Bài tập ôn tập trong đợt nghỉ dịch môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2
Bài 3: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp:
a. (chuyện, truyện): đọc .; kể .; câu .; quyển .
b. (chân, trân): .thành; . trọng ; . châu; . thật.
c. (tim, tiêm): con .; . thuốc; trái .; kim .
d. (xa, sa): . mạc; .lạ; .xôi; . lầy.
Bài 4: a) Gạch dưới chữ viết sai chính tả (s/x) rồi chép lại cho đúng chính tả:
+) Bé xay xưa đứng ngắm hoa xúng nở sen lẫn với hoa xen trong hồ.
+) Con chim xẻ đậu trên mái nhà bỗng xà suống xát đất rồi bay vụt qua cửa xổ.
+) Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.
b) Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (d/r/gi) rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:
BÀI ÔN TẬP TRONG ĐỢT NGHỈ DỊCH COVID - 19 TOÁN 2 (PH nhắc con học thuộc lòng các bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân đã học) Bài 1: Đặt tính rồi tính: 100 – 36 39 + 29 48 + 16 76 – 25 68 + 14 93 - 38 48 + 19 100 - 2 81 – 46 36 + 64 55 – 26 72 + 28 Bài 2: Tính: 28 + 9 – 19 = 63 + 37 – 45 = 54 – 29 + 16 = 100 – 44 + 28 = 50 + 26 – 18 = 99 + 1 – 31 = Bài 3: Tìm x: 45 + x = 90 x – 5 = 37 x + 27 = 100 x + 75 = 100 – 25 61 – x = 35 + 17 x – 23 = 27 + 41 Bài 4: Một vườn cây có 51 cây dừa, số cây cam ít hơn số cây dừa là 20 cây. Hỏi trong vườn cây đó có bao nhiêu cây cam? Bài 5: Bạn Bình sưu tập được 42 con tem, bạn Bình sưu tập được ít hơn bạn Đức 8 con tem. Hỏi bạn Đức sưu tập được bao nhiêu con tem? Bài 6: Năm nay, tổng số tuổi của ông và cháu là 70 tuổi, biết tuổi của cháu là số chẵn lớn nhất có 1 chữ số. Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi? Bài 7: Viết tích thành tổng rồi tính theo mẫu: Mẫu: 13 x 5 = 13 + 13 + 13 + 13 + 13 = 65 12 x 4 =................................................................................................ 24 x 4 = ............................................................................................... 14 x 6 = ................................................................................................. 15 x 5 =.................................................................................................. 27 x 3 = ................................................................................................. 16 x 6 = ................................................................................................. Bài 8: Tính nhẩm: 3 x 8 = 5 x 7 = 2 x 1 = 4 x 4 = . 2 x 9 = . 5 x 3 = . 3 x 5 = . 2 x 3 = . 4 x 8 = . 5 x 6 = 3 x 10 = 4 x 6 = Bài 9: Viết số thích hợp vào ô trống: Thừa số 2 3 4 5 2 3 4 Thừa số 6 7 8 9 5 4 5 Tích Bài 10: Tính: 4 x 5 + 16 = 3 x 1 + 97 = 15 + 4 × 9 = 72 – 2 × 7 = 5 × 8 – 15 = 30 + 2 × 10 = 100 – 3 × 9 = 5 × 6 – 9 = 2 × 7 + 46 = Bài 11: Điền dấu >,<,= thích hợp vào chỗ trống: 3 × 6 2 × 9 ; 5 × 5 3 × 8 3 × 3 2 × 5 ; 2 × 10 4 × 5 5 x 9 – 5 . 