Bài soạn Giải tích 12: Lôgarit

Định nghĩa:

-Trong bài toán 2 với a, b là hai số dương và a ≠ 1 ta gọi số α thỏa mãn đẳng thức

a α = b là lôgarit cơ số a của b.

- yêu cầu một học sinh phát biểu nội dung ĐN.

- Đưa ra VD1: yêu cầu học sinh vận dụng ĐN để tính.

- Nhấn mạnh cho HS cách tính lôgarit dựa vào đẳng thức trong ĐN.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Giải tích 12: Lôgarit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được khái niệm lôgarit cơ số a (a > 0, a ≠ 1) của một số.
Nắm được các tính chất của lôgarit (so sánh hai lôgarit cùng cơ số, quy tắc tính lôgarit, đổi cơ số của lôgarit).
Biết các khái niệm lôgarit thập phân, số e và lôgarit tụ nhiên.
2. Kỹ năng:
Biết vận dụng ĐN để tính một số biểu thức lôgarit đơn giản.
Biết vận dụng các tính chất của lôgarit vào các bài tập biến đổi, tính toán các biểu thức chứa lôgarit.
3. Tư duy: 
Phát triển khả năng tư duy lôgic, đối thoại, sáng tạo và linh hoạt.
Giúp học sinh biết nhìn nhận, quy lạ về quen.
Phát triển tư duy phê bình và tự phê bình thông qua hoạt động nhóm.
4. Thái độ:
Chủ động phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới.
Quy củ, nề nếp trong lớp học, tuân theo điều khiển của giáo viên.
Có tinh thần hợp tác, xây dựng trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án bài Lôgarit (Đây là giáo án tiết lý thuyết thứ nhất).
Các slide để trình chiếu.
Computer và projector; Máy chiếu.
Hệ thống bài tập từ dễ đến khó làm ví dụ giúp học sinh hiểu và khác sâu lý thuyết vừa học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đồ dùng học tập, sách giáo khoa.
Ôn tập kiến thức cũ về lũy thừa và hàm số lũy thừa.
Bảng phụ để hoạt động theo nhóm.
III. Phương pháp dạy học:
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh, nắm bắt được tri thức, như: trình diễn, tổ chức hoạt động nhóm, giảng giải, vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề Trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, hoạt động nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp nêu tình huống có vấn đề giúp HS tiếp cận bài mới).
HĐ2: Tiếp cận khái niệm lôgarit và các tính chất của lôgarit.
HĐ3: Khắc sâu khái niệm trên thông qua bài tập đơn giản.
HĐ4: Chiếm lĩnh tri thức về quy tắc tính lôgarit.
HĐ5: Luyện tập.
HĐ6: Câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức.
Tiến trình cụ thể:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng – Trình chiếu
- Đưa ra câu hỏi.
Cho cả lớp ở dưới suy nghĩ tìm lời giải, gọi một học sinh đứng dậy nêu kết quả và nêu cách suy luận để được kết quả đó.
- Giải bài toán, trả lời câu hỏi.
- Ta thấy: 
2x =8 = 23 
Vậy x = 3
Tương tự ta có:
x = -2
x = 4
- Đặt ra tình huống có vấn đề: Với bài toán trên, thay đổi dữ kiện:
Tìm x để 3x = 5 thì các em giải như thế nào? 
- Dẫn đến HS gặp khó khăn trong việc biểu diễn số 5 dưới dạng lũy thừa của số 3.
- Đi tìm lời giải cho bài toán mới.
- Gặp khó khăn àcó nhu cầu giải quyết khó khăn đó.
HĐ2: Tiếp cận khái niệm lôgarit và các tính chất của lôgarit
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng – Trình chiếu
Như vậy, dẫn đến hai dạng bài toán:
- Biết α , tìm b.
- Biết b, tìm α .
Bài toán thứ hai dẫn đến khái niệm lấy lôgarit của một số mà tiết học hôm nay chung ta sẽ đi tìm hiểu về phép toán mới này!
