Bài giảng Toán: Bài: Bằng nhau. Dấu =

Có thể xé được thêm hình vuông có kích thước khác.

- Có thể kết hợp vẽ trang trí hình vuông.

- Biết dọn vệ sinh sau khi làm xong.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV : giấy màu, bài xé mẫu, hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn tay.

- HS : Giấy màu, hồ dán, bút, thước, Vở thủ công.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc12 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Toán: Bài: Bằng nhau. Dấu =, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Thứ 2 ngày 9 tháng 9 năm 2013
Toán:
Bài: Bằng nhau. Dấu =
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:
- Nhaän bieát söï baèng nhau veà soá löôïng , bieát moãi soá luoân baèng chính noù.
- Bieát söû duïng töø “Baèng nhau”, daáu =, ñeå so saùnh caùc soá
- HS coù thaùi ñoä yeâu thích moân toaùn.
II ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC
- GV: Bộ Đ DT1
- HS :moät boä ñoà duøng hoïc toaùn , baûng con.
III CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC CHUÛ YEÁU 
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
1.Kieåm tra baøi cuõ:
-GV cho HS laøm baøi vaøo baûng con
 + Ñieàn daáu thích hôïp vaøo oâ troáng
4 ... 3 	5 ... 2	 4 ... 5	 
1... 5	 5.... 4 1 ... 2 
- GV chöõa baøi,cuûng coá.
2.Daïy baøi môùi:
- GV giôùi thieäu baøi – ghi baûng.
Hoaït ñoâng 1: Nhaän bieát quan heä baèng nhau.
- GV höôùng daãn HS nhaän bieát 3 = 3
Coâ coù 3 loï hoa vaø 3 boâng hoa. Ai coù theå so saùnh soá loï hoa vaø soá boâng hoa cho coâ? Taïi sao em bieát chuùng baèng nhau?
- GV cho HS leân caém hoa vaøo loï ñeå theå hieän söï baèng nhau
- GV noùi: “ ba boâng hoa baèng ba chieác loï”
Vaøi HS nhaéc laïi “ba boâng hoa baèng ba chieác loï”
- GV ñöa ra 3 chaám troøn xanh vaø 3 chaám troøn ñoû, yeâu caàu HS so saùnh vaø neâu keát quaû
-GV neâu: ba boâng hoa baèng ba loï hoa”, ba chaám troøn xanh baèng ba chaám troøn ñoû”, ta noùi “ ba baèng ba” vaø ñöôïc vieát nhö sau: 
3 = 3
-Cho HS vieát 3 = 3 vaøo baûng con
* Giôùi thieäu 4 = 4
- GV giôùi thieäu 4 = 4 töông töï nhö 3 = 3
- GV laøm töông töï nhö treân ñeå ruùt ra nhaän xeùt “ boán baèng boán”
- GV hoûi tieáp: Vaäy hai coù baèng hai khoâng? ( 2 = 2 ). Vaäy naêm coù baèng naêm khoâng? ( 5=5
- GV vieát baûng: 2 = 2, 3 = 3, 4 = 4, 5 = 5 vaø hoûi:
+ Haõy nhaän xeùt soá ôû beân phaûi daáu baèng vaø soá ôû beân traùi daáu baèng
- GV noùi: “ Moãi soá baèng chính noù vaø ngöôïc laïi neân chuùng baèng nhau”
- Cho HS nhaéc laïi: 1 = 1, 2 = 2, 3 = 3, 4 = 4, 5 = 5
Hoaït ñoäng 2: Thöïc haønh
Baøi 1: Vieát daáu =
- GV vieát maãu, höôùng daãn caùch vieát daáu = Khi vieát phaûi caân ñoái 2 neùt ngang = nhau.
- GV nhaän xeùt,söûa sai.
Baøi 2: Cho HS taäp neâu caùch laøm
- Cho HS ñöùng taïi choã neâu mieäng.
-- GV chöõa baøi treân baûng.
Baøi 3: Goïi HS neâu yeâu caàu cuûa baøi.
