Bài tập Vật lý 11
Bài 3: Một khung dây hình chữ nhật ABCD với AB = DC = 20 cm, BC = AD = 30 cm. Cho dòng điện có cường độ 5A chạy trong dây dẫn như hình vẽ. Khung dây được đặt trong từ trường đều, vuông góc với mặt phẳng khung. Từ trường có độ lớn B = 0,01 T.
a. Hãy tính lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây ?
b. Lực tổng hợp tác dụng lên khung dây bằng bao nhiêu ?
Bài 4: Một dây dẫn có chiều dài l = 5m, được đặt trong từ trường đều có độ lớn B = 3.10-2 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn có giá trị 6A. Hãy xác đinh độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn trong các trường hợp sau đây:
A. Dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ ?
B. Dây dẫn đặt song song với các đường sức từ ?
C. Dây dẫn hợp với các đường sức từ một góc 450.
Bài 5: Người ta dùng một dây dẫn có chiểu dài 2m , đặt vào từ trường đều có B = 10-2 T, dây dẫn được đặt vuông góc với các đường sức, lực từ tác dụng lên dây dẫn là 1N, hãy xác định cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.
Bài 6: Một đoạn dây thẳng MN dài 6cm, có dòng điện 5A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là bao nhiêu ?
Bài 7: Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vecto cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên dây có giá trị 3.10-2N. Hãy xác định cảm ứng từ của từ trường.
bình điện phân phải bằng bao nhiêu? Bài 9: Chiều dày của lớp niken phủ lên 1 tấm kim loại là d = 0,05 mm. Sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích phủ của tấm kim loại là 30 cm2. Tính cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân ? Bài 10 : Người ta dùng một kim loại để mạ điện, biết rằng kim loại này có hóa trị 2. Nếu dùng dòng điện có cường độ 10A và thời gian điện phân là 1h thì thu được khối lượng 10,95g. Xác định tên kim loại trên ? Nếu thời gian điện phân là 1h 40p 26s, với cùng giá trị I thì khối lượng kim loại trên thu được là bao nhiêu ? ----o0o---- Chương IV: TỪ TRƯỜNG Phần A: Tóm tắt lý thuyết: 1. Từ trường: - Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện tồn tại từ trường. Từ trường có tính chất cơ bản là tác dụng lực từ lên nam châm hay lên dòng điện khác đặt trong nó. - Nam châm gồm có 2 cực : S ( Nam) và N ( Bắc), 2 cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau. - Tại một điểm trong không gian có từ trường, hướng của từ trường là hướng Nam (South) – Bắc (North) của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó. - Đường sức của từ trường có hướng đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm “ Ra bắc (N) vào nam (S)”. Chú ý: Ta quy ước :: Dòng điện (hoặc đường sức đang đi vào mặt phẳng ) : Dòng điện (hoặc đường sức đang đi ra khỏi mặt phẳng) 2. Lực từ. Cảm ứng từ: - Vecto cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực từ. - Đặc điểm của vecto cảm ứng từ: + Hướng: Trùng với hướng của từ trường. + Có độ lớn: trong đó: F là lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn, l là chiều dài của dây dẫn. + Đơn vị : T (Tesla) - Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn F = B.I.l.sinα. (Trong đó α: là góc tạo bởi đoạn dây mang điện và vecto cảm ứng từ) - Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang điện có đặc điểm: + Phương : vuông góc với B và l. + Chiều: Tuân theo quy tắc bàn tay trái: “ Đặt bàn tay trái xòe rộng, sao cho lòng bàn tay hứng các đường cảm ứng từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ” * Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của 2 dòng điện song song: Lưu ý: Hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau và ngược lại. 3. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt: - Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài: + Có hướng được xác định theo quy tắc nắm tay phải: “ Đặt bàn tay phải nắm lại dọc theo dây dẫn, chiều của ngón cái chỉ chiều dòng điện, khi đó chiều quay của các ngón tay còn lại chỉ chiều của cảm ứng từ” + Độ lớn : trong đó: B là cảm ứng từ (T), I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn (A), r là khoảng cách từ dây dẫn đến điểm đang xét. - Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ: + Có hướng được xác định theo quy tắc nắm tay phải 2 : “Đặt bàn tay phải nắm lại dọc theo ống dây, chiều quay của các ngón tay chỉ chiều dòng điện, khi đó chiều tiến của ngón cái chỉ chiều của cảm ứng từ” + Độ lớn: trong đó: N là số vòng dây trên ống dây, l là chiều dài của ống dây (m). - Từ trường của dòng điện chạy trong vòng dây tròn: + Có hướng được xác định như sau : + Độ lớn: : trong đó : r: là bán kính của vòng dây (m) * Từ trường của nhiều dòng điện ( Nguyên lý chồng chất từ trường) - Giả sử tại một điểm M có cùng lúc nhiều từ trường được gây ra, thì từ trường tổng hợp tại M được xác định theo nguyên lý chồng chất từ trường: 4. Lực Lorentz: - Là lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường. - Độ lớn của lực Lorentz: trong đó: q là điện tích của hạt, α: là góc tạo bởi vecto vận tốc của hạt và vecto cảm ứng từ. - Lực Lorentz có : + Phương : vuông góc với , + Chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái “ Để bàn tay trái mở rộng, sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều khi q > 0 và ngược chiều khi q < 0. Lúc đó ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực Lorentz.” - Khi hạt mang điện chuyển động trong từ trường thì lực Lorentz đóng vai trò là lực hướng tâm và bán kính quỹ đạo của hạt mang điện được xác định: Chủ đề 1: Lực Từ - Cảm Ứng Từ & Bài 2: Hãy áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định các đại lượng còn thiếu trong các hình vẽ sau đây: a. b. c. d. e. f. g. h. k. j. l. m. Bài 2: Một dây dẫn có chiều dài 10m được đặt trong từ trường đều có B = 5.10-2 T. Cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua dây dẫn. Xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với B, vẽ hình. Nếu lực từ tác dụng là 4,33 N. Hãy xác định góc giữa B và dây dẫn ? Bài 3: Một khung dây hình chữ nhật ABCD với AB = DC = 20 cm, BC = AD = 30 cm. Cho dòng điện có cường độ 5A chạy trong dây dẫn như hình vẽ. Khung dây được đặt trong từ trường đều, vuông góc với mặt phẳng khung. Từ trường có độ lớn B = 0,01 T. Hãy tính lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây ? Lực tổng hợp tác dụng lên khung dây bằng bao nhiêu ? Bài 4: Một dây dẫn có chiều dài l = 5m, được đặt trong từ trường đều có độ lớn B = 3.10-2 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn có giá trị 6A. Hãy xác đinh độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn trong các trường hợp sau đây: Dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ ? Dây dẫn đặt song song với các đường sức từ ? Dây dẫn hợp với các đường sức từ một góc 450. Bài 5: Người ta dùng một dây dẫn có chiểu dài 2m , đặt vào từ trường đều có B = 10-2 T, dây dẫn được đặt vuông góc với các đường sức, lực từ tác dụng lên dây dẫn là 1N, hãy xác định cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn. Bài 6: Một đoạn dây thẳng MN dài 6cm, có dòng điện 5A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là bao nhiêu ? Bài 7: Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vecto cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên dây có