- HS đã biết tìm.
- HS chưa biết tìm.
Định nghĩa:
-Trong bài toán 2 với a, b là hai số dương và a ≠ 1 ta gọi số α thỏa mãn đẳng thức
a α = b là lôgarit cơ số a của b.
- yêu cầu một học sinh phát biểu nội dung ĐN. 
- phát biểu nội dung định nghĩa trong SGK tr.63
- Đưa ra VD1: yêu cầu học sinh vận dụng ĐN để tính.
- Nhấn mạnh cho HS cách tính lôgarit dựa vào đẳng thức trong ĐN.
- vận dụng đẳng thức trong định nghĩa để tính lôgarit.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện hoạt động 2, phần b, SGK tr.63
- Từ kết quả của hoạt động 2 dẫn đến chú ý.
- Thực hiện HĐ2 SGK tr.63.
Tính chất của lôgarit
Đưa ra các lôgarit trong tính chất cho học sinh dự đoán rồi chiếu kết quả chính xác lên.
- Hướng dẫn học sinh chứng minh các tính chất này.
- Chứng minh các tính chất của lôgarit.
HĐ3: Khắc sâu khái niệm trên thông qua bài tập đơn giản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng – Trình chiếu
- Đưa ra bài tập.
Chia lớp thành 4 nhóm giải vào bảng phụ rồi cử đại diện trình bày kết quả .
- Học sinh tự kiểm tra chéo các nhóm.
- Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án chính xác để các nhóm so sánh đáp số.
- HS hoạt động theo nhóm dưới sự điều khiển của GV.
-Kiểm tra kết quả của nhóm khác.
- Lắng nghe và theo dõi đáp án để so sánh.
HĐ4: Chiếm lĩnh tri thức về quy tắc tính lôgarit
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng – Trình chiếu
- Chia lớp thành 2 nhóm, thực hiện như trên bảng trình chiếu.
- Yêu cầu học sinh nêu kết quả tính được.
- So sánh 2 kết quả đó?
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện đọc kết quả.
- So sánh 2 kết quả thấy bằng nhau.
- Từ việc 2 kết quả bằng nhau dẫn đến nếu ta khái quát hóa thì sao?
- Từ đó HD HS CM điều trên là đúng.
- Theo CM đó ta có định lý. Em hãy phát biểu thành lời?
Phát biểu điều khái quát.
- HS CM điều khái quát trên dưới sự HD của GV.
- Phát biểu thành lời định lý trên.
- Chia lớp thành 2 nhóm, thực hiện như trên bảng trình chiếu.
- Yêu cầu học sinh nêu kết quả tính được.
- So sánh 2 kết quả đó?
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện đọc kết quả.
- So sánh 2 kết quả thấy bằng nhau.
- Từ việc 2 kết quả bằng nhau dẫn đến nếu ta khái quát hóa thì sao?
- Từ đó HD HS CM điều trên là đúng.
- Theo CM đó ta có định lý. Em hãy phát biểu thành lời?
Phát biểu điều khái quát.
- HS CM điều khái quát trên dưới sự HD của GV.
- Phát biểu thành lời định lý trên.
- Đưa nội dung định lý thành một bài toán. 
- Yêu cầu HS CM.
- Khi có kết quả đặt vấn đề bài toán trên là nội dung định lý 3 cho ta quy tắc tính lôgarit của một lũy thừa.
Hiểu đề bài toán
- CM bài toán.
- Nghe và hiểu.
- Đưa ra ví dụ áp dụng.
- HS giải ví dụ.
HĐ5: Luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng – Trình chiếu
Giáo viên chiếu bài tập lên và nêu yêu cầu.
Chia lớp thành 4 nhóm thực hiện 4 nhiệm vụ tính giá trị của các biểu thức A, B, C, D.
Lắng nghe và làm theo yêu cầu của giáo viên.
Hợp tác làm việc theo nhóm có hiệu quả và tinh thần tập thể.
HĐ6: Câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức
* Về nhà: 
Làm bài tập SGK
Ôn tập khái niệm, tính chất, quy tắc tính lôgarit vừa học.
Đọc trước phần công thức đổi cơ số.

File đính kèm:

  • docChuong_II_3_Logarit.doc
Giáo án liên quan