Bài tập tự luận kèm đáp án - Chương 2: Bảng tuần hoàn

Câu 26 ( câu tự luận)

A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần

hoàn. B và D là hai nguyên tố ở kế cận nhau trong cùng một chu kì.

a) Nguyên tố A có 6 electron ở lớp ngoài cùng, hợp chất X của A so với hiđro chứa 11,1% hiđro.

Xác định khối lượng phân tử của X. Suy ra A và B.

b) Hợp chất Y có công thức AD2 trong đó hai nguyên tố A và D đều đạt cơ cấu bền của khí hiếm.

xác định tên của D và hợp chất Y.

pdf23 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5459 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập tự luận kèm đáp án - Chương 2: Bảng tuần hoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a) Cho A và B là 2 nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố A có 2 electron ở lớp 
ngoài cùng và hợp chất X của A với hiđro chứa 4,76% hiđro. Xác định nguyên tử khối của A. 
b) Nguyên tố B có 7 electron lớp ngoài cùng. Gọi Y là hợp chất của B với hiđro. Biết rằng 16,8g 
chất X tác dụng với 100g dung dịch Y 14,6% thì phản ứng vừa đủ, thu được một khí C và một dung 
dịch D. 
- Xác định nguyên tử khối của B. 
- Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch D. 
c) Cho tất cả lượng khí C thu được qua một ống đựng bột CuO nung nóng (lượng dư). Sau khi phản 
ứng kết thúc, sấy khô và cân hỗn hợp còn lại trong ống, thấy khối lượng giảm mất m gam so với 
lượng CuO ban đầu. Tính m. Cho hiệu suất các phản ứng là 100%. 
*Xác định nguyên tử khối của A: 
A là nguyên tố thuộc nhóm A và có 2 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy A thuộc nhóm IIA trong bảng 
tuần hoàn. 
Hợp chất X của A với H2 có công thức phân tử dạng AH2. Trong AH2 thì H% = 4,76 và A% = 
100% - 4,76% = 96% , ta có: 
Vậy A là Ca có nguyên tử khối bằng 40 và AH2 là CaH2. 
 6 
b) B là nguyên tố nhóm A và có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy B thuộc nhóm VIIA. 
Hợp chất Y của B với H2 có công thức phân tử dạng BH. 
Khối lượng Y nguyên chất có trong 200g dung dịch Y 14,6% là: 
a% = =14,6  mY = 29,2g 
Phương trình phản ứng giữa X và Y: 
CaH2 + 2BH CaB2 + 2H2 
42g 2(B+1)g 
16,8g 29,2g 
 =  B = 35,5. Vậy B là Cl, BH là HCl. 
Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch D: 
CaH2 + 2HCl  CaCl2 + 2H2 
42g 111g 4g 
16,8g 
 = ; = (khí C là H2) 
Khối lượng dung dịch D 
mdd D = mdd Y + mX - 2Hm = 200 + 16,8 – 1,6 = 215,2g 
Dung dịch D chứa chất tan CaCl2 
%CaCl2 = = = 20,63% 
c) Tính m: Phương trình phản ứng giữa H2 và CuO 
H2 + CuO Cu + H2O 
2g 80g 64g 
1,6g mCu 
mCuO = = 64g; mCu = = 51,2g 
m = mCuO ban đầu – (mCu + mCuO còn lại) 
m = mCuO ban đầu – [mCu – (mCuO ban đầu – mCuO t/d)] 
m = mcuO t/d – mCu = 64 – 51,2 = 12,8g 
 Câu 12 ( câu tự luận) 
Hợp chất A được tạo thành từ ion X+ và Y2-, mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo 
thành. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Cho biết hai nguyên tố 
 7 
trong Y2- thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Xác định công thức 
phân tử của hợp chất A. 
*Ion X+ do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo thành, ta tính số proton trung bình của X: 
 = = 2,2 
Vậy trong X phải chứa H (Z = 1) hoặc He (Z= 2), nhưng He là khí hiếm nên loại trường hợp này. 
