Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tuần 11 đến 12 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Huyền

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hs biết được thế nào là tần số, kí hiệu và đơn vị của tần số.

- Hs nêu được mối liên hệ giữa dao động và tần số dao động, nêu được mối liên hệ giữa dao động, tần số dao động và âm phát ra.

- Sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm).

2. Kĩ năng

- Làm được thí nghiệm để thấy được mối liên hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

4. Hình thành năng lực cho hs:

- Năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực làm thí nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề.

B. Chuẩn bị

- Gv: máy tính, máy chiếu, 1 đĩa nhựa có đục lỗ, 1 nguồn điện, 1 miếng phim nhựa, 2 đoạn dây dẫn điện, 1 giá thí nghiệm.

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

+ 1 giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn dài 20 cm, 1 con lắc đơn dài 40 cm. 1 lá thép mỏng, 1 hộp gỗ, phiếu học tập.

 

docx16 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tuần 11 đến 12 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc điểm của nguồn âm là vật dao động.
3. Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ trong làm thí nghiệm.
4.- Hình thành năng lực cho học sinh: 
Năng lực tự quản lí, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực thực hành.
B. Chuẩn bị
- GV: Máy tính, máy chiếu, 1 dây cao su, 1 cốc thủy tinh, 1 chiếc đũa, 1 âm thoa, 1 búa cao su, 1 chai nước, 1 giá đỡ có treo con lắc.
- Mỗi nhóm:	+ Một sợi dây cao su mỏng, 1 âm thoa, 1 búa cao su, 1 cốc thuỷ tinh mỏng, 1 chiếc đũa.
C. Hoạt động trên lớp
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (3P)
1. Ổn định tổ chức ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Giới thiệu bài: ( 2phút)
GV: - Tiết trước chúng ta đã kết thúc chương thứ nhất, chương Quang Học.
- Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu sang chương thứ 2, chương Âm học (GV chiếu slide) Chương này nghiên cứu chủ yếu về âm thanh hay gọi tắt là âm.
- Trong chương II chúng ta tìm hiểu các nội dung chính sau: (Gv chiếu slide)
+ Nội dung 1: Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
+ Nội dung 2: Âm cao, âm thấp khác nhau chỗ nào?
+ Nội dung 3: Âm to, âm nhỏ do yếu tố nào quyết định?
+ Nội dung 4: Âm truyền qua những môi trường nào?
+ Nội dung 5: Các biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn?
- Các em thân mến, hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe thấy rất nhiều âm thanh sinh động như tiếng nói cười vui vẻ, tiếng xe cộ ngoài đường phố, tiếng chú chim nhỏ hót níu lo, hay tiếng thày cô giảng bài Vậy các em có biết âm thanh được tạo ra như nào không? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. (GV chiếu slide)
Tiết 11: Nguồn âm
Hoạt động 2, 3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI VÀ LUYỆN TẬP (38P)
GV: chúng ta cùng nhau đi vào phần thứ nhất: Nhận biết nguồn âm (GV chiếu slide)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
- GV: Chiếu slide câu hỏi C1:
C1: Các em cùng nhau giữ im lặng và lắng ta nghe.
Em hãy nêu:
1. Những âm thanh mà em nghe được.
2. Những âm thanh đó được phát ra từ đâu.
- GV: Mời các học sinh trả lời nội dung câu C1
- Gv: thông báo, học sinh, quạt trần, trang giấy là những nguồn âm.
 Vậy nguồn âm là gì?
GV: nhận xét, rất chính xác.
Các vật phát ra âm được gọi là nguồn âm (gv chiếu slide)
- Gv: Chiếu bài tập
Bài tập: Trong các trường hợp sau, đâu là nguồn âm
A. Tiếng học sinh đang nói, cười
B. Tiếng xe máy
C. Chiếc đàn guitar đang được gảy
D. Tiếng quạt trần
- Gv. Gọi 1 học sinh lựa chọn đáp án
- Gv: Chiếu đáp án: Đáp án đúng C.
- Gv chiếu bảng
Nguồn âm
Âm thanh
Tiếng học sinh đang nói cười
Tiếng xe máy
Chiếc đàn guitar đang được gảy
Tiếng quạt trần
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện bảng
- Gv nhận xét -> chốt: những tiếng mà ta nghe được là âm thanh do nguồn âm tạo ra. 
- Gv: chiếu nội dung câu C2: Em hãy kể tên một nguồn âm mà em biết?
- Gv: Nhận xét.
- Gv: Dựa vào nguồn gốc vật phát ra âm, nguồn âm có thể chia thành 2 loại:
+ Nguồn âm nhân tạo
+ Nguồn âm tự nhiên.
- Gv: Chiếu slide ảnh một số nguồn âm.
- Gv: Yêu cầu hs xếp các nguồn âm này vào 2 loại nguồn âm trên.
- Gv: Nhận xét -> Kết luận
- Gv: chiếu slide: Nguồn âm gồm:
+ Nguồn âm nhân tạo.
+ Nguồn âm tự nhiên.
- Hs lắng nghe yêu cầu và thực hiện theo yêu cầu.
- Hs trả lời nội dung câu C1: 
+ Nghe thấy tiếng nói của học sinh, do học sinh phát ra
+ Nghe thấy tiếng quạt trần do quạt trần phát ra
+ Nghe thấy tiếng loạt xoạt của trang giấy, do trang giấy phát ra
( Học sinh có thể có câu trả lời khác)
- Hs: Nguồn âm là những vật phát ra âm.
- Hs: ghi nhớ nội dung vào vở
- Hs: Lựa chọn đáp án.
- Hs làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Hs lắng nghe.
- Hs lấy ví dụ.
- Hs: Lắng nghe
 - Hs làm theo yêu cầu.
I. Nhận biết nguồn âm.
* Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Nguồn âm gồm:
+ Nguồn âm nhân tạo.
+ Nguồn âm tự nhiên.
GV: Như vậy với các nguồn âm khác nhau thì tạo ra những âm thanh khác nhau. Vậy liệu rằng các nguồn âm đó có chung đặc điểm gì không? Chúng ta cùng nghiên cứu sang nội dung 2: Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? (Gv: chiếu slide)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa phần thí nghiệm 1
Nêu dụng cụ thí nghiệm 1?
Nêu cách tiến hành thí nghiệm?
- GV: giới thiệu lại cách tiến hành thí nghiệm và thông báo yêu cầu cần quan sát trong thí nghiệm.
C3: Hãy cho biết:
1. Sợi dây cao su có rung động không?
2. Sợi dây cao su có phát ra âm không?
- GV: yêu cầu học sinh tiến hành theo nhóm: 2 bạn là 1 nhóm.
- GV: theo dõi hs làm thí nghiệm.
- GV: Yêu cầu hs dừng thí nghiệm và gọi 1 nhóm trả lời câu C3.
- Gv: Có nhóm nào có kết quả khác nhóm bạn không? Gv nhận xét.
- Gv: Từ thí nghiệm trên, em rút ra được nhận xét gì?
- Gv: Chiếu slide:
Nhận xét 1: Dây cao su rung động và phát ra âm.
- Gv: Đặt dụng cụ TN2, TN3 lên bàn.
Nêu dụng cụ có trong thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3?
- Gv: Giới thiệu cách tiến hành TN2, TN3.
- Gv: yêu cầu hs làm việc theo nhóm và hoàn thiện phiếu học tập
