Bài thi liên môn Ngữ văn 7 - Tình huống: Rác thải nilon và các sản phẩm từ nhựa - Sự độc hại - Cách xử lí để có môi trường xanh, sạch đẹp - Nguyễn Thu Hiền

b. Kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. (Giải pháp 2)

Hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm do rác thải nilon và các sản phẩm từ nhựa polime

* Vận dụng kiến thức Hóa học, Sinh học để thuyết trình về tác hại của bao bì nilon và các sản phẩm từ nhựa polime đối với đời sống, sức khỏe con người.

- Plaxtic là chất dẻo hay nguyên liệu tổng hợp. Túi nilon, vỏ hộp nhựa, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất từ hạt PE (polyetylen), PP (polypropylen) và nhựa tái chế. Chúng có đặc tính là không phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Nếu không bị tiêu hủy, nó có thể tồn tại mãi mãi. Đối với con người, nếu ta dùng các bao bì nilon màu đựng thực phẩm sẽ làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như Chì (Pb), Ca- đi- mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.

+ Chì (Pb): gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận, phụ nữ có thai bị nhiễm độc chì gây sẩy thai hoặc tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em bị nhiễm độc chì sẽ bị giảm chỉ số thông minh.

- Nếu ta đốt các bao bì nilon và các sản phẩm từ nhựa thì sẽ sinh ra khí độc chứa chất Đi-ô-xin gây ngộ độc: ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi liên môn Ngữ văn 7 - Tình huống: Rác thải nilon và các sản phẩm từ nhựa - Sự độc hại - Cách xử lí để có môi trường xanh, sạch đẹp - Nguyễn Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thông tin về thí sinh:
Họ và tên: NGUYỄN THU HIÊN
Ngày sinh: 30/4/2003- Lớp 7B
Trường THCS Xuân Áng.
Địa chỉ: Khu 2- Xã Xuân Áng- Huyện Hạ Hòa- Tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 0986609116
Email: thcsxuanang@gmail.com
- Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bạch Tuyết.
1. Tên tình huống:
Rác thải nilon và các sản phẩm từ nhựa - Sự độc hại- Cách xử lí để có môi trường xanh, sạch đẹp
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Từ thực tiễn của cuộc sống, rác thải nilon và các loại sản phẩm từ nhựa polime đang lan tràn khắp mọi nơi trên quê hương em, em muốn giúp mọi người hiểu rõ về sự độc hại của bao bì nilon cũng như các sản phẩm từ nhựa polime. Từ đó, em sẽ tuyên truyền để mọi người nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, có biện pháp xử lý rác thải hợp lý, đồng thời em sẽ có những kiến nghị với các cấp lãnh đạo địa phương, các ngành chức năng để giải quyết vấn đề.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
a. Tổng quan: 
Như chúng ta đã biết, môi trường sống đang ngày càng bị ô nhiễm do chính con người gây ra từ chính các hoạt động nhỏ của cuộc sống thường ngày. Môi trường bị ô nhiễm gây tác hại rất lớn đến sự sống con người. tuy nhiên chúng ta chưa ý thức được hậu quả to lớn của nó vì vậy, nhiều người chưa có ý thức bảo vệ môi trường từ chính những hoạt động nhỏ nhất của mình. Qua bài viết này em muốn vận động các bạn hãy chung tay bảo vệ môi trường qua thông điệp “Rác thải nilon và các sản phẩm từ nhựa- Sự độc hại- Cách xử lí để có môi trường xanh, sạch đẹp”
b. Các kiến thức liên quan đến tình huống đặt ra.
Bằng những kiến thức môn học như: Ngữ văn, Địa lý, GDCD, Sinh hoc, Hóa học và kiến thức thực tế để thuyết trình, hùng biện cho các bạn học sinh thấy được tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm, từ đó có biện pháp hạn chế và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
 	a. Giải pháp 1:
 	Chỉ ra tác hại của môi trường bị ô nhiễm rác thải nilon và các sản phẩm từ nhựa.
b. Giải pháp 2: 
 	Phân tích hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm rác thải nilon và các sản phẩm từ nhựa.