Do đó X+ có dạng 
x yA H
 , trong đó: 
 x (ZA – 1) = 6 
Lập bảng biện luận các trường hợp x = 1, 2, 3 để chỉ nhận trường hợp x =1 và suy ra ZA = 7 hay 
ion X+ là NH4+. 
Ion Y2- có tổng electron bằng 50 nên số electron của Y là 48 và : 
 = 9,6 
Vậy trong Y phải có một nguyên tố có Z < 9,6 thuộc chu kì 2 và nguyên tố còn lại thuộc chu kì 3, 
đồng thời số proton của hai nguyên tố này cách nhau 8 đơn vị. 
Đặt công thức của Y2- là MaNb2- (với M ở chu kì 2 và N ở chu kì 3): 
  ZM = 
 Lập bảng biện luận các trường hợp b = 1, 2, 3, 4 để chỉ nhận b = 1 suy ra a = 4 và M là oxi, N là 
lưu huỳnh, ion Y2- là SO42-. 
Công thức phân tử của A là (NH4)2SO4. 
 Câu 13 ( câu tự luận) 
Cho các nguyên tố clo, lưu huỳnh, magie, natri, nhôm, photpho, silic. Hãy cho biết bán kính nguyên 
tử , độ âm điện và tính kim loại của các nguyên tố trên biến đổi ra sao theo chiều tăng số hiệu 
nguyên tử? Giải thích các biến đổi ấy theo cấu tạo nguyên tử. 
*Theo thứ tự các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn (theo chiều 
tăng của số hiệu nguyên tử). 
- Theo chiều sắp xếp trên bán kính của nguyên tử giảm dần. Tất cả 7 nguyên tố trên, nguyên tử của 
chúng đều có 3 lớp electron, nên khi số hiệu nguyên tử tăng thì lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân và 
vỏ nguyên tử tăng vì vậy bán kính nguyên tử giảm. 
- Độ âm điện tăng, do bán kính nguyên tử giảm nên electron lớp ngoài cùng càng gần hạt nhân, bị 
nhân hút càng mạnh vì vậy độ âm điện tăng. 
 8 
- Tính kim loại giảm , do độ âm điện tăng đồng thời số electron lớp ngoài cùng cũng tăng nên khả 
năng nhường electron giảm. Vì vậy, tính kim loại giảm. 
 Câu 14 ( câu tự luận) 
Cho các hạt vi mô Na, Na+, Mg2+, Al, Al3+, F-, O2-. Hãy sắp xếp các hạt theo thứ tự giảm dần bán 
kính hạt. Giải thích. 
*Bán kính các hạt giảm dần: 
Na > Mg > Al > O2- > F- > Na+ > Mg2+ > Al3+ 
Giải thích: 
- Với Na > Mg >Al, do cùng một chu kì khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần. 
- Với Na+ > Mg2+ > Al3+. Các ion dương có bán kính bé hơn các nguyên tử tương ứng và số 
electron giảm, bán kính ion dương giảm khi có cùng cấu hình electron nhưng điện tích dương tăng 
lên nên bán kính ion giảm. 
- Ion âm O2- > F- , do cùng cấu hình electron với các ion Na+, Mg2+, Al3+ nhưng bán kính lớn 
hơn ion dương vì điện tích hạt nhân bé hơn của ion dương. 
 Câu 15 ( câu tự luận) 
Hãy sắp xếp các axit cho dưới đây theo thứ tự tăng dần tính axit. Giải thích tại sao lại như vậy. 
a) HF, HCl, HBr, HI 
b) H2O, H2S, H2Se, H2Te 
c) HClO, HClO2, HClO3, HClO4 
d) H2SO3, H2SO4 
e) CH3COOH, CCl3COOH, CF3COOH. 
*a) Thứ tự tăng dần tính axit: HF < HCl < HBr < HI 
HF là một axit yếu, các axit còn lại là axit mạnh, ngoài yếu tố độ phân cực còn yếu tố chính là kích 
thước các anion F- < Cl- < Br - < I - nên mật độ điện tích âm ở I- là bé nhất, do vậy lực hút giữa H+ 
và I- là yếu nhất hay HI phân li mạnh nhất (ngoài ra trong HF còn có liên kết hiđro liên phân tử). 
b) Lập luận tương tự ta cũng có: H2O < H2S < H2Se < H2Te. 
c) HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4. 