giá trị 3.10-2N. Hãy xác định cảm ứng từ của từ trường. Bài 8: Một dây dẫn mang dòng điện I = 5A, có chiều dài 1m, được đặt vuông góc với cảm ứng từ B = 5.10-3T. Hãy xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn ? Bài 9: Người ta cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy trong một dây dẫn, đặt dây dẫn vuông góc với các đường cảm ứng từ có B = 5mT. Lực điện tác dụng lên dây dẫn là 1N, hãy xác định chiều dài của dây dẫn nói trên ? Chủ đề 2: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt & Bài 1: Một dây dẫn dài vô hạn, dòng điện chạy trong dây có cường độ I = 10A. Hãy xác định cảm ứng từ do dòng điện trên gây ra tại: Điểm M nằm cách dây dẫn 5cm. Điểm N nằm cách dây dẫn 8 cm. Ở điểm D có cảm ứng từ là 4.10-5 T, điểm D nằm cách dây dẫn 1 đoạn bằng bao nhiêu ? Bài 2: Người ta cho dòng điện có cường độ chưa biết chạy trong dây dẫn và xác định được tại điểm A nằm cách dây 1 cm có từ trường với B = 2.10-4T, hãy xác định cường độ dòng điện đã chạy trong dây dẫn ? Bài 3: Dòng điện có cường độ I = 20A chạy trong 1 dây dẫn dài vô hạn, tại một điểm B người ta xác định được từ trường có B = 3.10-3 T. Hãy tìm khoảng cách từ điểm B đến dây dẫn ? Bài 4: Một vòng dây hình tròn có bán kính 5cm. Cho dòng điện I = 25A chạy qua vòng dây. Hãy xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng dây ? Bài 5: Dùng 1 dây dẫn uốn thành hình tròn và cho dòng điện có cường độ I = 10A chạy qua vòng dây, cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại tâm của vòng tròn có giá trị là 4.10-5 T. Hãy xác định bán kính của khung dây trên ? Bài 6: Một dòng điện có cường độ 20A, cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 cm có độ lớn là bao nhiêu ? Bài 7: Hãy xác định từ trường do dòng điện có cường độ I = 50A chạy trong dây dẫn trong các trường hợp Dây dẫn dài vô hạn, tìm từ trường tại điểm nằm cách dây 2 cm ? Dây dẫn được uốn thành hình tròn có đường kính 10 cm ? Bài 8: Một ống dây có chiều dài 20cm, gồm 500 vòng dây, cho cường độ I = 5A chạy trong ống dây, hãy xác định cảm ứng từ bên trong ống dây ? Bài 9*: Một sợi dây đồng có đường kính 0,4mm . Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài 40cm, hãy xác định trên 1m chiều dài ống dây này có bao nhiêu vòng dây ? Bài 10: Một sợi dây đồng có bán kính là 0,5mm, dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài 20cm, cho dòng điện I = 5A chạy trong dây dẫn. Hãy xác định : Số vòng dây trên 1 met chiều dài ? Cảm ứng từ bên trong ống dây ? Bài 11: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 mm , điện trở R = 1,1 W . Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài 40cm. Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10-3 T. Hãy xác định : Số vòng dây trên 1 met chiều dài ? Hiệu điện thế ở 2 đầu ống dây ? Bài 12 : Một ống dây dài 50cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2A. Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4. Hãy xác định số vòng dây của ống dây ? Bài 13: Một ống dây có chiều dài là 5cm, gồm 2000 vòng dây. Cho dòng điện có cường độ 5A chạy trong ống dây, hãy xác định từ trường sinh ra trong ống dây ? Bài 14: Một ống dây hình trụ có chiều dài 1,5m gồm 4500 vòng dây. Xác định cảm ứng từ trong lòng ống dây khi cho dòng điện I = 5A chạy trong ống dây ? Nếu ống dây tạo ra từ trường có B = 0,03T thì I = ? Bài 15: Một ống dây có chiều dài 10cm, gồm 3000 vòng dây. Cho dòng điện chạy trong ống dây thì thấy cảm ứng từ trong ống dây là 6,28.10-3T. Hãy xác định số vòng dây trên 1 m chiều dài ống dây ? Cường độ dòng điện bên trong ống dây ? Chủ đề 3: Sự tương tác giữa 2 dây dẫn