5 x 6 ; 5 x 6 - 5 5 + 5 × 4 Bài 12: Tìm y: y + 18 = 5 x 6 y + 27 = 5 x 9 8 + y = 2 x 6 y - 24 = 3 x 9 13 - y = 2 x 3 34 - y = 4 x 7 Bài 13: Mỗi hộp bánh có 4 chiếc bánh. Hỏi 8 hộp bánh như thế có bao nhiêu chiếc bánh? Bài 14: Giải bài toán theo tóm tắt sau: 1 hàng: 5 bạn 10 hàng: .bạn? Bài 15. Một cửa hàng có 6 can nước mắm, mỗi can đựng 5 lít nước mắm. Cửa hàng đã bán 15 lít nước mắm. Hỏi: a, Lúc đầu cửa hàng có tất cả bao nhiêu lít nước mắm? b, Sau khi bán cửa hàng còn lại bao nhiêu lít nước mắm? Bài 16: Sơn đi học bán trú. Mỗi ngày Sơn ở trường từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Hỏi mỗi ngày Sơn học ở trường mấy giờ? Bài 17: Tính nhanh: a) 17 + 25 + 13 + 45 b) 24 + 18 + 26 + 22 TIẾNG VIỆT Bài 1: Đọc lại các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 20 và trả lời các câu hỏi cuối bài. Bài 2: Nghe – viết đoạn văn sau vào vở: (PH đọc cho con viết bài) Người thầy năm xưa Ngày đầu vào lớp học mới, tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, không quen bạn. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường. Được thầy dạy dỗ, tôi càng thấy yêu quý thầy hơn. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường sá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước, thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ. Bài 3: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp: a. (chuyện, truyện): đọc ...............; kể ...............; câu ...............; quyển ................... b. (chân, trân): ................thành; ................ trọng ; ................. châu; ................. thật. c. (tim, tiêm): con ................; .................. thuốc; trái ...................; kim ................... d. (xa, sa): .................. mạc; .......................lạ; ...................xôi; ..................... lầy. Bài 4: a) Gạch dưới chữ viết sai chính tả (s/x) rồi chép lại cho đúng chính tả: +) Bé xay xưa đứng ngắm hoa xúng nở sen lẫn với hoa xen trong hồ. +) Con chim xẻ đậu trên mái nhà bỗng xà suống xát đất rồi bay vụt qua cửa xổ. +) Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội. b) Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (d/r/gi) rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả: Em yêu giòng kênh nhỏ Chảy dữa hai dặng cây Bên dì dào sóng lúa Gương nước in mây trời. Bài 5: Em hãy tìm 6 từ chỉ hoạt động của em khi em giúp mẹ việc nhà. Bài 6: Đặt 4 câu theo mẫu: “Ai/ thế nào?” để tả về đặc điểm và tính tình của những người trong gia đình em? Ví dụ: Mẹ em rất hiền lành và tốt bụng. Bài 7: Viết lại các từ dưới đây vào 3 nhóm: từ chỉ sự vật từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm: đi, béo, cô giáo, chạy, con mèo, chăm chỉ, vuông, nhảy, cây táo, lăn, xanh lá, bò, ngoan, đồng hồ, hiền, tròn, thước kẻ, siêng năng, con voi, cần cù, bác sĩ, đen, máy bay, ăn, uống, trèo, tòa nhà, làng xóm, đọc, viết, khiêm tốn, tàu thủy, gầy. Từ chỉ sự vật: Từ chỉ hoạt động: Từ chỉ tính chất: Bài 8: Có thế đặt dấu chấm/ dấu phẩy vào những chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau: Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau Cò thì ngoan ngoãn chăm chỉ học tập được thầy yêu, bạn mến Còn Vạc thì lười biếng suốt ngày nằm rúc đầu trong cánh mà ngủ Cò bảo mãi Vạc chẳng nghe Bài 9: Tìm và gạch dưới các cặp từ trái nghĩa trong các câu sau: Chân cứng, đá mềm. Thức khuya, dậy sớm. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Việc nhỏ, nghĩa lớn. Bài 10: Viết đoạn văn ngắn (5 - 6 câu) kể việc em đã làm ở nhà khi nghỉ dài ngày. ĐÁP ÁN MÔN TOÁN Bài 1: Đặt tính rồi tính: 100 – 36 39 + 29 48 + 16 76 – 25 68 + 14 93 - 38 100 39 48 76 68 93 + + - + - 36 29 16 25 14 38 64 68 64 51 82 55 48 + 19 100 - 2 81 – 46 36 + 64 55 – 26 72 + 28 48 100 9 36 55 72 + - + + - + 19 2 46 64 26 28 67 88 55 100 29 100 Bài 2: Tính: 28 + 9 – 19 = 37 - 19 63 + 37 – 45 = 100 - 45 54 – 29 + 16 = 25 + 16 = 18 = 55 = 41 100 – 44 + 28 = 56 + 28 50 + 26 – 18 = 76 - 18 99 + 1 – 31 = 100 – 31 = 84 = 58 = 69 Bài 3: Tìm x: 45 + x = 90 x – 5 = 37 x + 27 = 100 x = 90 – 45 x = 37 + 5 x = 100 – 27 x = 45 x = 42 x = 73 x + 75 = 100 – 25 61 – x = 35 + 17 x – 23 = 27 + 41 x + 75 = 75 61 – x = 52 x – 23 = 68 x = 75 – 75 x = 61 – 52 x = 68 + 23 x = 0 x = 9 x = 91 Bài 4: Một vườn cây có 51 cây dừa, số cây cam ít hơn số cây dừa là 23 cây. Hỏi trong vườn cây đó có bao nhiêu cây cam? Bài giải Trong vườn cây đó có số cây cam là: 51 – 23 = 28 (cây) Đáp số: 28 cây cam Bài 5: Bạn Bình sưu tập được 42 con tem, bạn Bình sưu tập được ít hơn bạn Đức 8 con tem. Hỏi bạn Đức sưu tập được bao nhiêu con tem? Bài giải Bạn Đức sưu tầm được số con tem là: 42 + 8 = 50 (con tem) Đáp số: 50 con tem Bài 6: Năm nay, tổng số tuổi của ông và cháu là 70 tuổi, biết tuổi của cháu là số chẵn lớn nhất có một chữ số. Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi? Bài giải Số chẵn lớn nhất có một chữ số là: 8 Vậy năm nay cháu 8 tuổi Năm nay ông có số tuổi là: 70 - 8 = 62 (tuổi) Đáp số: 62 tuổi Bài 7: Viết tích thành tổng rồi tính theo mẫu: Mẫu: 13 x 5 = 13 + 13 + 13 + 13 + 13 = 65 12 x 4 = 12 + 12 + 12 + 12 = 48 24 x 4 = 2 4 + 2 4 + 2 4 + 2 4 = 9 6 14 x 6 = 14 + 14 + 14 + 14 + 14 + 14 = 84 15 x 5 = 15 + 15 + 15 + 15 + 15 = 75 27 x 3 = 27 + 27 + 27 = 81 16 x 6 = 1 6 + 1 6 + 1 6 + 1 6 + 1 6 + 1 6 = 9 6 Bài 8: Tính nhẩm: 3 x 8 = 24 5 x 7 = 35 2 x 1 = 2 4 x 4 = 16 2 x 9 = 18 5 x 3 = 15 3 x 5 = 15 2 x 3 = 6 4 x 8 = 32 5 x 6 = 30 3 x 10 = 30 4 x 6 = 24 Bài 9: Viết số thích hợp vào ô trống Thừa số 2 3 4 5 2 3 4 Thừa số 6 7 8 9 5 4 3 Tích 12 21 32 45 10 12 2 Bài 10: Tính 4 × 5 + 16 = 20 + 16 3 × 1 + 97 = 3 + 97 15 + 4 × 9 = 15 + 36 = 36 = 100 = 51 72 – 2 × 7 = 72 - 14 5 × 8 – 15 = 40 - 15 30 + 2 × 10 = 30 + 20 = 58 = 25 = 50 100 – 3 × 9 = 100 - 27 5 × 6 – 9 = 30 – 9 2 × 7 + 46 = 14 + 46 = 73 = 21 = 60 Bài 11: Điền dấu >,<,= thích hợp vào chỗ trống 3 × 6 = 18 2 × 9 18 ; 5 × 5 > 3 × 8 25 24 3 × 3 < 9 5 × 2 10 ; 2 × 10 = 4 × 5 20 20 5 × 9 – 5 > 40 5 × 6 30 ; 5 × 6 - 5 = 5 + 5 × 4 25 25 Bài 12: Tìm y: y + 28 = 5 x 6 y + 28 = 30 y = 30 - 28 y = 2 y + 27 = 5 x 9 y + 27 = 45 y = 45 - 27 y = 18 8 + y = 2 x 6 8 + y = 12 y = 12 + 8 y = 20 y - 24 = 3 x 9 y – 24 = 27 y = 27 + 24 y = 51 13 - y = 2 x 3 13 – y = 6 y = 13 – 6 y = 7 34 - y = 4 x 7 34 – y = 28 y = 34 – 28 y = 6 Bài 13: Mỗi hộp bánh có 4 chiếc bánh. Hỏi 8 hộp bánh như thế có bao nhiêu chiếc bánh? Bài giải Tám hộp bánh như thế có số chiếc bánh là: 4 x 8 = 32 (chiếc) Đáp số: 32 chiếc bánh Bài 14: Giải bài toán theo tóm tắt sau: 1 hàng: 5 bạn 10 hàng: .bạn? Bài giải Mười hàng có số bạn là: 5 x 10 = 50 (bạn) Đáp số: 50 bạn Bài 15. Một cửa