Xét hai axit: H–O–Cl và 
 9 
Giải thích: Trong dãy các oxit axit trên khi số nguyên tử oxi tăng lên mật độ electron bị kéo về phía 
liên kết O – Cl tăng lên nên làm giảm độ bền của liên kết O – H, ion H+ dễ tách ra khỏi phân tử, do 
vậy tính axit trong dãy này tăng lên. Đồng thời, khi có nhiều nguyên tử oxi thì anion sinh ra được 
liên hợp nhiều hơn nên chúng kém bền hơn. 
d) Tương tự axit H2SO3 yếu hơn H2SO4. 
e) CH3COOH < CCl3COOH < CF3COOH 
Do độ âm điện của F mạnh hơn Cl, và Cl mạnh hơn H nên lực hút electron về phía F là mạnh nhất, 
dẫn đến tính axit của CF3COOH mạnh nhất. 
 Câu 16 ( câu tự luận) 
Sắp xếp các ion sau đây theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần và giải thích: 
a) K+, S2-, Cl-. 
b) Au+, Au3+. 
*Dựa vào sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học, ta sắp xếp các ion theo chiều bán 
kính nguyên tử tăng dần: 
a) K+ < Cl- < S2- 
Giải thích: Các ion 19K+, 17Cl-, 16S2- đều có 18e, nhưng điện tích hạt nhân của các ion giảm từ 
19K+ > 17Cl- > 16S2-, lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân với các điện tử tăng, do vậy bán kính 
nguyên tử các ion giảm. 
b) Au3+ < Au+ 
Giải thích: Hai ion có cùng điện tích hạt nhân, nhưng điện tích của ion Au3+ lớn hơn Au+, do đó 
bán kính của Au3+ sẽ bé hơn Au+. 
 Câu 17 ( câu tự luận) 
Cho hai nguyên tố A, B có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3d64s2 và 3p4. 
a) Viết cấu hình đầy đủ của A và B và của các ion có thể tạo thành. 
b) Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn. 
c) A và B tạo ra được bao nhiêu oxit và hiđroxit. Viết công thức phân tử của chúng. Đối với mỗi 
nguyên tố hãy so sánh tính axit, bazơ của các hiđroxit đó. 
*a) Cấu hình electron đầy đủ của A, B và các ion có thể có: 
A: 1s22s22p63s23p63d64s2 
A2+: 1s22s22p63s23p63d6 
A3+: 1s22s22p63s23p63d5 
B: 1s22s22p63s23p4 
 10 
B2-: 1s22s22p63s23p63d6 
Từ cấu hình electron ta suy ra A là Fe và B là S. 
b) Vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn: 
A thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB; B thuộc chu kì 3, nhóm VIA. 
Tính bazơ của Fe(OH)2 > Fe(OH)3. 
Tính axit của H2SO4 > H2SO3. 
 Câu 18 ( câu tự luận) 
Cho biết tên nguyên tố, viết kí hiệu hóa học ( và viết cấu hình electron nguyên tử của các 
trường hợp sau: 
a) Nguyên tố tạo thành oxit bazơ mạnh nhất ở nhóm IIIA. 
b) Nguyên tố chuyển tiếp ở chu kì 4 tạo thành ion 3+ mà không có electron độc thân.. 
c) Nguyên tố chuyển tiếp ở chu kì 4 tạo thành ion 2+ với phân lớp d bán bão hòa (3d54s2). 
*a) Dựa vào bảng tuần hoàn ta có nguyên tố tạo thành oxit bazơ mạnh nhất ở nhóm IIIA là nguyên 
tố tali có kí hiệu hóa học là và cấu hình electron nguyên tử: [Xe]4f145d106s26p1. 
b) Nguyên tố chuyển tiếp ở chu kì 4 tạo thành ion 3+ mà không có electron độc thân là nguyên tố 
scanđi, [Ar]3d14s2. 
c) Nguyên tố chuyển tiếp chu kì 4 tạo thành ion 2+ với phân lớp d bán bão hoàn là nguyên tố 
mangan. [Ar]3d54s2. 