+ Vận dụng kiến thức hóa học, sinh học để thuyết trình về tác hại của nilon và các sản phẩm từ nhựa đối với sức khỏe con người.
+ Vận dụng kiến thức địa lý để thuyết trình về tác hại của nilon và các sản phẩm từ nhựa đối với nạn lũ lụt và ô nhiễm môi trường đất.
c. Giải pháp 3:
Phân tích nguyên nhân gây ô nhiêm môi trường
Chỉ ra các nguyên nhân cụ thể.
d. Giải pháp 4:
Giải pháp thực hiện từ học sinh
+ Đưa ra giải pháp thực hiện của bản thân để giảm tình trạng rác thải nilon, bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp trong thời điểm hiện tại và tương lai.
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống .
(Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn, GDCD, Địa lý, Hóa học, Sinh học)
a. Tổng quan: (Giải pháp 1)
Tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm rác thải nilon và các sản phẩm từ nhựa.
Là một học sinh lớp 7, đã trải qua 7 năm ngồi trên ghế nhà trường, được học biết bao nhiêu là kiến thức, được học bao nhiêu là điều hay lẽ phải, em cảm thấy yêu cuộc sống này biết bao. Hôm nay trong giờ học Ngữ văn, cô giáo giảng cho chúng em nghe bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, em thấy lòng mình trào dâng tình cảm mến yêu với làng quê Xuân Áng tươi đẹp, với quê hương Hạ Hòa yêu dấu, với đất Tổ linh thiêng , với đất nước Việt Nam hào hùng về lịch sử lại nổi tiếng nhiều danh lam thắng cảnh.
Trên đường từ trường về nhà, cùng con ngựa sắt thân thiết, em vừa đạp xe vừa nhẩm lại câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
  “ Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
 Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
 Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
 Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca”
Nắng vàng trên con đường gập ghềnh sỏi đá dẫn về làng Tiến Mỹ của em. Phía trước các bạn em đang hát vang bài hát: “ Quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây, khi mùa xuân thắm tươi đang trở về”Em lâng lâng niềm vui khó tả. Bỗng nhiên “ xoạch” em đau điếng, chiếc xe đạp trượt phải đống rác giữa đường mà ai đó cố tình để lại. (Vì sáng nay em đi học đống rác này đã có đâu?) Em nhìn kỹ lại trong đống rác ấy mà giật mình. Cơ man nào là các loại bao bì nilon, vỏ bánh kẹo, vỏ chai nhựa còn có cả bỉm trẻ em và băng vệ sinh đã qua sử dụng. Kinh khủng quá, em rùng cả mình, không thể tin vào mắt mình nữa. Tập tễnh với cái chân đau, em về nhà ấm ức kể cho mẹ nghe. Mẹ em bảo để chiều nay mẹ đưa con ra thăm cánh đồng làng mình con sẽ hiểu thêm nhé.
Cơm nước xong xuôi, em lon ton theo mẹ ra đồng. Mùa này, đồng làng em xanh tươi rau màu. Bắp cải cuộn tròn thu mình trong cái áo xanh tránh rét, để mai này dâng cho đời những cái bắp nõn nà. Su hào đang thi nhau phình to như cái bát mỡ màng. Xà lách, Cải xanh, Cải thảo mơn mởnBí đao, Dưa chuột, Đỗ côve lúc lỉu quả, quả nào quả nấy căng tràn nhựa sống. Bí đỏ đang nở rộ hoa vàng lấp lánh chờ chị Ong, cô Bướm đến thụ phấn Mẹ em bảo, cánh đồng làng mình tươi tốt như vậy đều là nhờ có con ngòi này đấy. Em chạy xuống xem và giật cả mình Trời ơi! Lòng ngòi, trên bờ, các rãnh nước chảy đều ngập tràn rác. Rác trong bao tải, rác trong túi nilon, rác tung tóe khắp mọi nơi. Bức xúc hơn cả là có cả vỏ bao bì, vỏ hộp các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu, thuốc kích thích sai quả tốt lá vứt khắp nơi. Dưới ngòi không một con Trai, con Hến, Trùng trục, không có bóng dáng một chú tép nhỏ mà