Bài giảng Tiết 1 - Đạo đức: Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 1)
Kiến Thức: Củng cố về cấu tạo thập phân của số có 4 chữ số. Biết viết các số thanh tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị
2. Kỹ năng: Thực hành phân tích về cấu tạo thập phân của số có 4 chữ số thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3, tập 2 – Trang 7
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
TUẦN 19 Ngày soạn: 12/1/2013 Ngày giảng:Thứ hai, ngày 14 /1/2013 Tiết 1. Đạo đức: BÀI 9: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (TIẾT 1) Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Biết trẻ em có quyền được kết giao bạn bè, quyền được đối xử bình đẳng, - Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,.. - Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. - Biết một số quyền của trẻ em: Quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được đối xử bình đẳng,.. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ. + HSKG: Biết trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng. 2. Kỹ năng: Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.. 3. Thái độ: Tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác. Ø Tích hợp GDKNS * Các KNS c bản được giáo dục - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế - Kỹ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế - Kỹ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em * Phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng. - Thảo luận Ø Tích hợp GDSDNLTK&HQ – Mức độ tích hợp: Liên hệ - Đoàn kết thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp. II. Đồ dùng dạy - học 1. Giáo viên: Vở BT Đạo Đức 3 2. Học sinh: Vở BT Đạo Đức 3 III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức: * Ôn bài cũ + Vì sao biết ơn thương binh, liệt sĩ? - Nhận xét, đánh giá * Giới thiệu bài: - Ghi: Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (tiết 1) 2. Phát triển bài * Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân - Mục tiêu: Học sinh biết một số việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. - Tiến hành: + Bước 1: Hoạt động cá nhân - Giao nhiệm vụ: Viết vào nháp 1 – 2 hoạt động hay việc làm cụ thể nào để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế - Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn + Bước 2: Hoạt động lớp - KL: Để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị quốc tế có rất nhiều cách. Các em có thể tham gia vào những việc làm như các bạn vừa kể... * Hoạt động 2: Hoạt động lớp - Mục tiêu: HS biết một số biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế. HSKG hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. * Tiến hành: - Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn - KL: Những hình ảnh trên cho ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới. Thiếu nhi Việt Nam cũng có rất nhiều các hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao bạn bè khắp năm châu bốn biển 3. Kết luận + Em đã làm những gì để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế + Thực hiện theo bài học - Nhận xét, giờ học - Kiểm tra sĩ số - HS phát biểu - Nhận xét, đánh giá - HS thực hiện viết vào nháp - Nối tiếp học sinh trình bày + Kết nghĩa với thiếu nhi Quốc tế. + Viết thư, gửi ảnh, gửi quà cho các bạn. + Tìm hiểu về cuộc sống của thiếu nhi nước khác. .+ Lấy chữ kí, quyên góp, ủng hộ thiếu nhi những nước bị thiên tai, chiến tranh. + Vẽ tranh, làm thơ, viết bài về tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế. + Tham gia các cuộc giao lưu. - Nhận xét, đánh giá - Mở VBT đạo đức 3, trang 30 - Nêu yêu cầu bài tập 1 - Đọc thầm các câu hỏi thảo luận - Thảo luận theo cặp nội dung câu hỏi - Nối tiếp nêu - Nhận xét, bổ sung ý kiến Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ________________________________________________ Tiết 2. Tự nhiên và Xã hội Bài 37: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TIẾP THEO) Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Biết một số tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người và môi trường sống - Nêu được tác hại của việc người và gia súc phong uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định. I. Mục tiêu: 1. Kiến Thức: Biết một số tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. 