Bài giảng Tiết 2, 3: Học vần Bài 51: ôn tập

, Nhận diện vần

- GV viết bảng vần eng và HS phân tích: vần eng gồm e và ng

- HS gài: eng

- So sánh eng với ong

 + Giống: kết thúc ng

 + Khác: eng bắt đầu bằng e

- GV chỉ bảng HS phát âm, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS

 - HS đánh vần; e – ngờ - eng .

 

doc50 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 2, 3: Học vần Bài 51: ôn tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới thiệu bài 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn các từ - HS đọc các từ 
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ 
 + Nền nhà: phần đất được nện và xây chắc chắn ... của ngôi nhà
 + Cá biển: từ chỉ chung những loài cá sống ở biển 
 + Nhà in: nơi tập trung ... sao in các văn bản, tài liệu, sách báo
 + Yên ngựa: vật làm bằng gỗ buộc trên lưng ngựa để người ... ngồi
 + Cuộn dây: đoạn dây dài cuộn lại vòng nọ nối vòng kia
 + Vườn nhãn: khu đất trồng nhiều cây nhãn
2.Hướng dẫn cách viết 
- HS quan sát chữ mẫu: “ nền nhà ” nêu nhận xét về
 + Độ cao của các chữ trong từ?
 + Cách đặt dấu thanh ở các chữ?
 + Khoảng cách giữa các chữ cái trong chữ ghi tiếng? ( 1/2 chữ o )
 + Khoảng cách giữa các chữ cái trong từ? ( bằng khoảng cách viết 1 chữ o )
- GV viết mẫu “ nền nhà ” - HS viết bài vào bảng con, báo bài
- Tiến hành tương tự với các từ : nhà in, ..., vườn nhãn 
3. Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết
- GVnêu yêu cầu, số dòng viết 
- HS khá, giỏi mỗi từ viết 1 dòng 
- HS viết bài GV quan sát uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS 
Lưu ý HS viết đúng độ cao, dãn cách đúng khoảng cách, viết liền nét 
4- Chấm bài - chữa bài
- GV chấm 6 - 8 bài 
- GV nhận xét , sửa lỗi sai cho HS
3. Củng cố - Dặn dò: ( 5’)
- Nêu cách viết từ : cuộn dây , vườn nhãn 
- Nhận xét chung tiết học - khen những HS viết đẹp
- Tự tập viết các từ cho đẹp - chuẩn bị bài sau
Tiết 2. PĐ ( Toán )
Ôn phép trừ trong phạm vi 7 (vbt 53)
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về 
 Bảng trừ trong phạm vi .7
 - Làm tính trừ trong phạm vi 7
 - Làm tốt các bài tập trong VBT.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở BT toán
III. Hoạt động dạy học
1- Ôn kiến thức
 - HS luyện đọc các phép tính trừ trong phạm vi 7( nhóm đôi)
 - Kiểm tra HS đọc thuộc lòng bảng cộng trừ trong phạm vi 7
 - Giúp HS củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua việc nhận xét các phép tính. 1 + 6 = 7 7 - 1 = 6 
 6 +1 = 7 7 - 6 = 1
 => Lấy kết quả của phép cộng trừ đi 1 trong 2 số này ta được số kia….
2- Bài tập :
*Bài 1 : - HS đọc yêu cầu bài : Số ?.
 - HS nêu cách làm bài 
GV : Quan sát tranh, đếm số chấm tròn, số chấm tròn gạch chéo để viết phép tính thích hợp
VD : Có 7 chấm tròn, một chấm tròn gạch chéo ta có phép tính : 7 – 1 = 6
 HS làm bài , chữa bài ,nhận xét...
 - GV kiểm tra kết quả bài của cả lớp Bài 2 : - HS đọc yêu cầu bài : Tính
 - HS nêu cách làm bài rồi làm bài 
Lưu ý : HS viết kết quả phải thật thẳng cột với các số
 - HS chũa bài , nhận xét - đọc kết quả.
 - GV kiểm tra kết quả của cả lớp.
Bài 3 : Tính 
 - HS nêu cách làm bài
 - HS làm bài chũa bài nhận xét
 - GV kiểm tra kết quả của cả lớp .
