Bài giảng Tiết 2 - Đạo đức - Gia đình em

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hoạt động 1: Thực hành đánh răng.

+ Mục đích: HS biết đánh răng đúng cách.

+ Cách làm: - Đưa mô hình hàm răng cho HS quan sát.

Y/c HS lên bảng chỉ vào mô hình hàm răng và nói rõ đâu là:

 

doc15 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2 - Đạo đức - Gia đình em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: Thứ bẩy - 26/9/2009
Ngày giảng: Thứ hai - 28/9/2009
 Tiết 1. chào cờ.
Chào cờ đầu tuần
(Lớp trực tuần nhận xét)
____________________________________
 Tiết 2. Đạo đức.
Gia đình em
I/ Mục tiêu:
- Trẻ em có quyền có gia đình có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương chăm sóc
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ và anh chị em.
- Biết yêu quý gia đình của mình, biết quý trọng những bạn biết lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ.
II/đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức
- Các điểu 5, 7, 9,10, 18, 20, 21, 27. trong công ước quốc tế về quyền trẻ em
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài ghi đầu bài
b.Hoạt động 1: HS kể về gia đình mình
- Gia đình em có mấy người?
- HS trả lời
- Bố mẹ em tên là gì?
- Gia đình em có mấy anh chị em?
- Em học lớp mấy?
- GV nhận xét động viên
- GVKL: Chúng ta ai cũng có một gia đình
c.Hoạt động 2: Quan sát tranh kể lại nội dung (BT2)
- GV chia lớp làm hai nhóm thảo luận
- HS thảo luận theo nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả
Nhóm 1: tranh 1
N1: Bố mẹ dạy con học
Nhóm 2: Tranh 2
N2: Bố mẹ đưa con đi chơi
- GV kết luận: Các em thật hạnh phúc được sống cùng gia đình chúng ta cần thương yêu giúpđỡ những bạn không được sống cùng gia đình
4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3+ 4: Tiếng Việt.
o
_______________________________________
Ngày soạn: Thứ hai - 28/9/2009
Ngày giảng: Thứ ba - 29/9/2009
Tiết1: Toán.
Kiểm tra
I/Mục tiêu
- Kiểm tra kết quả học tập của HS
- NHận biết số lượng trong phạm vi 10, viết các số từ 0 đến 10
- Nhận biết thứ tự mỗi số trong các dãy số từ 0 dến 10
- Nhận biết hình
II/Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
Đề bài
Bài 1: Viết số 9, 10
Bài 2: Số
1
2
4
3
6
0
5
5
8
Bài 3: Viết các số 5, 2, 1, 8, 4, theo thứ tự từ bé đến lớn
Bài 4: Số
Có ... hình vuông
Có ... hình tam giác
2.Cách đánh giá:
 Bài1: 2 điểm
Mỗi dòng viết đúng đẹp được 1 điểm
 Bài 2: 3 điểm
Viết đúng mỗi số vào ô trống được 0,25 điểm
 Bài 3: 3 điểm
Viết đúng theo thứ tự được 3 điểm
 Bài 4: 2 điểm
______________________________________________
Tiết 2+3: Tiếng Việt
ô
___________________________________________
Tiết 4: Âm nhạc
học hát. tìm bạn thân
( GV chuyên trách dạy)
_____________________: Âm nhạc:
Tiết 7: học hát. tìm bạn thân
A- Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học hát lời 2 của bài "Tìm bạn thân".
 - Ôn lại cả lời 1 và lời 2 của bài.
 - Tập 1 vài động tác phụ hoạ.
2. Kỹ năng: 
 - Hs hát đúng giai điệu và thuộc cả lời 1 và lời 2.
 - Hs thực hiện đợc vài động tác phụ hoạ.
3. Giáo dục: Yêu thích môn học.
B- Giáo viên chuẩn bị:
 - Hát chuẩn xác lời ca.
 - Một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
C- Các hoạt động day - học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c Hs hát lời 1 của bài hát.
? Bài hát "Tìm bạn thân" do ai sáng tác.
- Nêu Nx sau KT.
II. Dạy học bài mới:
1. Hoạt động 1: Dạy hát 2 bài tìm bạn thân
a. Giới thiệu bài hát 
b. Nghe hát mẫu.
- Gv hát mẫu lần 1.
? Em cảm nhận về bài hát này NTN ?
Bài hát nhanh hay chậm ?
Dễ hát hay khó hát ?
c, Chia câu hát.
