhận thức các kết quả đối với bản thân và xã hội, cũng cần khuyến khích các em xem xét, đánh giá hành động của cá nhân này đối với cá nhân khác hoặc với cộng đồng.
HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích nguyên tắc thực hiện giáo dục giá trị cho HS THPT.
Bài làm
Giá trị chỉ đuợc hình thành thông qua các hoạt động xã hội, có sự tương tác giữa người với người. Thông qua các họat động xã hội, HS mới có cơ hội thể hiện giá trị của bản thân cũng như xem xét, đánh giá hành vi của người khác. Do vậy, để tổ chức giáo dục giá trị có hiệu quả, nhà truờng cần tổ chức các hoạt động xã hội có tính tương tác cao. Giáo dục giá trị cần thực hiện ở nhiều môi trường khác nhau (như môi trường gia đình, nhà trường, cộng đồng...) trong những thời điểm khác nhau và thực hiện càng sớm càng tốt. Người tổ chức giáo dục giá trị không nhất thiết là GV trên lớp mà có thể là thầy cô, bạn học, hay các thành viên khác trong cộng đồng.
Giá trị không chỉ đuợc hình thành trong ý thức mà cần phải được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Thông qua các tình huống đa dạng, phức tạp trong thực tế mà HS đuợc tham gia, các em mới có điều kiện trải nghiệm và hình thành rõ nét về các giá trị, từ đó điều chỉnh hành vi phù hợp với thực tế. Do vậy, GV cần tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ học sao cho HS có cơ hội thể hiện giá trị của bản thân, tự trải nghiệm, biết phân tích giá trị của bản thân và của người khác. Nói cách khác, tạo điều kiện để HS áp dụng những kiến thức, kỉ năng vào các tình huống có thực hoặc tình huống giả định trong cuộc sống.
Để hình thành hệ giá trị cho mỗi HS cần có một quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - hành vi - nhận thức - hình thành thái độ - hành vi... Đó là một vòng tròn mà GV có thể tác động vào bất cứ vị trí nào để thay đổi nhận thức hoặc thay đổi hành vi hoặc thay đổi thái độ của HS.
Giáo dục giá trị nhằm giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực, tác động đến việc định hướng giá trị. Thay đổi giá trị, thái độ, hành vi của một người cũng giống như hình thành một thói quen mới, tập quán mới, là một quá trình khó khăn. Do vậy, tổ chức các hoạt động giáo dục cần diễn ra thường xuyên, liên tục, với nhiều phuơng pháp, kỉ thuật khác nhau nhằm khắc sâu trong nhận thức của HS cũng như duy trì thỏi quen mới. Khuyến khích, động viên, tạo động lực, ủng hộ những giá trị mới, hành vi mới, thái độ mới của HS là việc làm cần thiết.
NỘI DUNG 4: NỘI DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO
 HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát việc giáo dục giá trị tại một số nước tiêu biểu trên thế giới.
Bài làm
Tại Anh.
 Giáo dục giá trị tiến hành theo 5 bước: (1) đọc danh ngôn và suy nghĩ từng tuần; (2) tĩnh tâm suy nghĩ; (3) hát tốp ca; (4) kể chuyện; (5) hoạt động nhóm, trải nghiệm được chuyển hoá vào vốn giá trị của bản thân . Bộ Giáo dục Anh nhắc nhở các trường học phải dạy HS tôn trọng sự đa dạng các hệ giá trị, đặc biệt các giá trị: dân chủ, tự do, công lí, công bằng, dạy HS Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948, các giá trị của thòi kì Khai sáng (lí trí, khoa học, sáng tạo, nhân quyền...).
Tại Mĩ.
 Chiến lược giáo dục giá trị ơt bậc phổ thông gồm những điểm chính như sau:
Giáo dục con người toàn diện, tập trung vào tri thức, hành vi và tình cảm.
Giới thiệu các tấm gương để HS suy nghĩ về các giá trị của họ.
Sử dụng các tài liệu thích hợp.
Thầy cô giáo tiếp xúc với HS chân thành, trong sáng, tin tưởng tất cả các em đều tiến bộ.
Tôn trọng các em, chú ý ngôn ngữ giao tiếp với các em.
Xây dựng không khí hoà thuận, giải quyết ổn thoả các xích mích nội bộ.
