Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 8 - Chuyền đề: Lực cơ - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Hải

CHỦ ĐỀ 2: SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH CỦA VẬT

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của 2 lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều nhau và cường độ bằng nhau.

- Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

- Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì có quán tính. Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.

2. Mở rộng, nâng cao kiến thức liên quan phù hợp:

* Điêu kiện cân bằng của chất điểm :

* Vật rắn ở trạng thái cân bằng khi :

* Cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực : Hai lực cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn

*Cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song :

 •Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

 • Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ 3

*Moment lực : M =F.d

F: độ lớn của lực tác dụng (N)

d: cánh tay đòn (m) : khoảng cách từ trục quay đến giá của lực

* Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định (Quy tắc moment):

 : Tổng moment lực làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ

 : Tổng moment lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ

 

doc47 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 8 - Chuyền đề: Lực cơ - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật đều có quán tính. 
- Các chú ý, lưu ý: Mức quán tính phụ thuộc khối lượng của vật. Vật có khối lượng lớn thì quán tính lớn và ngược lại.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có
A. ma sát.	B. trọng lực.	C. quán tính.	D. đàn hồi.
Lời giải:
Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. Tức là không thể thay đổi vận tốc đột ngột được Chọn C.
Nhận xét: Nhiều em không hiểu quán tính dễ sai lầm do có sức cản của ma sát nên không thay đổi vận tốc đột ngột được có thể chọn A. 
Câu 2. Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ 
A. nghiêng sang phải.	B. nghiêng sang trái.
C. ngã về phía trước.	D. ngã về phía sau.
Lời giải:
Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. Tức là không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Mà xe đang chuyển động mà đột ngột dừng lại thì hành khach không thay đổi vận tốc kịp nên ngã nhào về phía trước Chọn C.
Nhận xét: Nhiều em không hiểu quán tính dễ sai lầm do xe dừng lại nên người cũng dừng lại theo xe nên có thể chọn D.
Câu 3. Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Xe đột ngột tăng vận tốc.	B. Xe đột ngột giảm vận tốc.
C. Xe đột ngột rẽ sang phải.	D. Xe đột ngột rẽ sang trái.
Lời giải:
Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. Tức là không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Mà hành khách thì nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe đột ngột rẽ trái. Hành khách không thay đổi vận tốc kịp nên nghiêng sang phải Chọn D.
Nhận xét: Nhiều em không hiểu quán tính dễ sai lầm do xe rẽ phải nên người cũng nghiêng theo xe nên có thể chọn C 
Câu 4. Hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị bổ nhào về phía trước. Điều này chứng tỏ
A. xe đột ngột tăng tốc.	B. xe đột ngột rẽ sang phải
C. xe đột ngột giảm vận tốc.	D. xe đột ngột rẽ sang trái.
Lời giải:
Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. Tức là không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Mà hành khách thì bỗng thấy mình bị bổ nhào về phía trước. Điều này chứng tỏ xe đột ngột giảm vận tốc nên hành khách không thay đổi vận tốc kịp nên tiếp tục chuyển động về phía trước Chọn D.
Nhận xét: Nhiều em không hiểu quán tính dễ sai lầm do xe tăng vận tốc nên ngã theo có thể chọn A.
Câu 5. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.	B. Xe máy chạy trên đường.
C. Lá rơi từ trên cao xuống.	D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Lời giải:
Chuyển động theo đà quán tính là chuyển động sau khi thôi tác dụng lực vật vẫn giữ nguyên vận tốc cũ. Tức là không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Chọn D.
Nhận xét: Nhiều em không hiểu chuyển động quán tính có thể chọn C...