- -Gv: Chiếu slide phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
TN2
TN3
Vật phát ra âm?
Vật đó có rung động không?
Nêu phương án kiểm tra vật đó rung động?
- Gv: Hướng dẫn học sinh hoàn thiện phiếu học tập.
- Gv: Yêu cầu học sinh tiến hành TN2, TN3 theo nhóm:
- Gv: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng, nhóm trưởng có nhiệm vụ điều hành nhóm mình.
- Gv: Phát dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành TN trong vòng 3p.
- Gv: Theo dõi hs làm TN.
- Gv: Đã hết giờ làm việc theo nhóm, mời các em trở về vị trí của mình.
- Gv: Thu phiếu học tập của các nhóm đồng thời yêu cầu nhóm trưởng mang dụng cụ lên.
- Gv: Chiếu phiếu học tập của các nhóm và nhận xét quá trình làm việc nhóm.
- Gv: Chiếu slide kết quả trên màn hình.
- Gv: Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng sự rung động của thành cốc thủy tinh và sự rung động của âm thoa.
- Gv: Mời 1 hs lên quan sát sự rung động của lượng nước bên trong cốc. Yêu cầu hs đó phát biểu to trước lớp hiện tượng quan sát được.
- Gv: Trong thí nghiệm 1: Cô căng 2 đầu dây cao su, dây cao su đứng yên. Ta nói “Dây cao su đang ở vị tri cân bằng”. Sau đó cô dùng tay kéo sợi dây cao su lệch khỏi vị trí cân bằng rồi buông tay. Các em quan sát, chúng ta thấy sợi dây cao su rung động (chuyển động) qua lại quanh vị trí cân bằng của nó. Và sự rung động (chuyển động) qua lại quanh vị trí cân bằng này được gọi là dao động.
- Gv: Chiếu slide.
- Gv: Tương tự như vậy với thành cốc thủy tinh, với âm thoa.
- Gv: “ Không phải sự dao động của vật nào mắt thường ta cũng có thể quan sát được, mà có những vật sự dao động đó ta phải kiểm chứng bằng các thí nghiệm khác mới có thể phát hiện ra được”.
- Gv: Từ TN2: Em rút ra được nhận xét gì?
- Gv: Chiếu slide:
Nhận xét 2: Dây cao su dao động và phát ra âm.
- Gv: Tương tự. Trong TN3 em rút ra được nhận xét gì?
- Gv: Chiếu slide:
Nhận xét 3: Âm thoa dao động và phát ra âm.
- Gv: Qua TN1, TN2, TN3. Em rút ra được kết luận gì về đặc điểm chung của các nguồn âm?
- Gv: Chiếu slide kết luận.
Khi phát ra âm, các vật đều dao dộng.
- Gv: Vậy làm thế nào để một vật đang phát ra âm, thôi không phát ra âm nữa?
- GV: Chiếu Slide có thể em chưa biết.
Làm thế nào để bảo vệ dây thanh quản?
- Gv: Em có thể làm cho 1 tờ giấy phát ra âm được không?
- Gv: Yêu cầu học sinh lên làm thí nghiệm làm cho tờ giấy phát ra âm.
- Gv: Đây là nội dung câu C6.
- Gv: Chiếu slide câu C7
Em hãy kể tên một số nhạc cụ mà em biết.
- Gv: gõ trống.
Nêu bộ phận phát ra âm của cái trống.
- GV: Thổi còi.
Nêu bộ phận phát ra âm của cái còi
- GV: Chốt lại kiến thức của bài
- Hs đọc sách giáo khoa
- HS: 1 sợi dây cao su
- HS: + 1 bạn căng 2 đầu sợi dây cao su
+ 1 bạn kéo sợi dây ra rồi buông tay
- HS: theo dõi.
- HS: làm theo hướng dẫn của GV.
-Hs: 1. Sợi dây cao su có rung động
2. Sợi dây cao su có phát ra âm.
- Hs: Dây cao su rung động và phát ra âm.
- Hs: TN2 gồm: 1 chiếc đũa, 1 cốc thủy tinh
TN3 gồm: 1 âm thoa. 1 búa cao su.
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: theo dõi.
- Hs: làm theo yêu cầu của Gv.
- Hs: nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