- GV treo bảng phụ và thuyết trình: lời 2 gồm 4 câu hát. Mỗi câu hát là 1 dòng.
 d. Tập đọc lời ca.
- Gv dùng thanh phách gõ tiết tấu lời ca của từng câu. Mỗi câu gõ 2 lần y/c Hs đọc lời ca theo tiết tấu.
- Gv chỉ định 1 - 2 em đọc lại.
đ. Dạy hát từng câu.
- Gv hát mẫu câu 1: y/c Hs nghe & nhẩm theo.
- Gv hát mẫu câu 1 lần 2 & bắt nhịp cho Hs hát.
- Cách lập tơng tự với các câu 2,3,4.
- Gv hát mẫu cả 3 câu.
- Cho Hs hát lại.
- Gv theo dõi, sửa sai.
e. Hát đầy đủ cả bài.
- GV hát mẫu cả lời 1 và lời 2.
- Y/c Hs hát cả 2 lời.
- HD Hs cách phát âm, lấy hơi & sửa lỗi nếu có.
2. Hoạt động 2: Dạy hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Gv hớng dẫn và làm mẫu.
+ ĐT1: ứng với câu 1.
- Giơ tay trái về phía trớc và vẫy theo phách.
+ Động tác 2: (câu 2): Giơ tay lên cao trở thành hình tròn; nghiêng mình sang trái rồi xang phải.
+ Động tác 4: (câu 4): Xoay tròn 1 vòng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho cả lớp hát toàn bài và làm động tác phụ hoạ.
- NX chung giờ học.
: - Học thuộc bài hát.
- Tập các động tác phụ hoạ cho thành thạo.
- 1 số Hs hát.
….. Việt Anh sáng tác.
- Hs chú ý nghe.
- Hs trả lời theo cảm định
- Hs theo dõi.
- Hs đồng thanh đọc theo.
- Hs nghe & hát nhẩm theo.
- Hs hát theo Gv .
- 1 số em.
- Hs nghe.
Hs hát: Cn, nhóm, lớp.
- Hs chú ý theo dõi.
- Hs hát & làm thao tác theo Hd.
- Hs hát & làm (1 lần).
______________________________________________
Ngày soạn: Thứ ba - 29/9/2009
Ngày giảng: Thứ tư - 30/9/2009
Tiết 1: Toán:
Phép cộng trong phạm vi 3
A- Mục tiêu:
- Có khái niệm ban đầu về phép cộng.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
* HSY: Bước đầu biết thầnh lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3
 Biết làm tính cộng trong phạm vi 3 theo hướng dẫn của GV
B- Đồ dùng dạy học:
- Các vật mẫu.
- Bộ đồ dùng toán 1.
C- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài ghi đầu bài
b. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3.
Bước 1: HD phép cộng 1 + 1 = 2.
- Cho HS quan sát bức tranh 1.
- Có 1 con gà, thêm 1 con gà nữa. Hỏi tất cả có mấy con gà ?
- Cho HS nhắc lại.
+ GV nói: "1 thêm 1 bằng 2". Để thể hiện điều đó người ta có phép tính sau:
Ghi bảng: 1 + 1 = 2.
- Cho HS nhìn phép tính đọc.
? 1 cộng 1 bằng mấy ?
- GV chỉ dấu cộng (+)nói: dấu cộng gọi là cộng
Bước 2: HD phép cộng 2 + 1 = 3.
 1 + 2 = 3
(GV hướng dẫn tương tự phép tính 
1 + 1 = 2)
Bước 3: HD HS thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.
- GV giữ lại các công thức mới lập.
 1 +1 = 2
 2 + 1 = 3
 1 + 2 = 3
- GV nhấn mạnh: các công thức trên đều là phép cộng.
- GV xoá kết quả cho HS đọc
Bước 4: Cho HS quan sát 2 hình vẽ cuối cùng.
- Y/c HS nhìn hình vẽ nêu 2 bài toán.
- Cho HS nêu tên 2 phép tính tương ứng với 2 bài toán.
? Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính ?
? Vị trí của các số trong 2 phép tính như thế nào ?
GV nói: Vị trí của các số khác nhau, nhưng kết quả của phép tính đều bằng 3.
Vậy phép tính 2 + 1 cũng bằng phép tính 1 + 2.
3. Luyện tập:
Bài 1: GV nêu yêu cầu bài toán 
- HD HS cách làm bài.