- GV höôùng daãn vaø laøm maãu 1 baøi.
- Goïi HS leân baûng laøm.
- GV chöõa baøi, cuûng coá.
Baøi 4: ( Daønh cho HS khaù , gioûi )
- Höôùng daãn HS quan saùt baøi maãu roài neâu caùch laøm baøi.
- Goïi HS leân baûng laøm.
- GV nhaän xeùt , chöõa baøi.
3. Cuûng coá,daën doø:
- Toå chöùc troø chôi: “ Thi caøi ñuùng, caøi nhanh”.
- GV ñoïc laàn löôït: 1 2, 
- GV nhaän xeùt, khen ngôïi.
- Nhaän xeùt tieát hoïc.
Daën doø: HS chuaån bò baøi sau.
- 3 HS leân baûng, caû lôùp laøm vaøo baûng 
con.
- HS quan saùt, traû lôøi:
+ Soá loï hoa vaø soá boâng hoa baèng nhau.
- HS leân theå hieän.
- HS nhaéc laïi “ ba boâng hoa baèng ba chieác loï”
- HS so saùnh vaø neâu keát quaû.
- HS ñoïc 3 = 3
-HS vieát 3= 3 
- HS traû lôøi caâu hoûi
+ Soá ôû beân phaûi gioáng soá ôû beân traùi.
+ Moãi soá baèng chính noù vaø ngöôïc laïi neân chuùng baèng nhau
- HS ñoïc caù nhaân, nhoùm, lôùp
- HS quan saùt.
- HS thöïc haønh vieát vaøo baûng con.
- HS neâu yeâu caàu cuûa baøi.
- HS neâu keát quaû.
- Lôùp nhaän xeùt.
+ Vieát daáu thích hôïp vaøo oâ troáng.
- HS thöc hieän cuøng GV.
- 3 HS leân laøm, caû lôùp laøm vaøo baûng con.
 5 > 4 1 < 2 1 = 1
 3 = 3 2 > 1 3 < 4
 2 2
- HS neâu caùch laøm.
- 2 HS leân baûng laøm, caû lôùp theo doõi vaø nhaän xeùt.
- HS caøi vaøo baûng caøi,toå naøo caøi nhanh, ñuùngnhieàu laàn laø thaéng cuoäc.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC:
GỌN GÀNG, SẠCH SẼ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu:
- HS biết một số kĩ năng để mặc sạch sẽ, gọn gàng đầu tóc.
- Giáo dục HS luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân .Ăn mặc gọn gàng, sạch
 sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
Hoạt động 1: HS thảo luận 
 - Cho HS mở VBT Đạo đức.
-Yêu cầu HS quan sát bài tập 3 và trả lời câu hỏi.
H: Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
H: Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không?
H: Em muốn làm như bạn ở hình mấy? Vì sao?
Hoạt động 2: HS thực hành
- Cho HS sửa soạn quần áo, đầu tóc cho nhau.
-GV nhận xét tuyên dương các em làm tốt.
Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ 
- Tập cho HS bài hát “Rửa mặt như mèo”. GV hát mẫu.
- Tập cho HS hát từng câu, cả bài.
H: Lớp mình có ai giống mèo không? 
-Chúng ta đừng giống mèo nhé!
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc câu thơ:
 Đầu tóc em chải gọn gàng.
Áo quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu.
2. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
Dặn :Về nhà thực hiện tốt các hành vi vệ sinh hàng ngày .
- HS mởVBT đạo đức.
- HS xem tranh bài tập 3.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh .
- HS trình bày trước lớp .
+ Bạn đang sắp xếp đồ dùng học tập, chải đầu, đánh răng, rửa tay)
+ Có.
+Hình 1, 3, 4, 5, 7, 8.Vì các bạn biết làm vệ sinh cá nhân.
- 2 em thành 1 nhóm sửa cho nhau như chải đầu...
- HS nghe GV hát mẫu.
- Cả lớp hát.
+ Không.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Tự luyện.