chỉ toàn là Ốc bươu vàng - Cái loại phá hại lúa và màu nhất. Em đem điều này thắc mắc với mẹ, mẹ em bảo đó là do ý thức của con người chưa tốt, người dân chưa biết bảo vệ môi trường. Em ra lớp hỏi cô giáo chủ nhiệm, cô cũng bảo như vậy. Hôm sau, cô giáo dẫn cả lớp em đi thăm quan cánh đồng Rộc Răm, khu Bùn Đen, Cánh đồng Phì, đầm Móng Hội, ngòi Thảo chảy quanh co từ núi Ván, uốn lượn theo Núi Ông, đổ ra cánh đồng Yếng, hòa vào sông Hồng qua cầu Lường. Ở đâu cũng ngập tràn rác thải, chủ yếu là bao bì ni lon và các sản phẩm từ nhựa. Thật là mất vệ sinh, thật là ô nhiễm môi trường, ách tắc cống rãnh, mương mángCô giáo dạy văn giao cho chúng em bài thu hoạch chương trình địa phương tìm hiểu về các vấn đề nóng hổi, nổi cộm nhất trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương. Em thấy thật là bất cập khi trên bài giảng chúng em được học toàn điều hay lẽ phải mà thực tế lại không được như vậy. Vì thế, em quyết định chọn vấn đề “Rác thải nilon và các sản phẩm từ nhựa - Sự độc hại- Cách xử lí để có môi trường xanh, sạch đẹp” để thuyết trình trước thầy cô và các bạn.
 Các hình ảnh minh chứng:
b. Kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. (Giải pháp 2)
Hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm do rác thải nilon và các sản phẩm từ nhựa polime
* Vận dụng kiến thức Hóa học, Sinh học để thuyết trình về tác hại của bao bì nilon và các sản phẩm từ nhựa polime đối với đời sống, sức khỏe con người.
- Plaxtic là chất dẻo hay nguyên liệu tổng hợp. Túi nilon, vỏ hộp nhựa, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất từ hạt PE (polyetylen), PP (polypropylen) và nhựa tái chế. Chúng có đặc tính là không phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Nếu không bị tiêu hủy, nó có thể tồn tại mãi mãi. Đối với con người, nếu ta dùng các bao bì nilon màu đựng thực phẩm sẽ làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như Chì (Pb), Ca- đi- mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
+ Chì (Pb): gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận, phụ nữ có thai bị nhiễm độc chì gây sẩy thai hoặc tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em bị nhiễm độc chì sẽ bị giảm chỉ số thông minh.
- Nếu ta đốt các bao bì nilon và các sản phẩm từ nhựa thì sẽ sinh ra khí độc chứa chất Đi-ô-xin gây ngộ độc: ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
- Các bao bì đựng chất kích thích cho động vật mau lớn, thực vật tốt lá, sai quả, đẹp mãcác loại vỏ chai, vỏ túi đựng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột, diệt ốc bươu vàngkhi thải bỏ thường bị các bác nông dân vứt ngay xuống lòng kênh mương, ngòi, suối, ao hồdẫn đến các chất độc hại còn sót lại sẽ gây ô nhiêm môi trường nước, làm cho sinh vật chết hết. Sau đó nước ô nhiễm sẽ ngấm vào đất, các chất độc ấy có thể thâm nhập vào cơ thể con người thông qua một chuỗi thức ăn, tức là từ thực vật đến động vật cuối cùng vào cơ thể con người. thuốc diệt chuột còn có thể gây ra cái chết đến 3 lần với động vật khác ăn phải. Các chất độc lan tỏa vào mặt nước và nước ngầm rồi ngấm vào cơ thể người, động vật do nhân dân quê em vẫn phải dùng nước giếng khơi, giếng khoan do chưa có nước máy.
* Vận dụng kiến thức địa lý để giải thích tác hại của bao bì nilon và các sản phẩm từ nhựa polime đối với môi trường sống.
- Bao bì nilon và các sản phẩm từ nhựa lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến xói mòn đất ở các vùng đồi núi.
