Bài tham gia cuộc thi tìm hiểu Công Đoàn - Phần I. Từ ba sẵn sàng đến thanh niên tình nguyện

B.Thế hệ anh hùng

Câu hỏi 4. Phong trào “Ba sẵn sàng” đã thắp sáng ngọn lửa hào hùng, khơi dậy và cổ vũ phong trào cách mạng cho lớp lớp thanh niên miền Bắc náo nức “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, gợi mở phong trào “.” ở miền Bắc và phong trào “Năm xung phong” của tuổi trẻ miền Nam. Hãy chọn đáp án đúng vào dấu ba chấm?

Đáp án:

A. “Phụ nữ ba đảm đang”

Câu hỏi 5. Tiếp nối truyền thống Ba sẵn sàng, năm 1999, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào gì?

Đáp án:

B.Thanh niên Hà Nội xung phong tình nguyện xây dựng Thủ đô và đất nước

B. Câu hỏi tự luận:

Từ truyền thống vẻ vang của phong trào Ba sẵn sàng. Bạn hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay?

Đáp án:

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự nghiệp xây dựng và BVTQ đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đan xen không ít những khó khăn, thách thức. Thanh niên vẫn là lực lượng to lớn của xã hội, “ là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH” (2). Để phát huy vai trò xung kích của thanh niên, cấp ủy, chính quyền và cấp bộ Đoàn các cấp cần thực hiện tốt những vấn đề chủ yếu sau:

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tham gia cuộc thi tìm hiểu Công Đoàn - Phần I. Từ ba sẵn sàng đến thanh niên tình nguyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU
PHẦN I. TỪ BA SẴN SÀNG ĐẾN THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN
Họ và tên:____________________________________________________
Đơn vị:_______________________________________________________
Địa chỉ:______________________________________________________
Số điện thoại:_________________________________________________
A. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Tối ngày 7/8/1964, tại trụ sở cơ quan Thành đoàn Hà Nội, 43 Lý Thái Tổ (nay là trụ sở Thành uỷ Hà Nội), Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã họp và thống nhất phát động phong trào “Ba sẵn sàng” với 3 nội dung là gì?
	Đáp án:
D. Sẵn sàng chiến đấu; Sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
Câu hỏi 2. “ ..., 26 nghìn thanh niên Thủ đô Hà Nội đã xuống đường lên án hành động gây chiến tranh của Mỹ. Thanh niên Thủ đô ba lô trên vai rầm rộ diễu hành qua các tuyến phố Hà Nội biểu thị quyết tâm sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ của Đảng và Tổ quốc giao cho”. Hãy chọn đáp án đúng điền vào dấu ba chấm?
Đáp án:
C.Đêm ngày 9/8/1964 tại quảng trường Nhà hát lớn 
Câu hỏi 3. Tháng 5/1965, Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương đã tổ chức Đại hội sơ kết phong trào “Ba sẵn sàng”, Đại hội đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tham dự và động viên. Đánh giá cao phong trào “Ba sẵn sàng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi “Các cháu là ... của thời đại anh hùng”. Hãy chọn đáp án đúng điền vào dấu ba chấm? 
Đáp án:
B.Thế hệ anh hùng
Câu hỏi 4. Phong trào “Ba sẵn sàng” đã thắp sáng ngọn lửa hào hùng, khơi dậy và cổ vũ phong trào cách mạng cho lớp lớp thanh niên miền Bắc náo nức “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, gợi mở phong trào “...” ở miền Bắc và phong trào “Năm xung phong” của tuổi trẻ miền Nam. Hãy chọn đáp án đúng vào dấu ba chấm?
Đáp án:
“Phụ nữ ba đảm đang” 
Câu hỏi 5. Tiếp nối truyền thống Ba sẵn sàng, năm 1999, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào gì?
Đáp án:
B.Thanh niên Hà Nội xung phong tình nguyện xây dựng Thủ đô và đất nước 
B. Câu hỏi tự luận: 
Từ truyền thống vẻ vang của phong trào Ba sẵn sàng. Bạn hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay?
Đáp án:
Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự nghiệp xây dựng và BVTQ đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đan xen không ít những khó khăn, thách thức. Thanh niên vẫn là lực lượng to lớn của xã hội, “ là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH” (2). Để phát huy vai trò xung kích của thanh niên, cấp ủy, chính quyền và cấp bộ Đoàn các cấp cần thực hiện tốt những vấn đề chủ yếu sau:
Một là, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, luôn đòi hỏi các cấp bộ Đoàn phải tiến hành thường xuyên, liên tục, thiết thực, hiệu quả. Thông qua giáo dục, nhằm xây dựng lớp thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, yêu CNXH; có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật; đạo đức cách mạng và lối sống đẹp; có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên; có tri thức, sức khỏe, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Các tổ chức đoàn, hội ở từng cơ quan, đơn vị phải đổi mới, có nhiều nội dung, hình thức hoạt động thiết thực nhằm tập hợp, thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia. Trong đó, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI); lấy gương “người tốt, việc tốt” để giáo dục; tổ chức cho đoàn viên tích cực tham gia xây dựng Đảng; đấu tranh kiên quyết bài trừ những tiêu cực, tệ nạn xã hội, những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, là những nội dung, biện pháp cần được thực hiện thường xuyên.
Hai là, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, cần quan tâm phát động, vận động thanh niên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, lao động, sản xuất, tạo nên sức bật mới, động lực mới, đỉnh cao mới của tuổi trẻ cả nước. Ở từng nơi, tổ chức đoàn phải cụ thể hóa các phong trào:“Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị” cho phù hợp với đối tượng, đặc điểm của địa phương và có tính khả thi cao. Đồng thời, chủ động, tích cực vận động thanh niên tham gia xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Các cấp bộ Đoàn cần tiếp tục chỉ đạo phát triển, đa dạng hóa các loại hình hoạt động tình nguyện, chú trọng cả về chất lượng và quy mô; đẩy mạnh hoạt động tình nguyện tại chỗ kết hợp với tổ chức các chiến dịch thanh niên tình nguyện theo mùa và từng nhiệm vụ. Chú ý kết nối, hỗ trợ và định hướng các đội tình nguyện tự phát trong thanh niên hoạt động đúng hướng, hiệu quả. Qua đó, tạo điều kiện để tuổi trẻ trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề, như: đảm bảo an sinh xã hội, phát triển y tế, giáo dục ở cơ sở; mạnh dạn đảm nhận thực hiện những công trình, chương trình, đề án trong các lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo của Tổ quốc...
Ba là, quan tâm, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ tham gia BVTQ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, trực tiếp xây dựng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho thanh niên. Vì thế, các cấp bộ Đoàn cần tăng cường giáo dục cho thanh niên về trách nhiệm và nghĩa vụ BVTQ, ý thức cảnh giác cách mạng, tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đẩy mạnh hoạt động các mô hình tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên xung kích tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới, hải đảo", Chương trình "Góp đá xây Trường Sa", "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực. Làm theo lời Bác Hồ dạy, tuổi trẻ trong LLVT phải tích cực học tập, nghiên cứu làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, huấn luyện giỏi, SSCĐ cao; chủ động tham gia phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai; phấn đấu rèn luyện, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình để phát triển đất nước.
Bốn là, phát huy và đề cao vai trò xung kích của thanh niên lao động sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ, có nhiều sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Với phương châm "ở đâu có đoàn viên, thanh niên và hoạt động Đoàn, ở đó có hoạt động sáng tạo", cán bộ Đoàn cần định hướng, cổ vũ đoàn viên, thanh niên đẩy mạnh phong trào "sáng tạo trẻ" trong từng lĩnh vực, từng đối tượng; cổ vũ họ nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước xây dựng, ban hành chính sách bồi dưỡng, sử dụng và phát huy nguồn nhân lực trẻ, tài năng, nhằm phát hiện, thu hút, tập hợp và tạo môi trường thuận lợi để họ cống hiến, đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng và BVTQ.
Năm là, chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh; đề cao vai trò tự học, tự rèn của thanh niên. Quán triệt sâu sắc quan điểm: “Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”; “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”; “Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước”. Do đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành cần coi việc xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh là hạt nhân đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên cũng quan trọng như xây dựng tổ chức đảng và công tác vận động thanh niên là một bộ phận quan trọng trong công tác vận động quần chúng của Đảng, là nhiệm vụ có tầm chiến lược, liên quan đến thành bại của cách mạng. Từ đó, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên; chăm lo bồi dưỡng, giáo dục thanh niên để họ trở thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ. Đồng thời, tổ chức đoàn phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, xây dựng tổ chức vững mạnh toàn diện, thực sự là trường học XHCN của thanh niên; phát huy tinh thần tự giác học tập, rèn luyện của thanh niên, để họ nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và sứ mệnh của mình đối với vận mệnh của dân tộc, đất nước. Các cấp bộ Đoàn và các cấp, các ngành cần đề cao sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời kỳ mới có “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”.
............................................................................................................................................................................................................................................
PHẦN II. TÌM HIỂU VỀ 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 
(10/10/1954 – 10/10/2014)
A. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi 1. Với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ, đồng thời rút hết quân về nước. Sáng ngày 10/10/1954, với hai đường tiến binh từ phía Tây và phía Nam Hà Nội, các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô sau 8 năm bị tạm chiếm từ những cửa ô nào?
Đáp án:
B.Ô Cầu Giấy và ô Cầu Dền
Câu hỏi 2. Trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện, căn dặn cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong (F308) “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” tại đâu? ngày tháng năm nào? 
Đáp án:
Tại Đền Hùng, ngày 19/9/1954 
Câu hỏi 3. Đúng 16 giờ ngày , những tên lính thực dân cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát Thủ đô. Hãy chọn đáp án đúng điền vào dấu ba chấm?
Đáp án:
C.9 -10-1954
Câu hỏi 4. Ngay sau ngày giải phóng Thủ đô, phát huy khí thế cách mạng và truyền thống yêu nước nồng nàn, quân dân Hà Nội đã đoàn kết một lòng bắt tay vào công cuộc xây dựng , chi viện cho miền Nam. Hãy chọn đáp án đúng điền vào dấu ba chấm?
Đáp án:
Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Câu hỏi 5. Đến nay, sau 60 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014), Thủ đô Hà Nội có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện (quận, huyện, thị xã)?
Đáp án:
B.30 đơn vị hành chính cấp huyện
B. Câu hỏi tự luận: 
Bạn hãy nêu những suy nghĩ, cảm xúc của mình về Hà Nội và những những đề xuất, kiến nghị, ý tưởng của bạn để xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại?
Đáp án:
............................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBAI_DU_THI_CONG_DOAN.doc