Bài kiểm tra định kì giữa kì 1 môn Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Phụ

1. Làm bài tập:

 Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?

a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.

b. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.

c. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.

Câu 2: Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?

a. Đề thứ nhất. b. Đề thứ hai. c. Đề thứ ba.

Câu 3: Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra?

a. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.

b. Vì không ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.

c. Vì không ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.

Câu 4: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra định kì giữa kì 1 môn Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:............................................................................
Lớp: 4..........
Trường Tiểu học An Phụ
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
Năm học 2019 - 2020
Môn: Tiếng Việt lớp 4
Ngày kiểm tra 01 tháng 11 năm 2019
(Thời gian làm bài 25 phút)
ĐIỂM
ĐỌC: .....................
VIẾT: ....................
T. VIỆT: ...............
NHẬN XÉT
......................................................................................................
....................................................................................................
...................................................................................................
GIÁM KHẢO
1..............................
2. ............................
Phần kiểm tra đọc ( 10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: ....../ 3 điểm
II. Đọc thầm và làm bài tập: ....../ 7 điểm
Bài đọc:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
	Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.
	Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề khác nhau rồi nói:
	- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm cao nhất là 8. Với đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6. Các em được chọn làm một trong ba đề này.
	Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”. Các bạn khác trong lớp phần lớn cũng chọn đề thứ hai. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
	Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn đề nào thì cũng được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài?”
	Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
	- Thưa thầy, vì sao lại thế ạ?
	Thầy mỉm cười:
	- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của các em. Các em ai cũng ước mơ đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vượt lên đến đỉnh điểm của thành công.
	Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ!
	Theo LINH NGA
Làm bài tập:
	Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?
a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.
b. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.
c. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.
Câu 2: Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
a. Đề thứ nhất.	b. Đề thứ hai.	c. Đề thứ ba.
Câu 3: Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra?
a. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.
b. Vì không ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.
c. Vì không ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.
Câu 4: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?
Câu 5: Trong câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
b. Để đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
c. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật
Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?
a. Âm đầu và vần.	b. Âm đầu, vần và thanh.
c. Vần và thanh.	
Câu 7: Từ “rụt rè” thuộc loại từ nào?
a. Từ đơn b. Từ láy c. Từ ghép
Câu 8: Dấu hai chấm trong câu Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài?” có tác dụng gì?
a. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
b. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
c. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là dấu gạch đầu dòng.
Câu 9: Em hãy gạch chân động từ trong câu sau: “Một tuần sau, thầy trả bài.”
Câu 10: Trong các từ sau, có một từ chứa tiếng "ước" không cùng nhóm với tiếng "ước" trong các từ còn lại. Hãy gạch chân từ đó.
ước mong, ước mơ, ước nguyện, ước lượng, ước vọng.
Câu 11: Hãy viết lại cho đúng chính tả các tên riêng sau: ácboa, braxin, cônggô, hai bà trưng
Câu 12: Dòng nào dưới đây ghi đúng từ ghép phân loại?
	a. Nhà lá, nhà cửa, xe cộ, nhà sàn.
	b. Xe đạp, xe máy, xe cộ, nhà lá, nhà sàn.
	c. Xe đạp, nhà lá, xe máy, nhà sàn.
UDND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHỤ
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
Năm học 2019 - 2020
Môn: Tiếng việt lớp 4
Thời gian làm bài: 50 phút
Ngày kiểm tra 01 tháng 11 năm 2019
Phần Kiểm tra viết.
1. Chính tả: Nghe - viết ( 2 điểm - 15 phút).
Kỷ niệm mùa hè
        Tôi là một cô bé mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng và dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi thường đứng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió. 
	Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao.
2. Tập làm văn ( 8 điểm - 35 phút):
	Đề bài: Em hãy viết một bức thư cho người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kì I vừa qua.
UDND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHỤ
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
Năm học 2019 - 2020
Môn: Tiếng việt lớp 4
Thời gian làm bài: 50 phút
Ngày kiểm tra 01 tháng 11 năm 2019
Phần Kiểm tra viết.
1. Chính tả: Nghe - viết ( 2 điểm - 15 phút).
Kỷ niệm mùa hè
        Tôi là một cô bé mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng và dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi thường đứng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió. 
	Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao.
2. Tập làm văn ( 8 điểm - 35 phút):
	Đề bài: Em hãy viết một bức thư cho người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kì I vừa qua.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 4
Phần I- KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
1- Đọc thành tiếng (3điểm)
2- Đọc thầm và làm bài tập (7điểm)
Khoanh vào chữ cái duy nhất trước kết quả đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. (Riêng câu 4 và câu 10: Làm đúng theo yêu cầu cho 1 điểm.)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
c
b
a
b
c
b
a
c
Câu 4: Học sinh nêu được: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ! (1,0 điểm)
Câu 9: Học sinh gạch chân động từ: trả hoặc trả bài (0,5 điểm)
Câu 10: Học sinh gạch chân từ: ước lượng (1,0 điểm)
Câu 11: (0,5 điểm)
 Ác-boa, Bra-xin, Công-gô, Hai Bà Trưng
Phần- KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
1- Chính tả: 2 điểm 
- Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (1 điểm)
Nếu chữ viết không rõ ràng,chưa đúng kích cỡ, trình bày bẩn có thể trừ 0,25 - 0,5 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ.
- Viết đúng chính tả: 1 điểm (không mắc quá 5 lỗi)
 	Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng): từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần.
2- Tập làm văn: 8 điểm
	Viết được lá thư gửi cho một người thân ở xa, đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay, đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ 3 phần.
 Thang điểm cụ thể: 
- Phần đầu thư (1 điểm):	 Nêu được thời gian và địa điểm viết thư
	 	Lời thưa gửi phù hợp
- Phần chính (4 điểm): Nêu được mục đích, lí do viết thư
	Thăm hỏi tình hình của người thân
	Thông báo tình hình học tập của bản thân trong nửa học kì I.
	Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người thân	
- Phần cuối thư (1 điểm) 	Lời chúc, lời cảm ơn hoặc hứa hẹn; Chữ kí và họ tên
- Trình bày:+ Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): Trình bày đúng quy định, chữ viết đều, đẹp, không sai lỗi chính tả
	+ Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): Viết câu đúng ngữ pháp; dùng từ chính xác, phù hợp; lời văn tự nhiên, chân thực.
	+ Sáng tạo (1 điểm): Bài viết có sự sáng tạo: diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn dí dỏm, tự nhiên
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 - 7 - 6,5 - 6 - 5,5 - 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5. 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
NĂM HỌC 2019 - 2020
Phần đọc hiểu và kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt:
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
02
01
01
4
Câu số
1,2
3
4
2
Kiến thức tiếng Việt
Số câu
02
02
01
01
01
01
8
Câu số
6,7
5,8
11
12
10
9
Tổng số câu
04
03
01
01
01
02
12
Tổng số điểm
2,0
1,5
0,5
0,5
1,0
1,5
7

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_giua_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.doc