Bài thu hoạch BDTX Module 24: Kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học - Năm học 2013-2014 -Võ Thành Công

HOẠT ĐỘNG 6: Cách thức biên soạn một đề kiểm tra tốt:.

 Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề qui định. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

* Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:

- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình.

- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.

- Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa.

- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh.

- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững kiến thức.

- Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh.

- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra.

- Phần lựa chọn phải thổng nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn.

- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.

- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng, hoặc “Phương án khác”.

* Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:

- Câu hỏi phải phản ánh được nội dung quan trọng của chương trình.

- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

- Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới

- Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo.

- Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó.

- Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.

- Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin; tránh những câu hỏi yêu cầu học sinh học thuộc lòng.

- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải đuợc hết những yêu cầu của giáo viên ra đề đến học sinh.

 

docx17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch BDTX Module 24: Kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học - Năm học 2013-2014 -Võ Thành Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.
Lấy các ý kiến quan trọng.
- Viết các ý có tính chất hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai.
Tránh dùng lời lẽ trong sách giáo khoa.
Các câu hỏi nên có cùng một độ dài bằng nhau kể cả câu đúng và câu sai.
Tránh các đáp án có tính lặp đi lặp lại.
Tránh các manh mối về từ vựng.
Nêu rõ nguồn gốc của ý kiến nếu câu hỏi trình bày một ý kiến của ai đó.
Chỉ tập trung vào một ý kiến quan trọng hoặc mối quan hệ giữa các ý kiến.
3. Cách viết câu hỏi nhiều lựa chọn:
Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.
Đặt một câu hỏi trực tiếp hoặc tạo một tình huống cụ thể.
Viết lại bằng ngôn ngữ của mình chứ không sử dụng câu, từ chính xác như trong sách giáo khoa.
Viết các lựa chọn thật khéo để những học sinh không biết câu trả lời đúng không thể dùng phương pháp loại trừ một cách quá dễ dàng.
Các yếu tố nhiễu nên dựa trên các lỗi thông thường hoặc hiểu sai ý (nếu có thể)
Câu trả lời cho từng câu hỏi không nên phụ thuộc vào các đáp án của các câu hỏi khác.
Dùng từ và các cấu trúc câu đơn giản để viết câu hỏi.
Các lựa chọn nên được viết một cách nhất quán và phù hợp với nội dung của câu dẫn.
Chỉ có duy nhất một đáp án đứng.
Tránh các lựa chọn như “tất cả các đáp án trên” hay “không có đáp án nào đúng”.
4. Cách viết câu hỏi ghép đôi:
Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.
Đặt ra các giả thuyết và các câu trả lời.
Các câu trả lời là các lựa chọn hợp lí cho từng giả thuyết.
- Viết câu bên phần giả thuyết dài hơn so với các câu bên phần trả lòi.
Cần viết câu hướng dẫn làm bài thật rõ ràng yêu cầu ghép đôi.
Nếu có thể hãy sắp xếp các câu trả lời một cách hợp lí nhất.
Tránh loại ghép đôi “hoàn hảo"
Viết không quá 10 câu trả lời.
Đánh số thứ tự cho các câu bên phần giả thuyết và đánh chữ thứ tự cho các câu bên phần trả lời.
5. Cách viết câu hỏi tự luận:
Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.
Yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới.
Chỉ rõ nhiệm vụ học sinh cần thực hiện bằng các hướng dẫn cụ thể.
Sử dụng độ khó phù hợp với mức độ trưởng thành của học sinh.
Yêu cầu học sinh thể hiện mình nhiều hơn chứ không chỉ kiểm tra trí nhớ về sự kiện, định nghĩa, hoặc các loại thông tin khác.
