Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 1 - Học kì I - Tuần 1 đến tuần 4

I.MỤC TIÊU- HS :

- Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán ) để học thủ công.

- GDSDNLTK&HQ:(liên hệ)

II.CHUẨN BỊ:

 _ Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

A. Bài cũ (5) Kiểm tra sách vở học sinh

B. Bài mới (25)

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 1 - Học kì I - Tuần 1 đến tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
1.Khởi động: (1’)
2. Giới thiệu bài mới: (1’)
Hoạt động 1:((15’) Làm việc với SGK.
_Mục tiêu: GDKNS: HS biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
Bước 1: Làm việc theo cặp. GV hỏi: 
+ Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn? Hãy chỉ và nói về từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn.
Bước 2: 
- GV yêu cầu một số HS lên trước lớp nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm.
Kết luận:
_Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động và sự hiểu biết .
_ Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn
Hoạt động 2: (12’)
_Mục tiêu:+ So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
GDKNS: KN tự nhận thức:Xác định được sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp. 
- Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau, các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không?
- Điều đó có gì đáng lo không?
Kết luận:
- Các em cần chú ý ăn, uống điều độ; giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn hơn.
_Hai HS cùng quan sát các và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong hình.
_Từng cặp HS làm việc với nhau, quan sát và trả lời các câu hỏi:
HS khá giỏi :- Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết 
Hoạt động cả lớp.
-HS lên trước lớp nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm. Các HS khác bổ sung.
__ Quan sát xem ai béo, ai gầy
-HS phát biểu suy nghĩ cá nhân về những câu hỏi. 
 C .Nhận xét- dặn dò: (3’) Nhận xét
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 3 “Nhận biết các vật xung quanh”
Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2012
THỦ CÔNG
Bài 2: XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC ( T1 )
I.MỤC TIÊU- Biết cách xé, dán hình chữ nhật.- Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa- Hình dán có thể chưa phẳng.
- GDHS cẩn thận, tỉ mỉ
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:_ Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác
 2.Học sinh: _ Giấy thủ công màu 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
 A.Bài cũ : (3-5’) Kiểm tra dụng cụ của học sinh
 B.Bài mới (25-27’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: 
_ Cho xem bài mẫu, hỏi:
+ Những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật? Hình tam giác?
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
a) Vẽ và xé hình chữ nhật
_Lấy 1 tờ giấy thủ công màu sẫm, lật mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ 1 hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh 6 ô.
_ Làm thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật: tay trái giữ chặt tờ giấy (sát cạnh hình chữ nhật), tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo cạnh hình, lần lượt các thao tác như vậy để xé các cạnh.
 b) Vẽ và xé hình tam giác:
_ Lấy giấy màu sẫm, lật mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ một hình chữ nhật dài 8 ô, rộng 6 ô.
_ Đếm từ trái sang phải 4 ô, đánh dấu để làm đỉnh tam giác.
_ Từ điểm đánh dấu dùng bút chì vẽ nối với 2 điểm dưới của hình chữ nhật ta có hình tam giác 123.
_ Xé từ điểm 1 đến điểm 2, từ 2 đến 3, từ 3 đến 1 ta được hình tam giác123.
c) Dán hình:
 Sau khi đã xé dán xong được hình chữ nhật và hình tam giác, GV hướng dẫn dán:
* Để hình khi dán không nhăn, thì sau khi dán xong nên dùng 1 tờ giấy đặt lên trên và miết tay cho phẳng.
_ Ướm đặt hình vào các vị trí cho cân đối trước khi dán.
3. Học sinh thực hành
_ Yêu cầu HS kiểm tra lại hình.
_ Xé 1 cạnh của hình chữ nhật.
_ Nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa.
+ Quan sát những đồ vật xung quanh
_ Quan sát
_ Lấy giấy nháp có kẻ ô tập đếm ô, vẽ và xé hình chữ nhật.
_ Quan sát
_ Lấy giấy nháp có kẻ ô tập đếm, đánh dấu, vẽ và xé hình tam giác.
Quan sát
Với HS khéo tay:
- Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng 
- Có thể xé được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
.
HS kiểm tra lại sản phẩm.
_ Đặt tờ giấy màu lên bàn đếm ô và vẽ hình chữ nhật.
_ Thực hiện theo, và tự xé các cạnh còn lại.
_ Thực hiện chậm rãi.