Câu 6. Khi bút máy bị tắc mực, các học sinh thường cầm bút máy vẩy mạnh. Khi đó mực lại chảy ra và viết được là vì 
A. Bút chưa mở khóa.
B. Khi vẩy mạnh học sinh tác dụng lực vào ngòi bút.
C. Khi vẩy mạnh quán tính của bút giảm, quán tính của mực tăng.
D. Khi cầm bút máy vẩy mạnh, bút và mực cùng chuyển động theo tay. Khi bút dừng lại đột ngột, mực vẫn tiếp tục chuyển động theo quán tính và văng ra ngoài. 
Lời giải:
Khi cầm bút máy vẩy mạnh, bút và mực cùng chuyển động theo tay. Khi bút dừng lại đột ngột, mực vẫn tiếp tục chuyển động theo quán tính và văng ra ngoài 
. Chọn D.
Nhận xét: Nhiều em không hiểu chuyển động quán tính có thể chọn C...
Câu 7. Khi búa bị lỏng, người ta thường làm cho búa chắc lại dựa theo quán tính. Vậy người ta làm như thế nào?
A. Lấy một búa khác và gõ mạnh vào búa.
B. Lấy một hòn đá gõ nhẹ vào cán búa.
C. Gõ mạnh cán búa xuống nền đất cứng vì búa và cán cùng chuyển động, độ ngột cán búa dừng lại búa tiếp tục chuyển động và chặt vào cán búa.
D. Gõ mạnh búa xống đất cứng. 
Lời giải:
Gõ mạnh cán búa xuống nền đất cứng vì búa và cán cùng chuyển động, độ ngột cán búa dừng lại búa tiếp tục chuyển động và chặt vào cán búa. Chọn C.
Nhận xét: Nhiều em không hiểu chuyển động quán tính có thể chọn A, B, 
Câu 8. Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động rơi tự do từ trên cao xuống.
Lời giải:
Chuyển động theo quán tính là chuyển động mà các lực tác dụng cân bằng nhau Chọn C.
Nhận xét: Vật chuyển động tròn đều không phải theo quán tính.
Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng có thể chuyển động nhanh hay chậm.
Vật chuyển động rơi tự do từ trên cao xuống do tác dụng của lực hút trái đất.có thể chọn D
B
A
C
Câu 9*. Một quả cầu được treo trên sợi chỉ tơ mảnh như hình vẽ. Cầm đầu B của sợi chỉ để giật thì sợi chỉ có thể bị đứt tại điểm A hoặc điểm C. Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo.
B. Giật đầu B một cách từ từ.
C. Giật thật nhẹ đầu B.
D. Vừa giật vừa quay sợi chỉ.
Lời giải:
Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. Tức là không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Mà muốn sợi chỉ đứt tại C thì cần giật mạnh đầu B một cách khéo léo, Khi đó chỉ điểm C đột ngột thay đổi vận tốc còn vòng tròn và đầu A không thay đổi vận tốc kịp nên đứng yên( Tức là không bị đứt) Chọn A.
Nhận xét: Nhiều em sợ giật mạnh đứt tại A nên có thể chọn C 
Câu 10*. Hai ô tô có khối lượng là xe 1 là 4 tấn và xe 2 là 1 tấn. Hai ô tô cùng chuyển động với vận tốc như nhau thì xe nào có thể dừng lại nhanh hơn nếu gặp chướng ngại vật
A. Xe 1.	B. Xe 2.
C. Hai xe như nhau.	D. Không xác định được.
Lời giải:
Khi hai ô tô cùng chuyển động với vận tốc như nhau, nếu gặp chướng ngại vật phía trước thì xe 2 có thể dừng lại nhanh hơn vì ô tô 2 có khối lượng nhỏ hơn nên mức quán tính nhỏ hơn 
 Chọn B.
Nhận xét: Nếu không biết sự phụ thuộc quán tính vào khối lượng có thể chọn C hoăc A.
CHỦ ĐỀ 3: LỰC MA SÁT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Kiến thức: 
- Nhận biết lực ma sát là 1 loại lực cơ học. 
- Phân biệt được ma sát trượt, ma sát nghỉ , ma sát lăn , đặc điểm của mỗi loại ma sát này:
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi có lực tác dụng lên vật.
- Lực ma sát có thể có lợi, có thể có hại trong đời sống và kỹ thuật . Cách khắc phục tác hại của lực ma sát và làm tăng ích lợi của lực này.
- Lực ma sát phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt tiếp xúc và tính chất mặt tiếp xúc.
- Lực ma sát có xu hướng cản trở chuyển động( ngược chiều với lực tác dụng), bào mòn bề mặt tiếp xúc.
2. Mở rộng, nâng cao kiến thức liên quan phù hợp:
- Lực ma sát nghỉ: Có độ lớn tăng từ 0 đến Fms = µnN. Trong đó µn là hệ số ma sát. N là áp lực 
- Lực ma sát trượt Có độ lớn không đổi Fmst=µt.N
- Lực ma sát lăn Có độ lớn không đổi Fmsl=µl.N
- µl < µt. < µn <1
- Lực ma sát luôn có chiều ngược với chiều chuyển động.
+ Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của của 2 mặt tiếp xúc.
Ÿ Nếu vật trượt trên mặt phẳng nằm ngang thì:.
Ÿ Nếu vật trượt trên mặt phẳng nghiêng thì:.
II. PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG: LỰC MA SÁT.
A. PHƯƠNG PHÁP
- Dựa vào đặc điểm nhận dạng các loại lực ma sát