2. Kỹ năng: Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định. 3. Thái độ: Có trách nhiệm và biết yêu gia đình, làng bản. Ø Tích hợp GD SDNLTK & HQ - Mức độ tích hợp: Bộ phận - Giáo dục học sinh biết xử lý phân hợp vệ sinh là phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước. Ø Tích hợp GDBVMT – Mức độ tích hợp: Toàn phần - Biết phân là nới chứa các mầm bệnh làm hại cho sức khỏe con người và động vật, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Biết một số biện pháp xử lý phân hợp vệ sinh. Có thái độ giữ gìn vệ sinh môi trường. Ø Tích hợp GDKNS * Các kỹ năng cơ bản được giáo dục - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng tới sức khỏe con người - Kỹ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường - Kỹ năng làm chủ bản thân - Kỹ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường - Kỹ năng hợp tác: Hợp tác cùng với mọi người xung quanh bảo vệ và vệ sinh môi trường đang sống. II. Đồ dùng dạy - học 1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học 2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3 III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức: * Ôn bài cũ + Nêu một số tác hại của rác thải đối với sức khỏe của con người? + Em cần làm gì để giảm tác hại của rác đối với môi trường? - Nhận xét, đánh giá * Nêu mục tiêu giờ học. 2. Phát triển bài * Hoạt động 1: Hoạt động nhóm - Mục tiêu: Nêu được tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người. - Tiến hành: * Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - Giao nhiệm vụ - Quan sát giúp đỡ học sinh có khó khăn * Bước 2: Hoạt động lớp + Hãy nêu những tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi? + Cần làm gì để tránh những hiện tượng trên? - Nhận xét, đánh giá * Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân - Mục tiêu: Biết được một số loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh. - Tiến hành: * Bước 1: - Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 3, 4 trang 71, thực hiện theo nội dung câu hỏi và liên hệ thực tế với gia đình - Quan sát giúp đỡ học sinh có khó khăn * Bước 2: Hoạt động lớp + Có những loại nhà tiêu nào? + Gia đình bạn sử dụng nhà tiêu nào? + Bạn và gia đình bạn đã làm gì để giữ cho nhà tiêu sạch sẽ? + Đối với vật nuôi cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường? - Nhận xét, đánh giá - KL: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lý phân người và gia súc hợp vệ sinh sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường, không khí, đất và nước. 3. Kết luận - Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh môi trường (tiếp theo) - Nhận xét, giờ học - Hát - HS nêu - Nhận xét, đánh giá - Mở SGK TN & XH 3, trang 70 nêu yêu cầu trang 70 - Quan sát hình vẽ và thảo luận theo yêu cầu - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - Nhận xét, bổ sung - Thực hiện theo cặp - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - Nhận xét, bổ sung Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3. Mĩ thuật GV chuyên dạy Ngày soạn: 13/1/2014 Ngày giảng:Thứ tư, ngày 15 /1/2014 Tiết 1. TOÁN: ÔN TẬP Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Biết đọc, viết các số có 4 chữ số - Củng cố về cấu tạo thập phân của số có 4 chữ số. Biết viết các số thanh tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị I. Mục tiêu: 1.Kiến Thức: Củng cố về cấu tạo thập phân của số có 4 chữ số. Biết viết các số thanh tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị 2. Kỹ năng: Thực hành phân tích về cấu tạo thập phân của số có 4 chữ số thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3, tập 