*Bài 4 : Tính
 - HS nêu cách làm bài
 - HS làm bài chũa bài nhận xét
 - GV kiểm tra kết quả của cả lớp .
*Bài 5: Viết phép tính thích hợp
 - HS quan sát tranh TLN 2 - nêu bài toán bằng lời 
 - Viết phép tính 
a) 7 - 3 = 4 
b ) 7 – 2 = 5
 - HS chữa bài , nhận xét 
 - HS làm bài - chữa bài nhận xét . GV nhận xét . 
3. Nhận xét - dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3. PĐ( Tiếng Việt )
Ôn bài 53 : ăng – âng
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố :
 - Đọc, viết vần uôn, ươn một cách chắn thành thạo.
 - Làm tốt các bài tập trong VBT.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng con 
- SGK + VBT
III. Hoạt động dạy học
1. Ôn bài:
Đọc bài : ăng , âng ( theo nhóm đôi )
 + Tìm từ ngoài bài có chứa tiếng có vần ăng , âng ? HS thảo luận nhóm 2
( xăng dầu, lăng xăng, hăng hái, tặng bạn, vâng lời, nâng đỡ, lâng lâng, ... )
 - HS viết bảng con : ăng , âng , thung lũng, sừng hươu
2. Bài tập: 
*Bài 1: Nối	
- HS đọc các từ đã cho 
- Chọn vần thích hợp điền vào chỗ chấm tạo thành câu đúng 
- HS chữa bài, nhận xét - đọc lại các câu.
Bé và bạn đều cố gắng.
Cả nhà đi vắng.
Cần cẩu nâng kiện hàng.
*Bài 2: Điền ăng hay âng:
 HS quan sát tranh- nêu tên gọi- điền vần.
 - HS chữa bài , nhận xét - đọc các từ.
 ( cây bằng lăng, nâng trái bóng , vâng lời người trên ) 
*Bài3: Viết : rặng dừa , nâng nui
 - HS viết bài - GV quan sát - nhận xét
3. Nhận xét - dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau
 ----------------------------------------------------
 Thứ sáu, ngày 15/11/2013
Tiết 1. Tập viết
 T12: Con ong, cây thông, vầng trăng,
 cây sung, củ gừng
I. Mục tiêu 
- Viết đúng các chữ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung,củ gừng ..., kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một
- HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ viết sẵn các từ: con ong, ..., củ gừng 
 - Vở TV + bảng con
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
- Viết bảng con: cá biển, vườn nhãn
B. Dạy học bài mới:( 30’)
1. Giới thiệu bài 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn các từ - HS đọc các từ 
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ 
 + Con ong: loài vật cánh màng, có ngòi đốt ở đuôi... làm mật
 + Cây thông: cây thân thẳng... lá hình kim tán lá hình tháp
 + Vầng trăng: chỉ mặt trăng nhìn thấy về ban đêm 
 + Cây sung: loại cây to, không có rễ phụ, quả mọc từng chùm... ăn được
 + Củ gừng: loại củ có nhiều nhánh, có vị cay dùng làm gia vị, làm thuốc
2. Hướng dẫn cách viết 
- HS quan sát chữ mẫu: “ con ong ” nêu nhận xét về
 + Độ cao của các chữ trong từ?
 + Cách đặt dấu thanh ở các chữ?