 Câu 19 ( câu tự luận) 
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố A có số thứ tự Z = 8, nguyên tố B có số thứ tự Z = 
15. 
a) Viết cấu hình electron của A và của B với đầy đủ các ô lượng tử 
b) Xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của A và của B trong bảng tuần hoàn. Cho biết tên A và 
B. 
c) Viết công thức electron của hợp chất có thể có giữa A và B. 
* 
A có Z = 8 1s2 2s2 2p4 
A ở chu kì 2, nhóm VIA và A là nguyên tố oxi. 
 11 
B có Z = 15 
B ở chu kì 3, nhóm VA và B là nguyên tố photpho. 
 Câu 20 ( câu tự luận) 
Cho hợp chất A được tạo thành từ 2 ion X+ và Y-. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của 2 
ion đều là 3p6. 
a) Xác định 2 nguyên tố A, B và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. 
b) Tìm công thức phân tử của A. 
*a) Cấu hình đầy đủ của hai ion: 1s22s22p63s23p6 
Suy ra cấu hình của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1 
Cấu hình nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p5 
Vậy X là nguyên tố kali, Y là nguyên tố clo. 
b) Công thức phân tử của hợp chất A là KCl. 
 Câu 21 ( câu tự luận) 
Hợp chất M tạo nên từ 7 nguyên tử của 2 nguyên tố A và B (biết A có 1e độc thân, và biết MA > 
MB) có khối lượng mol phân tử là 144 đvC. Biết A, B không cùng chu kì, không cùng nhóm A. 
Tìm công thức phân tử của hợp chất M. 
*Nguyên tử khối trung bình của A và B là: 
 = MB < 20,57 < MA 
Vậy A ở chu kì III, có 1e độc thân nên phân lớp electron ngoài cùng có thể là 3s1 (Na), 3p1 (Al), 
3p5 (Cl). 
- Nếu A là Al (3p1)  hợp chất M có công thức Al3Bb 
Với: a + b = 7 (a, b nguyên dương) 
 27a + MB.b = 144 
Lập bảng biện luận các trường hợp: 
- Nếu A là Na (3s1) và Cl (3p5), tương tự như trên lập bảng biện luận các trường hợp, kết quả 
không phù hợp nên loại 2 trường hợp này. 
 12 
Vậy ta có b = 3, a = 4 và MB = 12, B là cacbon, công thức phân tử của hợp chất M là Al4C3. 
 Câu 22 ( câu tự luận) 
Một hợp chất ion có cấu tạo từ cation M+ và anion X2-. Trong phân tử MX2, tổng các hạt là 140. 
Số hạt mang điện trong MX2 nhiều hơn hạt không mang điện là 23. Tổng số hạt trong ion M+ nhiều 
hơn trong ion X2- là 31. 
a) Viết cấu hình electron của các ion M+ và X2-. 
b) Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn. 
*a) Đặt số proton, nơtron, electron trong M và X lần lượt là: Z, N, E và Z’ , N’ , E’. Vì số proton = 
số nơtron hay Z = E và Z’ = E’. Theo đề bài ta có: 
 4Z + 2N + 2Z’ + N’ = 140 
 (4Z + 2Z’) – (2N + N’) =44 
 (Z + N) – (Z’ + N’) = 23 
 (2Z + N – 1) – (2Z’ + N’ +2) =31 
Giải hệ 4 phương trình trên ta có: 
Z = 19, N = 20 nên M là nguyên tố kali (K) 
Z’ = 8, N’ = 8 nên X là nguyên tố oxi (O). 
Cấu hình electron: M+: 1s22s22p63s23p6 
 X2-: 1s22s22p6 
b) Vị trí của M, X trong bảng tuần hoàn: 
Kali thuộc chu kì 4, nhóm IA. Oxi thuộc chu kì 2 nhóm VIA. 