- Hs: Trở về vị tri của mình.
- Hs: Nộp phiếu học tập và mang dụng cụ lên.
- Hs: Theo dõi.
- Hs: Theo dõi.
- Hs: Lên quan sát và phát biểu hiện tượng mình nhìn thấy.
- Hs: lắng nghe
- Hs: lắng nghe.
-Hs: Dây cao su dao động và phát ra âm.
- Hs: Âm thoa dao động và phát ra âm.
- Hs: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
- Hs: Làm cho vật đó không dao động nữa.
- Hs: Theo dõi
- Hs: Không nói quá to, không ăn uống đồ quá nóng, quá lạnh
- Hs: Lên làm thí nghiệm
- Hs: Đàn, trống, còi
- Hs: Mặt trống.
- Hs: Cột khí.
- Hs: Lắng nghe.
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
1. Thí nghiệm 1
Nhận xét 1: Dây cao su rung động và phát ra âm.
2. Thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3.
Nhận xét 2: Dây cao su dao động và phát ra âm.
Nhận xét 2: Âm thoa dao động và phát ra âm.
3. Kết luận
- Khi phát ra âm, các vật đều dao động
GV: Để củng cố thêm kiến thức bài học hôm nay, cô cùng các em tham gia một trò chơi. Trò chơi mang tên “ RUNG CHUÔNG VÀNG”
Hoạt động của thày
Hoạt động của Trò
Nội dung
- Gv: Chiêu slide phổ biến thể lệ trò chơi.
- Gv: Phát phiếu các đáp án A, B, C, D cho các nhóm.
- Gv: Các em đã sẵn sàng tham gia trò chơi chưa?
- Gv: Chiếu slide các câu hỏi và đáp án từng câu.
- Gv: Ghi lại các nhóm trả lời đúng, trả lời sai.
- Gv: Tổng kết lại kết quả của các nhóm và thông báo nhóm chiến thắng, trao quà.
- Hs lắng nghe.
- Hs: Các nhóm nhận phiếu đáp án.
- Hs: Rồi ạ.
- Hs: Đọc các câu hỏi và giơ phương án trả lời của nhóm mình.
- Hs: Theo dõi và đại diện nhóm thắng lên nhận quà.
Câu 1: Âm thanh được tạo ra nhờ:
A. Nhiệt
B. Nước
C. Dao động
D. Ánh sáng
Câu 2: Khi nghe đài, âm thanh được phát ra từ đâu?
A. Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh
B. Từ núm chỉnh âm thanh của đài
C. Từ vỏ của chiếc đài
D. Từ chiếc loa có màng loa đang dao động
Câu 3: Hộp đàn trong đàn ghi ta có tác dụng chủ yếu là gì?
A. Để tạo kiểu dáng cho đàn
B. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn
C. Để khuếch đại âm do dây đàn gây ra
D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
Câu 4: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là:
A. Luồng gió
B. Luồng gió và lá cây
C. Lá cây
D. Thân cây
Câu 5: Hãy chọn câu sai:
A. Nguồn âm là vật phát ra âm
B. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm
C. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm là các lỗ sáo
D. Khi phát ra âm, các nguồn âm đều dao động
Hoạt động 4: VẬN DỤNG (2P)
- Gọi học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Gv: Chiếu nội dung trọng tâm của bài.
Hoạt động 5: MỞ RỘNG TÌM TÒI SÁNG TẠO (2P)
- Gv: Chiếu slide nội dung câu hỏi mở rộng. 
1. Ban đêm vắng lặng, ta có thể nghe thấy tiếng vo ve của muỗi. Tiếng này phát ra từ miệng của nó hay là do một bộ phận nào khác phát ra?
2. Hãy giải thích tại sao cũng là rót nước từ ấm vào cốc nhưng khi rót từ trên cao xuống thì có âm thanh phát ra, còn để vòi ấm thật thấp (sát với bề mặt đáy cốc khi cốc chưa có nước hoặc sát bề mặt nước trong cốc khi cốc đã có nước) thì không có âm phát ra?
- Gv: Yêu cầu học sinh về nhà tìm tòi và trả lời câu hỏi đó.