 + Khoảng cách giữa các chữ cái trong chữ ghi tiếng? ( 1/2 chữ o )
 + Khoảng cách giữa các chữ cái trong từ? ( bằng khoảng cách viết 1 chữ o )
- HS thảo luận nhóm 4 - báo bài 
* GV viết mẫu “ con ong ” - HS viết bài vào bảng con, báo bài
* Tiến hành tương tự với các từ: cây thông, ..., củ gừng 
Hỏi thêm về cách đặt dấu thanh ở chữ? ( vầng trăng, củ gừng )
3. Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết
- GVnêu yêu cầu, số dòng viết 
- HS khá, giỏi mỗi từ viết 1 dòng 
- HS viết bài GV quan sát uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS 
Lu ý HS viết đúng độ cao, dãn cách đúng khoảng cách, viết liền nét 
4. Chấm bài -chữa bài
- GV chấm 6 - 8 bài 
- GV nhận xét, sửa lỗi sai cho HS
C. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Nêu cách viết từ: vầng trăng, củ gừng
- Nhận xét chung tiết học - khen những HS viết đẹp
- Tự tập viết các từ cho đẹp - chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Toán 
 $ 50: phép cộng trong phạm vi 8
I. Mục tiờu: 
- Thuộc bảng cộng; biết làm tính cộng trong phạm vi 8; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
- Bài ựâp cần làm: bài 1; bài 2(cột 1, 3, 4); bài 3(dòng 1); bài 4(ý a)
- HSKG: bài(cột 2); bài 3(dòng 2); bài 4(ýb)
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh SGK
 - Bộ đồ dùng học toán
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
- Đặt tính rồi tính 2 + 5 7 - 3 4 + 3 7 - 6
- Đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 7
B. Dạy học bài mới:( 30’)
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
* Phép cộng 7 + 1 = 8 và 1 + 7 = 8
- GV lấy 7 khuôn hình cùng loại lấy thêm 1 khuôn hình cùng loại nữa. Hỏi có tất cả mấy khuôn hình?
- Thay, gài phép tính tương ứng: 7 + 1 = 8 - HS đọc
- 7 cộng 1 bằng mấy? -> ghi: 7 + 1 = 8
- Dựa vào phép cộng 7 + 1 = 8 HS lập phép tính 1 + 7 = 8 - HS đọc phép tính
- 1 cộng 7 bằng mấy? -> ghi: 1 + 7 = 8
b, Phép cộng 6 + 2 = 8 và 2 + 6 = 8 ; 5 + 3 = 8 và 3 + 5 = 8 ; 4 + 4 =8( tiến hành tương tự: 7 + 1 = 8 và 1 + 7 = 8 )
=> Ghi: 6 + 2 = 8 
 2 + 6 = 8
 5 + 3 = 8 4 + 4 = 8
 3 + 5 = 8
d, Luyện đọc, ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8
7 + 1 = 8 1 + 7 = 8
6 + 2 = 8 2 + 6 = 8 
5 + 3 = 8 3 + 5 = 8
4 + 4 = 8
- GV chỉ, HS đọc, GV kết hợp xoá bảng, sau đó tổ chức HS lập lại ( nói, viết ) đầy đủ các phép tính
2. Thực hành
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài: Tính
 - HS làm bài ( 3 HS lên bảng ) Lưu ý HS viết kết quả phải thật thẳng cột với các số
 - GV chấm bài, HS nhận xét bài trên bảng - GV kiểm tra kết quả cả lớp
 5 1 5 4 2 3
 + + + + + +
 3 7 2 4 6 4
 8 8 7 8 8 7
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài: Tính
 - HS làm bài ( 3 HS lên bảng ) - HS nhận xét bài trên bảng 
 - HS trao đổi bài kiểm tra kết quả, nhận xét
 - GV giúp HS củng cố tính chất của phép cộng qua các cặp phép tính 
=> Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi 
 1 + 7 = 8 2 + 6 = 8 3 + 5 = 8 4 + 4 = 8
 7 + 1= 8 6 + 2 = 8 5 + 3 = 8 8 + 0 = 8
 7 – 3 = 4 4 + 1 = 5 6 – 3 = 3 0 + 2 = 2
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài: Tính
 - HS làm bài - GV chấm bài - HS chữa bài nhận xét
 1 + 2 +5 = 8 3 + 2 + 2 = 7
 2 + 3 + 3= 8 2 + 2 + 4 = 8
Bài 4: - GV nêu yêu cầu bài: Viết phép tính thích hợp
 - HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp 
 - HS làm bài - chữa bài - nhận xét
 a, 6 + 2 = 8 hoặc 2 + 6 = 8
 b, 4 + 4 = 8
Khuyến khích HS nêu bài toán theo nhiều cách khác nhau
C. Củng cố - Dặn dò ( 5’ )
Củng cố: Số? Ê = 4 + 4 2 + Ê + 1 = 8
 - Đọc bảng cộng trong phạm vi 8
- Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 8
 - Chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Thủ công (GVDC)
 ----------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 14 
 Sáng thứ hai, ngày 18/ 11/2013
 Chào cờ
Tiết 1. Thể dục (GVDC)
Tiết 2+3: Học vần
Bài 55: eng – iêng
I. Mục tiêu: 
 - Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; từ và các câu ứng dụng 
 - Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.