 Câu 23 ( câu tự luận) 
Không dùng bảng tuần hoàn và không dựa vào cấu hình electron nguyên tử, chỉ dựa vào cách sắp 
xếp ở chu kì và nhóm trong bảng, hãy cho biết vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tử có số hiệu 83. 
*Dựa vào sự phân bố các nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta có: 
Tổng số nguyên tố từ chu kì 1 đến chu kì 6 là 86 nguyên tố. 
Vì vậy nguyên tố có số hiệu 83 sẽ nằm ở chu kì 6. 
Trong 5 chu kì đầu có tất cả 54 nguyên tố, nên nguyên tố 83 sẽ là nguyên tố thứ (83 – 54) = 29 của 
chu kì 6. 
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chu kì 6 có 14 nguyên tố đưa ra ngoài bảng (từ 
nguyên tố 58 đến 71), như vậy nguyên tố thứ 83 thuộc chu kì 6 và là nguyên tố thứ (29 – 14) = 15 
 13 
trong bảng. Chu kì 6 có 18 nguyên tố nằm trong bảng, nguyên tố cần xác định có Z = 83 nên thuộc 
các nguyên tố cuối chu kì. Vậy nó thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn. 
 Câu 24 ( câu tự luận) 
Hãy giải thích sự biến đổi sau đây: 
a) Năng lượng ion hóa thứ nhất của một số nguyên tố thuộc chu kì 3: 
b) Nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất thuộc chu kì 3: 
*a) Trong một chu kì năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân 
do lực hút giữa hạt nhân nguyên tử và electron lớp ngoài cùng. Tuy nhiên trong mỗi chu kì ta cũng 
thấy có trường hợp bất thường như ở chu kì 3: 
I1(P) > I1(S). 
Cấu hình electron của 15P: 1s22s22p63s23p3 
Cấu hình electron của 16S: 1s22s22p63s23p4 
Trong nguyên tử S, electron p thứ tư cùng chiếm một obitan với 1 electron p khác nên bị đẩy mạnh 
hơn nếu chỉ có mình nó trong 1 obitan. Do vậy electron thứ tư dễ bị tách ra khỏi nguyên tử. Cấu 
hình electron P là cấu hình bán bão hòa p3 khá bền vững. 
b) Đi từ trái sang phải trong một chu kì, nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất tăng từ các kim loại 
đến á kim và giảm đột ngột ở các phi kim. 
Giải thích: Nhiệt độ nóng chảy của một chất phụ thuộc vào hai yếu tố: cấu trúc tinh thể của chất rắn 
và liên kết trong chất rắn. 
Ví dụ: Trong chu kì 3, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng từ Na đến Mg rồi đến Al, tăng đột 
ngột ở Si rồi giảm đột ngột ở P. Do Si có cấu trúc tinh thể nguyên tử còn P có cấu trúc tinh thể phân 
tử P4. 
 Câu 25 ( câu tự luận) 
Chứng minh rằng trong chu kì 4 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có số nguyên tố là 18 và 
electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8. 
 14 
*Chu kì 4 có 4 lớp electron, xem bảng sau: 
Từ bảng trên ta có nhận xét: 
- Số nguyên tố của chu kì 4 là: 2 + 10 + 6 = 18 nguyên tố 
- Số electron lớp ngoài cùng biến thiên từ 1 đến 8. 
 Câu 26 ( câu tự luận) 
A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần 
hoàn. B và D là hai nguyên tố ở kế cận nhau trong cùng một chu kì. 
a) Nguyên tố A có 6 electron ở lớp ngoài cùng, hợp chất X của A so với hiđro chứa 11,1% hiđro. 
Xác định khối lượng phân tử của X. Suy ra A và B. 
b) Hợp chất Y có công thức AD2 trong đó hai nguyên tố A và D đều đạt cơ cấu bền của khí hiếm. 
xác định tên của D và hợp chất Y. 
*a) Nguyên tử của nguyên tố A có 6 electron lớp ngoài cùng nên có hóa trị cao nhất với oxi là VI và 
hóa trị với hiđro là II, hợp chất với hiđro có công thức là AH2. 