hàng có 6 can nước mắm, mỗi can đựng 5 lít nước mắm. Cửa hàng đã bán 15 lít nước mắm. Hỏi: a, Lúc đầu cửa hàng có tất cả bao nhiêu lít nước mắm? b, Sau khi bán cửa hàng còn lại bao nhiêu lít nước mắm? Bài giải Lúc đầu cửa hàng có tất cả số lít nước mắm là: 5 x 6 = 30 (l) b) Sau khi bán cửa hàng còn lại số lít nước mắm là: 30 – 15 = 15 (l) Đáp số: a) 30 l nước mắm b) 15 lít nước mắm Bài 16: Sơn đi học bán trú. Mỗi ngày Sơn ở trường từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Hỏi mỗi ngày Sơn học ở trường mấy giờ? Bài giải Đổi 4 giờ chiều = 16 giờ Mỗi ngày Sơn học ở trường số giờ là: 16 - 8 = 8 (giờ) Đáp số: 8 giờ Bài 17: Tính nhanh: a) 17 + 25 + 13 + 45 = (17 + 13) + ( 25 + 45) = 30 + 70 = 100 b) 24 + 18 + 26 + 22 = (24 + 26) + (18 + 22) = 50 + 40 = 90 TIẾNG VIỆT Bài 3: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp: a. (chuyện, truyện): đọc truyện; kể chuyện; câu chuyện; quyển truyện. b. (chân, trân): chân thành; trân trọng ; trân châu; chân thật. c. (tim, tiêm): con tim; tiêm thuốc; trái tim; kim tiêm. d. (xa, sa): sa mạc; xa lạ; xa xôi; sa lầy. Bài 4: a) Gạch dưới chữ viết sai chính tả (s/x) rồi chép lại cho đúng chính tả: +) Bé say sưa đứng ngắm hoa súng nở xen lẫn với hoa sen trong hồ. +) Con chim sẻ đậu trên mái nhà bỗng sà xuống sát đất rồi bay vụt qua cửa sổ. +) Từ sáng sớm, các em nhỏ đã xúng xính trong bộ quần áo mới đi xem hội. b) Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (d/r/gi) rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả: Em yêu dòng kênh nhỏ Chảy giữa hai rặng cây Bên rì rào sóng lúa Gương nước in trời mây. Bài 5: Em hãy tìm 6 từ chỉ hoạt động của em khi em giúp mẹ việc nhà: quét nhà, trông em, rửa bát, phơi quần áo, nhặt rau, nấu cơm, Bài 6: Đặt 4 câu theo mẫu: “Ai/ thế nào?” để tả về đặc điểm và tính tình của những người trong gia đình em? Ví dụ: Mẹ em rất hiền lành và tốt bụng. Bố em rất vui tính. Chị em rất chăm chỉ. Bà em hiền lành, nhân hậu. Bài 7: Viết lại các từ dưới đây vào 3 nhóm: từ chỉ sự vật từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm: đi, béo, cô giáo, chạy, con mèo, chăm chỉ, vuông, nhảy, cây táo, lăn, xanh lá, bò, ngoan, đồng hồ, hiền, tròn, thước kẻ, siêng năng, con voi, cần cù, bác sĩ, đen, máy bay, ăn, uống, trèo, tòa nhà, làng xóm, đọc, viết, khiêm tốn, tàu thủy, gầy. Từ chỉ sự vật: cô giáo, con mèo, cây táo, đồng hồ, thước kẻ, con voi, bác sĩ, máy bay, tòa nhà, làng xóm, tàu thủy Từ chỉ hoạt động: đi, chạy, nhảy, lăn, bò, ăn, uống, trèo, đọc, viết Từ chỉ tính chất: béo, chăm chỉ, vuông, xanh lá, ngoan, hiền, tròn, siêng năng, cần cù, đen, khiêm tốn, gầy Bài 8: Có thế đặt dấu chấm/ dấu phẩy vào những chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau: Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò bảo mãi Vạc chẳng nghe. Bài 9: Tìm và gạch dưới các cặp từ trái nghĩa trong các câu sau: a) Chân cứng, đá mềm. Thức khuya, dậy sớm. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Việc nhỏ, nghĩa lớn. Bài 10: Viết đoạn văn ngắn (5 - 6 câu) kể việc em đã làm ở nhà khi nghỉ dài ngày.
File đính kèm:
- bai_tap_on_tap_trong_dot_nghi_dich_mon_toan_tieng_viet_lop_2.docx