- GV nhận xét, giúp đỡ hsy, cho điểm.
Bài 2:- Tính
- Cho HS làm bảng con.
- HD cách đặt tính vàghi kết quả.
- GV giúp đỡ hsy, nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
- GV chuẩn bị phép tính và các số ra tờ bìa. Cho HS làm như trò chơi.
- GV giúp đỡ hsy, nhận xét và cho điểm 2 nhóm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Thi đua đọc thuộc các bảng cộng trong phạm vị 3(gv giúp đỡ hsy)
- Nhận xét chung giờ học.
- Về nhà học thuộc bảng cộng.
 - Chuẩn bị bài tiết 27.
- HS quan sát.
- Có 1 con gà thêm 1 con gà nữa tất cả có 2 con gà.
- 1 số em nhắc lại(HSY nhắc lại)
- Một cộng một bằng hai 
- 1 vài em nêu(hsy nhắc lại)
- HS đọc thuộc bảng cộng
- HS trả lời sau đó thi đua đọc bảng cộng.
- HS quan sát hình
2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
- Kết quả 2 phép tính đều bằng 3.
- Các số đã đổi vị trí cho nhau (số 1 và số 2).
- Hs nhắc lại
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào bảng con
 1 2 1
 + + +
 1 1 2
 2 3 3 
- Nối phép tính với số thích hợp.
- HS chia 2 nhóm, thảo luận rồi cử 2 nhóm lên làm.
- HS lần lượt đọc nối tiếp.
Tiết 2+3: Tiếng Việt.
ơ
____________________________________________
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
thực hành: đánh răng - rửa mặt.
A- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được các thao tác đánh răng, rửa mặt đúng cách.
2. Kỹ năng: Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách.
3. Giáo dục: Có thói quen đánh răng, rửa mặt và làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
B- Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Mô hình hàm răng, bàn chải, kem đấnh răng trẻ em, chậu rửa mặt, nước sạch.
C- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy kể những việc em làm hàng ngày để chăm sóc & bảo vệ răng ?
- GV nhận xét đánh giá
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Thực hành đánh răng.
+ Mục đích: HS biết đánh răng đúng cách.
+ Cách làm: - Đưa mô hình hàm răng cho HS quan sát.
Y/c HS lên bảng chỉ vào mô hình hàm răng và nói rõ đâu là:
Mặt trong của răng ?
Mặt ngoài của răng ?
 Mặt nhai của răng ?
- Trước khi đánh răng em phải làm gì?
- Hàng ngày em trải răng NTN ?
- GV quan sát rồi làm mẫu.
+ Chuẩn bị cốc nước sạch.
+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải..
+ Chải theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên.
+ Lần lượt chải mặt mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
+ Súc miệng kĩ rồi nhổ ra nhiều lần.
+ Rửa sạch rồi cất bàn chải vào chỗ cũ.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
c. Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt.
+ Mục đích: HS biết rửa mặt đúng cách.
+ Cách làm:
* Bước 1:
- Gọi 1, 2 HS lên làm động tác rửa mặt hàng ngày.
- Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất.
- Vì sao phải rửa mặt đúng cách ?
* GV chốt ý.
+ Giáo viên làm mẫu:
- Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi rửa (nhắm mắt) xoa kỹ vùng quanh mắt, trán…
- Dùng khăn sạch lau khô.
- Vò sạch khăn mặt khô, dùng khăn lau vành tai cổ.
- Giặt khăn bằng xà phòng rồi phơi.
*Bước 2: Thực hành.
- Cho HS thực hành tại lớp
(5 -> 6 em).
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
3. Củng cố - dặn dò:
? Chúng ta nên đánh răng, rửa mặt vào lúc nào ?
- Hàng ngày các con nhớ đánh răng, rửa mặt đúng cách như vậy mới hợp vệ sinh
- 1 -> 3 HS nêu.
- HS quan sát.
- 1 HS lên bảng chỉ và nêu.
- Lấy bàn chải, kem đánh răng, cốc nước.
- 5 HS lần lượt lên thực hành trên mô hình hàm răng.
- HS khác theo dõi, NX.
- 2 HS lên bảng - dưới lớp quan sát, nhận xét.
- Rửa mặt bằng nước sạch, khăn sạch, rửa tay trước khi rửa mặt, rửa tai, cổ…
- Để giữ vệ sinh.
- HS theo dõi và ghi nhớ.
