Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 20

I. Mục tiêu : như tiết 1

II. Chuẩn bị : Như tiết 1

III. Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định : Hát

2. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau

H : Trẻ em có quyền gì đối với thiếu nhi Quốc tế ?

H : Nêu các hoạt động thể hiện tình hữu nghị , đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế?

3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi viết trong Vở tập viết 3 , tập hai và học thuộc từ và câu ứng dụng 
Tự nhiên xã hội
Tiết 39 :ÔN TẬP : XÃ HỘI
I. Mục tiêu 
* Sau bài học HS biết 
+ Kể tên các kiến thức đã học về xã hội 
+ Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ , trường học và cuộc sống xung quanh ( phạm vi tỉnh ) 
+ Yêu quý gia đình , trường học và tỉnh của mình 
+ Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống .
II. Chuẩn bị 
+ Tranh ảnh do GV sưu tầm về chủ đề xã hội 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2, Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng trả lời câu hỏi 
H : Nêu cách xử lý các loại nước thải ? 
H : Nêu vai trò của nước sạch đối với cơ thể ? 
3. Bài mới : Ôân tập – xã hội 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Vẽ tranh 
+ YC HS vẽ tranh mô tả về cuộc sống ở địa phương em .
+ GV theo dõi giúp đỡ những em chậm để các emhoàn thành bài vẽ của mình . 
+ YC lần lượt trình bày nội dung tranh vẽ 
+ GV nhận xét , tuyên dương những em vẽ tranh chủ đề , đẹp 
* HĐ2 : Thực hành 
+ YC HS trình bày theo nhóm về ý kiến đã được chuẩn bị ở nhà .
+ YC các nhóm đại diện trình bày 
+ GV nhận xét bổ sung , tuyên dương các nhóm trả lời đúng , hay 
+ HS quan sát tranh trong SGK / 74 vận dụng vẽ mô tả cuộc sống ở địa phương em 
+ Từng em trình bày nội dung tranh vẽ của mình cho cả lớp nghe và bổ sung thêm 
+ Từng em trình bày các ý kiến thăm dò về điều kiện ăn ở vệ sinh ở gia đình , trường học nơi công cộng ở nơi em ở .
+ 5 nhóm đại diện 5 em trình bày , nhóm khác bổ sung thêm . 
4. Củng cố - dặn dò 
+ GV nhắc lại cuộc sống ở làng quê và điều kiện ăn ở , vệ sinh nơi địa phương các em đang ở học tập 
+ Nhận xét tuyên dương trong giờ học 
Thủ công
	 Tiết 20 : ÔN TẬP CHƯƠNG II : CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN( tiếp theo )
I.MỤC TIÊU:
 Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II.
 -Giấy thủ công, bút chì, thước, kéo, hồ dán.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
 -Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI :: Cắt, dán chữ cái đơn giản.
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Đề kiểm tra :Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II.
-Giáo viên quan sát học sinh làm bài. Gợi ý cho những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra.
Đánh giá
-Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo hai mức độ.
 +Hoàn thành.
 -Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước;
 -Dán chữ phẳng, đẹp.
Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày, trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt.
+Chưa hoàn thành.
-Không kẻ, cắt, dán được 2 chữ đã học.
-Giáo viên thu một số sản phẩm thực hành của học sinh nhận xét và đánh giá.
-Học sinh làm bài kiểm tra.
-Học sinh thực hành xong, trưng bày sản phẩm.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
-Nêu các chữ em vừa thực hành cắt, dán.
-Chuẩn bị cho giờ học sau: Giấy màu, kéo, thước, bút chì, hồ dán để học bài “ Đan nong mốt”
-Nhận xét tiết kiểm tra.
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
TOÁN
Tiết 97 :LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
* Giúp HS :
+ Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng
+ Biết cách xác định khái niệm trung điểm của đoạn thẳng cho trước 
II. Chuẩn bị : Chuẩn bị cho bài 3 ( TH gấp giấy ) 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài1 : Nêu YC đề 
* YC HS xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước .
a. Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB ( YC HS đo độ dài đoạn thẳng AB )
* GV nêu các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng ở phần a .
* Đo độ dài đoạn AB : AB = 4 cm .
+ Chia độ dài của đoạn thẳng AB : 4 : 2 = 2 cm 
* Đặt thước sao cho vạch 0 cm trùng với điểm A . Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2 cm của thước .
* M là trung điểm của đoạn thẳng AB ( xác định điểm M trên đoạn thẳng AB sao cho AM = ½ AB ( AM = 2 cm ) 
b. HD HS áp dụng phần a để làm phần b 
+ HD vẽ đoạn thẳng CD 
+ HD đo đoạn thẳng CD và chia đoạn thẳng để xác định trung điểm 
+ GV chấm sửa bài cho HS 
*Bài 2 : Thực hành 
+ HD HS gấp 1 tờ giấy hình chữ nhật ABCD ( đã chuẩn bị ) rồi đánh giấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC . 
+ GV theo dõi giúp đỡ các em 
+ Nhận xét , tuyên dương những em làm đúng , chính xác 
+ 1 em nêu YC đề 
+ HS đo độ dài AB và xác định trung điểm của đoạn thẳng AB 
+ HS lắng nghe 
+ HD vẽ ra nháp , 1 em lên bảng 
+ HS tự sửa bài 
+ HS thực hành gấp và tìm trung điểm 
+ HS theo dõi 
4. Củng cố – dặn dò 
+ Nhắc lại cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho HS nhớ 
+ GV nhận xét trong giờ học .
Tập đọc
Bài 40 :CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. Mục tiêu 
* Đọc đúng các từ , tiếng khó hoặc dễ lẫn : lâu , Trường Sơn , nổi , Kon Tum , Đắk Lắk , dằng dặc , đỏ hoe 
+ Ngắt , nghỉ hơi đúng nhịp thơ , sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .
+ Đọc trôi chảy được toàn bài , bước dầu biết thể hiện tình cảm của nhân vật trong mỗi khổ thơ khi đọc bài . Học thuộc lòng bài thơ 
* Rèn KN đọc hiểu 
+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Trường Sơn , Trường Sa , Kon Tum , Đắk Lắk.
+ Hiểu được nội dung của bài thơ : Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ , lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc luôn sống mãi trong lòng người thân , trong lòng dân tộc . 
II. Chuẩn bị 
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc 
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Trật tự 
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
+ Đọc mẫu 
+ YC đọc bài 
* HD đọc từng dòng thơ
.
* HD đọc từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ .
+ GV YC 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ của bài .
+ GV YC 3 HS vừa đọc bài lên bảng gạch một gạch ( / ) vào những chỗ ngắt giọng , gạch hai gạch ( // ) vào những chỗ nghỉ hơi dài .
+ GV HD HS ngắt giọng lại những câu thơ ngắt giọng sai , sau đó cho HS luyện ngắt giọng .
+ GV treo bảng đồ hành chính Việt Nam chỉ và giới thiệu về những địa danh trong bài . 
+ YC 3 em tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ trong bài lần 2 .
* Luyện đọc theo nhóm 
+ Chia HS thành nhóm nhỏ , mỗi nhóm 3 HS , YC luyện đọc theo nhóm .
+ YC 1 đến 2 nhóm bất kì đọc bài trước lớp .
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
+ Gọi HS đọc lại toàn bài 
+ GV lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời đề hiểu nội dung bài thơ :
H : Chú bạn Nga đi đâu ? 
H : Khi chú đi bộ đội , bạn Nga có tình cảm như thế nào với chú ?
H : Những câu thơ nào cho em biết bạn Nga rất mong nhớ chú ? 
* Ý 1 : Sự thắc mắc băn khoăn của bé Nga .
H : Đọc khổ thơ thứ 3 và cho cô biết khi Nga nhắc đến chú , thái độ của ba và mẹ ra sao ? 
H : Em hiểu câu nói của bố bạn Nga như thế nào ? 