Viết câu hỏi theo cách mà học sinh sẽ phải đưa ra các câu trả lời theo ý bạn.
Nêu rõ cho học sinh các vấn đề sau:
 + Độ dài bài viết
 + Mục đích của bài viết.
 + Lượng thời gian cần thiết để viết bài.
 + Các tiêu chí mà bài viết sẽ được tính điểm.
	Câu hỏi vận dụng:
	Câu 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa mặt cắt chập và mặt cắt rời.
Câu 2: Hãy vẽ 3 hình chiếu vuông góc của các vật thể sau:
	Câu 3: Hãy vẽ hình chiếu trục đo từ 2 hình chiếu cho trước:
	Câu 4: Trình bày các loại hình biểu diễn của ngôi nhà.
	Câu 5: Để lập một bản vẽ chi tiết cần thực hiện các bước nào?
HOẠT ĐỘNG 5: Thiết kế ma trận đề kiểm tra.
Quy trình biên soạn đề kiểm tra?
1. Xác định mục đích của đề kiểm tra.
2. Xác định hình thức đề kiểm tra.
3.Thiết kế ma trận đề kiểm tra:
- Cấu trúc ma trận đề:
 + Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng .
 + Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
+ Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
- Mô tả về cấp độ tư duy:
+ Nhận biết.
	Ví dụ: Tỉ lệ là gì?
+ Thông hiểu. 
	Ví dụ: So sánh sự khác nhau về các thông số cơ bản giữa hình chiếu trục đo xiên góc cân và hình chiếu trục đo vuông góa đều.?
+ Vận dụng ở cấp độ thấp.
	Ví dụ: Hãy vẽ 3 hình chiếu vuông góc của các vật thể sau:
+ Vận dụng ở cấp độ cao. 
	Ví dụ: Hãy vẽ hình chiếu trục đo từ 2 hình chiếu cho trước:
- Xác định cấp độ tư duy:
+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
+ Kiến thức trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ “vận dụng”.
+ Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giũa phần “hiểu được” và phần “kĩ năng” được xác định ở cấp độ “vận dụng ở mức độ cao hơn”.
+ Chú ý khi xác định các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.
+ Các khâu cơ bản thiết kế ma trận đề kiểm tra:
 * Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra.
 * Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.
 * Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...).
 * Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ%.
 * Quyết định sổ câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng và điểm tương ứng.
 * Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.
 * Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
 * Chú ý khi quyết định tỉ lệ % điểm và tính tổng số điểm:
HOẠT ĐỘNG 6: Cách thức biên soạn một đề kiểm tra tốt:.
	Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề qui định. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
* Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:
Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình.
Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.
Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.
Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa.
Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh.
Mỗi phương án nhiễu phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững kiến thức.
Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh.
Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra.
Phần lựa chọn phải thổng nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn.
Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.
- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng, hoặc “Phương án khác”...
* Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:
- Câu hỏi phải phản ánh được nội dung quan trọng của chương trình.
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.
- Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới
- Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo.
- Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó. 
- Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.
- Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin; tránh những câu hỏi yêu cầu học sinh học thuộc lòng.
- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải đuợc hết những yêu cầu của giáo viên ra đề đến học sinh.
 - Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình thì cần nêu rõ: bài trả lời cửa học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm:
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: khoa học và chính xác.
Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu.
Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
* Cách tính điểm đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan:
* Cách tính điểm đề kiểm tra kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
HOẠT ĐỘNG 7: Ưu, nhược điểm của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
1. Ưu điểm:
- Trắc nghiệm bao gồm một chuỗi những thao tác đơn giản xác định nên tiết kiệm được thời gian thi và kinh phí chấm điểm.
- Kết quả của bài trắc nghiệm mang tính khách quan, không phụ thuộc vào người chấm.
- Nội dung rất rộng, góp phần chống học tủ, học lệch.
- Giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian làm đề, tổ chức thi và chấm điểm, đồng thời góp phần tăng cường khả năng tự học của học sinh.
- Giáo viên có thể đánh giá được kết quả học tập một cách tương đối chính xác, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học để đạt kết quả cao nhất.
- Trắc nghiệm gây hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh, hạn chế việc quay cóp, sử dụng tài liệu, trao đổi bài. học sinh phải suy nghĩ cao độ, tập trung tối đa để làm bài cho kịp thời gian cho phép.
2. Nhược điểm:
- Khó đánh giá đuợc bề sâu của kiến thức.
- Khó đánh giá quá trình suy nghĩ dẫn tới kết quả làm bài trắc nghiệm, do đó khó khăn trong việc kiểm tra năng lực tư duy và phát hiện, sửa chữa sai lầm cho học sinh.
- Có yếu tố may rủi, ngẫu nhiên trong kết quả làm bài trắc nghiệm.
- Trắc nghiệm gồm chủ yếu là những câu hỏi với những câu trả lời có sẵn, do đó khó kiểm tra được năng lực sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học.
HOẠT ĐỘNG 8: Tìm hiểu trường hợp vận dụng kiểm tra, đánh giá theo hình thức trắc nghiệm, tự luận.
1. Khi nào sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan?
- Khi giáo viên cần kháo sát thành quả học tập của số đông học sinh, hay muốn rằng bài khảo sát ấy có thể được sử dụng lại vào một lúc khác.
- Khi giáo viên muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan người chấm bài.
- Khi giáo viên có nhiều câu hỏi trắc nghiệm tốt đã đuợc dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả.
- Khi giáo viên muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt.
2. Khi nào sử dụng hình thức tự luận?
- Khi nhóm học sinh được khảo sát không quá đông và đề khảo sát chỉ được sử dụng một lần, không dùng lại nữa.
- Khi giáo viên cố gắng tìm mọi cách có thể được để khuyến khích sự phát triển kĩ năng diễn tả bằng văn viết
- Khi giáo viên tin tưởng về khả năng phê phán và chấm bài của mình một cách vô tư và chính xác hơn là vào khả năng soạn thảo những câu trắc nghiệm thật tốt
- Khi không có nhiều thời gian soạn thảo bài khảo sát nhưng lại có nhiều thời gian để chấm bài
HOẠT ĐỘNG 9: Để có bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cần phải thoả mãn: 
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình.
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.
- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.
- Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa.
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh.
- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững kiến thức.
- Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh.
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra.
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn.
- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.
- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “Không có phương án nào đúng”.
HOẠT ĐỘNG 10: Ưu điểm, nhược điểm của từng loại đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan:
1. Câu trả lời ngắn:
* Ưu điểm:
Dễ xây dựng.
Người học không thể đoán mò.
* Nhược điểm:
Thường chỉ được dùng để kiểm tra trình độ mức độ nhận biết thông hiểu.
Đôi khi khó đánh giá đúng nội dung trả lời.
2. Câu hỏi đúng-sai:
* Ưu điểm:
Dễ xây dựng;
Có thể ra nhiều câu một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi câu, vì vậy khả năng bao phủ chương trình rộng hơn.
* Nhược điểm:
Thường chỉ được dùng để kiểm tra mức độ nhận biết, thông hiểu;
Tỉ lệ đoán mò đúng cao (50%).
