Bài giảng Tuần 31 - Tiết 1 -Đạo đức: Giáo dục địa phương - Phòng tránh bệnh bại liệt

KL: Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.

* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

- Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.

- Tiến hành:

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 31 - Tiết 1 -Đạo đức: Giáo dục địa phương - Phòng tránh bệnh bại liệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Tiết 1. Đạo đức:
Giáo dục địa phương
PHÒNG TRÁNH BỆNH BẠI LIỆT
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Các dấu hiệu của bệnh bại liệt ở trẻ em.
- Các dấu hiệu của bệnh bại liệt ở trẻ em
- Nguyên nhân và con đường lây lan của bệnh.
- Biết cách phòng và có ý thức phòng bệnh bại liệt ở trẻ em.
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:	
1. Kiến thức: Nhận biết được các dấu hiệu của bệnh bại liệt ở trẻ em. Nguyên nhân và các con đường lây lan của bệnh.
2. Kỹ năng: Biết cách phòng bệnh bại liệt ở trẻ em.	
3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh để phòng bệnh bại liệt.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Tài liệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống. Tranh, phiếu tình huống.
2. Học sinh: Bàn ghế chuẩn bị cho các hoạt động.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
+ Kể tên những bệnh thường hay mắc ở lứa tuổi trẻ em?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu của giờ học. 
- Ghi tên bài: Giáo dục địa phương: Phòng tránh bệnh bại liệt.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Nhận biết về bệnh bại liệt ở trẻ em.
- Mục tiêu: Nhận biết được những dấu hiệu của bệnh bại liệt.
* Tiến hành:
- Đưa tranh vẽ 1 bạn nhỏ bị liệt
+ Nội dung bức tranh vẽ gì?
+ Vì sao bạn nhỏ không tự đi lại được?
- Trước khi bị liệt (từng bộ phận hoặc cơ thể) xuất hiện một số dấu hiệu như đau và co cứng cơ. Sốt vã mồ hôi.
* Hoạt động 2: Nguyên nhân và các con đường lây lan của bệnh bại liệt.
- Mục tiêu: HS nhận biết các con đường lây lan của bệnh.
- Tiến hành:
+ Treo các tranh vẽ về con đường lây lan của bệnh, bao gồm: Qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc qua ruồi, gián
- Yêu cầu: Quan sát và thảo luận theo câu hỏi
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Bệnh bại liệt có thể lây lan bằng cách nào?
- KL: Bệnh bại liệt lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc, nói chuyện với người bệnh. Qua đường tiêu hóa: Nêu thức ăn, đồ uống, tay hoặc đồ dùng khi ăn, uống bị nhiễm phân của người bệnh.
* Hoạt động 3: Cách phòng tránh bệnh bại liệt
- Mục tiêu: HS có ý thức và biết cách phòng tránh bệnh bại liệt.
- Tiến hành.
- Nêu từng tình huống 
+ Tình huống 1: Khi trạm y tế thông báo các em đi tiêm hoặc uống thuốc phòng bệnh, có bạn sợ đau không muốn đi, khi đó em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2: Bạn Hoa đi học về và đói, mẹ đã dọn cơm ra, Hoa định ngồi vào ăn cơm luôn. Em sẽ nói gì với bạn?
- KL: Để phòng bệnh nói chung trong đó có bệnh bại liệt, cần ăn uống, ở sạch và giữ vệ sinh môi trường. Tham gia khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng theo quy định của Y tế.
3. Kết luận
- Củng cố: 
+ Nêu cách phòng tránh bệnh bại liệt?
- Dặn dò: Thực hiện theo bài học
- Nhận xét, giờ học
- Kiểm tra sĩ số
- HS phát biểu
- Nhận xét, đánh giá
- Quan sát
- Tranh vẽ một bạn nhỏ bị liệt không đi lại được phải đi xe lăn
- Bị liệt
- HS phát biểu 
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Thảo luận theo cặp
- Nêu cách xử lý – Nhận xét, phản hồi tích cực
	_________________________________________________________
Tiết 2. Tự nhiên và Xã hội
Tiết 61: TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết hình dạng và sự chuyển động của Trái Đất.
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.
- Biết được hệ Mặt trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.
- HSKG: Biết được hệ Mặt trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.