 Thứ 3 ngày 10 tháng 09 năm 2013
Tự nhiên và Xã hội:
 Bài: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
- Giáo dục học sinh luôn có ý thức tốt bảo vệ mắt và tai.
- HS khá , giỏi đưa ra được cách xử lí đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai. Khi bị bụi bay vào mắt , kiến bò vào tai...
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài :
+ Tiết học tuần trước chúng ta đã học bài gì?
+Nhờ đâu mà em biết được màu sắc của một vật ? biết được mùi của một vật ? biết được vị của thức ăn ? 
2. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
HĐ1: Làm việc với SGK
- Yêu cầu học sinh mở SGK quan sát và thảo luận nhóm đôi.
-Hướng dẫn học sinh nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắt.
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Khi có ánh sáng chiếu vào mắt bạn lấy tay che mắt, việc làm đó đúng hay sai? Có nên học tập bạn đó không? 
+ Trong những việc làm đó, những việc nào nên làm và những việc nào không nên làm?
- GV kết luận: Đọc sách, xem ti vi vừa với tầm mắt, rửa mặt bằng nước sạch, đi khám mắt...
HĐ2: Làm việc với SGK
-Cho học sinh xem tranh nhận ra các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận. 
+ Hai bạn đang làm gì?
+ Theo con việc làm đó đúng hay sai?
+ Tại sao không được ngoáy tai cho nhau?
+ Bạn nữ trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?
+Các bạn đang làm gì?
+ Việc làm nào đúng, việc làm nào sai?
+Nếu con ngồi học gần đó, con sẽ nói gì với những bạn đó?
+ Bạn nữ đang làm gì?
 +Vậy những việc nào nên làm việc nào không nên làm?
-GV kết luận: Không nghe tiếng quá to, không để nước vào tai, không được chọc vào tai, nếu đau tai phải đi khám...
HĐ3: Đóng vai.
- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm
-Nhóm 1 : Hùng đi học về, thấy Tuấn và bạn của Tuấn đang chơi kiếm bằng 2 chiếc que. Nếu là Hùng em xử trí như thế nào?
-Nhóm 2 : Lan ngồi học bài thì bạn của anh Lan đến chơi và đem đến 1 băng nhạc. Hai anh mở nhạc rất to. Nếu là Lan, em làm gì?
- Gọi nhóm 2 lên trình bày. 
-GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Hãy kể những việc con đã làm được hằng ngày để bảo vệ mắt và tai?
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn : HS thực hiện tốt như bài học và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời :
+ Bài: Nhận biết các vật xung quanh.
+ Nhờ có mắt, mũi, lưỡi mà nhận biết được.
- HS mở sách, xem tranh thảo luận nhóm.
+ ... lấy tay che mắt, đi khám bác sĩ, đang sửa mặt, xem ti vi, đọc sách.
+ -... đúng, nên làm theo bạn.
+... nên làm: lấy tay che mắt, khám mắt định kì, dùng khăn sạch rửa mặt, đọc sách đúng cách
+ ... không nên làm: không nên xem ti vi quá gần.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh.
 + ... ngoáy tai cho nhau.
 + ... sai
 + Vì sẽ gây chảy máu, thủng màng nhĩ...
+ ... đang tắm và bị nước vào tai, bạn đang nhảy cho nước trong tai chảy ra
+ ... 1 bạn đang học bài , 2bạn nam đang nghe nhạc.
+ Bạn đang học bài là đúng còn mở nhạc quá to là sai và đứng sát màn hình ti vi làm ảnh hưởng tới mắt và tai.
+ ... khuyên bạn không nên mở nhạc quá tovà không nên đứng sát màn hình ti ci làm hỏng mắt và làm ảnh hưởng tới những người xung quanh
+... Đến khám tại trạm y tế
+ ..Nên đi khám tai, nên nhảy để cho nước trong tai chảy ra, Không nên ngoái tai cho nhau, không chơi que gậy, không nghe nhạc quá to.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm phân công để đóng vai
- Các nhóm lên trình bày trước lớp
- Lớp quan sát nhận xét, bổ sung
+ .. rửa mặt bằng nước sạch, ngồi học không cúi sát bàn, không dùng tay hoặc vật nhọn để ngoáy tai...