mang dòng điện. & Bài 1: Hai dây dẫn dài vô hạn đặt cách nhau 4cm, cho 2 dòng điện chạy ngược chiều nhau trong 2 dây dẫn, 2 dòng điện có cùng cường độ I = 5A. Hãy cho biết: 2 dây dẫn trên có tương tác lực từ với nhau không ? Nếu có thì chúng đẩy hay hút nhau ? Vẽ hình ? Hãy tính lực từ tương tác trên mỗi mét chiều dài của mỗi sợi dây ? Bài 2: Một dây dẫn dài vô hạn, có cường độ I1 = 6A đặt tại điểm A. Hãy tính cảm ứng từ do dây dẫn trên gây ra tại điểm B nằm cách A 6cm theo phương ngang ? Nếu tại B người ta đặt một dây dẫn thứ 2, cho dòng điện I2 = 3A, chạy cùng chiều với dòng điện thứ nhất, hãy xác định lực từ do I1 tác dụng lên mỗi mét dây dẫn của I2, cho biết chúng đẩy hay hút nhau? Bài 3: Hai dây dẫn đặt cách nhau 2cm trong không khí, dòng điện trong 2 dây có cùng giá trị cường độ, lực tương tác từ giữa 2 dây là lực hút và có độ lớn F = 2,5.10-2N. 2 dòng điện trên cùng chiều hay ngược chiểu ? Tìm cường độ dòng điện trong mỗi dây ? Bài 4: Lực từ do dòng điện I1 = 4A lên mỗi mét dây của dòng điện I2 là 2N, khoảng cách giữa 2 dây dẫn là 1mm. Hãy xác định giá trị của I2 ? Bài 5 : Hai dây dẫn đặt trong không khí, dòng điện chạy trong 2 dây có cùng cường độ là 1A. Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây là 10-6N, hãy xác định khoảng cách giữa 2 dây ? Bài 6 : Một dây dẫn mang dòng điện I1 = 5A đặt tại điểm A. Tại điểm B cách A 5cm người ta đặt dòng điện I2 ngược chiều với I1.. A. Hãy cho biết 2 dây dẫn này sẽ hút hay đẩy nhau ? Vẽ hình ? B. Nếu lực tương tác giữa 2 dây là 0,02N hãy xác định giá trị của I2. C. Nếu I2 có giá trị là 10A, hãy xác định lực tương tác giữa chúng. Chủ đề 4 : Nguyên lý chồng chất từ trường. & Bài 1 : 2 dây dẫn mang dòng điện I1 = 6A, I2 = 8A, nằm tại 2 điểm A,B cách nhau 14cm trong không khí. 2 dòng điện chạy cùng chiều. Hãy xác định lực từ do I1 tác dụng lên mỗi mét chiều dài của I2 ? Xác định cảm ứng từ do I1 và I2 gây ra tại điểm C nằm giữa A,B cách A 6cm ? Xác định cảm ứng từ do I1 và I2 gây ra tại điểm D nằm ngoài A,B cách B 8cm ? Bài 2 : 2 dây dẫn dài, đặt song song, cách nhau 32cm trong không khí. Dòng điện chạy trên dây I1 = 5A, dòng điện chạy trên dây I2 = 1A ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của 2 dòng điện, ngoài khoảng 2 dòng điện và cách I1 8cm. Hãy tính : Lực từ tương tác giữa 2 dòng điện trên ? Cảm ứng từ tại điểm M ? Bài 3 : Một sợi dây rất dài được quấn thành như hình vẽ : Cho dòng điện chạy trong dây, vòng tròn có bán kính R = 2cm. Dòng điện có cường độ là 10A. Hãy xác định cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây ? Bài 4 : Hai dòng điện phẳng, dòng thứ nhất thẳng dài có giá trị I1 = 10A, dòng thứ hai hình tròn, tâm O cách dòng thứ nhất 40cm, bán kính R2 = 20cm, I2 = 5A. Hãy xác định cảm ứng từ tại O. Bài 5: Hai dây dẫn mang dòng điện có cường độ I1 = 6A, I2 = 9A cách nhau 10 cm trong chân không. 2 dòng điện ngược chiều nhau. Hãy xác định cảm ứng từ do 2 dòng điện trên gây ra tại điểm M nằm cách I1 6cm và cách I2 8cm. Bài 6 : Hai dòng điện I1 = 4A, I2 = 3A chạy trong 2 dây dẫn thẳng dài, song song theo cùng 1 chiều, cách nhau 40cm. Hãy xác định những vị trí tại đó ? Bài 7 : Hai dòng điện phẳng I1 = 5A, I2 = 10A, nằm tại 2 điểm A B cách nhau 10 cm. 2 dòng điện ngược chiều. Hãy xác định : Lực tương tác từ trên mỗi met chiều dài giữa 2 dòng điện trên ? Cảm ứng từ tổng hợp tại C, trung điểm của AB ? Tìm các vị trí tại đó ? Bài 8 : Hai dây dẫn đặt song song với nhau, I1 = 6A, I2 = 4A, cách nhau 50cm, ngược chiều nhau. Hãy xác định những điểm mà tại đó từ trường bằng 0. Bài 9 : Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song