H : Qua nội dung bài thơ và hiểu biết của em , hãy cho biết vì sao những chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi ? 
H : Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì ? 
* Ý2 : Sự xúc động , nghẹn ngào của bố , mẹ Nga . . 
* NDC : 
* HĐ3 : Học thuộc lòng bài thơ 
+ GV YC HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ .
+ GV YC HS tự nhẩm để học thuộc lòng bài thơ 
+ Tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối bài thơ : Mỗi tổ cử 6 bạn tham gia thi , mỗi bạn đọc hai câu thơ , lần lượt đọc từ đầu đến cuối bài thơ . Tổ nào đọc đúng nhanh , hay nhất là tổ thắng cụôc .
+ Gọi 1 em đọc thuộc lòng được cả bài thơ 
+ Nhận xét và cho điểm HS . 
+ HS lắng nghe 
+ 1 em đọc , đọc chú giải 
+ Nghe GV giảng bài 
+ 3 em đọc bài , cả lớp theo dõi và nhận xét phần đọc bài của từng bạn 
+ Mỗi HS chọn đọc một đoạn trước nhóm , các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau .
+ Nhóm đọc bài theo YC , cả lớp theo dõi và nhận xét 
+ 1 em đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm 
+ Nghe câu hỏi của GV và trả lời :
+ Chú bạn Nga đi bộ đội 
+ Bạn Nga rất mong nhớ chú .
+ Bạn Nga thắc mắc chú đi bộ đội Sao lâu quá là lâu , nhớ chú nên Nga thường nhắc Chú ở đâu , ở đâu ? 
+ Khi nghe Nga nhắc đến chú , mẹ đỏ hoe đôi mắt , còn bố thì ngước lên bàn thờ và trả lời Nga rằng Chú ở bên Bác Hồ .
+ HS thảo luận theo cặp và trả lời : Chú đã hi sinh . Bác Hồ đã mất , chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của nhữngngười đã khuất . 
+ Bài thơ cho ta thấy tình yêu thương sâu sắc của gia đình em bé Nga đối với người chú đã hi sinh vì Tổ quốc .
+ Đọc đồng thanh theo YC 
+ HS tự học thuộc lòng 
+ 4 tổ thi đọc , đồng thời chấm điểm cho nhau , kết hợp với GV để chọn tổ hay nhất.
 4. Củng cố - dặn dò 
+ GV nhận xét tiết học , tuyên dương những em tích cực trong giờ , học thuộc bài nhanh , nhắc nhở những HS chưa chú ý trong giờ học 
+ Dặn dò HS về nhà học lại cho thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau . 
Chính tả( nghe viết )
Tiết 39 :Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục tiêu 
+ Nghe và viết lại chính xác đoạn cuối bài Ở lại với chiến khu 
+ Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âmđầu s với x , phân biệt vần uôt với uôc.
II. Chuẩn bị 
+ Viết sẵn bài tập 2b trên bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
+ Gọi 3 em lên bảng , GV đọc cho HS viết các từ ngữ cần chú ý của tiết chính tả trước . 
+ Nhận xét và cho điểm HS 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD viết chính tả 
a. Trao đổi về nội dung bài viết 
+ GV đọc đoạn văn một lượt , sau đó gọi 1 em đọc lại 
H : Em hãy cho biết lời bài hát trong đoạn văn cho chúng ta biết điều gì ? 
b. HD cách trình bày đoạn văn 
H : Đoạn viết lời bài hát được trình bày như thế nào ? 
c. HD viết từ khó 
+ YC HS tìm các từ chứa tiếng có âm đầu l hoặc n
+ YC HS đọc và viết các từ ngữ vừa tìm được .
+ Theo dõi và chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS .
d. Viết chính tả 
e. Soát lỗi 
g. Chấm từ 7 đến 10 bài 
* HĐ2 : HD làm bài tập chính tả 
Chú ý : GV lựa chọn phần 2a , hoặc 2b trong SGK , hoặc ra đề bài tập chính tả mới để chữa lỗi chính tả mà HS lớp mình thường mắc .
+ GV YC HS đọc đề bài tập , tổ chức cho HS thi làm bài nhanh giữa các tổ .
+ Chữa bài và tuyên dương tổ thắng cuộc và giaỉ thích ý nghĩa các câu thành ngữ trong phần 2b cho HS hiểu . 
+ 1 em đọc , HS khác theo dõi 
+ Lời bài hát cho thấy sự quyết tâm chiến đấu , sẵn sàng chiệu gian khổ , sẵn sàng hi sinh để bảo vệ non sông của các chiến sĩ vệ quốc quân .
+ Như cách trình bày của một đoạn thơ , các chữ đầu mỗi dòng thơ viết thẳng hàng với nhau và được viết sau dấu hai chấm , xuống dòng , trong dấu ngoặc kép .