Tiết 3: THỦ CÔNG:
Bài: XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Biết cách xé, dán hình vuông.
- HS xé, dán được hình vuông theo hướng dẫn. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng
- Với HS khéo tay: xé, dán được hình vuông. Đường xé tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng
- Có thể xé được thêm hình vuông có kích thước khác.
- Có thể kết hợp vẽ trang trí hình vuông.
- Biết dọn vệ sinh sau khi làm xong.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : giấy màu, bài xé mẫu, hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn tay.
- HS : Giấy màu, hồ dán, bút, thước, Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
B. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu bài mẫu và hỏi:
 H: Đây là hình gì?
H: Tìm xem những đồ vật nào có dạng hình vuông
HĐ2: GV hướng dẫn mẫu
- GV làm mẫu các thao tác vẽ và xé:
Bước 1: Vẽ mẫu hình vuông
Lật mặt sau tờ giấy đánh dấu điểm A ở góc tờ giấy màu. Từ điểm A đếm ngang qua 8 ô đánh dấu điểm B. từ B đếm xuống 8 ô đánh dấu điểm C. từ A đếm xuống 8 ô đánh dấu điểm D. nối các điểm đó lại với nhau ta được hình vuông.
Bước 2: Xé rời hình vuông.
Xé hình vuông ra khỏi tờ giấy bằng cách: tay trái giữ chặt tờ giấy, tay phải cầm hình. Dùng ngón cái và ngón trỏ để xé giấy. Sau khi xé xong, lật mặt có màu lên ta được một hình vuông.
- Cho HS lấy giấy nháp có kẻ ô, tập đánh dấu, vẽ, xé hình vuông như GV đã hướng dẫn.
Bước 3: Hướng dẫn dán hình
Ướm hình vào vở sao cho cân đối. Lật mặt trái hình phết hồ vừa phải sau đó dán hình vào vị trí vừa ướm. Dùng tờ giấy trắng đặt lên trên và miết cho phẳng
- GV làm chậm cho HS quan sát.
HĐ3: Thực hành
- GV cho HS thực hành làm và dán vào vở theo các bước :
 + Vẽ hình
 + Xé hình ra khỏi tờ giấy
 + Ướm hình vào vị trí dán cho cân đối
 + Phết hồ vào mặt trái tờ giấy sau đó dán vào vị trí vừa ướm. 
- GV uốn nắn, giúp đỡ những HS yếu.
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV và HS cùng nhận xét và đánh giá sản phẩm và bình chọn bài xé đẹp.
- Nhận xét tiết học.
Dặn : HS chuẩn bị cho bài sau: Xé, dán hình tròn.
- HS đưa đồ dùng để lên bàn GV kiểm tra.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi :
+ ...hình vuông
- HS tìm và nêu: ô vuông trên bảng con, trong vở ô ly, …
- HS quan sát và ghi nhớ cách vẽ, xé hình vuông.
- HS thực hành ra nháp.
- HS lắng nghe
- HS lấy giấy màu ra vẽ và xé, dán hình vuông theo các bước GV đã hướng dẫn.
- HS đánh giá bài xé của bạn và chọn bài xé đẹp.
- Tự chuẩn bị.
 Thứ 4 ngày 11 tháng 9 năm 2013
Tiết 3: TOÁN:
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu >, <, = để so sánh các số trong phạm vi 5
- Giáo dục cho HS tính chính xác, ham học toán.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
 2. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 1: 
H: Em hãy nêu yêu cầu của bài 1.
H: Khi điền dấu >, < ta chú ý điều gì?
H: Điền dấu = khi nào?
Nhóm 1: Làm cột 1
Nhóm 2: Làm cột 2, 3
- GV chữa bài , củng cố. Bài 2: Gọi HS nêu cách làm.
- GV cho HS nhận xét.
+Tranh 2: So sánh số bút và số vở.
+ Tranh 3: So sánh gì?