 * GDMT: HS biết giữ vệ sinh để bảo vệ nguồn nươc sạch qua bài luyện nói theo chủ điểm Ao, hồ, giếng.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ chữ học vần thực hành 
- Tranh trống, chiêng. 
III. Hoạt động dạy học
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: ung, ưng 
- Viết bảng con: ung, ưng, cây sung, củ gừng
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Nội dung bài (34’) 
 *Vần eng
a, Nhận diện vần
- GV viết bảng vần eng và HS phân tích: vần eng gồm e và ng
- HS gài: eng 
- So sánh eng với ong
 + Giống: kết thúc ng
 + Khác: eng bắt đầu bằng e
- GV chỉ bảng HS phát âm, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
 - HS đánh vần; e – ngờ - eng .
b, Tiếng, từ khoá ;
 + Có vần eng, muốn có tiếng xẻng ta thêm âm và dấu gì? (âm x và dấu hỏi)
- HS gài tiếng ; xẻng - GV ghi bảng , HS phân tích
- Đánh vần và đọc trơn; xờ - eng - xeng - hỏi - xẻng, xẻng.
- Tranh: Lữơi xẻng: dụng cụ được làm bằng sắt, sắt mỏng và to bản tra vào cán , dùng để xúc đất, cát,…
 - > ghi: lữơi xẻng - HS đọc 
 - HS đánh vần và đọc trơn từ khoá
 e – ngờ - eng 
 xờ - eng - xeng - hỏi - xẻng
 lữơi xẻng 
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS. 
*Vần iêng ( tương tự vần eng ) 
 a, Nhận diện vần:
- Vần iêng có âm đôi iê và âm ng ghép lại
- So sánh iêng và eng. + giống: ng đứng sau
 + khác: iêng có âm iê đứng đầu 
 eng có âm e đứng đầu
b, Tiếng, từ khoá:
 - Vần iêng: iê – ngờ – iêng
 	- Đánh vần tiếng chiêng: chờ - iêng – chiêng.
* Tranh: trống, chiêng: nhạc khí gỗ hình ống, thân bằng gỗ hoặc kim loại có 2 mặt bịt da.Chiêng: nhạc khí gõ không định âm, bằng đồng, hình tròn có núm ở giữa, đánh bằng dùi mềm, âm thanh vang vọng.
=> ghi: trống, chiêng - HS đọc: CN- ĐT
- HS đánh vần và đọc trơn từ khoá
 iê – ngờ – iêng
 chờ - iêng – chiêng
 trống, chiêng 
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS
- HS đọc toàn bài . 
c. Viết bảng con: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng.
 - GVHD, viết mẫu 
 - HS viết - báo bài - nhận xét .
 d. Từ ứng dụng
- GV ghi từ - HS đọc - GV giải nghĩa từ 
 + Cái kẻng: vật làm bằng kim loại dùng để đánh báo hiệu 
 + Xà beng: thanh sắt dài có 1 đầu nhọn hay bẹt dùng để đào lỗ hoặc nạy, bẩy vật nặng
 + Củ riềng: loại câycủ cùng họ với gừng thân ngầm hình củ, có vị cay và thơm dùng làm gia vị
 + Bay liệng: nghiêng cánh bay theo đường vòng 
- HS đọc cả 4 từ. Tìm và gạch chân các tiếng mới 
- HS đọc toàn bài trên bảng.
Tiết 2
1. Luyện đọc (15’)
a, Đọc bài trên bảng 
- HS đọc lần lượt các vần trên bảng.
- Đọc từ ứng dụng (CN, ĐT)
b, Đọc câu ứng dụng
- Cho HS quan sát tranh - nhận xét ND tranh
- GV ghi câu ứng dụng - HS đọc 
c, Đọc SGK
- GV đọc mẫu 
- HS đọc ĐT - CN - nhận xét - ghi điểm 
2. Luyện nói (10’) Chủ đề: Ao, hồ, giếng
- HS quan sát tranh - đọc tên chủ đề luyện nói
- HS luyện nói ( theo nhóm 2 em ) theo gợi ý.