3. Câu hỏi tương thích/ghép đôi:
* Ưu điểm:
Dễ xây dựng.
Có thể hạn chế sự đoán mò bằng cách tăng số lượng thông tin trong bảng chọn.
* Nhược điểm:
Chỉ chủ yếu dùng để kiểm tra khả năng nhận biết.
Thông tin có tính dàn trải, không nhấn mạnh được những điều quan trọng hơn.
4. Câu hỏi lựa chọn một trong nhiều phương án:
* Ưu điểm:
- Có thể được sử dụng để kiểm tra các kĩ năng nhận thức bậc cao.
- Tránh được yếu tố mơ hồ so với loại câu hỏi trả lời ngắn.
- Tránh được nhược điểm người học chỉ biết một phát biểu là sai nhưng có thể không biết phát biểu đúng là như thế nào .
- Yêu cầu lựa chọn phương án tốt nhất có thể hạn chế được khó khăn khi phải xác định một phát biểu là sai hoàn toàn.
- Với nhiều phương án lụa chọn, có thể đánh giá xu hướng người học thường sa vào những điểm yếu nào.
* Nhược điểm:
- Khó biên soạn các câu hỏi dùng để đánh giá các kĩ năng nhận thức bậc cao.
- Vì có nhiều phương án được chọn nên khó xây dựng các câu hỏi có chất lượng cao.
- Tồn tại tỉ lệ đoán mò. 
5. Câu hỏi gốc: là dạng câu hỏi ở dạng tổng quát, có thể được lắp ghép với các nội dung cụ thể nhằm cho ra các câu hỏi trắc nghiệm hoàn chỉnh.
Một số dạng câu hỏi gốc:
- Hiểu biết khái niệm.
- Hiểu biết nguyên lý.
- Hiểu biết quy trình.
6. Câu	 hỏi trắc nghiệm liên kết: là một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên một tập hợp số liệu/dữ kiện/giả thuyết chung. Các thông tin chung này có thể ở dưới dạng bài viết bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hoặc tranh ảnh .
* Ưu điểm:
+ Có thể dùng các loại số liệu hoặc thông tin khác nhau (chữ viết, đồ thị, biểu bảng...) cho câu hỏi.
+ Có thể đánh giá các kĩ năng nhận thức bậc cao.
+ Bài trắc nghiệm có bố cục gắn kết hơn so với loại trắc nghiệm khách quan thông thường.
* Nhược điểm
+ Khó xây dựng hơn loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông thường.
+ Đòi hỏi người ra đề biết cách sưu tập, biên tập, phối hợp các loại số liệu, thông tin.
HOẠT ĐỘNG 11: Cách tính điểm cho các câu hỏi trong đề kiểm tra
1. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan:
- Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.
- Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.
2. Cách tính điểm đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan:
- Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần tự luận, trắc nghiệm khách quan theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu trắc nghiệm khách quan có số điểm bằng nhau.
- Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu trắc nghiệm khách quan trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
3. Cách tính điểm đề kiếm tra tự luận: Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ bước 3 đến bước 7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
HOẠT ĐỘNG 12: Áp dụng quy trình đánh giá chung và quy trình biên soạn đề kiểm tra trong đánh giá tổng kết.
1. Xác định các bước của quy trình đánh giá chung:
- Trình bày vấn đề và mục đích đánh giá.
- Xác định đối tượng, phạm vi và lĩnh vực đánh giá.
- Liệt kê các điều kiện tối thiểu.
- Xác định các loại hình và kĩ thuật đánh giá..
- Khai thác và xử lí thông tin.
2. Áp dụng quy trình biên soạn đề kiểm tra trong đánh giá tổng kết:
- Xác định mục tiêu của đề kiểm tra.
- Xác định Chuẩn kiến thức, kĩ năng..
- Xác định hình thức đề kiểm tra.
3. Xừ lí kết quả thực nghiệm:
- Lập các bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất luỹ tích.
- Vẽ đồ thị đường luỹ tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích.
- Tính các tham số thống kê đặc trưng:
+ Trung bình cộng.
+ Phương sai và độ lệch chuẩn.
+ Sai số tiêu chuẩn.
+ Hệ số biến thiên.
HOẠT ĐỘNG 13: Để việc biên soạn ngân hàng câu hỏi được thuận lợi, cần thực hiện theo các bước:
 1. Xây dựng kế hoạch viết câu hỏi:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho việ c xây dựng ngân hàng câu hỏi.
- Quyết định các nội dung môn học và nhóm các chủ đề sẽ được kiểm tra trong đề kiểm tra
- Xác định số lượng và hình thức của các câu hỏi đối với mỗi lĩnh vực nội dung.
- Xây dựng một hệ thống mã hóa phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xác định.