+ Tranh 4: So sánh gì?
- GV chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
-Chơi trò chơi “Đứng đúng vị trí”.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi.
- Nhận xét tuyên dương
Dặn: Về luyện thêm ở nhà.
- Mở sách theo dõi giáo viên hướng dẫn.
+ Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm.
+ Điền dấu >, < khi mũi nhọn của dấu luôn quay về số bé hơn.
+ Điền dấu = khi 2 số giống nhau.
- HS làm từng cột vào bảng con và đọc kết quả.
+ Xem tranh, so sánh số bút máy với số bút chì theo mẫu: 
 3 > 2 2 < 3
+ Số bút nhiều hơn số vở, số vở ít hơn số bút. Ta có: 5 > 4, 4 < 5
+ So sánh số áo với số quần: 3 = 3.
+ So sánh số mũ với số bạn: 5 = 5
- Theo dõi
- HS chơi.
- Tự học.
 Thứ 5 ngày 12 tháng 9 năm 2013
 Tiết 3: TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5.
- Giáo dục HS ham học toán, tính chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
Hướng dẫn HS làm phần a.
H: Ở bình hoa bên trái có mấy hoa? Bên phải có mấy hoa?
H: Muốn số hoa ở 2 bình bằng nhau, ta phải làm gì?
 GV: Bài này yêu cầu ta vẽ thêm.
H: Vậy phải vẽ thêm hoa vào bình nào?
-Phần b: Yêu cầu ta gạch bớt.
H: Để số kiến ở 2 hình bằng nhau, ta gạch bớt ở hình nào?
-Phần c: Yêu cầu vẽ thêm hoặc gạch bớt để số nấm ở 2 hình bằng nhau.
Bài 2: Nối o với số thích hợp. Mỗi ô có thể nối với nhiều số.
H: Ở o thứ nhất nối với số mấy? Vì sao?
GV: Các số khác ta nối tương tự.
- Gọi HS đọc lại từng bài cho cả lớp theo dõi và điền Đ vào câu đúng, S vào câu sai.
Bài 3: ( HS khá, giỏi)
- Gọi HS nêu cách làm.
- Cho HS lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét chung tiết học.
Dặn: Về luyện thêm ở nhà.
- HS mở SGK - Theo dõi GV hướng dẫn.
+ ... có 3 bông hoa. Bên phải có 2 bông hoa.
+ Vẽ thêm hoặc gạch bớt.
+ Vẽ thêm vào bình phía tay phải.
- HS vẽ 1 bông hoa vào bình bên tay phải.
+ Gạch bớt ở hình phía bên trái.
- HS tự gạch bớt 1 con kiến.
- HS tự làm: Thêm hoặc bớt.
- 2 em cạnh nhau đổi bài kiểm tra.
- Quan sát và trả lời :
+ Nối với số 1 vì 1 < 2
- HS tự làm bài.
- Theo dõi, sửa bài.
+ Nối với số thích hợp.
- HS thi nối nhanh.
 2 > 3 > 4 > 
3
2
1
- Tự luyện.
 Thứ 6 ngày 13 tháng 9 năm 2013 Tiết 3
TOÁN: 
 Bài: SỐ 6
I. Mục tiêu
- Biết 5 thêm 1 được 6, đọc, viết được số 6. 
- Đọc, đếm được từ 1 đến 6 và so sánh các số trong phạm vi 6; biết vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
- Giáo dục cho học sinh ham học toán.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: Bộ đồ dùng dạy Toán, viết sẵn vào bảng con các số từ 1 đến 6.
- HS: Sách, bộ đồ dùng học Toán, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
HĐ1: Giới thiệu số 6
Bước 1: Lập số 6
- GV cho HS quan sát tranh ở SGK và hỏi:
H: Có 5 em đang chơi, 1 em khác chạy tới. Tất cả có mấy em?
- Yêu cầu HS lấy 6 hình tròn.
- Cho HS quan sát hình vẽ rồi giải thích.
- GV gọi HS nhắc lại số HS, số chấm tròn, số con tính.