 * Tranh vẽ cảnh vật thường thấy ở đâu? 
- Hãy chỉ tranh và nói đâu là ao, hồ, giếng?
 * Ao, hồ, giếng đem đến cho con người những ích lợi gì?
 * Em cần giữ gìn ao, hồ, giếng thế nào để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh? - Nơi em ở có ao , hồ , giếng không ? ao, hồ ,giếng có gì giống nhau và khác nhau ?
 + giống: đều chứa nước
 + khác: về kích thước, địa điểm, ... , về độ sâu ... )
- Nhà em thường lấy nước ăn ở đâu?
 - Nhìn tranh hãy nêu lại toàn bộ ND theo chủ đề ( 2 - 4 câu ) . HS khá giỏi (4- 6 câu)
- Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp - HS nhận xét, bổ sung.
 GV: Ao là chỗ đào sâu xuống đất để giữ nước nuôi cá, trồng rau và rửa ráy. Hình vẽ bên trái là một cái ao. Có một người đội nón đang từ cầu ao bước lên bờ. Tay còn đang cắp một cái rổ. 
Hồ là nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, nằm trong đất liền. Hà Nội nổi tiếng có Hồ Gươm với Tháp Rùa...
Giếng là hố đào thẳng đứng, sâu trong đất, để lấy nước. Hình vẽ ngay góc phải là một cái giếng nước. Một người đang dùng gầu treo lấy nước.
3. Luyện viết (vở tập viết) (10’)
 - GV nêu yêu cầu , cách viết số dòng viết 
 - HS viết bài - GV quan sát - nhận xét .
C. Củng cố, dặn dò (5’)
- Đọc lại bài ( 1 - 2 em ) 
- Tìm từ ngoài bài có chứa tiếng có vần eng, iêng? 
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán 
 $ 51:	Phép trừ trong phạm vi 8
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng trừ , biết làm tính trừ trong phạm vi 8 viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3(cột 1), bài 4(viết 1 phép tính)
- HSKG: bài3(cột 2,3), bài 4(viết phép tính 2, 3,4)
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’) 2 HS
 Tính 3 + 5 = 4 + 4 = 
 6 + 1 + 1 = 3 + 0 + 5 =
- Đọc bảng cộng trong phạm vi 8
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Nội dung bài (30’) 
a. Phép tính : 8 - 1 = 7 và 8 - 7 = 1
- GV lấy 8 khuôn hình cùng loại, sau đó bớt đi 1 khuôn hình. Hỏi còn mấy khuôn hình? (8 khuôn hình, bớt đi 1 khuôn hình, còn 7 khuôn hình)
- 8 bớt 1 con mấy, thay phép tính - GV gài 8 - 1 = 7 - HS đọc
- 8 trừ 1 còn mấy? -> ghi: 8 - 1 = 7
- Dựa vào phép tính: 8 - 1 = 7 hãy lập và tìm kết quả 1 phép tính mới 
- HS gài - báo bài 8 - 7 = 1 - đọc
- 8 trừ 7 bằng mấy? -> ghi: 8 - 7 = 1
b. Phép trừ: 8 - 2 = 6 và 8 - 6 = 2
 ( tiến hành tương tự phép tính trừ 8 - 1 = 7 và 8 - 7 = 1 )
- HS thực hành - lập phép tính - đọc phép tính
-> ghi : 8 - 2 = 6 8 - 6 = 2
c. Phép trừ 8 - 3 = 5 8 - 5 = 3 ( tiến hành tương tự 8 - 1 = 7 ; 8 - 7 = 1 )
- HS thực hành - lập phép tính - đọc phép tính 
-> ghi ; 8 - 3 = 5 8 - 5 = 3
d. Phép trừ 8 - 4 = 4 ( Tương tự 8 - 1 = 7 )
-> Ghi: 8 - 4 = 4
đ. HS luyện đọc bảng trừ trong phạm vi 8
8 - 1 = 7 8 - 7 = 1
8 - 2 = 6 8 - 6 = 2
8 - 3 = 5 8 - 5 = 3 
8 - 4 = 4 
- GV chỉ - HS đọc - GV kết hợp xoá bảng, sau đó tổ chức cho HS thi đua nói lại 