+ Tìm và nêu các từ :
+ Một lần , nào , sông núi , lui , lớp lớp , lửa , lạnh tối , lòng người , lên , rực rỡ .
+ 1 em đọc , 2 em lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con . 
+ HS đọc đề bài , sau đó viết lời giải vào bảng con . Khi GV có hiệu lệnh , cả lớp cùng giơ bảng con , tổ nào có nhiều bạn làm song nhanh và đúng nhất là tổ thắng cuộc 
+ Làm bài vào vở bài tập 
* Đáp án :
a. Sấm và sét ; sông 
b. Aên không rau như đau không thuốc – Rau là thức ăn quan trọng đối với sức khoẻ con người .
Cơm tẻ là mẹ ruột – Cơm tẻ dễ ăn và chắc bụng , có thể ăn mãi .
Cả gió thì tắt đuốc – Cả gió ý chỉ gió to , gió to sẽ làm tắt đuốc , câu này nhắc ta nếu giữ thái độ gay gắt quá sẽ làm hỏng việc .
Thẳng như ruột ngựa – Ý chỉ người có tính tình ngay thẳng , có sao nói vậy không giấu giếm , dối trá .
4. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học 
+ YC HS viết sai 3 lỗi trở lên về nhà viết lại bài cho đúng chính tả , dặn HS chuẩn bị bài sau .
Chính tả : ( Nghe viết )
Tiết 40 :TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
 I. Mục tiêu :
+ Nghe – viết chính xác đoạn từ đường lên dốc : những khuôn mặt đỏ bừng trong bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh .
+ Làm đúng các bài tập chính tả , phân biệt S / x , uôt / uôc và đặt đúng câu với các từ ghi tiếng có âm đầu S / x hoặc vần uôt / uôc .
II. Chuẩn bị .
+ GV : Bảng phụ viết bài tập 2a 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng viết , lớp viết bảng con ,GV đọc cho HS viết .
Sấm sét , se sợi , chia sẻ , thuốc men , ruột thịt .
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD viết chính tả 
a. Trao đổi về nội dung đoạn văn 
+ Đọc đoạn văn 1 lần 
H : Tìm câu văn cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao ? 
H : Đoạn văn nói lên điều gì ? 
b. HD cách trình bày 
H : Đoạn văn có mấy câu 
H : Trong đoạn văn những từ nào phải viết hoa ? Vì sao ? 
c. HD viết từ khó 
+ YC HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả .
+ YC HS đọc và viết hoa các từ vừa tìm được .
+ Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS .
d. Viết chính tả 
+ Gọi 1 em đọc lại đoạn văn 
+ GV đọc cho HS viết theo đúng yêu câu 
e. Soát lỗi 
+ GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lỗi
g. Chấm bài 
+ Thu chấm 10 bài 
+ Nhận xét về chữ viết của HS .
* HĐ2 : HD làm bài tập chính tả .
Bài 2 
GV có thể lựa chọn phần a hoặc b tùy theo lỗi của HS địa phương .
a. Gọi HS đọc YC 
+ YC HS tự làm bài 
+ Gọi HS chữa bài 
+ GV chốt lại lời giải đúng 
b. Cách làm tương tự phần a 
Bài 3 
+ Gọi HS đọc YC 
+ GV có thể cho HS làm phần a hoặc b tuỳ theo bài tập 2 đã làm .
+ Phát giấy và bút cho các nhóm 
+ YC HS tự làm bài trong nhóm . GV có thể giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn .
+ Gọi các nhom dán bài lên bảng và đọc các âu vừa đặt 
+ Nhận xét câu của từng nhóm 
+ YC HS làm bài tập vào VBT 
+ Theo dõi GV đọc , sau đó 1 em đọc lại 
+ Đoàn quân nối thành một vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng .
+ Đoạn văn nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc .
+ Đoạn văn có 7 câu 
+ Những chữ đầu câu phải viết hoa : Đường , Người , Đoàn , Họ , Nhìn , Những 
+ PB : lầy , thung lũng , lúp xúp .
+ PN : thung lũng , đỉnh cao , đỏ bừng 
+ 1 em đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp , HS viết nháp . 
+ 1 em đọc lại , cả lớp theo dõi 
+ HS nghe GV đọc và viết lại đoạn văn 
+ Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài 
+ 1 em đọc YC trong SGK 
+ 2 em làm bảng lớp , HS dưới lớp làm bằng chì vào SGK . 
+ 2 em chữa bài 
+ Lời giải : sáng suốt , xao xuyến ; sóng sánh , xanh xao . 
+ Lời giải : gầy guộc , chải chuốt , nhem nhuốc ,nuột nà .
