Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 7 - Bài 17 đến 18
13. Chọn câu giải thích đúng. Trong công nghệ sơn tĩnh điện, người ta làm cho sơn bị nhiễm điện và vật cần sơn nhiễm điện khác loại. Vì sao họ làm như vậy?
A. Do nhiễm điện khác loại nên các hạt sơn sẽ hút chặt vào vật cần sơn, làm cho lớp sơn có độ bền
B. Các hạt sơn do nhiễm điện khác loại nên sẽ đẩy nhau, vì vậy lớp sơn sẽ được mỏng, tiết kiệm sơn và sơn được đều hơn
C. Cả hai lí do trên
D. Một lí do khác
14. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Điện tích dương được kí hiệu bằng ., điện tích âm kí hiệu bằng
A. Dấu cộng, dấu trừ
B. Dấu trừ, dấu cộng
C. Dấu gạch chéo, dấu trừ
D. Dấu cộng, dấu chấm
15. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Một nguyên tử khi nhận thêm electron thì gọi là .
A. Nguyên tử trung hòa
B. Ion dương
C. Ion âm
D. Cả ba câu đều sai
16. Chọn câu trả lời đúng. Trong nguyên tử:
A. Các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
B. Các electron mang điện dương chuyển động quanh hạt nhân
C. Các electron mang điện âm đứng yên xung quanh hạt nhân
D. Các electron mang điện dương đứng yên xung quanh hạt nhân
BÀI TẬP TRẮC NHIỆM ( BÀI 17- 18) 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi bị cọ xát. các vật khác A. Có khả năng đẩy B. Có khả năng hút C. Vừa đẩy vừa hút D. Không đẩy và không hút 2. Chọn câu sai A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau 3. Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện: A. Có khả năng đẩy các vật khác B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện C. Còn được gọi là vật mang điện tích D. Không có khả năng đẩy các vật khác 4. Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy: A. Mà không cần cọ xát B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông 5. Chọn câu trả lời đúng. Thanh thủy ttinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng: A. Hút được mảnh vải khô B. Hút được mảnh nilông C. Hút được mảnh len D. Hút được thanh thước nhựa 6. Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích: A. Thanh sắt B. Thanh thép C. Thanh nhựa D. Thanh gỗ 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng bóng đèn bút thử điện A. Làm đứt B. Làm sáng C. Làm tắt D. Cả A, B, C đều sai 8. Chọn câu trả lời đúng. Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do: A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện D. Cả ba câu trên dều sai 9. Chọn câu trả lời đúng. Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc A. Cây thước hút sợi tóc B. Cây thước đẩy sợi tóc C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa 10. Chọn câu trả lời đúng. Khi thời tiết hanh khô, trải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do: A. Lược nhựa bị nhiễm điện B. Tóc bị nhiễm điện C. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện D. Không câu nào đúng 11. Chọn câu trả lời đúng. Một quả cầu A có điện tích dương, quả cầu B trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì A. Chúng đẩy nhau B. Chúng hút nhau C. Không hút cũng không đẩy nhau D. Vừa hút vừa đẩy nhau 12. Chọn câu trả lời đúng. Khi nối một quả cầu A có điện tích dương với một quả cầu B rung hòa điện thì A. Electron dịch chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A B. Electron dịch chuyển từ quả cầu A sang quả cầu B C. Electron không dịch chuyển D. Cả ba câu đều sai 13. Chọn câu giải thích đúng. Trong công nghệ sơn tĩnh điện, người ta làm cho sơn bị nhiễm điện và vật cần sơn nhiễm điện khác loại. Vì sao họ làm như vậy? A. Do nhiễm điện khác loại nên các hạt sơn sẽ hút chặt vào vật cần sơn, làm cho lớp sơn có độ bền B. Các hạt sơn do nhiễm điện khác loại nên sẽ đẩy nhau, vì vậy lớp sơn sẽ được mỏng, tiết kiệm sơn và sơn được đều hơn C. Cả hai lí do trên D. Một lí do khác 14. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Điện tích dương được kí hiệu bằng., điện tích âm kí hiệu bằng A. Dấu cộng, dấu trừ B. Dấu trừ, dấu cộng C. Dấu gạch chéo, dấu trừ D. Dấu cộng, dấu chấm 15. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Một nguyên tử khi nhận thêm electron thì gọi là. A. Nguyên tử trung hòa B. Ion dương C. Ion âm D. Cả ba câu đều sai 16. Chọn câu trả lời đúng. Trong nguyên tử: A. Các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân B. Các electron mang điện dương chuyển động quanh hạt nhân C. Các electron mang điện âm đứng yên xung quanh hạt nhân D. Các electron mang điện dương đứng yên xung quanh hạt nhân 17. Chọn câu sai A. Khi cọ xát hai vật với nhau hì cả hai vật đều bị nhiễm điện B. Sau khi cọ xát với nhau thì hai vật mang điện tích trái dấu nhau C. Khi cọ xát hhai vật với nhau thì có sự dịch chuyển của các electron từ vật này sang vật kia D. Khi cọ xát hai vật với nhau, có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương từ vật này sang vật kia 18. Chọn câu sai A. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác B. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron C. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện D. Một vật trung hòa điện nếu nhận thêm một electron sẽ sinh ra một proton trong hạt nhân để trung hòa về điện BÀI TẬP TỰ LUẬN BÀI 1:Giải thích hiện tượng đã nêu ở phần mở đầu của bài 17 trong sác giáo khoa: “Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những nị hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ, hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng ta còn thấy các chớp sáng li ti”. BÀI 2 :Một thanh thủy tinh không bị nhiễm điện, được treo lên giá một sợi dây mềm như ở hình 17.2. Cọ xát một đầu thước nhựa rồi đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thủy tinh nói trên. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra và vì sao? BÀI 3 :Trong mỗi hình 18.2a, b, c, d các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng (hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai. BÀI 4 :Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm. a) Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại? b) Vì sao có những lần sau khi chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên? Trong một lần thí nghiệm, Hải đưa một chiếc lược nhựa lại gần một mảnh nilông thì thấy lược nhựa hút mảnh nilông. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilông bị nhiễm điện khác loại (mang điện tích trái dấu nhau). Nhưng Sơn lại cho răng chỉ cần một trong hai vật nàvi bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải, ai đúng? Ai sai? Làm cách nào để kiểm tra điều này. BÀI 5 :Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao? BÀI 6 :Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương được không? Giải thích. BÀI 7 :Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện không và nhiễm điện dương hay âm? BÀI 8 :Trong các thí nghiệm ở hình 18.3, các quả cầu bấc được treo bằng chỉ mềm. Hãy ghi dấu diện tích của các quả cầu trong mỗi trường hợp.
File đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_mon_vat_ly_lop_7_bai_17_den_18.doc