với nhau, cách nhau 32cm trong không khí. Cường độ dòng điện chạy trên I1 là 5A. Điểm M nằm ngoài 2 dây dẫn, trong mặt phẳng, cách dòng I2 8cm. Biết rằng dòng điện I2 ngược chiều với I1, hãy xác định giá trị của I2 để tại M từ trường bằng 0 ? Bài 10 : Hai dây dẫn được uốn thành 2 vòng tròn, được ghép đồng tâm như hình vẽ : Vòng thứ nhất có bán kính R1 = 50 cm, dòng điện I1 = 10A. Vòng thứ 2 có bán kính R2 = 30cm, dòng điện I2 = 5A. Hãy xác định cảm ứng từ tại tâm của 2 vòng dây ? Chủ đề 5 : Lực Lorentz & Bài 1 : Hãy xác định chiều của các đại lượng còn thiếu trong các hình dưới đây : a) b) c) d) e) f) g) h) Bài 2 : Một electron chuyển động vào từ trường đều B = 2.10-3T. Vận tốc của hạt e nói trên là 3.104m/s. Hãy xác định lực Lorentz tác dụng lên e trong các trường hợp sau : Electron chuyển động vuông góc với các đường cảm ứng từ. Electron chuyển động song song với các đường cảm ứng từ. Electron chuyển động tạo với các đường sức từ một góc 300. Bài 3 : Một proton chuyển động cắt ngang các đường sức của một từ trường đều, vận tốc của hạt proton là 2.105 m/s, lực từ tác dụng lên proton là 0,01N, hãy xác định độ lớn của cảm ứng từ nói trên. Bài 4 : Hạt mang điện q >0 chuyển động vào từ trường của một dòng điện như hình vẽ, dòng điện có cường độ I = 20A, hạt mang điện chuyển động theo phương ngang, cách dây dẫn 1 khoảng là 5cm. Hãy xác định B do dòng điện gây ra tại điểm mà hạt mang điện đi qua. Nếu hạt mang điện chuyển động với vận tốc v = 3000m/s, lực từ tác dụng lên hạt là 0.004N, hãy xác định độ lớn điện tích của hạt ? Giả sử hạt mang điện có điện tích là 2.10-8C, và chuyển động với vận tốc 2500 m/s, hãy xác định lực từ tác dụng lên hạt mang điện nói trên. Bài 5 : Một hạt electron bay vào từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-4 T, với vận tốc v = 3,2.106 m/s vuông góc với B, khối lượng của electron là m = 9,1.10-31 kg. Hãy xác định lực từ tác dụng lên electron nói trên ? Xác định bán kính quỹ đạo của electron nói trên ? Bài 6 : Một hạt proton chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường đều với bán kính quỹ đạo là 5m, dưới tác dụng của từ trường đều B = 2.10-2 T, hãy xác định : Tốc độ của proton ? Lực từ tác dụng lên proton ? Chu kì chuyển động của proton nói trên ? Cho biết khối lượng của hạt proton =1,672.10-27kg. Ôn tập chương IV Bài 1 : Một vòng dây có bán kính R = 2,5cm, cho dòng điện I = 30A chạy trong vòng dây. Hãy xác định cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại tâm của vòng dây ? Bài 2 : Một dây dẫn mang dòng điện có chiều dài l = 5m, cường độ dòng điện có giá trị I = 20A, dây dẫn được đặt vuông góc trong từ trường đều có B1 = 5.10-4 T. Hãy tính lực từ do từ trường đều đã tác dụng lên dây dẫn ? Nếu không đặt trong từ trường đều B1 thì dây dẫn mang dòng điện trên có gây ra từ trường không ? Nếu có hãy tính từ trường tại một điểm nằm cách dây 2 cm ? Bài 3 : Cho hai dòng điện I1 = 4A, I2 = 10A, ngược chiều nhau, cách nhau 40cm. Hãy xác định cảm ứng từ tại M là trung điểm của 2 dây. Bài 4 : Hai dây dẫn đặt cách nhau 4 cm trong không khí, dòng điện trong 2 dây có cùng giá trị cường độ, lực tương tác từ giữa 2 dây là lực đẩy và có độ lớn F = 6,4.10-2N. 2 dòng điện trên cùng chiều hay ngược chiểu ? Tìm cường độ dòng điện trong mỗi dây ? Bài 5 : Một hạt điện tích q = 4.10-6C bay vào một từ trường đều với vận tốc v = 5.105 m/s. Hạt điện tích bay xiên góc với các đường sức,tạo với các đường sức một góc α = 600. Hãy xác định : Lực từ tác dụng lên điện tích nói trên, biết rằng từ trường đều có B = 0,001T. Nếu cũng vẫn với những