Bài tập trắc nghiệm ôn luyện kiến thức môn Vật lý Lớp 7

Câu 8. M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm điện tích (+) hay nhiễm điện tích (-). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trong trạng thái nào dưới đây?

A. Nhiễm điện tích (+)

B. Nhiễm điện tích (-)

C. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-)

D. Không nhiễm điện

Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau

B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị với hai cực của nguồn điện

C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện có dây nối

D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn luyện kiến thức môn Vật lý Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LÝ 7
Câu 1:Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra
B. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra
C. Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra
D. Khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên khó hút và kéo làm cho sợ tóc thẳng ra
Câu 2. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
A. Trời nắng
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí
C. Gió mạnh
D. Không mưa, không nắng
Câu 3. Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?
A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm
B. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau
C. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau
D. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau
Câu 4. Chọn câu đúng:
A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau
B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau
C. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B hút nhau
D. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau
Câu 5. Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào sau đây mang điện tích?
A. Một ống bằng nhôm      B. Một ống bằng gỗ
C. Một ống bằng giấy      D. Một ống bằng nhựa
Câu 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy      B. Acquy
C. Bếp lửa      D. Đèn pin
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng
Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:
A. Đồng, nhôm, sắt
B. Chì, vônfram, kẽm
C. Thiếc, vàng, nhôm
D. Đồng, vônfram, thép
Câu 8. M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm điện tích (+) hay nhiễm điện tích (-). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trong trạng thái nào dưới đây?
A. Nhiễm điện tích (+)
B. Nhiễm điện tích (-)
C. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-)
D. Không nhiễm điện
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau
B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị với hai cực của nguồn điện
C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện có dây nối
D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh các electron mang điện tích âm
B. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
C. Trong kim loại không có êlectron tự do
D. Trong kim loại có êlectron tự do
Câu 11: Trong các thí nghiệm về sự nhiếm điện do cọ xát, vai trò (tác đụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:
A. Xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không
B. Xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không
C. Những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiếm điện hay không
D. Tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng
Câu 12.Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi
B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi
C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi
D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt
Câu 13. Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào thủy tinh thì chúng hút nhau vì:
A. Chúng đều nhiễm điện
B. Chúng nhiễm điện khác loại
C. Mảnh lụa nhiễm điện dương, len nhiễm điện âm
D. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm
Câu 14. Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân
B. Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích âm và dương quay xung quanh hạt nhân
C. Hạt nhân mang diện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân
D. Hạt nhân mang diện tích dương, các electron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân
Câu 15. Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện?
A. Đưa thước nhựa chạm vào cực dương của nguồn điện
B. Hơ nóng thước nhựa
C. Cọ xát thước nhựa vào vải khô
D. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng
Câu 16. Khi xem xét một nguồn điện như pin hay acquy, điều mà ta cần quan tâm nhất là:
A. Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp không
B. Giá tiền là bao nhiêu
C. Mới hay cũ
D. Khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu
Câu 17. Trong nguyên tử hạ có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:
A. Hạt nhân      B. Hạt nhân và êlectron
C. Êlectron      D. Không có loại hạt nào
Câu 18. Vật nào dưới đây là vật cách điện?
A. Một đoạn dây thép
B. Một đoạn dây nhôm
C. Một đoạn dây nhựa
D. Một đoạn ruột bút chì
Câu 19. Chọn câu trả lời đúng
Trong kim loại, êlectron tự do là các êlectron
A. Quay xung quanh hạt nhân
B. Chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác
C. Thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại
D. Chuyển động có hướng
Câu 20. Những chất nào sau đây là chất dẫn điện
A. Không khí ở điều kiện bình thường
B. Dây đồng
C. Nước cất
D. Cao su xốp
VẬT LÝ 6
Câu 1: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì:
A. Khối lượng của vật giảm đi.
B. Thể tích của vật giảm đi.
C. Trọng lượng của vật giảm đi.
D. Trọng lượng của vật tăng lên.
Câu 2: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng nút.      B. Làm nóng cổ lọ.
C. Làm lạnh cổ lọ.      D. Làm lạnh đáy lọ.
Câu 3:các trụ bê tông cốt thép không bị nút khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt going nhau.
C. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
D. Lõi thép là vật dàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Câu 4: Trong các cách sắp xếp chất rắn nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng?
A. Nhôm, đồng, sắt.      B. Sắt, đồng, nhôm.
C. Sắt, nhôm, đồng.      D. Đồng, nhôm, sắt.
Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra về nhiệt của chất lỏng?
A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.
B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệtdộ giảm.
C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.
Câu 6: Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 0oC đến 40C thì:
A. Nước co lại, thể tích nước giảm đi.
B. Nước co lại, thể tích nước tăng lên.
C. Thể tích nước không thay đổi.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 7: Biết khi nhiệt độ tăng lên từ 200C đến 500C thì một lít nước nở thêm 10,2 cm3. Vậy 2000cm3 nước ban đầu ở 200C khi được đun nóng đến 500C thì sẽ có thể tích là?
A. 20,4cm3      B. 2010,2cm3.
C. 2020,4cm3.      D. 20400cm3.
Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?
A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.
B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.
C. Không khí và oxi nở vì nhiệt như nhau.
. Cẩ ba kết luận trên đều sai.
Câu 9: Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì:
A. Lốp xe dễ bị nổ.
B. Lốp xe bị xuống hơi.
C. Không có hiện tượng gì xảy ra với lốp xe.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 10: Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên vì:
A. Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.
B. Không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng lên.
C. Không khí bên trong quả bóng co lại.
D. Nước bên ngoài ngám vào bên trong quả bóng.
Câu 11:. Khi đun nóng một hòn I sắt thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Khối lượng của hòn bi tăng.
B. Khối lượng của hòn bi giảm.
C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.
D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
Câu 12: Người ta dùng cách nào dưới đây để mở nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt?
A. Hơ nóng nút.
B. Hơ nóng thân lọ.
C. Hơ nóng cổ lọ.
D. Hơ nóng đáy lọ.
Câu 13: Chọn phương án đúng.
Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó lên thì?
A. Chiều dài, chiều rọng và chiều cao tăng.
B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
C. Chỉ có chiều cao tăng.
D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao đều không thay đổi.
Câu 14: Các nha sĩ khuyên không nên ăn đồ ăn quá nóng vì sao?
A. Vì rang dễ bị sâu.
B. Vì rang dễ bị rụng.
C. Vì răng dễ bị vỡ.
D. Vì men răng dễ bị rạn nứt.
Câu 15: Cho ba thanh kim loại cùng chiều dài, được làm từ nhôm, đồng, sắt. Ban đầu ba thanh ở nhiệt độ phòng, sau đó tăng nhiệt độ của mỗi thanh lên 50oC. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiều dài ccuar ba thanh khi đã tăng nhiệt độ:
A. Thanh đồng dài nhất.
B. Thanh nhôm dài nhất.
C. Thanh sắt dài nhất.
D. Cả ba thanh có cùng chiều dài.
Câu 16: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng cuẩ một lượng nước ở 4oC?
A. Khối lượng riêng nhoe nhất.
B. Khối lượng riêng lớn nhất.
C. Khối lượng lớn nhất.
D. Khối lượng nhỏ nhất.
Câu 17: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nươc trong hồ ở các xứ lạnh.
Về mùa đông ở các xứ lạnh:
A. Nước dưới đáy hồ đóng băng trước.
B. Nước ở giữa hồ đóng băng trước.
C. Nước ở mặt hồ đóng băng trước.
D. Nước trong hồ đóng băng cùn một lúc.
Câu 18: Hiện tượng gì xảy ra với giọt nước trên ống thủy tinh khi ta dung khan lạnh áp vào bình thủy tinh?
A. Giọt nước chuyển động đi lên.
B. Giọt nước chuyển động đi xuống.
C. Giọt nước đứng yên.
D. Giọt nước chuyển đông đi lên rồi sau đó lại đi xuống.
Câu 19: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nỏ vì nhiệt của chất khí và chất rắn?
A. Chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất rắn.
B. Chất khí nở vì nhệt nhiều hơn chất rắn.
C. Chất khí và chất rắn nở vì nhiệt giống nhau.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 20:Chọn câu đúng.
A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng khối khi giảm.
B. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khooia khí tăng.
C. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng khối khí không đổi.
D. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riền khối khi giảm.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_on_luyen_kien_thuc_mon_vat_ly_lop_7.docx