Bài kiểm tra chất lượng cuối năm môn Tiếng Việt lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Phúc Thành (Có hướng dẫn chấm)
I - Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Học sinh bốc thăm và đọc 1 đoạn trong các bài sau rồi trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
1. Bài “Thái sư Trần Thủ Độ” (TV5 - Tập 2 - Trang 15, 16) Đoạn: “Ông cho bắt người . thưởng cho người nói thật.”
2. Bài “Trí dũng song toàn” (TV5 - Tập 2 - Trang 25, 26) Đoạn: “Lần khác chết như sống.”
3. Bài “Lập làng giữ biển” (TV5 - Tập 2 - Trang 36, 37) Đoạn: “Ông Nhụ bước ra ở mãi phía chân trời.”
4. Bài “Phân xử tài tình” (TV5 - Tập 2 - Trang 46, 47) Đoạn: “Lần khác đành nhận tội.”
5. Bài “Phong cảnh đền Hùng” (TV5 - Tập 2 - Trang 68, 69) Đoạn: “Lăng của các vua Hùng đồng bằng xanh mát.”
6. Bài “Một vụ đắm tàu” (TV5 - Tập 2 - Trang 108, 109) Đoạn: “Trên chiếc tàu mái tóc băng cho bạn.”
II - Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) (Thời gian: 30 phút)
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC THÀNH BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM Năm học 2014 - 2015 (Môn Tiếng việt - Lớp 5) Họ và tên:................................................................................. Lớp: 5 ............... Điểm: .................................... Nhận xét: .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... A - KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I - Đọc thành tiếng: (5 điểm) Học sinh bốc thăm và đọc 1 đoạn trong các bài sau rồi trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1. Bài “Thái sư Trần Thủ Độ” (TV5 - Tập 2 - Trang 15, 16) Đoạn: “Ông cho bắt người ... thưởng cho người nói thật.” 2. Bài “Trí dũng song toàn” (TV5 - Tập 2 - Trang 25, 26) Đoạn: “Lần khác chết như sống.” 3. Bài “Lập làng giữ biển” (TV5 - Tập 2 - Trang 36, 37) Đoạn: “Ông Nhụ bước ra ở mãi phía chân trời...” 4. Bài “Phân xử tài tình” (TV5 - Tập 2 - Trang 46, 47) Đoạn: “Lần khác đành nhận tội.” 5. Bài “Phong cảnh đền Hùng” (TV5 - Tập 2 - Trang 68, 69) Đoạn: “Lăng của các vua Hùng đồng bằng xanh mát.” 6. Bài “Một vụ đắm tàu” (TV5 - Tập 2 - Trang 108, 109) Đoạn: “Trên chiếc tàu mái tóc băng cho bạn.” II - Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) (Thời gian: 30 phút) Trái tim người mẹ Một cây Bạch Dương xinh đẹp sống trong rừng cùng ba đứa con gái bé bỏng của mình - ba cây Bạch Dương Con non nớt, khẳng khiu. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xoè cành, xoè lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, mẹ lại xoè bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. Ba cây Bạch Dương Con lớn rất nhanh, và lúc nào cũng vui tươi. Ở bên mẹ, chúng chẳng biết thế nào là lo sợ cả. Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương Con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương Mẹ xòe cành, ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương Mẹ còn chưa kịp nói hết câu, thì một tiếng nổ chói tai vang lên. Tia sét đã đánh trúng Bạch Dương Mẹ, đốt cháy sém cả thân cây. Vẫn nhớ phải bảo vệ các con, nên Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít, nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào mẹ quên xoè cành ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng đã tràn về, thì thân Bạch Dương Mẹ mới chịu gục ngã. Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ”. Nói đến đây, thân cây mẹ đổ gục xuống, nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình. Từ đó đến nay, xung quanh gốc cây đổ, là ba cây Bạch Dương khỏe mạnh, tốt tươi. Bên cạnh đó, một thân cây nằm trên mặt đất, cỏ và rêu phủ đầy. Nếu các bạn có dịp đến nơi ấy trong khu rừng, xin hãy ngồi nghỉ trên thân cây đó - nó mềm mại đến lạ kì! Sau đó, bạn hãy nhắm mắt lại và lắng nghe. Rất có thể, bạn sẽ nghe thấy tiếng trái tim đang đập trong đó. Trái tim người mẹ. (Ngô Linh Nga) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Bạch Dương Mẹ đã chăm sóc con chu đáo như thế nào? A. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xoè cành, xoè lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, Bạch Dương Mẹ lại xoè bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. B. Ba cây Bạch Dương Con lớn nhanh, vui tươi nhờ có mẹ chăm sóc. C. Bạch Dương Mẹ làm cho các con chẳng biết thế nào là lo sợ cả. Câu 2: Bạch Dương Mẹ đã làm những gì để bảo vệ con trong cơn dông tố? A. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xoè cành, xoè lá che mưa, che gió cho con. B. Bạch Dương Mẹ xòe cành, ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. C. Bạch Dương Mẹ ngã xuống, nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình. Câu 3: Chi tiết nào nói về tình yêu con của Bạch Dương Mẹ làm em xúc động nhất? A. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con của mình. B. Không một phút nào mẹ quên xòe cành ôm chặt các con. C. Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành.Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ”. Câu 4: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? A. Các bà mẹ luôn biết cách chăm sóc con cái của họ. B. Tình mẹ yêu con là bất diệt. C. Sức sống mãnh liệt của cây Bạch Dương. Câu 5: Dòng nào sau đây chỉ gồm toàn các từ láy ? A. sấm sét, đùng đùng, nhấp nhoáng, xối xả, mềm mại. B. đùng đùng, nhấp nhoáng, xối xả, mềm mại, tốt tươi. C. khẳng khiu, đùng đùng, nhấp nhoáng, xối xả, mềm mại. Câu 6: Từ "trái tim" trong bài mang nghĩa gì ? A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển. Câu 7: Câu “Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững.” có mấy vế câu ? A. Một vế câu B. Hai vế câu C. Ba vế câu Câu 8: Câu nào là câu ghép? A. Từ đó đến nay, xung quanh gốc cây đổ, là ba cây Bạch Dương khỏe mạnh, tốt tươi. B. Nhưng Bạch Dương Mẹ còn chưa kịp nói hết câu, thì một tiếng nổ chói tai vang lên. C. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xoè cành, xoè lá che mưa, che gió cho con. Câu 9: Dấu phẩy trong câu: “Ba cây Bạch Dương Con lớn nhanh, vui tươi nhờ có mẹ chăm sóc." có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngừ và vị ngữ. B. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu 10: Câu: “Nói đến đây, thân cây mẹ đổ gục xuống, nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình.” là câu gì? A. Ai thế nào? B. Ai làm gì? C. Ai là gì? GV coi chấm: ......................................................................................................... ......................................................................................................... TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM Năm học 2014 - 2015 (Môn Tiếng việt - Lớp 5) Thời gian làm bài: 60 phút B - KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I - Chính tả: (5 điểm) Nghe - viết: Trái tim người mẹ Một cây Bạch Dương xinh đẹp sống trong rừng cùng ba đứa con gái bé bỏng của mình - ba cây Bạch Dương Con non nớt, khẳng khiu. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xoè cành, xoè lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, mẹ lại xoè bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. Ba cây Bạch Dương Con lớn rất nhanh, và lúc nào cũng vui tươi. Ở bên mẹ, chúng chẳng biết thế nào là lo sợ cả. Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ. II - Tập làm văn: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất. Đề 2: Tả một cảnh đẹp của địa phương.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_chat_luong_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.doc
- Hướng dẫn chấm môn tiếng việt.doc