+ Các nhóm này đều có số lượng là mấy ?
Bước 2: Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết.
- GV: Số 6 được viết bằng chữ số 6. GV viết mẫu chữ số 6 viết lên bảng.
- GV đính chữ số 6 in lên bảng cho HS phân biệt số 6 in, số 6 viết.
- Yêu cầu HS gắn chữ số 6 và đọc : “ Sáu”
Bước 3: Nhận biết thứ tự số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- GV hướng dẫn HS đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 6, từ 6 đến 1.
H: Đứng liền trước số 6 là số mấy? Vậy đứng liền sau số 5 là số mấy?
HĐ2: Thực hành
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Viết số 6
 - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn.
-Yêu cầu HS viết số 6.
Bài 2: Cho HS quan sát bài mẫu rồi nêu cách làm bài.
 H: Có mấy chùm nho xanh?
 + Có mấy chùm nho chín?
 + Có tất cả mấy chùm nho?
H: 6 gồm 5 và mấy? Gồm 1 và mấy?
-Các hình khác làm tương tự.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
-Hướng dẫn học sinh đếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số tương ứng vào ô trống.
-Hướng dẫn học sinh so sánh từng cặp 2 số liên tiếp: 1 < 2, 2 < 3, 3 < 4, 4 < 5, 5 < 6.
H: Cột ô vuông cao nhất là số mấy?
H: Vậy số 6 như thế nào so với các số đứng trước?
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức trò chơi: “ Thi cài đúng, cài nhanh”.
- GV đọc cho HS lần lượt cài: 1 4 ; 3 < 6
-Nhận xét tiết học.
-Dặn : Về nhà luyện tập thêm.
- Quan sát và trả lời:
+ 5 em thêm 1 em là 6 em. Tất cả có 6 em.
- HS nhắc lại.
- HS lấy 5 hình tròn , lấy thêm 1 hình tròn nữa và nói: 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn.
+ 5 con tính thêm 1 con tính là 6 con tính.
+ Có 6 em, 6 hình tròn, 6 chấm tròn,6 con tính.
+ Các nhóm đều có số lượng là 6.
- HS nhận biết số 6 in, số 6 viết.
- HS cài số 6 và đọc.
- HS đếm.
+ Đứng liền trước số 6 là số 6. Liền sâu số 5 là số 6.
- HS quan sát.
- HS viết 1dòng số 6 vào bảng con.
6
6
6
6
6
+ Viết số thích hợp vào ô trống.
+ Có 5 chùm nho xanh.
+ Có1 chùm nho chín.
+ Có tất cả 6 chùm nho.
+ 6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5.
- HS đứng tại chỗ nêu miệng.
+ Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu miệng:
+ Viết 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Đọc 1 -> 6, 6 -> 1.
+ Số 6.
+ Là số lớn nhất trong các số 1, 2, 3, 4, 5.
- HS cài theo yêu cầu của GV.
- Tự học
 Tiết 4 : 
 SINH HOẠT LỚP – VUI CHƠI
I/ Mục tiêu:
v Học sinh biết ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua.
v Biết khắc phục, sửa chữa và phấn đấu trong tuần.
v Giáo dục học sinh nghiêm túc trong học tập.
II/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1:Dánh giá công tác tuần qua
 Giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm của học sinh qua tuần 3.
-Đạo đức: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, đi học chuyên cần. 
 Biết giúp nhau trong học tập.
 Còn hay nói chuyện trong giờ học 
 Đi học hay quên vở 
-Vệ sinh cá nhân: Sạch sẽ, gọn gàng.
-Hoạt động khác: Nề nếp ra vào lớp chưa nghiêm túc nghiêm túc.
 - Chưa thực hiện được về hô 5 điều Bác Hồ dạy
*Hoạt động 3: Phương hướng thực hiện trong tuần 5.
 -Thi đua đi học đúng giờ.
 -Thi đua học tốt. 
 -Thực hiện ra vào lớp nghiêm túc.

File đính kèm:

  • docgiao an lop1(11).doc
Giáo án liên quan