2. Kỹ năng: Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về thiên nhiên. 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, thích khám phá thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Quả địa cầu, SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, khái niệm về hành tinh trong hệ Mặt Trời (Hành tinh trong Hệ Mặt Trời được định nghĩa: Phải xoay xung quanh Mặt Trời . Phải có khối lượng đủ để lực hấp dẫn của chính nó vượt qua được các sức hút khác sao cho nó có dạng cân bằng thuỷ tĩnh (gần như hình cầu).Lực hấp dẫn của nó đã phải "hút sạch" các vật thể nhỏ hơn nó nằm trong quỹ đạo của nó (ngoại trừ (các) vệ tinh tự nhiên của chính nó) 
2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, bút màu,..
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
- Trái Đất có những chuyển động nào? Trái Đất chuyển động theo hướng nào?
- Nhận xét đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi
- Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Tiến hành:
- Quan sát, giúp đỡ nhóm có khó khăn
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
+ Từ Mặt Trời xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?
- KL: Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
- Tiến hành: 
+ Trong hệ Mặt Trời có những hành tinh nào?
+ Hành tinh nào có sự sống?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?
- Nhận xét, đánh giá
- KL: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời đó là: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp chúng ta cần phải chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định. Giữ môi trường xung quanh,...
3. Kết luận
- Củng cố
- Nhận xét, đánh giá
- Dặn dò:
+ Chuẩn bị bài sau: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Nêu – Nhận xét, đánh giá
- Mở SGK trang 116, đọc yêu cầu đầu trang 116
- Quan sát hình 1 SGK thảo luận theo cặp
- Nối tiếp nêu – Nhận xét, đánh giá
- Quan sát của địa cầu
- Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu
- Quan sát hình 2 và nêu yêu cầu trang 117 
- Thảo luận theo nhóm đôi
- HS phát biểu – Nhận xét, bổ sung
- Mở VBT TN & XH 3, trang 86
- Đọc và thực hiện các yêu cầu bài tập 1, 2.
- Nối tiếp nêu ý đúng
- Nhận xét, đánh giá
Tiết 3.Luyện đọc:
========================================================== 
 Ngày soạn: 16/4/2012
Ngày giảng: T4: 18/4/2012
- Đ/c Hương soạn giảng
==========================================================
Ngày soạn: 17/4/2012
Ngày giảng: T5: 19/4/2012
Bồi dưỡng - Phụ đạo
TOÁN
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Thực hiện chia các số có đến năm chữ số cho số có một chữ số.
- Củng cố thực hiện chia số có đến năm chữ số cho số có một chữ số.
- Vận dụng vào giải toán.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Củng cố thực hiện chia số có đến năm chữ số cho số có một chữ số. Vận dụng vào giải toán.
2. Kỹ năng: Thực hành chia các số có đến năm chữ số cho số có một chữ số thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3 VBT Toán 3, tập 2 – Trang 77
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. 
II. Đồ dùng dạy - học
1.Giáo viên: Vở bài tập Toán 3, tập 2
Học sinh: Vở bài tập Toán 3, tập 2, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện làm bài tập
- Từng nhóm chữa bài tập theo yêu cầu của giáo viên
- HS yếu, TB lần lượt chữa bài lên bảng
- Nhận xét, đánh giá
- HS TB chữa bài lên bảng
- Nhận xét, đánh giá
- HSKG chữa bài lên bảng
- Nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện nháp
- Trao đổi theo cặp – Nhận xét
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:- KT sĩ số
* Kiểm tra VBT
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Giao nhiệm vụ - Hướng dẫn thực hiện
+ HS yếu, TB: Thực hiện làm các bài tập 1, 2 VBT Toán 3, tập 2 trang 77
+ HS KG: Thực hiện làm các bài tập 1, 2, 3 VBT Toán 3, tập 2 trang 77. Tự đặt và giải một bài toán giải bằng hai phép tính.
* Thực hành làm bài tập
- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Chấm và chữa bài
Bài 1: Tính.
15607
5
 06
 10
 07
 2
3121
27068
6
 30
 06
 08
 2
4511
14789
7
 07
 08
 19
 5
2112