Phần trăm khối lượng của hiđro: 
Vậy A là nguyên tố oxi. Hợp chất X là H2O có khối lượng phân tử MX = 16 + 2 = 18 g/mol. Suy ra 
B là nguyên tố lưu huỳnh. 
b) D là nguyên tố kế cận lưu huỳnh nên D có thể là clo hoặc photpho. Theo đề bài hợp chất Y có 
công thức là AD2 nên chỉ có nguyên tố là clo thì phù hợp. Vậy công thức phân tử của Y là Cl2O. 
 Câu 27 ( câu tự luận) 
Trong nguyên tử của nguyên tố A có tổng các hạt (proton, nơtron và electron) là 108. 
a) Cho biết A thuộc chu kì nào trong bảng tuần hoàn? 
b) Nếu A ở nhóm VA, xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn. 
c) Tính phần trăm theo khối lượng của A trong hợp chất oxit cao nhất. 
*Tổng các hạt trong A: 2Z + N = 108 (1) 
 1 1,5 (2) 
Từ (1) và (2) suy ra: 30,85 ≤ Z ≤ 36 
Vậy Z có giá trị từ 31 đến 36 và Z thuộc chu kì 4 (vì chu kì 4 gồm 18 nguyên tố có số thứ tự từ 
nguyên tố 19 đến nguyên tố thứ 36) 
 15 
b) Vì A ở nhóm VA nên A có 5 electron ở lớp ngoài cùng, vậy cấu hình electron của A là : 
1s22s22p63s23p63d104s24p3. 
Vậy ZA = 33 nên A là nguyên tố asen. 
Số khối của asen là : 33 + (108 – 2 33) = 75 
Kí hiệu nguyên tố A là 
Công thức oxit cao nhất của A là As2O5 
%As = 
 Câu 28 ( câu tự luận) 
Tổng số hạt (proton, nơtron và electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82, 
và 52. M và X tạo thành hợp chất MXn. Trong phân tử này có tổng số proton là 77. 
Xác định vị trí của M, X trong bảng tuần hoàn. 
*Trong nguyên tử X có tổng số hạt : 2ZX + NX = 52 (1) 
 1 1,5 (2) 
Từ (1) và (2) suy ra : 14,8 ≤ ZX ≤ 17,3. 
Vậy ZX có các giá trị 15, 16, 17. 
Tương tự trong nguyên tử M ta tìm được 23,4 ≤ ZM ≤ 27,3 
ZM có các giá trị 24, 25, 26 và 27. 
Trong phân tử MXn có tổng số proton là 77 nên ZM + nZX =77 
Lập bảng biện luận với các giá trị đã tìm được của ZM và ZX với các gí trị n = 1, 2, 3,. 
Ta tìm được n=3; ZM = 26 và ZX = 17. 
Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p5 
Cấu hình electron của M : 1s22s22p63s23p63d64s2 
Vậy X ở chu kì 3 ô số 17, nhóm VIIA. M ở chu kì 4 ô số 26 nhóm VIIIB. Công thức hợp chất 
FeCl3. 
 Câu 29 ( câu tự luận) 
Một hợp chất ion có cấu tạo từ M2+ và X- . Phân tử MX2 có tổng số hạt là 186, trong đó số hạt 
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Số khối của ion M2+ nhiều hơn số khối của X- 
là 21. Tổng số hạt trong ion M2+ nhiều hơn trong ion X- là 27. 
a) Viết cấu hình electron của các ion M2+, X-. 
b) Xác định vị trí của M, X trong bảng tuần hoàn. 
*Gọi các hạt trong M là Z, N, E và các hạt trong X là Z’ , N’ , E’ 
 16 
Vì Z = E và Z’ = E’ theo đề bài ta có 4 phương trình : 
Giải hệ trên ta được Z = 26 và Z’ = 17. Vậy M là Fe và X là Cl. 
Cấu hình electron của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 
Cấu hình electron của Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6 
Cấu hình electron của Cl: 1s22s22p63s23p5 
Cấu hình electron của Cl-: 1s22s22p63s23p6. 