2. Viết/Thu thập các câu hỏi:
- Nguồn của câu hỏi.
- Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi.
- Cách thức đảm bảo câu hỏi đuợc bảo mật.
3. Tổ chức rà soát và đánh giá câu hỏi:
- Xác định có lỗi về chuyên môn trong quá trình viết câu hỏi hay không? Có các sai sót kĩ thuật nào trong việc viết câu hỏi không?
- Xác định câu hỏi có phù hợp với chuẩn chương trình đã được xác định hay không? Loại hình câu hỏi được lựa chọn có phù hợp với mục đích kiểm tra hay không?
- Xác định nội dung câu hỏi có chính xác hay không?
- Xác định câu trả lời dự kiến cho câu hỏi có đúng hay không và các lựa chọn sai trong câu hỏi trắc nghiệm có thực sự sai hay không?
- Bổ sung, điều chỉnh câu hỏi dựa trên kết quả việc đánh giá.
4. Tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh:
- Cần bao nhiêu đề kiểm tra để sử dụng hết tất cả các câu hỏi?
- Đề kiểm tra sẽ được thiết kế như thế nào?
- Kế hoạch chọn mẫu và quy mô mẫu ra sao?
5. Tiến hành phân tích câu hỏi và đưa các câu hỏi về một mặt bằng chung:
- Mô hình IRT nào sẽ được sử dụng?
- Làm thế nào để đưa các đề kiểm tra về một mặt bằng chung sử dụng các câu hỏi cầu.
- Điều chỉnh lại câu hỏi nếu cần thiết.
- Xác định những thông sổ thống kê cần được nhập và lưu trữ trên máy tinh.
- Xác định các tiêu chí để lựa chọn câu hỏi đưa vào ngân hàng.
6. Xây dựng/Mua phần mềm máy tính:
- Thiết kế một hệ thống ngân hàng câu hỏi trên máy tính.
- Cách thức bảo mật ngân hàng câu hỏi.
- Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi.
- Cách thúc xây dựng đề kiểm tra.
- Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng.
- Tập huấn sử dụng ngân hàng câu hỏi.
7. Xây dựng kế hoạch để duy trì và cập nhật ngân hàng câu hỏi:
- Xác định những thông tin về quá trình sử dụng câu hỏi nào cần được lưu trữ.
- Xác định nguồn của những câu hỏi mới.
- Xác định các tiêu chí để xóa bỏ những câu hỏi không mong muốn.
HOẠT ĐỘNG 14: Tìm hiểu quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
1. Dự thảo câu hỏi:
- Thu thập các tài liệu nguồn.
- Kiểm tra quyền tác giả của các tài liệu và xin phép sử dụng nếu cần thiết.
- Phân chia tiêu chí kĩ thuật đề kiểm tra.
- Phân bố việc hướng dẫn viết câu hỏi.
- Những tham số ảnh hưởng đến đề kiểm tra.
- Rà soát các đề kiểm tra trước đó.
- Xác định những câu hỏi mẫu và các dạng câu hỏi.
- Dự thảo câu hỏi sử dụng cấu trúc của câu hỏi.
2.Viết câu hỏi:
- Dùng từ để hỏi trong câu dẫn.
- Viết những câu hỏi dạng khẳng định.
- Diễn đạt nhiệm vụ rõ ràng.
- Sử dụng những từ ngữ có nghĩa rõ ràng.
- Sử dụng những câu đơn giản.
- Đảm bảo rằng những đáp án đúng thực sự đúng.
- Kiểm tra lỗi ngữ pháp.
- Các phương án nhiễu cần có vẽ đúng.
- Không sử dụng “ Không có phương án nào”.
- Sắp xếp đề kiểm tra sao cho các phương án lựa chọn (A, B, C, D đối với câu hỏi trắc nghiệm) được sắp xếp ngẫu nhiên.
- Phù hợp với khả năng của đối tượng học sinh được kiểm tra.
3. Làm việc nhóm chuyên gia/hội đồng thẩm định:
- Rà soát các câu hỏi thông qua một nhóm chuyên gia/hội đồng, trong đó có một thành viên được bầu làm nhóm trưởng.
- Lựa chọn các câu hỏi để xem xét.
- Nhóm chuyên gia/hội đồng cần có nhiều câu hỏi.
- Đồng thời cần có nhiều phương án nhiễu hơn mức cần thiết cho mỗi câu hỏi.
- Thành lập một nhóm gồm tối đa 10 chuyên gia môn học.
- Bổ nhiệm một thành viên làm chủ tịch để kiểm soát quá trình rà soát câu hỏi.
- Lựa chọn các câu hỏi để rà soát.
- Cung cấp cho mỗi thành viên của hội đồng 1 câu hỏi.
- Đánh dấu các câu hỏi.
- Mỗi thành viên hội đồng sẽ rà soát câu hỏi mình được giao và ghi chú về những lỗi sai/khuyến nghị để sửa các lỗi đó.
- Giữ những nhận xét đó và chuyển câu hỏi cho thành viên tiếp theo mà không tháo luận về phần việc của mình.
PHẦN II: VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THEO MODULE 24
 Sau khi thảo luận về 14 hoạt động của Module 24 tôi xin vận dụng vào hoạt động 4:
Thiết kế ma trận đề kiểm tra với hình thức tự luận
 Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn k

File đính kèm:

  • docxBAI_THU_HOACH_BDTX_MODULE_24_THPT.docx
Giáo án liên quan