Bài kiểm tra Bồi dưỡng thường xuyên số 1 - Trần Thị Ánh Ngọc
Câu 1:
Những sửa đổi bổ sung về trách nhiệm của GVTH được quy định tại điều 19 của TT22/2016 của BGDDT như sau:
"Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên
1. Giáo viên chủ nhiệm:
• Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
• Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh;
• Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định tại Thông tư này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.
BÀI KIỂM TRA BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN SỐ 1 NÔI DUNG 1 + 2 Họ và tên: Trần Thị Ánh Ngọc Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Yên Lư số 1. Dạy lớ: 2C Câu 1: Đồng chí hãy nêu rõ những sửa đổi bổ sung về trách nhiệm của GVTH được quy định tại điều 19 của TT22/2016 của BGDDT? Câu 2: Những nội dung đổi mới cốt lõi theo NQ 29 là gì và những giải pháp then chốt hiện nay? Bài làm Câu 1: Những sửa đổi bổ sung về trách nhiệm của GVTH được quy định tại điều 19 của TT22/2016 của BGDDT như sau: "Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên 1. Giáo viên chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh; Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh; Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định tại Thông tư này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. 2. Giáo viên không làm công tác chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định; Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh thực hiện việc đánh giá học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu chất lượng giáo dục học sinh; Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. 3. Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá của mỗi học sinh." Câu 2: Những nội dung đổi mới cốt lõi theo NQ 29 và những giải pháp then chốt hiện nay là: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện. Xây dựng nền giáo dục mở, dân chủ, thực học, thực nghiệp (dạy và học thực chất, học đi đôi với hành), có cơ cấu và phương thức hợp lý, gắn với xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Chuẩn hóa hệ thống giáo dục, hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. Cần chuyển mạnh quá trình giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho người học. Đổi mới nội dung giáo dục và đào tạo theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn lý thuyết với thực hành ứng dụng, phù hợp với từng cấp, bậc học. Đổi mới phương thức kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng giáo dục bảo đảm trung thực, tin cậy; đánh giá kết quả hình thành năng lực, phẩm chất chứ không dừng lại ở đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của người học. Giải pháp then chốt và khâu đột phá để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Gồm 3 vấn đề: đổi mới tư duy giáo dục; đổi mới quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu. Đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục là khâu đột phá.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_boi_duong_thuong_xuyen_so_1_tran_thi_anh_ngoc.docx