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: 
Bài giải
Ta có: 32 850 : 4 = 8212 dư 2
 Vậy mỗi trường nhận được nhiều nhất là 8212 quyển vở và dư 2 quyển.
 Đáp số: 8212 quyển vở và dư 2 quyển.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: 
Số bị chia
Số chia
Thương
Số dư
12 729
6
2 121
3
21 798
7
3 114
0
49 687
8
6 210
7
30 672
9
3 408
0
- Nhận xét, đánh giá
* HSKG tự đặt và giải một bài toán bằng hai phép tính
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố, dặn dò.
- Xem lại bài tập - Nhận xét, giờ học
====================================
Bồi dưỡng - Phụ đạo
TIẾNG VIỆT 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên, cách viết các chữ hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ, chữ viết đứng, đều nét
- Luyện viết các chữ hoa theo cỡ chữ nhỏ, kiểu chữ đứng hoặc nghiêng, nét đều, nét thanh đậm.
- Luyện cách nối chữ hoa với chữ thường.
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: Luyện viết các chữ hoa theo cỡ chữ nhỏ, kiểu chữ đứng hoặc nghiêng, nét đều, nét thanh đậm. Luyện cách nối chữ hoa với chữ thường.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết.
3. Thái độ: + Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
 trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
	+ Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tính thần trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa
2. Học sinh: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 3, tập 2, bảng con, phấn, bút
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- Mở vở luyện viết bài 31
- Nêu tên các chữ cái được viết hoa
- Nhận xét về kiểu chữ, cỡ chữ, cách nối các chữ hoa với chữ thường trong bài
- Nêu cách viết từng chữ hoa
- Luyện viết bảng con các từ ứng dụng trong bài - Nhận xét, đánh giá
- Nêu tư thế ngồi viết
- HS luyện viết theo bài
- Khi các chữ cái đứng ở đầu câu và là tên riêng
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra đồ dùng, sách, vở
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hướng dẫn viết các chữ hoa
* Luyện viết
- GV quan sát, uốn nắn
- Chú ý luyện viết cho học sinh giỏi 
* Chấm bài
- Chấm bài – Nhận xét
3. Kết luận
- Củng cố: 
+ Khi nào ta phải viết hoa các chữ cái?
- Dặn dò: Nhận xét, giờ học
= = = = = = = = = = = = = = = = = = = == = = 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
NGÀY HỘI HÓA TRANG
I. Mục tiêu hoạt động
- HS biết hóa trang thành các con thú, các nhân vật cổ tích, thần thoại, .... mà các em yêu thích.
- Phát triển tư duy sáng tạo, óc thẩm mỹ cho học sinh.
- Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trong lớp học, trường học.
II. Tài liệu và phương tiện
- Giáo viên: Truyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn.
- Học sinh: Trang phục hóa trang, một số tiết mục văn nghệ
III. Hoạt động chủ yếu
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- Nghe
- HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Cử nhóm trưởng
- Nhận nhiệm vụ
- Thực hiện theo nhóm
- Cử đại diện đánh giá các tổ
- Thi giữa các tổ
- Nhận xét, đánh giá
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Tiến hành
* Kể chuyện
- Đọc truyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (1 lần).
+ Câu chuyện có những nhân vật nào? 
+ Trong câu chuyện có những con vật nào?
+ Em yêu thích nhân vật hay con vật nào trong câu chuyện này? Vì sao?
* Hóa trang theo tổ
- Chia thành 4 nhóm theo 4 tổ
- Giao nhiệm vụ: Hóa trang thành một nhân vật hay một con vật mà nhóm em yêu thích trong câu chuyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Thi giữa các tổ
- Mỗi tổ cử 1 đại diện tham gia đánh giá
- Nêu tiêu chí
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận: 
- Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, giờ học
==========================================================
Ngày soạn: 18/4/2012
Ngày giảng: T6: 20/4/2012
- HS nghỉ học – Sinh hoạt tổ chuyên môn
==========================================================

File đính kèm:

  • docTUẦN 31chiều.doc
Giáo án liên quan