_ Kiểm tra, nếu hình chưa cân đối thì sửa lại cho hoàn chỉnh.
C..Củng cố - dặn dò(5’) Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu có kẻ ô, bút chì, hồ để học bài
 _ Dặn dò: “Xé, dán hình vuông, hình tròn.
Thứ năm ,ngày 6 tháng 9 năm 2012
THỂ DỤC
Bài 2: TRÒ CHƠI – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.
I. MỤC TIÊU:
- Làm quen tập hợp hàng dọc , dóng hàng dọc .
- Biết đứng vào hàng dọc và dóng với bạn đứng trước cho thẳng (có thể còn chậm).
- Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi theo yêu cầu của GV .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường. GV chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
Đ. LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Khởi động: + Đứng vỗ tay, hát.
 + Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2,.. 
2/ Phần cơ bản: 
a) Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc:
_ Tập hợp hàng dọc:
 + Khẩu lệnh: “ Thành 1 (2, 3, 4) hàng dọc tập hợp!”
 -Tổ trưởng tổ 1 nhanh chóng chạy đến đứng đối diện và cách GV khoảng cách 1 cánh tay.
 -Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4 lần lượt đứng bên trái tổ trưởng tổ 1, và cách nhau 1 khuỷu tay.
-Các tổ viên từng tổ lần lượt tập hợp sau tổ trưởng tổ mình theo thứ tự từ thấp đến cao dần, khoảng cách 1 cánh tay.
_ Dóng hàng dọc:
 + Khẩu lệnh: “ Nhìn trước  thẳng!”
 _ Khẩu lệnh: “ Thôi!”
b) Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”:
 3/Phần kết thúc:
_ Thả lỏng Nhận xét
5 phút
25 phút
5 phút
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang
- Ôn trò chơi và làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng.
-Buông tay xuống (tổ 1) tất cả về tư thế đứng tự nhiên
- Thực hiện 2-3 lần
- HS đứng vỗ tay và hát
 Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2012
ĐẠO ĐỨC – T2
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
 - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. 
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp. 
GDKNS: -Kỹ năng tự tin trước đông người. -Kỹ năng lắng nghe tích cực.
 Đc : Không yêu cầu học sinh quan sát tranh và kể lại câu chuyện theo tranh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:- HS : Vở bài tập Đạo đức 1.
 GV - Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A.BÀI CŨ. (5’) Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp 1 ( học chăm chỉ, vâng lời cô)
BÀI MỚI (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh (Bài tập 4) 
GDKNS: -Kỹ năng tự tin trước đông người. -Kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Mời HS kể chuyện trước lớp.
- GV kể lại truyện, vừa kể, vừa chỉ vào từng tranh.
Tranh 1: Đây là bạn Mai. Mai 6 tuổi. Năm nay Mai vào lớp Một. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học.
 Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật là đẹp. Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp.
 Tranh 3: Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bảo điều mới lạ. Rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết, biết tự làm toán nữa. Em sẽ tự đọc truyện, đọc báo cho ông bà nghe, sẽ tự viết được thư cho bố khi bố đi công tác xa
 Mai sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
 Tranh 4: Mai có thêm nhiều bạn mới, cả bạn tray lain bạn gới. Giờ ra chơi, em cùng các bạn chơi đùa ở sân trường thật là vui.
 Tranh 5:Về nhà, Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn của em,Cả nhà điều vui: Mai đã là HS lớp Một rồi!
* Hoạt động 2: Múa hát
Kết luận chung
_ Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
_ Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là HS lớp Một.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- 2- 3 HS kể trước lớp.
HSKG:
- Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tốt.
- Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.
HS múa, hát, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề “ Trường em ”
C. Củng cố- dặn dò: (5’) Em phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 1?
 Dặn dò: Học bài 2: “Gọn gàng, sạch sẽ” _ Vở bài tập_Lược chải đầu
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 2 :
Bài : 	 SINH HOẠT LỚP-SINH HOẠT SAO 
 	I. Mục tiêu :
- Ổn định lớp – Trang trí góc học tập 
- Giúp HS đi vào nền nếp
- Biết phê và tự phê
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập
	II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Kiểm tra ĐDHT :
GV kiểm tra sách vở –ĐDHT - Nhắc nhở 1 số em chưa đủ vở – ĐDHT 
2 Kiểm điểm tuần qua
+ Học tập : Bước đầu đã đi vào ổn định
