Bài kiểm tra năng lực hội thi giáo viên giỏi trường - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học An Phụ
Họ và tên giáo viên: .
Trình độ đào tạo: .
Năm vào ngành: . .
Đơn vị tổ chuyên môn: .
Điểm bài thi Giám khảo chấm (kí, họ tên)
Viết bắng số Viết bằng chữ
1 .
2 .
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)
Đồng chí hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Nhiệm vụ của giáo viên ( không làm công tác chủ nhiệm) được quy định trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có:
A. 6 nhiệm vụ B. 10 nhiệm vụ
C. 8 nhiệm vụ D. 12 nhiệm vụ
Câu 2. Danh mục khung vị trí việc làm trong trường tiểu học gồm mấy nhóm vị trí việc làm?
A. 2 nhóm B. 3 nhóm
C. 4 nhóm D. 5 nhóm
UBND THỊ XÃ KINH MÔN TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHỤ BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 - 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) Họ và tên giáo viên: .. Trình độ đào tạo: .. Năm vào ngành: ... Đơn vị tổ chuyên môn: . Điểm bài thi Giám khảo chấm (kí, họ tên) Viết bắng số Viết bằng chữ 1.. 2.. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM) Đồng chí hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Nhiệm vụ của giáo viên ( không làm công tác chủ nhiệm) được quy định trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có: A. 6 nhiệm vụ B. 10 nhiệm vụ C. 8 nhiệm vụ D. 12 nhiệm vụ Câu 2. Danh mục khung vị trí việc làm trong trường tiểu học gồm mấy nhóm vị trí việc làm? A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm Câu 3. Nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm trong CTGDPT 2018 được triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021 gồm mấy mạch nội dung đối với lớp 2,3,4,5? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 4. Theo thông tư Số: 27/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020, đánh giá kết quả giáo dục học sinh cuối năm học theo những mức độ nào? A. Hoàn thành xuất sắc; Hoàn thành tốt; Hoàn thành B. Hoàn thành xuất sắc; Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành C. Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành D. Hoàn thành xuất sắc; Hoàn thành tốt; Chưa hoàn thành Câu 5. Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện như thế nào? A. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học. B. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. C. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. D. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học. Câu 6. Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là: A. Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm và chứng chỉ dạy tiểu học hoặc có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học B. Có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học C. Có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục tiểu học. D. Có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc Có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục tiểu học. Câu 7. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có: A. 3 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. B. 4 tiêu chuẩn và 12 tiêu chí C. 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí D. 6 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí Câu 8. Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có mấy quyền? A. 8 quyền B. 9 quyền C. 10 quyền D. 11 quyền Câu 9. Theo thông tư Số: 27/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020, có những phương pháp nào thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh? A. Phương pháp quan sát, Phương pháp vấn đáp, Phương pháp kiểm tra viết. B. Phương pháp vấn đáp, Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh. C. Phương pháp quan sát, Phương pháp kiểm tra viết, Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh. D. Phương pháp quan sát, Phương pháp vấn đáp, Phương pháp kiểm tra viết, Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh. Câu 10. Theo thông tư Số: 27/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020, hồ sơ đánh giá học sinh bao gồm: A. Học bạ; bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. B. Học bạ; bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp; bài kiểm tra định kì. C. Học bạ; bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp; bài kiểm tra định kì; sổ liên lạc. D. Học bạ; sổ theo dõi chất lượng giáo dục; bài kiểm tra định kì. PHẦN II: TỰ LUẬN (6 ĐIỂM) Câu 1 ( 1 điểm): Theo công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16 tháng 4 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Đồng chí hãy ghi lại thứ tự các bước thự hiện trong nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Câu 2 ( 2 điểm): Theo thông tư Số: 27/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020, Đề kiểm tra định kỳ được thiết kế theo mấy mức, là những mức nào? Câu 3 ( 3 điểm): Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh chuyển trường cần có những hồ sơ gì? HƯỚNG DẪN CHẤM Phần trắc nghiệm ( Khoanh đúng đáp án duy nhất mỗi câu cho 0,4 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐÁP ÁN D B A B C D C C D A Phần tự luận Câu 1 ( 2 ĐIỂM): Bước 1. Xây dựng bài học minh họa Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ Bước 3. Phân tích bài học Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày Câu 2 ( 2 ĐIỂM): Theo thông tư Số: 27/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020, Đề kiểm tra định kỳ được thiết kế theo 3 mức. Các mức cụ thể là: - Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập; - Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự; - Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống. Câu 3 ( 2 ĐIỂM): Hồ sơ học sinh chuyển trường gồm: a) Đơn xin chuyển trường của Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh. b) Học bạ. c) Thông tin về tài liệu học tập (tại trường đang học), tiến độ thực hiện chương trình, bảng tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và học tập của học sinh theo quy định. d) Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật (nếu có)
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_nang_luc_hoi_thi_giao_vien_gioi_truong_nam_hoc.doc