Bài giảng Toán: Số 0 trong phép trừ

Tranh 1: “2 bóng bay, bay đi 2 quả”.

Tranh 2: “ Có 4 con ếch trên bờ, nhảy xuống ao 4 con ếch”.

Tranh 3: “5 bướm, bay đi 5 con bướm”.

- GV giúp học sinh nhận xét: “Một số trừ đi số đó thì bằng 0”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Toán: Số 0 trong phép trừ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị: 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Người soạn: 
Toán:
Số 0 trong phép trừ
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ: 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó; biết thực hiện phép trừ có số 0; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ .
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2), Bài 3.
- Giáo dục học sinh yêu thích học môn toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1 – các hình vẽ như SGK. 
- HS: Bộ thực hành toán.
III. Hoạt động dạy học: 
Giáo viên
TG
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 học sinh đọc lại bảng cộng trừ trong phạm vi 5.
- Nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
Tiết toán hôm nay các em học bài: Số 0 trong phép trừ.
b. Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau.
a. Phép trừ 1 - 1 = 0
- Đưa tranh và HDHS xem tranh, nêu bài toán.
- GV hỏi tiếp: “1 bớt 1 còn mấy?”
- Hãy lập phép tính tương ứng.
- GV hình thành phép tính: 1 - 1= 0
b. Phép trừ 3 - 3 = 0 
- Đưa tranh HĐHS xem tranh, nêu bài toán.
- GV hỏi tiếp: “3 bớt 3 còn mấy?”
- Hãy lập phép tính tương ứng.
- GV hình thành phép tính: 3 - 3 = 0.
c. GV có thể nêu thêm một số phép trừ như (2 - 2 = 0; 4 - 4 = 0; 5 - 5 = 0)
- Đưa tranh HĐHS xem tranh. 
Tranh 1: “2 bóng bay, bay đi 2 quả”.
Tranh 2: “ Có 4 con ếch trên bờ, nhảy xuống ao 4 con ếch”.
Tranh 3: “5 bướm, bay đi 5 con bướm”.
- GV giúp học sinh nhận xét: “Một số trừ đi số đó thì bằng 0”.
 Thành lập phép trừ hai số bằng nhau: 
Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ “một số trừ đi 0”.
a. Phép trừ 4 – 0 = 4.
- GV đưa sơ đồ 1: 
- Hỏi: “Tất cả có 4 hình vuông nhỏ, không bớt đi hình vuông nào. Hỏi còn lại mấy hình vuông nhỏ ?”.
- GV nêu: “Không bớt đi hình vuông nào là bớt 0 hình vuông”.
- Vậy “4 trừ 0 bằng mấy?”.
- GV cho hs lập phép tính.
- Nhận xét: 4 - 0 = 4.
b. Phép trừ 5 - 0 = 5.
- GV đưa sơ đồ 2: Thao tác tương tự.
- Nhận xét: 5 - 0 = 5
- GV cho hs lập phép tính.
c. GV có thể cho HS nêu thêm một số phép trừ (một số trừ đi 0).
- Chẳng hạn: ( 1 - 0; 2 - 0; 3 – 0 )
- Thành lập phép trừ “Một số trừ đi 0”, hs nêu ghi nhớ. 
 - Nhận xét: “Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó”
 - Giải lao:
* Luyện tập
Bài 1: Tính 
- HS tự tính và sửa bài miệng.
- Nhận xét , sửa sai. 
Bài 2: (cột 1, 2 ). Củng cố quan hệ cộng trừ. 
- Cho HS nêu cách làm. 
- HS làm tính miệng.
Bài 3: 
a) - Nêu yêu cầu bài. 
- Cho học sinh quan sát tranh nêu bài toán và phép tính phù hợp.
- Cho học sinh giải vào bảng con. Nhận xét.
b) - Nêu yêu cầu bài. 
- Cho học sinh quan sát tranh nêu bài toán và phép tính phù hợp.
- Cho học sinh giải vào bảng con.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tiết toán hôm nay em học bài gì?
- Hai số giống nhau mà trừ nhau thì kết quả ntn?
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn về nhà xem bài sau.
3’
1’
7’
7’
6’
6’
8’
2’
- HS 3 em đọc.
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại tên bài.
- Quan sát tranh, nêu bài toán Bài toán: 
- HS trả lời: “1 bớt 1 còn 0”.
- HS lập phép trừ: 1 - 1 = 0.
- HS đọc đồng thanh: 1 trừ 1 bằng 0.
- Quan sát tranh và nêu bài toán Bài toán: 
- HS trả lời: “3 bớt 3 còn 0”.
- HS lập phép trừ: 3 - 3 = 0. 
- HS đọc đồng thanh: 3 trừ 3 bằng 0.
- HS quan sát tranh, tự nêu bài toán và tự lập nhanh phép tính:
 “2 bớt 2 còn 0” (2 - 2 = 0).
 “4 bớt 4 còn 0” (4 - 4 = 0).
 “5 bớt 5 còn 0” (5 - 5 = 0).
- Vài HS nêu phép trừ, ghi nhớ về phép trừ hai số bằng nhau. 
- Nhìn vào sơ đồ nêu: 
- “Tất cả có 4 hình vuông nhỏ, không bớt hình vuông nào. Còn lại 4 hình vuông nhỏ”.
- HS theo dõi.
- HS nhận xét “4 trừ 0 bằng 4”.
- HS lập nhanh phép tính: 4 - 0 = 4.
- HS nhận xét tương tự.
- HS thực hành.
- HS nhận xét: 5 trừ 0 bằng 5.
- HS lập phép tính: 5 – 0 = 5.
- HS có thể dùng que tính để tìm ra nhanh kết quả hoặc nêu miệng.
(1 – 0 = 1; 2 – 0 = 2; 3 – 0 = 3) 
- Vài HS nêu, ghi nhớ phép trừ “Một số trừ đi 0”.
- Vài em nêu lại “Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó”.
 HS hát, múa tập thể:
 “Tập tầm vông”
- HS làm bài tập SGK.
- HS tự làm bài và chữa bài. Nhận xét để thấy mối quan hệ giữa phép cộng, trừ.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS nêu kết quả bài làm.
- HS nêu.
a) HS quan sát tranh và nêu bài toán: “Có 3 con ngựa trong chuồng, chạy đi cả 3 con ngựa. Hỏi còn lại mấy con ngựa?”.
- HS trả lời bài toán.
Cả lớp làm bài, viết phép tính
 3 - 3 = 0
b) HS quan sát và nêu bài toán: “Có 2 con cá trong bể, vớt ra khỏi bể 2 con cá. Hỏi còn lại mấy con cá?”.
Cả lớp làm bài viết phép tính.
 2 – 2 = 0
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.

File đính kèm:

  • docSo 0 trong phep tru I Muc tieu.doc
Giáo án liên quan