Bài tập ôn tập lần 2 môn Vật lý Lớp 8 - Trần Văn Tính

3. Đơn vị công suất:

- Nếu công A được tính là 1J, thời gian t được tính là 1s, thì công suất được tính là:

- Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)

 1W = 1J/s

 1kW = 1000W

 1MW = 1000 kW = 1000000W

- Chú ý: Ngoài ra đơn vị công suất còn được tính: Mã lực (sức ngựa) ký hiệu là CV (Pháp), HP (Anh)

 1CV = 736 W

 1HP = 746 W

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn tập lần 2 môn Vật lý Lớp 8 - Trần Văn Tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG Ô TẬP LẦN 2
 Môn Vật Lý lớp 8A1, 8A2, 8A3
 Giáo viên giao bài: Trần văn Tính
 Thời gian hoàn thành: Ngày 22 tháng 2 năm 2020
A. Phương pháp giải
Học sinh cần nắm kiến thức về công cơ học, hiệu suất, công suất
1. Công thức tính công cơ học
- Công thức: A = F.s ( khi vật chuyển dời theo hướng của lực)
Trong đó A: công của lực F
   F: lực tác dụng vào vật (N)
   s: quãng đường vật dịch chuyển (m)
- Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1 N.m.
2. Công suất:
- Để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn ( thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
- Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.
Công thức tính công suất:
Trong đó:
   A: công thực hiện (J)
   T: khoảng thời gian thực hiện công A (s)
3. Đơn vị công suất:
- Nếu công A được tính là 1J, thời gian t được tính là 1s, thì công suất được tính là:
- Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)
   1W = 1J/s
   1kW = 1000W
   1MW = 1000 kW = 1000000W
- Chú ý: Ngoài ra đơn vị công suất còn được tính: Mã lực (sức ngựa) ký hiệu là CV (Pháp), HP (Anh)
   1CV = 736 W
   1HP = 746 W
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Một máy cơ có công suất P = 160W, máy đã sinh ra công A= 720kJ. Tính thời gian máy đã hoạt động .
Câu 2: Người ta cần một động cơ sinh ra một công 360kJ trong 1 giờ 20 phút. Động cơ người ta cần lựa chọn có suất bao nhiêu?
Câu 3: Một máy bơm lớn dùng để bơm nước trong một ao, một giờ nó bơm được 1000m3 nước lên cao 2m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10N/dm3. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Tính công suất của máy bơm.
Câu 4: Người ta sử dụng một cần cẩu có công suất là 10kW để kéo một vật có khối lượng 1000kg lên cao 10m. Biết hiệu suất của cần cẩu là 80%. Vậy cẩu cần bao nhiêu thời gian để kéo vật lên?
Câu 5: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 45km/h. Biết lực cản của không khí và ma sát tác dụng lên ô tô là 200N. Công suất của động cơ ô tô lúc này là bao nhiêu?
Câu 6: Một đoàn tàu chuyển động thẳng đều trên đường ray với vận tốc V = 36km/h. Công suất của đầu máy là 50kW. Tính lực cản của ma sát và không khí Fc tác dụng lên đoàn tàu?
Câu 7: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Thời gian cần thiết để nâng vật lên đến độ cao 12m là 2 phút. Tính công suất của cần cẩu? Bỏ qua ma sát và các hao phí khác
Câu 8: Trong thời gian 25 giây, một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công suất bằng bao nhiêu?
Câu 9: Một người công nhân sử dụng hệ thống như hình vẽ để kéo vật lên cao.Biết vật có khối lượng 80kg. Biết độ cao nâng vật lên là 5m .
- Tính:
a) Lực kéo dây của người công nhân? Tính công thực hiện và quãng đường dịch chuyển của dây kéo?
b) Thời gian kéo vật lên là 1 phút. Tính công suất của người công nhân.
Câu 10: Một đập thủy điện đang chứa đầy nước. Vách ngăn của đập cao 25m, người ta xả qua vách ngăn xuống dưới. Biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính công suất của dòng nước.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_lan_2_mon_vat_ly_lop_8_tran_van_tinh.docx