+ 1 em đọc YC trong SGK .
+ Nhận đồ dùng học tập 
+ HS tự làm bài theo hình thức tiếp sức
+ Dán và đọc bài 
a. Bạn ấy thật là sáng suốt .
Nhớ lại buổi đầu đi học em thấy lòng mình xao xuyến .
Nước trong cốc đầy sóng sánh .
Trông câu xanh xao quá . 
b. Thân hình bạn Nga rất gầy guộc .
Bạn ây suốt ngày chải chuốt . 
Bọn trẻ đá bóng rong , mặt mũi nhem nhuốc . 
Cách tay em bé trắng nõn , nuột nà 
4. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học , chữ viết của HS 
+ Dặn HS ghi nhớ các từ , câu vừa tìm được và chuẩn bị bài sau . HS viết xấu , sai phải viết lại bài cho đúng . 
Tự nhiên xã hội
Tiết 40 :THỰC VẬT
I. Mục tiêu 
* Sau bài học HS biết 
+ Nêu được điểm khác nhau và giống nhau ở cây cối xung quanh .
+ Nhận ra được sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên .
+ Vẽ và tô màu một số cây .
II. Chuẩn bị 
+ GV : Các hình trong SGK trang 76 , 77 + các cây sưu tầm .
+ HS : Giấy A4 , bút màu , hồ dán .
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Gọi 2 em trả lờicâu hỏi , GV nhận xét ghi điểm .
H : Hãy kể gia đình có nhiều thế hệ ? 
H : Hãy kể về điểu kiện ăn ở , vệ sinh ở gia đình , trường học nơi em đang sống ? 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD quan sát bên ngoài thiên nhiên . 
* Mục tiêu : 
+ Nêu được những điểm khác nhau và giống nhau của cây cối xung quanh .
+ Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên .
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức , hướng dẫn 
+ GV chia nhóm 
+ Phân khu vực quan sát cho các nhóm 
+ GV giao nhiệm vụ 
Bứơc 2 : Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên 
+ YC nhóm trưởng điểu khiển chung . 
. Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công .
. Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây 
. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó .
Bước 3 : làm việc cả lớp .
+ GV YC cả lớp tập hợp và lần lượt đi đến từng khu vực của từng nhóm nghe nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của nhóm .
+ GV giúp các em nhận ra được sự đa dạng phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận . 
* Kết luận : Xung quanh ta có rất nhiều cây . Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau . Mỗi cây thường có rễ , thân , lá , hoa và quả . 
+ GV giới thiệu tên một số cây trong SGK 
trang 76 , 77 
+ Hình 1 : Cây khế 
+ Hình 2 : Cấy vạn tuế ( trồng trong chậu đặt trên bờ tường ) , cây trắc bách diệp ( cây cao nhất ở giữa hình ) . . . 
+ Hình 3 : Cây kơ-nia ( cây có thân to nhất ) , cây cau ( cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ-nia ) . 
+ Hình 4 : Cây lúa ở ruộng bậc thang , cây tre , . . .
+ Hình 5 : cây hoa hồng .
+ Hình 6 : Cây súng .
* HĐ2 : Làm việc cá nhân 
* Mục tiêu :Biết vẽ và tô màu một số cây 
* Cách tiến hành :
Bước 1 : 
+ GV YC HS lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được . Các em có thể vẽ phác ở ngoài sân rồi vào lớp hoàn thiện tiếp hoặc các em có thể vào lớp vẽ theo trí nhớ của mình .
+ Lưu ý : Tô màu , ghi chú tên cây và các bộ pậhn của cây trên hình vẽ . 
Bước 2 :Trình bày .
+ Dán bài của mình trước lớp . GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to , nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn dán vào đó trưng bày trước lớp . 
+ GV YC HS tự giới thiệu về bức tranh của mình .
+ GV và HS nhận xét , đánh giá các bức tranh của lớp . 
+ Chia làm 8 nhóm 
+ Phân khu vực để các nhóm quan sát 
+ HS nhắc lại nhiệm vụ 
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát 
+ Lớp tập trung 
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả . 
 Thứ tư ngày 19 tháng 1 

File đính kèm:

  • docgiao an tuan20 - vuong.doc
Giáo án liên quan