- Bao bì nilon bị vứt xuống nước làm tắc các đường dẫn nước thải, gây tăng khả năng ngập lụt về mùa mưa do tắc cống, kênh mương thoát nước. Chưa kể sự tác nghẽn hệ thống cống rãnh còn làm muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
- Bao bì nilon và các nút chai nhựa trôi trên suối, ao hồ, đầm rồi ra sông, biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
- Bao bì nilon và các sản phẩm từ nhựa thải bỏ hàng ngày bị vứt bỏ bừa bãi khắp mọi nơi cùng các loại rác thải sinh hoạt khác. Từ đường làng, ngõ xóm đến kênh mương, ngòi suối, nghĩa trang, thậm chí cả ở trường học, sân chùa, các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh nổi tiếnggây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan của thiên nhiên và đời sống.
Các hình ảnh minh chứng:
c. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: ( Giải pháp 3)
- Vận dụng những hiểu biết trên thông tin đại chúng và thực tế:
+ Do ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao
+ Do sự thiếu hiểu biết của người dân.
d. Giải pháp thực hiện từ học sinh: (Giải pháp 4)
- Trước tình hình môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, là một người học sinh được học nhiều kiến thức, được biết nhiều thông tin, em xin đề ra một vài biện pháp bảo vệ môi trường của mình để các bạn cùng thực hiện:
* Trước hết phải tuyên truyền để các bạn học sinh hiểu về tác hại của bao bì nilon và các sản phẩm từ nhựa. Sau đó các bạn sẽ là những tuyên truyền viên tích cực tới cha mẹ ông bà, họ hàng để mọi người cùng hiểu và thực hiện theo. Đây là khâu quan trọng nhất vì Bác Hồ nói” Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tuyên truyền rộng rãi bằng các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường, trên đài truyền thanh của xã, của khu, các buổi họp khuKhi mọi người đã có sự hiểu biết đầy đủ, cặn kẽ thì sẽ có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.
- Theo Điều 29 - Hiến pháp 1992, Điều 6-7 - chương I và Điều 9 - chương II, Mục II – III - IV chương IV Luật Bảo vệ môi trường 2015 tất cả mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Vì vậy nếu có ai đó nói em rằng em còn nhỏ việc học là chính, đây là việc lớn dành cho các nhà khoa học, của các cấp lãnh đạo, các ngành chức năng thì em sẽ thuyết phục họ rằng: đây là trách nhiệm của mỗi chúng ta, hãy sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Em cũng rất vui khi thực hiện theo lời Bác Hồ nói:
 “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
 Tùy theo sức của mình”
- Khi các nhà khoa học còn chưa tìm ra biện pháp xử lý rác thải từ nilon và các sản phẩm từ nhựa một cách triệt để thì chúng ta cần hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì nilon. Bởi vì bao bì nilon tuy rẻ, đẹp, gọn nhẹ và tiện dụng song lại là quá đắt đối với sức khỏe con người. Mọi người nên thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilon, cùng nhau giảm thiểu tối đa chất thải nilon bằng cách giặt, phơi khô và dùng lại. Chỉ khi nào bao bì quá rách, không dùng được nữa thì mới phải bỏ, khi bỏ đi phải cho vào riêng một túi để đem đi tiêu hủy.
- Không sử dụng bao bì nilon khi không cần thiết. Khi đi chợ mua đồ ăn, thực phẩm nên sử dụng bằng túi giấy, bằng lá dong lá chuối hay giấy báo để gói. Dùng làn nhựa, cói, tế, mây tre đan để đựng khi đi chợ. Hãy nói không với túi nilon màu khi đựng thực phẩm. Dùng hộp đựng thực phẩm khi cất đồ ăn vào tủ lạnh.
- Không xả rác bừa bãi.
* Hàng ngày, mỗi bạn học sinh hãy quét sạch rác thải ở trường lớp, đổ rác vào nơi quy định để bác bảo vệ đốt rác vào cuối tuần.
* Ở nhà, ở khu dân cư các bạn cùng nhau thực hiện quét sạch đường làng ngõ xóm, thu gom rác thải đem đến lò đốt rác của khu hoặc lò đốt rác của trạm y tế xã để tiêu hủy.
