Bài tập ôn luyện kiến thức môn Vật lý Lớp 6 - Bài 15 đến 19

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Cách nhận biết ròng rọc cố định hay ròng rọc động

Căn cứ vào trạng thái của ròng rọc khi hoạt động. Nếu:

- Khi kéo vật, vật chuyển động nhưng ròng rọc đứng yên thì ròng rọc đó là ròng rọc cố định.

- Khi kéo vật, vật vả ròng rọc đều chuyển động thì ròng rọc đó là rọng rọc động.

BÀI TẬP

Bài 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định?

Ròng rọc cố định giúp

A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo.

B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

D. cả ba kết luận trên đều sai.

Bài 2: Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng

A. ròng rọc cố định B. mặt phẳng nghiêng.

C. đòn bẩy. D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.

Bài 3: Chọn câu đúng:

A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.

B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.

D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn luyện kiến thức môn Vật lý Lớp 6 - Bài 15 đến 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15: ĐÒN BẨY
PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách xác định điểm tựa O, điểm O1 và điểm O2 của đòn bẩy
- Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh nó.
- Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2.
   Ví dụ 1: Khi chèo thuyền, điểm tựa là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ nước đẩy vào mái chèo, điểm tác dụng của lực F2 là chỗ tay cầm mái chèo.
   Ví dụ 2: Khi vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm , điểm tác dụng lực F2 là chỗ tay cầm xe cút kít.
2. Cách nhận biết dùng đòn bẩy khi nào được lợi về lực và khi nào được lợi về đường đi
- Xác định vị trí của điểm tựa O.
- Xác định điểm O1.
- Xác định điểm O2.
- So sánh khoảng cách OO2 với OO1. Nếu:
      + OO2 > OO1 thì F2 < F1: Đòn bẩy cho lợi về lực.
      + OO2  F1: Đòn bẩy cho lợi về đường đi.
3. Lưu ý: Khi bỏ qua khối lượng của đòn bẩy thì nếu OO2 nhỏ hơn OO1 bao nhiêu lần thì F2 lớn hơn F1 bấy nhiêu lần.
BÀI TẬP
Bài 1: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khoảng cách OO1 > OO2
B. Khoảng cách OO1 = OO2
C. Khoảng cách OO1 < OO2
D. Khoảng cách OO1 = 2OO2
Bài 2: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?
A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Bài 3: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?
A. Cái cầu thang gác
B. Mái chèo
C. Thùng đựng nước
D. Quyển sách nằm trên bàn
Bài 4: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?
A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1
B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1
C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1
Bài 5: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cân Robecvan      B. Cân đồng hồ
C. Cần đòn      D. Cân tạ
Bài 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nângkhoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
A. nhỏ hơn, lớn hơn
B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
C. lớn hơn, lớn hơn
D. lớn hơn, nhỏ hơn
Bài 7: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cái kéo      B. Cái kìm
C. Cái cưa      D. Cái mở nút chai
Bài 8: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?
A. OO1 = 90 cm, OO2 = 90 cm
B. OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm
C. OO1 = 60 cm, OO2 = 90 cm
D. OO1 = 60 cm, OO2 = 120 cm
BÀI 16: RÒNG RỌC
PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Cách nhận biết ròng rọc cố định hay ròng rọc động
Căn cứ vào trạng thái của ròng rọc khi hoạt động. Nếu:
- Khi kéo vật, vật chuyển động nhưng ròng rọc đứng yên thì ròng rọc đó là ròng rọc cố định.
- Khi kéo vật, vật vả ròng rọc đều chuyển động thì ròng rọc đó là rọng rọc động.
BÀI TẬP
Bài 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định?
Ròng rọc cố định giúp
A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
D. cả ba kết luận trên đều sai.
Bài 2: Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng
A. ròng rọc cố định	B. mặt phẳng nghiêng.
C. đòn bẩy.	D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.
Bài 3: Chọn câu đúng:
A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.
B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.
C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
Bài 4: Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây?
A. Một ròng rọc cố định.	B. Một ròng rọc động.
C. Hai ròng rọc cố định.	D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định
Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động?
Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên
A. lớn hơn trọng lượng của vật.
B. bằng trọng lượng của vật.
C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.
Bài 6: Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi
A. về lực	B. về hướng của lực	C. về đường đi	D. Cả 3 đều đúng
Bài 7: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc?
A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.
B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột.
C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.
D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.
Bài 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc cố định	B. Ròng rọc động	C. Mặt phẳng nghiêng	D. Đòn bẩy
Bài 9: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?
A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.
B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
Bài 10: Người ta dùng một Pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 3 ròng rọc động để đưa một vật có khối lượng m = 0,3 tấn lên độ cao 1,5 m. Xác định quãng đường sợi dây phải đi.
CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC
BÀI 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Giải thích các hiện tượng trong đời sống
Để giải thích các hiện tượng trong đời sống ta dựa vào các tính chất dãn nở vì nhiệt của chất rắn sau đây:
- Các chất rắn đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau thì dãn nở vì nhiệt cũng khác nhau.
- Cùng một chất, nơi nào nóng nhiều hơn thì dãn nở cũng nhiều hơn
2. Lưu ý
Khi dãn nở thể tích của vật tăng chứ khối lượng của vật vẫn không thay đổi.
BÀI TẬP
Bài 1: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.	B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.	D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Bài 2: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?
A. Để dễ dàng tu sửa cầu.	B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
C. Để tạo thẩm mỹ.	D. Cả 3 lý do trên.
Bài 3: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
A. Nhôm – Đồng – Sắt         	B. Nhôm – Sắt – Đồng
C. Sắt – Nhôm – Đồng         	D. Đồng – Nhôm – Sắt
Bài 4: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.
A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.
B. Cây thước làm bằng nhôm.
C. Cây thước làm bằng đồng.
D. Các phương án đưa ra đều sai.
Bài 5: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
A. Không có gì thay đổi.
B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
Bài 6: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi.	B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi.	D. trọng lượng của vật tăng lên.
Bài 7: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng nút.         	B. Làm nóng cổ lọ.
C. Làm lạnh cổ lọ.         	D. Làm lạnh đáy lọ.
Bài 8: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Bài 9: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Khối lượng của hòn bi tăng.	B. Khối lượng của hòn bi giảm.
C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.	D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
Bài 10: Chọn phương án đúng.
Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì
A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.
B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
C. Chỉ có chiều cao tăng.
D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.
BÀI 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Giải thích các hiện tượng trong đời sống
Để giải thích các hiện tượng trong đời sống, ta dựa vào các tính chất dãn nở vì nhiệt của chất lỏng sau đây:
- Các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau thì dãn nở vì nhiệt cũng khác nhau.
- Chất lỏng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Lưu ý: Khi dãn nở thể tích của chất lỏng tăng chứ khối lượng của nó vẫn không thay đổi (trừ trường hợp đặc biệt là nước, khi tăng nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích của nước bị giảm đi chứ không tăng lên).
BÀI TẬP
Bài 1: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.
C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.
D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
Bài 2: Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?
A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.
B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng.
C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm.
D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.
Bài 3: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?
A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.
Bài 4: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?
A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.
D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.
Bài 5: Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.
A. Nước trào ra nhiều hơn rượu	
B. Nước và rượu trào ra như nhau
C. Rượu trào ra nhiều hơn nước	
D. Không đủ cơ sở để kết luận
Bài 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh?
Về mùa đông, ở các xứ lạnh
A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.	
B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.
C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.	
D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.
Bài 7: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt 
A. giống nhau         	B. không giống nhau	C. tăng dần lên        	D. giảm dần đi
Bài 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?
A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.
B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.
Bài 9: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:
A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.
B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.
C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.
D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.
Bài 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?
A. Khối lượng riêng nhỏ nhất	
B. Khối lượng riêng lớn nhất
C. Khối lượng lớn nhất	
D. Khối lượng nhỏ nhất
GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
Bài 1: 
Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà lại có dạng lượn sóng mà không phải dạng phẳng?
Bài 2: 
Tại sao các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi?
Bài 3: 
Tại sao nha sỹ thường khuyên không nên ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh?
Bài 4: 
Khi muốn rót nước sôi vào cốc thủy tinh ta nên rót một ít vào đáy cốc và lắc lên một lát, sau đó mới từ từ rót nước sôi vào. Em hãy giải thích tại sao?
Bài 5: 
Bóng đèn dây tóc đang cháy sang, nếu bị nước mưa hắc vào thì bị vỡ ngay. Hãy giải thích tại sao?
Bài 6: 
Một cái lọ thủy tinh được đậy bằng nút nhám cũng bằng thủy tinh. Khi nút chặt khó mở, ta hơ nóng nhanh cổ lọ thì mở nút dễ dàng. Nhưng nếu ta hơ lâu thì nút vẫn chặt không mở được. Hãy giải thích tại sao?

File đính kèm:

  • docxbai_tap_on_luyen_kien_thuc_mon_vat_ly_lop_6_bai_15_den_19.docx