Kịp thời khuyến khích việc làm tốt.
(S) Chỉnh đốn, sửa sai lầm.
Tổ chức hợp tác cùng làm một số việc, tham gia công tác xã hội;
Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Dạy dỗ chứ không thuyết giáo.
Xây dụng 10 giá trị để các trường học tham khảo xây dựng hệ giá trị của trường: thương người, can đảm, lịch thiệp, chơi đẹp, lương thiện, tử tế, trung thành, nhẫn nại, lòng kính trọng và tinh thần trách nhiệm.
Từ chiến lược tổng thể này, tùng bang, tùng trường có thể cụ thể hoá chi tiết, lên chương trình hành động cho phù hợp với thực tế của mình. Chẳng hạn, Hội đồng giáo dục bang Georgia, Hoa Kì, đã soạn hệ giá trị bao gồm 26 giá trị: can đảm, yêu nước, tinh thần công dân, chính trực, lịch thiệp, kính trọng người khác, 1ễ độ, hợp tác, tự trọng – tự kiểm soát bản thân, nhã nhặn, thương người, khoan dung, chuyên cần, rộng lượng, đúng giờ, sạch sẽ, vui vẻ, tự hào về trường mình, bảo vệ môi trường, có tính sáng tạo, tôn trọng người sáng tạo, kiên trì, nhẫn nại, yêu thể thao, trung thành, đức hạnh...
Tại Singapore.
 Đầu năm học 2004 - 2005, Bộ Giáo dục công bố hệ giáo dục của ngành, gồm các nội dung như sau:
Sứ mệnh: phục vụ con em, cung cấp cho các em một nền giáo dục toàn diện, cân đối, phát triển hết tiềm năng, giáo dục các em thành những công dân tốt, có ý thức với gia đình, xã hội và đất nước.
Tầm nhìn: xây dụng nhà trường tư duy, quốc gia độc lập, làm cho Singapore trở thành quốc gia tư duy và cam kết làm cho các công dân có khả năng đóng góp cho đất nước tiếp tục lớn mạnh, thịnh vượng. Hệ thống giáo dục mưu cầu giúp HS thành những người sáng tạo, học suốt đời và các nhà lãnh đạo có khả năng đổi thay.
Để thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn đó, Bộ Giáo dục công bố hệ giá trị của ngành như sau:
+ Chính trực: lấy chính trực làm cơ sở- có tinh thần dũng cảm, đạo đức và thẳng thắn, nói và làm đúng đắn.
+ Con người: lấy con người làm trung tâm, phát huy những cái tốt của mọi người.
+ Học tập: đam mê học tập, lấy học tập làm đường đời, luôn sẵn sàng đón nhận tương lai.
+ Chất lượng: theo đuổi chất lượng- chúng ta sẽ tốt hơn là chúng ta có thể, cố gắng cải tiến mọi việc chúng ta làm.
Có thể thấy, giáo dục giá trị của Singapor đặt giáo dục đạo đức lên hàng đầu, con người là mục tiêu, học tập là biện pháp mang lại chất lượng.
Ngoài ra, các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng có hệ giá trị riêng, chiến lược giáo dục giá trị riêng.
HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích nội dung giá dục giá trị cho HS THPT tại Việt Nam.
Bài làm
* 5 điều Bác Hồ dạy là những giá trị cốt lõi trong giáo dục giá trị cho HS THPT:
Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Trong 5 điều Bác Hồ dạy đã bao gồm 10 giá trị: yêu tổ quốc, yêu đồng bào, học tập, lao động, đoàn kết, kĩ luật, vệ sinh, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Đây là những giá trị có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
* Nhóm tác giả Lê Đức Phúc, Nguyễn Thạc và Mạc Văn Trang trong chưong trình nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước KX07-03 đã đề xuất 24 giá trị được xác định trên cơ sở cấu trúc nhân cách con người nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng. Cấu trúc đó bao gồm: 
Trí tuệ, đạo đức, thể lực, kinh tế; chính trị - xã hội, văn hóa – thẩm mỹ. 
Bảng giá trị được xác định bao gồm: 
1.
Tự do
7.
Tình yêu
13.
Giàu sang
19.
Lí tư

File đính kèm:

  • docBAI_THU_HOACH_BDTX_MODULE_36_THPT.doc
Giáo án liên quan