* Nội dung điều chỉnh
................................................
Tuần 12
Tiết 12
Ngày soạn: 2/11/2019 
Ngày dạy: 9/11/2019
ĐỘ CAO CỦA ÂM
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hs biết được thế nào là tần số, kí hiệu và đơn vị của tần số.
- Hs nêu được mối liên hệ giữa dao động và tần số dao động, nêu được mối liên hệ giữa dao động, tần số dao động và âm phát ra. 
- Sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm).
2. Kĩ năng
- Làm được thí nghiệm để thấy được mối liên hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
4. Hình thành năng lực cho hs: 
- Năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực làm thí nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề.
B. Chuẩn bị
- Gv: máy tính, máy chiếu, 1 đĩa nhựa có đục lỗ, 1 nguồn điện, 1 miếng phim nhựa, 2 đoạn dây dẫn điện, 1 giá thí nghiệm.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
+ 1 giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn dài 20 cm, 1 con lắc đơn dài 40 cm. 1 lá thép mỏng, 1 hộp gỗ, phiếu học tập.
C. Hoạt động trên lớp
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG ( 5P)
1. Ổn định tổ chức (1phút )
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút )
Câu 1: Thế nào nguồn âm?
Câu 2: Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
3. Đặt vấn đề ( 2 phút)
- Gv: Giới thiệu với cả lớp đây là đàn bầu ( Gv Chiếu slide)
- Hs: Quan sát.
- Gv: Đàn bầu chỉ có 1 dây vậy mà lúc âm lại phát ra thánh thót ( âm cao) lúc lại phát ra âm trầm lặng ( âm thấp). Để giải thích cho điều này, cô và các em cùng nghiên cứu bài học hôm nay nhé!
Tiết 12. Bài 11. ĐỘ CAO CỦA ÂM
Hoạt động 2, 3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI VÀ LUYỆN TẬP (30P)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
- Gv: Chúng ta đi vào phần thứ nhất: Dao động nhanh, chậm- Tần số ( Gv chiếu slide)
- Gv: Đặt dụng cụ TN1 lên bàn.
Nêu các dụng cụ có trong TN1?
- Gv: Trong TN1, các em cần chú ý đến cách tính 1 dao động ( Gv chiếu side cách tính 1 dao động)
- Gv: Thông báo: Một dao động được tính như sau: Con lắc đi từ biên 1 qua vị trí cân bằng đến biên 2 rồi từ biên 2 trở lại vị trí cân bằng đến biên 1 được tính là 1 dao động.
- Gv: Vậy con lắc đi từ biên 1 qua vị trí cân bằng đến biên 2 đã được coi là 1 dao động chưa?
- Gv: Biểu diễn cách tính 1 dao động trên con lắc thật và yêu cầu học sinh cùng đếm số dao động với giáo viên.
- Gv: Chiếu slide cách tiến hành TN1.
HS1: Kéo hai con lắc a, b lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho hai sợi dây treo song song với nhau rồi cùng thả cho nó dao động.
HS2: Theo dõi thời gian trong 10 giây và ra hiệu thôi đếm.
HS3: Đếm số dao động của con lắc a.
HS4 : Đếm số dao động của con lắc b.
- Gv: Yêu cầu các nhóm hoàn thiện phiếu học tập.
Con lắc
Con lắc nào dao động nhanh?
Con lắc nào dao động chậm?
Số dao động trong 10 giây
Số dao động trong 1 giây
a
b
- Gv: Để tiện theo dõi cô qui ước:
+ Con lắc a: Con lắc có chiều dài 40cm
+ Con lắc b: Con lắc có chiều dài 20cm.
- Gv: Chia lớp thành 4 nhóm: Yêu cầu mỗi nhóm cử ra 1 bạn nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm mình.