- Hs thực hành và nhận xét
- Đánh răng trước khi đi ngủ & buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Rửa mặt lúc ngủ dậy & sau khi đi đâu về.
Tiết 5. Mĩ thuật:
vẽ hình vào mầu hình quả (trái) cây
A- Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết mầu các loại quả quen biết.
2. Kĩ năng: - Biết dùng màu để vẽ vào hình các quả.
3. Giáo dục: Yêu thích môn học.
B- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - 1 số quả thực (có màu khác nhau).
- Tranh ảnh về các loại quả.
+ Học sinh: Mầu vẽ, giấyvẽ
C- Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học.
- GV nhận xét
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng
b. Hướng dẫn HS cách làm:
- Cho HS xem 1 số loại quả.
- Hướng dẫn HS cách làm.
? Trong bài có những quả gì ?
? Màu sắc của những quả đó ra sao ?
- Chọn màu phù hợp với quả và tô.
c. Thực hành:
+ Hướng dẫn và giao việc.
- Gv theo dõi và giúp các em chọn mầu.
+ Lưu ý HS khi vẽ mầu: Nên vẽ mầu ở xung quanh trước, ở giữa vẽ sau để màu không tra ngoài hình vẽ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
d. Nhận xét, đánh giá:
- Chọn 1 số bài đẹp, chưa đẹp cho HS quan sát.
? Em thích bài vẽ nào ? vì sao ?
- Động viên, khuyến khích HS có bài vẽ đẹp.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét chung giờ học.
- Về nhà quan sát màu sắc của hoa và quả.
- HS quan sát và nhận xét (Tên quả mầu sắc).
- Quả cam, quả xoài, quả cà.
- Quả cam: Chưa chín (xanh).
 chín (da cam).
- Quả xoài: Chưa chín (xanh).
 chín ( vàng).
- Quả cà: Tím.
- HS chọn màu phù hợp với quả.
- HS thực hành vẽ hình vào quả theo hướng dẫn
- HS trưng bày sản phẩm
- HS nêu.
- HS nghe và ghi nhớ.
___________________________________________________________________
Ngày soạn: Thứ tư - 30/9/2009
Ngày giảng: Thứ năm - 1/10/2009
Tiết 1: Toán
luyện tập
A- Mục tiêu:
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
* HSY: Làm được một vài phép tính trong bài tập.
B- Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ (BT 4,5) ; bảng phụ.
- Hộp đồ dùng toán 1.
C- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT đọc bảng cộng trong phạm vi 3.
- 3 HS lên bảng làm tính cộng.
- Nhận xét đánh giá.
2. Dạy - học bài mới:
a. Giới thiệu bài ghi đầu bài
b. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
- Bài y/c gì ?
- GV hướng dẫn HS làm.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS làm
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống.
- GV hướng dẫn HS
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 4:
- HD HS nhìn vào tranh rồi viết phép tính.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 5:
a. Y/c HS nhìn vào hình vẽ và nêu đề toán.
- GV nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Gài phép tính phù hợp theo hình vẽ.
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài sau
- 1 số HS đọc.
- 1 + 1 = 2
 2 + 1 = 3
 1 + 2 = 3
- Quan sát tranh rồi viết 2 phép cộng ứng với tình huống trong tranh.
- 2 HS lên bảng lớp làmvào vở(hsy làm 1 pt)
2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
- HS làm bảng con(hsy làm 1 pt)
 1 2 1
 + + +
 1 1 2
 2 3 3
- Hs làm bài, đổi vở KT chéo.
- 3 HS lên bảng chữa.
- Lan có 1 quả bóng, Huy có 2 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ?
HSY thực hiện phép tính 1 + 2 =
1 + 2 = 3
- HS nêu đề toán và ghi phép tính (hsy nhắc lại phép tính)
1 + 1 = 2.
- HS chơi
Tiết 2+3: Tiếng Việt.
p/ph
_________________________________________
Tiết 4: Thủ công
Xé, dán hình ngôi nhà
A- Mục tiêu:
- Nhận biết hình ngôi nhà. Nắm được cách xé, dán hình ngôi nhà.
- Biết cách xé, dán hình ngôi nhà đơn giản.
- Xé được hình (mái nhà, thân nhà, ô cửa, dán cân đối, thẳng).
B- Chuẩn bị:
- Bài mẫu, giấy thủ công các mầu, hồ dán…
- Giấy thủ công, giấy nhám, bút chì, vở, hồ dán…
C- Các động tác dạy - học:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học.