+ Nề nếp : Đã đi vào ổn định, 1 số em đi học trễ 
+ Vệ sinh : Lớp học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn
+ Thể dục : Cô giáo còn nhắc nhởû nhiều
Tuyên dương các em có cố gắng : Phương Uyên, Duyên, Lam
 3.Sinh hoạt Sao : - Tiếp tục ổn định tổ chức Đội-Sao đầu năm
 4 Kế hoạch tuần 3 :- Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp- Thuộc 5 điều Bác dạy- Đội mũ BH khi ngồi xe máy
*******************************************
TUẦN 3
Thứ HAI, ngày 10 tháng 9 năm 2012
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 3:	NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay, ( da) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh 
_ Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể
 -GDKNS: -Kĩ năng giao tiếp - Kĩ năng tự nhận thức-
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_ Một số đồ vật như: Bông hoa hoặc xà phòng thơm, nước hoa, quả bóng, quả mít hoặc loại quả có vỏ sần sùi như chôm chôm, sầu riêng cốc nước nóng, nước đá lạnh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Bài cũ (5’) Để khỏe mạnh mau lớn em cần phải làm gì?(ăn uống đủ chất)
 Độ tuổi giống nhau nhưng các em lớn lên như thế nào?(có thể giống hoặc khác nhau)
Bài mới (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: _GV cho HS chơi trò chơi: “ Nhận biết các vật xung quanh.
Hoạt động 1: 
_ Mục tiêu: Mô tả được một số vật xung quanh.
GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét về các giác quan của mình: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da).
Chia nhóm
- Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn nhụi hay sần sùi của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình ở SGK. 
Hoạt động 2: 
_Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
GDKNS: -Phát triển kỹ năng hợp tác thông qua thảo luận nhóm.
* Bước 1:- GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm:
+ Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật?
+ Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?
+ Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật?
+ Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn?
+ Nhờ đâu bạn biết một vật là cứng, mềm; sần sùi, mịn màng, trơn, nhẵn; nóng, lạnh?
+ Nhờ đâu bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay tiếng chó sủa?
* Bước 2:-- GV lần lượt cho cả lớp thảo luận:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da chúng ta mất hết cảm giác?
Kết luận: - Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể. 
_ 2 – 3 HS lên chơi.
- Một nhóm 2 HS
-HS từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe về các vật có trong hình 
Thảo luận theo nhóm nhỏ.
+ Nhờ mắt.
+ Nhờ mắt.
+ Nhờ mũi.
+ Nhờ lưỡi.
+ Nhờ tay.
+ Nhờ tai.
- HS tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Các em sẽ thay nhau hỏi và trả lời.
HSKG- Nêu được những ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng 
 C.. Củng cố- dặn dò: (5’)_Nhận xét tiết học_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 4: “Bảo vệ mắt và tai”
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
THỦ CÔNG
Bài 2: XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC (T2)
I.MỤC TIÊU:
 - Biết cách xé, dán hình tam giác.
- Xé, dán được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. 
- GDHS yêu thích sản phẩm mình làm ra
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác
 2.Học sinh: Giấy thủ công màu _ Giấy nháp 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
 A.Bài cũ : (3-5’) Kiểm tra dụng cụ của học sinh
 B.Bài mới (25-27’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: 
_ Cho xem bài mẫu, hỏi:
+ Những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật? Hình tam giác?
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu 
a) Vẽ và xé hình chữ nhật
_Lấy 1 tờ giấy thủ công màu sẫm, lật mặt sau, đánh dấu và vẽ 1 hình chữ nhật 
_ Làm thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật
_ Lật mặt có màu để HS quan sát hình chữ nhật.
 b) Vẽ và xé hình tam giác:
_ Lấy giấy màu sẫm, lật mặt sau đánh dấu và vẽ một hình tam giác
c) Dán hình: GV hướng dẫn dán:
_ Lấy 1 ít hồ dán, dùng ngón tay trỏ di đều, sau bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
_ Ướm đặt hình vào các vị trí cho cân đối trước khi dán.
3. Học sinh thực hành Yêu cầu HS kiểm tra lại hình.
_ Xé 1 cạnh của hình chữ nhật.
_ Nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa
 C. Củng cố - dặn dò:(5’)
: Nhận xét tình hình học tập và sự chuẩn bị 
 _ Dặn dò: “Xé, dán hình vuông, hình tròn.
Chuẩn bị giấy trắngbút chì, hồ để học bài