- Tính toán độ lớn lực theo công thức. Fmst=µ.N
- Các chú ý, lưu ý: Chú ý chiều lực ma sát luôn ngược chiều lực tác dụng.Khi vật cân bằng Fms = Fk
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Lực ma sát trượt xuất hiện khi :
A. Vật đặt trên mặt phẳng nghiêng.
B. Vật lăn trên bề mặt của vật khác.
C. Vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên.
D. Vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Lời giải:
Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khácChọn D.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ nhầm với ma sát lăncó thể chọn B. 
Câu 2. Lực ma sát lăn xuất hiện khi :
A. Vật đặt trên mặt phẳng nghiêng.
B. Vật lăn trên bề mặt của vật khác.
C. Vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên.
D. Vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Lời giải:
Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khácChọn B.
Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ nhầm với ma sát trượtcó thể chọn D. 
Câu 3. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.	
B. Ma sát khi đánh diêm.
C. Ma sát tay cầm quả bóng.	
D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
Lời giải:
Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác. Khi xe đạp chuyển động bánh xe lăn trên mặt đườngChọn D.
Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ nhầm ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe khi đó bánh xe bị chuyển động chậm lạicó thể chọn A
Câu 4. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi :
A. Vật đặt trên mặt bàn nằm ngang.
B. Vật lăn trên bề mặt của vật khác.
C. Vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên.
D. Vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Lời giải:
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi có lực tác dụng.Chọn C.
Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ nhầm tưởng khi vật đứng yên là có ma sát nghỉcó thể chọn A. 
Câu 5. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ
A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà.	B. Quyển sách đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
C. Quả dừa rơi từ trên cao xuống.	D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc.
Lời giải:
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi có lực tác dụng. trên mặt đường dốc ôtô có xu hướng bị lăn xuống do tác dụng của trọng lực. Nhưng ô tô vẫn nằm yên chứng tỏ có lực cản giữ nó lại . Đó chính là lưc ma sát nghỉ Chọn D.
Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ nhầm tưởng khi vật đứng yên là có ma sát nghỉcó thể chọn A. 
Câu 6. Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?.
A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc. 
B. Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động.
C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động. 
D. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Lời giải:
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi có lực tác dụng. Khi hòn đá đặt trên đất phẳng thì nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và phản lực của mặt đất. Không có ma sát. Chọn D.
Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ nhầm tưởng khi vật đứng yên là không có ma sát nghỉcó thể chọn A hoặc B. 
Câu 7. Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.
A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống.	B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén.
C. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe.	D. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động.
Lời giải:
Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác. Lực ma sát có chiều cản trở chuyển động. Lực xuất hiện giữa lốp xe với mặt đường làm mòn lốp xe Chọn C.
* Nhận xét: Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống là trọng lực. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén là lực đàn hồi. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động là lực phát động.
Câu 8. Lực trong trường hợp nào dưới đây là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi dây cao su bị căng ra.
B. Lực xuất hiện khi xe bị phanh gấp khiến xe nhanh chóng dừng lại.
C. Lực hút các vật rơi xuống đất.
D. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén lại.
Lời giải:
Lực ma sát cản trở chuyển động, ngược chiều với lực cản.Chọn B.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ nhầm tưởng khi vật đứng yên là có ma sát nghỉcó thể chọn C. 
Câu 9. Có mấy loại lực ma sát?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Lời giải:
Có ba loại lực ma sát : Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ.Chọn C.
* Nhận xét: Nhiều em không nắm chắc kiến thứccó thể chọn B. 
Câu 10. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Lời giải:
Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn là lực đàn hồiChọn C.
Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩcó thể chọn A, B, D. 
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
Lời giải:
Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác
Với cùng một việc di chuyển một vật nặng trên sàn nhà, Nếu kéo cho vật trượt trên sàn thì lực kéo lớn hơn. Nếu đặt vật lên giá đỡ có con lăn thì lực kéo nhỏ hơn. Chứng tỏ Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.Chọn C.
Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩcó thể chọn A, B, D. 
Câu 12. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát.
A. Phanh xe để xe dừng lại.	B. Khi đi trên nền đất trơn.
C. Khi kéo vật trên mặt đất.	D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy.
Lời giải:
Nhờ có lực ma sát mà ta có thể cầm nắm các vật. Ma sát có thể có lợi, có thể có hại. Tùy theo trường hợp mà có thể làm tăng hoặc giảm ma sát. Khi kéo vật trên mặt đất thì càng giảm ma sát lực kéo càng nhỏ, càng dễ dàng.Chọn C.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ, có thể hiểu là cần tăng ma sátcó thể chọn A, B, D. 
Câu 13. Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:
A. tăng ma sát trượt.	B. tăng ma sát lăn.	
C. tăng ma sát nghỉ.	D. tăng quán tính.
Lời giải:
Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác. Khi bóp phanh xe đạp má phanh trượt trên vành bánh xe làm xuất hiện lực ma sát trượt. Càng bóp mạnh lực này càng lớn, Ma sát trượt càng tăng.Chọn A.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ, Nghĩ là bánh xe lăncó thể chọn B, C. 
Câu 14. Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là
A. ma sát trượt.	B. ma sát nghỉ.	C. ma sát lăn.	D. lực quán tính.
Lời giải:
Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác. Khi ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực ma sát lăn.Chọn C.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ, nghĩ là ma sát nghỉcó thể chọn B, A. 
Câu 15. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt
A.Viên bi lăn trên cát.	B. Bánh xe đạp chạy trên đường.
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.	D. Khi viết phấn trên bảng.
Lời giải:
Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác. Khi viết phấn trên bảng thì phấn trượt trên mặt bảng làm xuất hiện lực ma sát trượt.Chọn D.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ, Nghĩ là ổ bi có ma sát trượtcó thể chọn C. 
Câu 16. Trong các hiện tượng sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Khi bánh xe lăn trên mặt đường.
B. Khi kéo bàn dịch chuyển trên mặt sàn.
C. Khi hàng hóa đứng yên trong toa tàu đang chuyển động.
D. Khi lê dép trên mặt đường.
Lời giải:
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi có lực tác dụng. Khi đoàn tàu đang chuyển động hàng hóa có xu hướng trượt nhưng nhờ lực ma sát nghỉ mà hàng hóa đứng yên trong toa tầu Chọn C.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ nhầm tưởng khi kéo bàn dịch chuyển trên mặt sàn có thể chọn B. 
Câu 17. Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Lời giải:
Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, vào áp lực xuống mặt tiếp xúc. Bề mặt càng nhám lực ma sát càng tăng và ngược lại. Nên muốn làm giảm được ma sát nhiều nhất cần tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.Chọn B.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ nhầm tưởng có thể chọn A. 
Câu 18. Hiếu đưa 1 vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?
A. Lăn vật. B. Kéo vật. C. Cả 2 cách như nhau. D. Không so sánh được.
Lời giải:
Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác
Với cùng một việc di chuyển một vật nặng trên mặt phẳng nghiêng, Nếu kéo cho vật trượt trên mặt phẳng nghiêng thì lực kéo lớn hơn. Nếu lăn vật thì lực kéo nhỏ hơn. Chứng tỏ Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượtChọn B.
Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩcó thể chọn A, D
Câu 19. Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay vào dụng cụ vào phấn thơm.
B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột.
C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt.
D. Bò kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe.
Lời giải:
Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, vào áp lực xuống mặt tiếp xúc. Áp lực càng mạnh thì lực ma sát càng tăng và ngược lại. Bề mặt càng nhám lực ma sát càng tăng và ngược lại. Nên muốn làm giảm được ma sát cần giảm áp lực hoặc cần tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.Chọn D.
* Nhận xét: A. Tăng độ nhám bề mặt thì lực ma sát tăng. 
	B. Tăng áp lực thì lực ma sát tăng.
	C. Tăng diện tích tiếp xúc => Ma sát đều tăng.
Câu 20. Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?
A. Tăng thêm vòng bi ở ổ trục.	B. Rắc cát trên đường ray xe lửa.
C. Khi di chuyển vật năng, bên dưới đặt các con lăn.	D. Tra dầu vào xích xe đạp.
Lời giải:
Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, vào áp lực xuống mặt tiếp xúc. Áp lực càng mạnh thì lực ma sát càng tăng và ngược lại. Bề mặt càng nhám lực ma sát càng tăng và ngược lại. Nên muốn làm tăng lực ma sát cần tăng áp lực hoặc cần tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.Chọn B.
* Nhận xét: A. Tăng thêm vòng bi ở ổ trục là tăng độ nhẵn giảm ma sát. 
	B. Khi di chuyển vật năng, bên dưới đặt các con lăn=. Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn . Giảm ma sát.
	D. Tra dầu vào xích xe đạp => Ma sát giảm.
Câu 21. Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn. 
B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.
C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.	
D. Để tiết kiệm vật liệu.
Lời giải:
Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, vào áp lực xuống mặt tiếp xúc. Áp lực càng mạnh thì lực ma sát càng tăng và ngược lại. Bề mặt càng nhám lực ma sát càng tăng và ngược lại. Nên muốn làm tăng lực ma sát cần tăng áp lực hoặc cần tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc. Trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh nhằm làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt Chọn C.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ chọn bất kì=> Có thể chon B hoặc D
Câu 22. Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
A. Ma sát làm mòn lốp xe.	 B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.	 D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Lời giải:
Nhờ có lực ma sát mà ta có thể cầm nắm các vật. Ma sát có thể có lợi, có thể có hại. Tùy theo trường hợp mà có thể làm tăng hoặc giảm ma sát. Nhờ có ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy là có ích vậyChọn C.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ chọn bất kìCó thể chon B hoặc D 
Câu 23. Ý nghĩa của vòng bi là:
A. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt.	B. thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.
C. thay ma sát lăn bằng ma sát trượt.	D. thay ma sát trượt bằng ma sát nghỉ.
Lời giải:
Vòng bi nghỉ hi hoạt động các viên bi lăn tròn có tác dụng biến ma sát trượt thành ma sát lăn. Giảm lực ma sát giữa ổ trục với trục quay. Tranh mòn ổ trụcChọn B.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ chọn bất kì Có thể chon A, C hoặc D
Câu 24. Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát là:
A. 500N. B. Lớn hơn 500N.	 C. Nhỏ hơn 500N.	D. Chưa thể tính được.
Lời giải:
Khi vật chuyển động đều, chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Lực kéo của động cơ là 500N cân bằng với lực ma sát( Lực cản) . Độ lớn của lực ma sát là 500N. Chọn A.
* Nhận xét: Nhiều em không đọc kĩ Có thể chon B, C .
Câu 25. Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ng

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_mon_vat_ly_lop_8_chuyen_de_luc_co_nam_hoc_20.doc