- GVNX 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng 
b. Thực hành:
- GV nêu lại quy trình xé
- GV cho HS thực hành xé
+ Mái nhà, thân nhà, cửa
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu
- Nhận xét sản phẩm của HS
4- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Chuẩn bị giờ học sau
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhắc lại
- HS thực hành
- HS trưng bày sản phẩm
_________________________________________
Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHƠI TRò CHƠI
___________________________________________________________________
Ngày soạn: Thứ năm - 1/10/2009
Ngày giảng: Thứ sáu - 2/10/2009
Tiết1: Toán.
Phép cộng trong phạm vi 4.
A- Mục tiêu:
- Tiếp tục hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 4.
 HSY: Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4, vận dung để làm bài tập
B- Đồ dùng dạy học:
- 1 số mẫu vật, tranh vẽ như SGK phóng to.
- Bộ đồ dùng toán 1.
C- Các hoạt động dạy 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 3 HS lên bảng làm BT:
2 + 1 = , 1 + 1 = , 1 + 2 =
- Cho HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3.
- GV nhận xét đánh giá
2. Dạy - học bài mới:
a. Giới thiệu bài ghi đầu bài
b. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4.
Giới thiệu phép cộng: 3 + 1 =4
- GV gắn lên bảng 3 bông hoa và 1 bông hoa.
+ Có 3 bông hoa thêm 1 bông hoa. Hỏi tất cả có mấy bông hoa?
- Cho HS nêu phép tính và đọc.
Giới thiệu phép cộng: 2 + 2 = 4
 1 + 3 = 4 Tương tự như gt phép cộng: 3 + 1 =4.
Cho HS học thuộc bảng cộng vừa lập.
GV giúp đỡ hsy đọc bảng cộng
Cho HS quan sát hình cuối cùng và nêu ra 2 bài toán.
- Y/c HS nêu phép tính tương ứng với bài toán.
- Cho HS nhận xét về kết quả phép tính.
3. Luyện tập:
Bài 1: - Tính.
- GV hướng dẫn HS làm bảng con.
- Gv nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Tính
- GV hướng dẫn và ghi phép tính lên bảng
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống.
- GV đọc phép tính, HS làm bảng gài
- GV giúp đỡ hsy, nhận xét, sửa sai.
Bài 4: - GV cho HS quan sát tranh
- GV nêu đề toán
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.'
- Học lại bài, chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- 1 vài em.
- 3 bông hoa thêm 1 bông hoa. Tất cả có 4 bông hoa(hsy nhắc lại)
- 3 + 1 = 4
(Ba cộng một bằng bốn).
- HS học thuộc bảng cộng. 
Bài 1: Có 3 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn?
Bài 2: Có 1 chấm tròn, thêm 3 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn?
3 + 1 = 4
1 + 3 = 4
- Kết quả như nhau, vị trí của số 1 số 3 đã thay đổi.
- 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con(hsy làm 2 pt)
 1 + 3 = 4 3 + 1 = 4 1 + 1 = 2
 2 + 2 = 4 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3
- HS làm vào vở(HSY làm 1 pt) lên bảng chữa.
 2 2 3 1
 + + + +
 2 1 1 1
 4 3 4 2
- 2 HS lên bảng.
 - HS làm bảng gài(hsy làm 1 pt)
- HS quan sát tranh
- HS nhắc lại đề toán(hsy nhắc lại)
- HS nêu phép tính(hsy nhắc lại)
____________________________________________
Tiết 2+3. Tiếng Việt:
r
____________________________________________
Tiết 4. Thể dục:
đội hình đội ngũ - trò chơi
( GV chuyên trách dạy)
Tiết 5: Sinh hoạt lớp.
Nhận xét tuần 7
1. Chuyên cần.
- Nhìn chung các em đã có ý thức đi học chuyên cần , đúng giờ.
2. Học tập:
- Các em đều có ý thức tự giác trong học tập, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số bạn chưa tự giác cao trong học tập, chữ viết con xấu, sách vở lộn xộn: Đại, Sơn, Pàng
3. Đạo đức:
Ngoan ngoãn, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường, lớp đoàn kết với bạn bè.
4. Các hoạt động khác:
- Tham gia nhiệt tình, đầy đủ các hoạt động của trường, lớp đề ra.
* Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục duy trì tỉ lệ chuyên cần, nền nếp học tập
- Tiếp tục bồi dưỡng HS yếu
___________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docTuan 7 cong nghe.doc