+ Quan sát những đồ vật xung quanh
_ Quan sát
_ Quan sát
_ Lấy giấy nháp , vẽ và xé hình chữ nhật, hình tam giác
_ Kiểm tra, nếu hình chưa cân đối thì sửa lại cho hoàn chỉnh.
_ Dán sản phẩm và vở. 
Với HS khéo tay:
- Xé, dán được hình tam giác. Đường xé tương đối thẳng, ít bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
Thứ năm ,ngày 13 tháng 9 năm 2012
THỂ DỤC
Bài 3: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
- Biết cách tập hợp hàng dọc , dóng thẳng hàng dọc 
- Bước đầu biết cách đứng nghiêm , đứng nghỉ (bắt chước đúng theo GV) .
- Tham gia chơi được (có thể còn chậm). “ Diệt các con vật có hại
Đc : Nội dung quay phải, quay trái chuyển sang lớp 2.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường. - còi 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG.
Đ. LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Khởi động:
 + Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
 + Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 
2/ Phần cơ bản: 
a) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc:
_ Lần 1: GV chỉ huy, sau đó cho HS giải tán.
_ Lần 2-3: Để cán sự điều khiển, GV giúp đỡ.
b) Tư thế đứng nghiêm:
_Khẩu lệnh: “Nghiêm!”
_ Động tác: GV vừa hướng dẫn và làm mẫu cho HS quan sát
_ GV hô: “Thôi!” để HS đứng bình thường.
c) Tư thế đứng nghỉ:_ Khẩu lệnh: “Nghỉ!”_Động tác: GV hướng dẫn và làm mẫu- HS làm theo
d) Tập phối hợp: Nghiêm, nghỉ
e) Tập phối hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ
3/Phần kết thúc:
_ Thả lỏng_ Củng cố_ Nhận xét
2-3 phút
1 phút
1-2 phút
2 phút
2-3 lần
2-3 lần
2-3 lần
2 lần
5-6 phút
1-2 phút
1-2 phút
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang
- Ôn và học mới đội hình đội ngũ, ôn trò chơi “diệt các con vật có hại”
-Giậm chân tại chỗ.
Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
Bài 2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
-GDSDNLTK&HQ (liên hệ): GDHS ý thức giữ gìn vệ sinh, quần áo sạch sẽ, góp phần giảm thiểu chi phí năng lượng dùng trong sản xuất
- GDBVMT :(liên hệ) GDHS ý thức gọn gàng, sạch sẽ trong sinh hoạt cũng là hình thức BVMT
-GDTTHCM:(liên hệ)
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:- HS Vở bài tập Đạo đức 1
-GV: Bài hát “ Rửa mặt như mèo” (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)- Bút chì hoặc sáp màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
 A/ BÀI CŨ:(5’)_Trẻ em có những quyền gì?(Quyền được đi học,có tên)
_Em phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 1?( Học giỏi)
B/BÀI MỚI:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1:(10’) HS thảo luận 
_GV yêu cầu HS tìm và nêu tên bạn nào trong lớp hôm nay có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
Vì sao em cho là bạn đó gọn gàng sạch sẽ?
GV khen những HS đã nhận xét chính xác.
* Hoạt động 2(10’):HS làm bài tập 1.
_GV giải thích yêu cầu bài tập.
+ Tại sao em cho là bạn mặc gọn gàng, sạch sẽ hoặc chưa gọn gàng, sạch sẽ và nên sửa chữa như thế nào thì sẽ trở thành gọn gàng sạch sẽ.
+Một số gợi ý:
- Áo bẩn: giặt sạch.-- Aùo rách: đưa mẹ vá lại.
-Cài cúc áo lệch: cài lại ngay ngắn.
- Quần ống thấp ống cao: sửa lại ống.
- Dây giầy không buộc: thắt lại dây giầy.
- Đầu tóc bù xù: chải lại tóc.
* Hoạt động 3:(8’) làm bài tập 2’)
_GV yêu cầu HS chọn một bộ quần áo đi học phù hợp cho bạn nam và một bộ cho bạn nữ, rồi nối bộ quần áo đã chọn với bạn nam hoặc bạn nữ trong tranh.
GDMT: Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ thể hiện con người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm sạch đẹp
GDSDNLTK&HQ : Gọn gàng sạch sẽ trong ăn mặc, sinh hoạt góp phần giữ gìn sức khoẻ, giảm thiểu các chi phí như vậy là sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Kết luận
_ Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng.
_Không mặc quần áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứt khuy, bẩn hôi, xộc xệch đến lớp.
GDTTHCM:Biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
* Nhận xét- dặn dò:(2’)_Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ_ Chuẩn bị tiết 2
- HS nêu tên và mời bạn có đầu tóc, gọn gàng sạch sẽ lên trước lớp.
- HS nhận xét về quần áo, đầu tóc của các bạn.
_HS làm việc cá nhân và trình bày
-
_ HS làm bài tập.
_ Một số HS trình bày sự lựa chọn của mình. Các HS khác lắng nghe và nhận xét.
_HS trả lời
_ Mang sách bài tập Đạo đức 1
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 3 :
Bài : SINH HOẠT LỚP-SINH HOẠT SAO 
I. Mục tiêu :
- Ổn 

File đính kèm:

  • docCACMON 1-4.doc
Giáo án liên quan