* Vận động ông bà, cha mẹ, anh chị emcùng các cô bác hàng xóm không nên xả rác nhất là vỏ bao bì, hộp nhựa đựng thuốc bảo vệ thực vật xuống ao hồ, ngòi suốimà nên thu gom lại thành đống để trạm khuyến nông xã đem đi tiêu hủy.
* Hàng tuần, hàng tháng, liên đội TNTP của trường tổ chức cho các bạn tham gia ngày “ Chủ nhật xanh” do xã Đoàn tổ chức thu gom rác thải trên đường làng, ven bờ Ao cá Bác Hồ, Phai Làng, Móng Hội và dọc ngòi Thảo.
Các hình ảnh minh chứng:
* Kiến nghị với các cấp lãnh đạo và các ngành chức năng:
- Ủy ban Nhân dân xã đã xây cho mỗi khu một lò đốt rác song quy mô cần lớn hơn, chất lượng tốt hơn vì hiện tại lò nhỏ, khó đốt, lò mới đưa vào sử dụng đã bị nứt vỡ. Em muốn kiến nghị xã sẽ xây một lò đốt rác tập trung ở Đồng Phì vì nơi đó xa khu dân cư lại rộng rãi. Xã nên lập một đội chuyên thu gom rác thải rồi chở ra lò thiêu hủy, mỗi gia đình hàng tháng sẽ đóng tiền lệ phí để trả lương cho những người đó.
- Xã Đoàn nên giao cho mỗi khu một đội Thiếu niên Nhi đồng quản lý đoạn đường của khu mình, lấy biển hiệu: Đoạn đường do đội Thiếu niên Nhi đồng tự quản. Các bạn sẽ thấy tự hào vì mọi người quý trọng sức lao động và vai trò của trẻ em nên sẽ tích cực hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. 
- Xã Đoàn nên tổ chức nhiều ngày “Chủ nhật xanh” hơn theo tuần, theo tháng, chứ không phải theo năm như hiện nay.
- Các ngành chức năng, các nhà máy sẽ hạn chế sử dụng bao bì bằng nhựa mà nên sử dụng bằng chai thủy tinh, sau đó thu mua lại như vỏ chai bia Hà Nội, các hãng nước giải khát khác để hạn chế tối đa vỏ nhựa.
e. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện: 
Ứng dụng các kiến thức xây dựng bài trình chiếu power point đã được học, dùng máy ảnh chụp ảnh thực tế ở địa phương, lên các trang Website để tìm những hình ảnh và tư liệu liên quan đến bài thuyết trình.
g. Kết quả thực hiện:
Bài thuyết trình được thầy cô và các bạn đánh giá cao về nội dung và hình thức thực hiện.
h. Các học liệu được sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề:
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, lớp 8; Sinh học lớp 9, Địa lý lớp 7, lớp 8; Hóa học lớp 9; GDCD lớp 7
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
a. Thực tiễn học tập:
- Do hiện nay ý thức bảo vệ môi trường sống của nhiều bạn chưa cao, mặc dù qua giờ sinh hoạt tập thể đã được thầy giáo Dương Tiến Thanh- Hiệu trưởng nhà trường, cô giáo Trình Thanh Huyền- TPT Đội, các bạn trong BCH Liên Đội cùng các thầy cô giáo bộ môn nhắc nhở song mỗi khi kết thúc buổi học thì lớp học, hành lang, sân trường, nhà xe, cổng trường lại đầy giấy rác, vỏ bánh kẹo, tăm caydo các bạn xả ra. Vì vậy, em hi vọng sau bài thuyết trình này, em sẽ giúp được nhiều bạn tham gia giữ gìn, vệ sinh trường lớp để trường em ngày càng sạch đẹp, đường làng ngõ xóm đảm bảo mỹ quan của vùng trung du thơ mộng.
b. Thực tiễn đời sống xã hội:
- Chúng ta ai cũng biết rằng, bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn cho môi trường xanh, sạch, đẹp, phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường sống.
- Việc bảo vệ môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. vì vậy, qua bài thuyết trình em mong muốn có thể đóng góp sức mình dù nhỏ bé vào việc cải thiện môi trường của địa phương nói riêng, môi trường sống của nhân loại nói chung.

File đính kèm:

  • docbai_thi_lien_mon.doc