3. Thực hành
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài: Tính 
- HS làm bài - GV chấm bài 
- HS chữa bài nhận xét - GV kiểm tra kết quả cả lớp 
 8 8 8 8 8 8 8
 - - - - - - -
 1 2 3 4 5 6 7
 7 6 5 4 3 2 1
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu bài: Tính 
- HS nêu cách làm bài rồi làm bài 
- HS chữa bài, trao đổi bài kiểm tra kết quả của bạn 
- GV giúp HS củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ thông qua từng cột phép tính => Lấy kết quả của phép tính cộng trừ đi một trong hai số này ta được số kia 
 1 + 7 = 8 2 + 6 = 8 4 + 4 = 8
 8 – 1 = 7 8 – 2 = 6 8 – 4 = 4
 8 – 7 = 1 8 – 6 = 2 8 – 8 = 0
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu bài: Tính 
- HS nêu cách làm bài VD: 8 - 1 - 3 = 
 ( lấy 8 - 1 = 7 lấy 7 - 3 = 4 viết 4 sau dấu bằng ) 
- HS làm bài, nhận xét - GV kiểm tra kết quả của cả lớp 
Bài 4: ( HS khá, giỏi )
 - GV nêu yêu cầu bài: Viết phép tính thích hợp 
 - HD HS quan sát từng tranh vẽ - nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp 
 - HS làm bài - chữa bài - nhận xét
 8 - 4 = 4 8 - 3 = 5 hoặc 8 - 5 = 3
 5 - 2 = 3 8 - 6 = 2 hoặc 8 - 2 = 6
- Gọi HS thi đua nói phép tính .Khuyến khích HS nêu các phép tính khác nhau nhng phải phù hợp với tình huống cho từng tranh
C. Củng cố, dặn dò. (4’)
	- Đọc bảng trừ trong phạm vi 8.
 - GV và HS nhận xét 
 Dặn dò: làm bài ở VBT toán
Chiều
Tiết 1+ 2. PĐ ( Tiếng Việt )
Ôn bài 54 : ung – ưng
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố:
 - Đọc, viết lại 2 vần ung, ưng
 - HS đọc viết thành thạo các tiếng , từ có vần ung, ưng.
 - Làm tốt các bài tập trong VBT 
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng con 
- SGK + VBT
III. Hoạt động dạy học
1- Ôn bài: 
Đọc bài : ung, ưng ( theo nhóm đôi )
 + Tìm từ ngoài bài có chứa tiếng có vần ung, ưng? ( tung tăng, dũng cảm, thung lũng, chim ưng, tưng bừng, bưng bê , ... )
 - 1 vài nhóm báo bài - nhận xét.
 - HS viết bảng con : ung, ưng, trung thu, củ gừng.
 Bài 1: Nối: - HS đọc yêu cầu bài : - Đọc các tự đọc các từ , nối các từ thành câu có nghĩa .
 - HS chữa bài ,đọc các câu
 (Đôi má ửng hồng . Bé cùng bạn chơi đu quay . Trái chín rụng đầy vườn..). .
Bài 2: Điền ung hay ưng:
 HS quan sát tranh- nêu tên gọi- điền vần.
 - HS chũa bài , nhận xét - đọc các từ.
 ( rừng núi, quả trứng, vui mừng, cái thúng)
 Bài3: Viết : Trung thu, vui mừng
 - GV nêu yêu cầu, cách viết, số dòng viết.
 - HS viết bài - GV quan sát - nhận xét) 
3. Nhận xét - dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau
 Tiết 3. Toán ( PĐ- BD )
Luyện tập phép cộng, trừ trong phạm vi 7
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về.
- Báng cộng ,trừ trong phạm vi 7
- Làm thành thạo các phép tính cộng ,trừ trong phạm vi 7.
 - Mở rộng , nâng cao kiến thức qua một số dạng bài tập nâng cao .
