Bài tập về nhà môn Vật lý Lớp 7

Bài tập 4: Dùng một đũa thuỷ tinh cọ xát vào một miếng lụa,

Sau đó đưa một đầu đũa lại gần một quả cầu nhẹ được treo bằng sợi dây tơ, thấy quả cầu bị hút về đũa thuỷ tinh, dây treo quả cầu bị lệch như hình 6.1.Hãy dự đoán về sự nhiễm điện của quả cầu và giải thích ý kiến của mình.

 HD : Sau khi đũa thuỷ tinh cọ sát vào một miếng lụa thì đũa thuỷ tinh bị nhiễm điện dương. Hiện tượng xảy ra như trên có thể có hai trường hợp:

- Trường hợp 1: Quả cầu bị nhiễm điện âm. Đũa thuỷ tinh bị nhiễm điện dương và quả cầu nhiễm điện âm sẽ hút nhau làm dây treo quả cầu bị lệch.

- Trường hợp 2: Quả cầu không nhiễm điện. Đũa thuỷ tinh nhiễm điện dương vẫn có thể hút quả cầu làm dây treo quả cầu bị lệch.

Bài tập 5: Gọi -e là điện tích của mỗi êlêctrôn. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlêctrôn bay xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó

HD : Ta biết rằng, tổng điện tích âm của các êlêctrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Vì trị số tuyệt đối của tổng điện tích các êlêctrôn là  -8e = +8e nên điện tích hạt nhân nguyên tử ôxi là +8e.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về nhà môn Vật lý Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý 7
I. LÝ THUYẾT
1. Sự nhiễm điện do cọ sát
 - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ sát 
 - Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.
 2. Hai loại điện tích.
 - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
 - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlêctrôn mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
 - Tổng các điện tích âm của các êlêctrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
 - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlêctrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlêctrôn.
3. Dòng điện - Nguồn điện.
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
 II. Bài tập:
Bài tập 1: Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúngkhông?Tạisao?
 HD: Hiểu như thế là không đúng. Nam châm hút được sắt là một đặc tính hoàn toàn khác với sự nhiễm điện, đặc tính đó chính là từ trường của nam châm
 Bài tập 2: Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thấy nhiều sợi tóc bị lược kéo thẳng ra. Hãy giải thích tại sao?
 HD : Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược cọ sát nhiều lần vào tóc (khô) làm cho cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, khi bị nhiễm điện chúng hút lẫn nhau nên nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra
Bài tập 3: Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật dụng khác như bàn ghế, tủ chẳng hạn?
 HD : Cánh quạt quay, cọ xát với không khí và trở thành vật bị nhiễm điện. Khi bị nhiễm điện thì nó rất dễ hút những vật nhẹ khác, nhất là bụi. Trong khi đó các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ không bị nhiễm điện nên những vật dụng này chỉ bị bụi bám vào mà chúng không hút được bụi. Vì thế nên các cánh quạt thường bị bám bụi nhiều hơn.
 Hình 6.1
Bài tập 4: Dùng một đũa thuỷ tinh cọ xát vào một miếng lụa, 
Sau đó đưa một đầu đũa lại gần một quả cầu nhẹ được treo bằng sợi dây tơ, thấy quả cầu bị hút về đũa thuỷ tinh, dây treo quả cầu bị lệch như hình 6.1.Hãy dự đoán về sự nhiễm điện của quả cầu và giải thích ý kiến của mình.
 HD : Sau khi đũa thuỷ tinh cọ sát vào một miếng lụa thì đũa thuỷ tinh bị nhiễm điện dương. Hiện tượng xảy ra như trên có thể có hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Quả cầu bị nhiễm điện âm. Đũa thuỷ tinh bị nhiễm điện dương và quả cầu nhiễm điện âm sẽ hút nhau làm dây treo quả cầu bị lệch.
- Trường hợp 2: Quả cầu không nhiễm điện. Đũa thuỷ tinh nhiễm điện dương vẫn có thể hút quả cầu làm dây treo quả cầu bị lệch.
Bài tập 5: Gọi -e là điện tích của mỗi êlêctrôn. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlêctrôn bay xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó
HD : Ta biết rằng, tổng điện tích âm của các êlêctrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Vì trị số tuyệt đối của tổng điện tích các êlêctrôn là ú -8eú = +8e nên điện tích hạt nhân nguyên tử ôxi là +8e.
Bài tập 6: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao?
HD: Khi hai vật cọ xát với nhau, không thể xảy ra trường hợp chỉ một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện, vì trong quá trình cọ xát êlêctrôn đã dịch chuyển từ vật nọ sang vật kia. Như vậy vật nhận thêm êlêctrôn phải nhiễm điện âm còn vật kia mất bớt êlêctrôn phải nhiễm điện dương.
 Bài tập 1: 
Một học sinh nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ thấy đèn không sáng. Theo em những nguyên nhân nào có thể dẫn đến những hiện tượng trên.
HD : Một số nguyên nhân có thể xảy ra:
- Dây tóc bóng đèn có thể bị đứt.
- Dây nối pin với bóng đèn có thể bị đứt ngầm bên trong.
- Các đầu dây nối với hai cực của pin, với hai chốt nối của đèn vặn chưa chặt.
- Pin đã quá cũ, không còn khả năng tạo ra dòng điện.
Bài tập 2: Một nguồn điện như một ắc quy chẳng hạn, có thể sử dụng mãi mãi được không? Tại sao?
 (HD : Ắc quy không thể sử dụng mãi mãi được, sau một thời gian sử dụng, dòng điện do ắc quy cung cấp sẽ yếu dần và ắc quy không còn cung cấp điện được nữa) 
3. Bài tập tự luận làm thêm:
Bài tập 1: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải thích tại sao làm như vậy ?
Bài tập 2: Bằng kiến thức của mình về sự nhiễm điện, hãy giải thích vì sao trong các cơn dông thường thấy có chớp (là tia lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa) kèm theo tiếng sấm vang rền, đôi khi còn có cả sét.
Bài tập 3: Lấy một vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần một quả cầu treo trên một sợi tơ mảnh. Hãy cho biết trong các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì?
 a) Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện.
 b) Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện.

File đính kèm:

  • docbai_tap_ve_nha_mon_vat_ly_lop_7.doc