Vị trí của Fe: số thứ tự 26, chu kì 4, nhóm VIIIB 
Vị trí của Cl: số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA. 
 Câu 30 ( câu tự luận) 
a) Nếu nói rằng: “Số khối bằng khối lượng nguyên tử, điện tích hạt nhân bằng số proton” có đúng 
không? Tại sao? 
b) Trong bảng tuần hoàn có 1 ô ghi 
Hãy cho biết ý nghĩa của chữ và các số có trong ô. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. 
Hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: 
c) Cho 0,2 mol XO (ở câu trên) tan trong H2SO4 20% đun nóng, sau đó làm nguội dung dịch đến 
10oC. Tính khối lượng tinh thể XSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch, biết rằng độ tan của XSO4 
ở 10oC là 17,4g/100g H2O. 
*a) Nếu nói “Số khối bằng khối lượng nguyên tử” là không đúng vì khối lượng nguyên tử là đại 
lượng vật lý không thể bằng một số, số khối không có đơn vị. 
Tương tự : “điện tích hạt nhân bằng số proton” là không đúng. Số proton không có đơn vị , điện tích 
hạt nhân là một đại lượng vật lý nên nó có đơn vị. 
b) X là ký hiệu nguyên tố 
- 3d104s1: có 10e ở obitan ad và 1e ở obitan 4s. 
- 29: số thứ tự nguyên tố 
- 63,546 nguyên tử khối trung bình của x. 
 17 
X là Cu ở chu kì 4, nhóm IB và ở ô thứ 29. 
Các phản ứng: 
(1) Cu2O + 2CuO 
(2) 2CuO Cu2O + 
(2) CuO + H2 Cu + H2O ( có thể thay H2 bằng CO, Al, NH3) 
(3) Cu + 6HCl + HNO3  3CuCl2 + 2NO + 4H2O 
c) MCuO = 79,546; = 159,546; = 249,546 
 CuO + H2SO4  CuSO4 + H2O 
0,2mol 0,2mol 0,2mol 
Số gam CuSO4 = 159,546 0,2 = 31,9092g 
Số gam dung dịch: 
mdd = + mCuO = 
CuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2O 
x1 mol x1 mol 
Khối lượng của CuSO4 còn lại: 31,9092 – 159,564x1 
Khối lượng dung dịch còn lại : 113,9092 – 249,546x1 
Ta có : 
Vậy x1 = 0,1226 mol 
Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O: 249,546 0,1226 = 30,549g. 
 Câu 31 ( câu tự luận) 
Cho 2 nguyên tố A và B cùng nằm trong một nhóm chính của hai chu kì liên tiếp; tổng điện tích hạt 
nhân của A và B bằng 24. 
Hai nguyên tố C và D đứng kế tiếp nhau trong một chu kì; tổng số khối electron của C bằng số 
nơtron của nó. 
a) Xác định các nguyên tố trên và viết cấu hình electron của chúng. 
b) Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng của tính khử. 
c) Hãy viết công thức các hợp chất giữa chúng, nếu có. 
*a) Xác định các nguyên tố và viết cấu hình electron của chúng: 
- Xác định A, B: pB - pA = 8 và pB + pA = 24 
Vậy pA =8, A là oxi và pB = 16, B là lưu huỳnh 
Nếu pB - pA = 18 và pB + pA = 24 
 18 
Vậy pA =3, A là Liti và pB = 21, B là Sc, không thỏa 
- Xác định C, D: pC + pD + nC + nD = 51; pD – pC = 1; 
 nD – nC = 2; eC = nC = pC 
Vậy pC = 12 và nD = 12, C là magiê 
 pD = 13 và nD = 14. D là nhôm 
- Cấu hình electron 
 O: 1s22s22p4 
 S: 1s22s22p63s23p4 
 Mg: 1s22s22p63s2 
 Al: 1s22s22p63s23p1 
b) Xếp các nguyên tố theo chiều tăng của tín

File đính kèm:

  • pdfCHUONG_2BANG_TUAN_HOAN_TL_20150726_095627.pdf