-Gv: Mời nhóm trưởng lên nhận dụng cụ cho nhóm mình.
- Gv: Yêu cầu học sinh 1 của các nhóm cùng kéo 2 con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng.
- Gv: Ra hiệu lệnh buông tay và chiếu slide tính thời gian.
- Gv: Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Gv: Thu phiếu học tập của các nhóm và chiếu lên.
- Gv: Nhận xét hoạt động nhóm của học sinh.
- Gv: Sử dụng 1 phiếu học tập của 1 nhóm để phân tích.
- Gv: Thông báo: Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Kí hiệu của tần số f. Đơn vị của tần số là Héc, kí hiệu là Hz ( Gv chiếu slide)
- Gv: Chiếu câu C2: 
Từ bảng trên, hãy so sánh tần số dao động của con lắc a, và con lắc b.
- Gv: Từ đó em hãy nêu mối quan hệ giữa dao động và tần số dao động ( Gv chiếu slide phần nhận xét)
- Gv: Nhận xét.
- Gv: Chiếu slide nhà vật lý người Đức Heinrich Rudolf Hertz.
- Gv: Trong phần I chúng ta cần ghi nhớ những nội dung sau.
( GV chiếu slide)
- Gv: Mời 1 Hs đọc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Hs: dụng cụ gồm:
+ 2 con lắc có chiều dài khác nhau.
+ 1 giá đỡ.
- Hs: Theo dõi và lắng nghe.
- Hs: Chưa ạ. Mới là ½ dao động.
- Hs: Làm theo yêu cầu.
- Hs: theo dõi.
- Hs: Theo dõi và làm theo yêu cầu của Gv.
- Nhóm trưởng lên nhận dụng cụ.
- Hs1: Kéo con lắc và buông tay theo yêu cầu.
- Các Hs khác trong nhóm làm việc theo sự hướng dẫn từ trước.
- Các nhóm hoàn thiện phiếu học tập.
- Hs: Nộp phiếu học tập.
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: Tần số dao động của con lắc a nhỏ hơn tần số dao động của con lắc b.
- Hs: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: Đọc lại và ghi nhớ vào vở.
I. Dao động nhanh, chậm. Tần số.
*Thí nghiệm 1
- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số, kí hiệu tần số là f
- Đơn vị của tần số là héc, kí hiệu là Hz
- Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).
GV: Âm cao, âm thấp phụ thuộc vào yếu tố nào? Chúng ta cùng nhau chuyển sang phần II: Âm cao ( Âm bổng) Âm thấp ( âm trầm).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv: Giới thiệu dụng cụ trong TN2 gồm: 1 thanh thép đàn hồi và 1 hộp gỗ.
- Gv: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm.
+ Đặt 1 đầu thanh thép cố định vào hộp gỗ. (giữ chặt phần đầu thước này gắn với hộp gỗ)
+ Lần 1: Để đầu thước tự do dài 30 cm. Rồi dùng tay bật đầu tự do của thước cho nó dao động.
+ Lần 2: Để đầu thước tự do dài 20 cm. Rồi dùng tay bật đầu tự do của thước cho nó dao động.
- Trong cả 2 lần, các em cố gắng bật đầu thước với độ lệch là như nhau.
- Trong TN này yêu cầu các em quan sát sự dao động của đầu thước tự do và âm mà nó phát ra.
- Gv: Yêu cầu học sinh làm việc nhóm theo nhóm vừa rồi.
- Gv: Theo dõi hoạt động nhóm của Hs.
- Gv: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm yêu cầu các Hs trở về vị trí của mình.
- Gv: Chiếu slide câu C3. yêu cầu Hs hoàn thiện.
C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Cao, thấp, nhanh, chậm.
+ Phần tự do của thước dài dao động .. , âm phát ra ..... .
 + Phần tự do của thước ngắn dao động  , âm phát ra
- Gv: Nhận xét.
- Gv: Giới thiệu dụng cụ TN3:
+ 1 đĩa nhựa có đục lỗ
+1 miếng phim nhựa
+ 1 nguồn điện
+ dây dẫn điện
- Gv: Nêu cách tiến hành thí nghiệm.
Cô sẽ làm cho đĩa nhựa này quay trong 2 trường hợp.
+ TH1: Đĩa nhựa quay chậm
+ TH2: Địa nhựa quay nhanh
Sau đó cô sẽ chạm góc miếng phim nhựa vào 1 hàng lỗ cố định trên đĩa với góc của miếng phim nhựa và đĩa nhựa trong 2 TH là như nhau.
Nhiệm vụ của các em là lắng nghe âm phát ra trong 2 TH này.
- Gv: Tiến hành thí nghiệm 3.
- Gv: Kết thúc thí nghiệm.
 Khi đưa miếng bìa chạm vào đĩa nhựa đang quay thì vật nào dao động phát ra âm?
Khi đĩa nhựa quay chậm, góc miếng bìa dao động nhanh hay chậm? âm phát ra thế nào?
- Gv: Chiếu nội dung C4. Yêu cầu học sinh hoàn thiện.
C4. Sau khi nghe âm phát ra trong hai trường hợp, hãy chọn từ trong khung điền vào chỗ trống:
- Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động..........., âm phát ra ..
- Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động ........, âm phát ra ..
- Gv: Từ những thí nghiệm trên em hãy nêu mối quan hệ giữa dao động, tần số dao động và âm phát ra. (Gv chiếu slide kết luận)
Dao động càng tần số dao động càng .............., âm phát ra càng..
- Gv: Đây cũng chính là nội dung kết luận ta cần ghi nhớ ( Gv chiếu Slide kết luận)
- Gv: Gọi 1 Hs đọc nội dung phần kết luận.
- Gv: Chiếu slide ứng dụng trong âm nhạc.
- Gv: Tổng kết bài bằng sơ đồ tư duy.
- Hs:Theo dõi.
- Hs: Theo dõi sự hướng dẫn của Gv.
-HS hoạt động theo nhóm
- Học sinh trở về vị trí
- Hs: Hoàn thiện câu C3.
- Hs: Theo dõi.
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: Theo dõi.
- Hs: Miếng bìa.
- Hs: Khi đĩa nhựa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.
- Hs: Hoàn thiện nội dung câu C4.
- Hs: Rút ra kết luận.
- Hs: Ghi nhớ vào vở
- Hs: Lắng nghe.
II. Âm cao (Âm bổng) Âm thấp (Âm trầm)
* Thí nghiệm 2
* Thí nghiệm 3
Kết luận
- Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (càng bổng).
- Dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp (càng trầm).
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5P)
Gv: Để củng cố thêm kiến thức bài học hôm nay, cô cùng các em tham gia một trò chơi. Trò chơi mang tên “ TRẢ LỜI ĐÚNG TRÚNG QUÀ”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv: Chiếu Slide nội dung trò chơi.
- Gv: Phổ biến luật lệ trò chơi.
Có 4 câu hỏi và 4 phần quà.
-Gv: Chiếu nội dung từng câu hỏi, gọi hs trả lời. Nếu hs trả lời đúng thì có quyền được lựa chọn 1 trong 4 hộp quà. 
- Gv: Mở hộp quà Hs chọn, bên trong hộp quà chứa gì thì hs được nhận thứ đó
- Gv: Chiếu slide có thể em chưa biết.
Vì sao con lắc trong TN1 có dao động nhưng ta lại không nghe được âm mà nó phát ra?
- Gv: Nhận xét 
- Hs: Theo dõi
- Hs: làm theo hướng dẫn của Gv.
- Hs: Giơ tay trả lời và lựa chọn hộp quà tùy ý mình.
- Hs: Vì âm mà con lắc phát ra có tần số nhỏ hơn 20Hz.
Câu 1: Vật 1: dao động phát ra âm có tần số 50Hz.Vật 2: dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn?
Câu 2:Khi vặn cho dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao?
Câu 3:Vậ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_7_tuan_11_den_12_nam_hoc_2019_2020_pham_t.docx