dữ kiện như trên, nhưng lực từ tương tác lên điện tích là 0.05N, hãy xác định giá trị của cảm ứng từ của từ trường trên ? Bài 6 : Hai dây dẫn thẳng dài mang 2 dòng điện ngược chiều, đặt tại 2 điểm A,B có I1 = 6A, I2 = 9A đặt cách nhau 18cm trong không khí. Hãy xác định cảm ứng từ do 2 dòng điện gây ra tại trung điểm C của AB. Tính lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của 2 dây ? Tìm những vị trí mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp = 0 ? Bài 7 : Một ống dây có chiều dài l = 40cm, gồm 5000 vòng dây. Cho dòng điện chạy trong ống dây thì xác định được từ trường bên trong ống dây là 6,28.10-2 T. Hãy xác định : Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây ? Cường độ dòng điện chạy trong ống dây có giá trị là bao nhiêu ? Bài 8 : Một vòng dây có bán kính R,cho dòng điện có cường độ I = 20A chạy bên trong vòng dây, cảm ứng từ mà dòng điện tạo ra tại tâm vòng dây là 3,14.10-5T. Hãy xác định đường kính của vòng dây nói trên ? Bài 9 : Một hạt điện tích q = -1,6.10-15C chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường đều với bán kính quỹ đạo là 5m, dưới tác dụng của từ trường đều B = 4.10-2 T, hãy xác định : Tốc độ của điện tích nói trên ? Lực từ tác dụng lên điện tích ? Chu kì chuyển động của điện tích ? Cho biết khối lượng của hạt điện tích =3,28.10-26kg. Bài 10 : Một hạt electron có năng lượng ban đầu là W = 2,49,10-18 J bay vào trong một từ trường đều có B = 5.10-5T theo hướng vuông góc với các đường sức . Cho biết khối lượng của e là 9,1.10-31kg. Hãy xác định: a. Vận tốc của electron nói trên ? b. Lực Lorentz tác dụng lên e là bao nhiêu ? c. Bán kính quỹ đạo của e ? d. Chu kỳ quay của hạt e nói trên có giá trị bao nhiêu ? Bài 11 : Một ống dây dẫn có chiều dài 5 m, số vòng dây là 60000 vòng, cường độ dòng điện chạy trong ống dây dẫn là 8 A. Cảm ứng từ do dòng điện sinh ra trong ống dây sẽ có giá trị bằng bao nhiêu ? Bài 12 : Cho dòng điện I1 = 15A chạy trong dây dẫn thẳng, cách dây dẫn trên 10cm cho dòng điện I2 = 10A cùng chiều, chạy trong dây dẫn thứ 2.Hãy xác định : Lực từ tương tác lên mỗi mét chiều dài của 2 dây ? Tìm những điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp = 0 ? Cảm ứng từ tổng hợp tại điểm A, nằm ngoài 2 dây và cách dây thứ 2 5cm bằng bao nhiêu ? Chương V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Phần A: Tóm tắt lý thuyết: 1. Từ thông – Cảm ứng điện từ : - Từ thông là đại lượng đặc trưng cho số đường sức từ xuyên qua bề mặt S của một khung dây có diện tích S và được xác định theo công thức : Trong đó : Φ là từ thông –Wb (Vê be) B là C.Ư.T – T S là diện tích của khung dây – m2 α là góc tạo bởi và pháp tuyến của S. - Hiện tượng cảm ứng điện từ : Là hiện tượng khi từ thông Φ qua khung dây biến thiên thì trong khung dây xuất hiện dòng điện – gọi là dòng điện cảm ứng Ic. * Lưu ý : Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại khi từ thông qua mạch biến thiên. - Định luật Lenz về chiều dòng điện cảm ứng : " Dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín" *Lưu ý : Các bước xác định dòng điện cảm ứng trong mạch kín : + Bước 1 : Xác định từ trường bên ngoài theo quy tắc " Vào Nam ra Bắc" + Bước 2 : Xác định từ trường do khung dây sinh ra theo quy tắc " Gần ngược, xa cùng" + Bước 3 : Xác định dòng điện cảm ứng sinh ra trong khung dây theo qui tắc nắm tay phải 2. 2. Suất điện động cảm ứng : - Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín khi xảy ra hiện tượng cảm ứng điện từ. - Định luật Faraday về suất điện động cảm ứng : " Độ lớn của su
File đính kèm:
- GIAO_AN_DAY_THEM_VAT_LI_11_CA_NAM.doc