II. Đồ dùng dạy học 
- Vở kẻ li , bảng con 
- Sách toán nâng cao 1
III. Hoạt động dạy học
1- Ôn kiến thức
 - HS luyện đọc, kiểm tra bảng cộng, trừ trong phạm vi 7 ( nhóm đôi).
 - Kiểm tra HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 7 ( cá nhân)
 - HS làm bài vào bảng con.
 1, Tính: 6 + 1 = 0 + 6 = 6 - 2 =
 2, Số : Ê + 4 = 7 3 +Ê = 7
2. Bài tập: 
* Phụ đạo: 
 Vở : ( HS làm bài vào vở kẻ li ) :
 1 - Tính : 2 + 5 = 7 - 0 - 7 = 
 3 + 4 = 7 - 5 + 1 =
 1 + 6 = 7 + 3 - 4 =
 2, Đặt tính rồi tính: - 
 0 + 7 7 - 5 3 + 4 7 - 3
 3, >,<,= :
 6 Ê 2 + 3 4 + 3 Ê 3 + 2 
 5 + 2 Ê 7 - 2 7 - 4 Ê 5 - 1
 4, Viết phép tính thích hợp: Có : 7 cái kẹo
 Cho bạn : 2 cái kẹo
 Còn lại : ... cái kẹo ?
 - GV chấm bài - HS chữa bài , nhận xét - GV nhận xét.
* Bồi dưỡng: 
 - GV đề lên bảng - HD cách làm bài 
 - HS làm bài vào vở .
 1, + , - 
 4 ....1 ....2 = 7 6 ....2 .....3 = 7 
 4 .....1 ....4 = 7 1 .....1........5 = 7
 2, Số ?
 Ê + 2 = 7 Ê - 4 + 4 = 7
 7 > Ê + 3 7 = Ê - 3 + 3
 3 + 3 = Ê + 4 5 + 1 = Ê + 6 - 1
 4, Viết phép tính thích hợp: Có : 7 cái kẹo
 Cho Lan : 3 cái kẹo
	 Cho Hồng : 1 cái
 Ăn : 1 cái 
 Còn lại : ... cái kẹo ?
 - GV chấm bài - HS chữa bài , nhận xét - GV nhận xét.
3- Nhận xét - dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau
 ------------------------------------------------------
 Sáng thứ ba ngày 19/11/2013
Tiết 1. Mĩ thuật (GVDC)
Tiết 2+ 3: Học vần
Bài 56 : uông – ương
I. Mục tiêu: 
- Đọc được: uông, ương, quả chuông, con đường; từ và các câu ứng dụng 
- Viết được: uông, ương, quả chuông, con đường
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Đồng ruộng
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Sử dụng bộ chữ
III. Hoạt động dạy học
A. Bài mới 
B. Kiểm tra bài cũ: (5’) Tiết 1
- Đọc bài: eng, iêng 
- Viết bảng con: eng, iêng, cái kẻng, bay liệng
II- Dạy học bài mới : 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Nội dung bài (34’) 
 *Vần uông: 
a, Nhận diện vần
- GV viết lại vần uông lên bảng, HS phân tích.
- HS gài; uông 
 -Giống: So sánh uông với iêng
+ Giống : kết thúc ng
+ Khác nhau: uông bắt đầu bằng uô
- GV chỉ bảng HS phát âm lại vầ uông.
+ HS đánh vần; uô - ngờ – uông.
 b, Tiếng, từ khoá;
 - Có vần uông, muốn có tiếng chuông ta phải ghép với âm gì?
- HS ghép tiếng: chuông – ghi bảng chuông
- Đánh vần và đọc trơn; chờ - uông - chuông, chuông.
* Tranh: quả chuông : nhạc khí đúc bằng đồng, lòng rỗng, miệng tròn, thành cao, thường có quai để treo, tiếng trong và ngân dài, thường có trong các nhà thờ, chùa… )
- > ghi quả chuông - HS đọc 
 - HS đánh vần và đọc trơn từ khoá
 uô - ngờ – uông
chờ - uông - chuông
quả chuông 
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS
 Vần ương:( Tương tự vần uông) a, Nhận diện vần:
- Vần ươn

File đính kèm:

  • doctuan 13 ,14 lop 1 b.doc
Giáo án liên quan