2 – Trang 7 3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. II. Đồ dùng dạy - học 1.Giáo viên: Vở bài tập Toán 3, tập 2 Học sinh: Vở bài tập Toán 3, tập 2, vở ô ly, bảng con, phấn, .... III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức:- KT sĩ số * Kiểm tra VBT * Nêu mục tiêu giờ học. 2. Phát triển bài * Giao nhiệm vụ - Hướng dẫn thực hiện + HS yếu, TB: Thực hiện làm các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3, tập 2 trang 7 + HS KG: Thực hiện làm các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3, tập 2 trang 7 * Thực hành làm bài tập - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh có khó khăn * Chấm và chữa bài Bài 1: Viết (theo mẫu) 9217 = 9000 + 200 + 10 + 7 - Nhận xét, đánh giá Bài 2: Viết các tổng sau thành số có 4 chữ số: - Nhận xét, đánh giá Bài 3: Viết số theo mẫu, biết số đó gồm: a. 5492 b. 1454 c. 4205 d. 7070 e. 2200 - Nhận xét, đánh giá Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm * Học sinh KG tự viết đọc, phân tích và nêu giá trị từng chữ số trong số vừa viết 3. Kết luận - Củng cố, dặn dò. - Nhận xét, giờ học - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - Nhận xét, đánh giá - HS thực hiện làm bài tập - Từng nhóm chữa bài tập theo yêu cầu của giáo viên - HS yếu, TB lần lượt chữa bài lên bảng Bài 1: Viết (theo mẫu) 9217 = 9000 + 200 + 10 + 7 4538 = 4000 + 500 + 30 + 8 7789 = 7000 + 700 + 80 + 9 2005 = 2000 + 5; 1909 = 1000 + 900 + 9 9400 = 9000 + 400; 2010 = 2000 + 10 3670 = 3000 + 600 + 70; 2020 = 2000 + 20 - Nhận xét, đánh giá Học sinh nêu yêu cầu Viết các tổng thành số có 4 chữ số: a. 7654 2896 8427 9999 3068 7205 9056 2103 5007 9009 3303 8705 - HS TB chữa bài lên bảng - Nhận xét, đánh giá - HS TB chữa bài lên bảng - Nhận xét, đánh giá - HS KG thực hiện vào nháp - Tự kiểm tra chéo- Nhận xét, đánh giá _______________________________________________________________________________ Tiết 2. Tiếng việt: ÔN TẬP Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Biết tên, cách viết các chữ hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ, chữ viết đứng, đều nét - Luyện viết các chữ hoa theo cỡ chữ nhỏ, kiểu chữ đứng hoặc nghiêng, nét đều, nét thanh đậm. - Luyện cách nối chữ hoa với chữ thường. I. Mục tiêu: 1.Kiến Thức: Luyện viết các chữ hoa theo cỡ chữ nhỏ, kiểu chữ đứng hoặc nghiêng, nét đều, nét thanh đậm. Luyện cách nối chữ hoa với chữ thường. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết. 3. Thái độ: + Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. + Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tính thần trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học 1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa 2. Học sinh: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 3, tập 2, bảng con, phấn, bút III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra đồ dùng, sách, vở * Nêu mục tiêu giờ học. 2. Phát triển bài * Hướng dẫn viết các chữ hoa * Luyện viết - GV quan sát, uốn nắn - Chú ý luyện viết cho học sinh giỏi * Chấm bài - Chấm bài – Nhận xét 3. Kết luận - Củng cố: + Khi nào ta phải viết hoa các chữ cái? - Dặn dò: Nhận xét, giờ học - Hát - Lấy đồ dùng, sách, vở - Mở vở luyện viết trang 2 - Bài 19 - Nêu tên các chữ cái được viết hoa - Nhận xét về kiểu chữ, cỡ chữ, cách nối các chữ hoa với chữ thường trong bài - Nêu cách viết từng chữ hoa - Luyện viết bảng con các từ ứng dụng trong bài - Nhận xét, đánh giá - Nêu tư thế ngồi viết - HS luyện viết theo bài - Khi các chữ cái đứng ở đầu câu và là tên riêng Tiết 3. Sinh hoạt sao: ======================================== Hoạt động ngoài giờ lên lớp KỂ CHUYỆN MÓN ĂN NGÀY TẾT QUÊ EM I. Mục tiêu hoạt động - HS biết một số món ăn truyền thống trong ngày tết cổ truyền dân tộc: Giới thiệu món ăn ngày tết ở địa phương mình - HS tự hào về các món ăn truyền thống ngày tết của quê hương, của dân tộc. II. Tài liệu và phương tiện - Hình ảnh về món ăn cổ truyền ngày tết III. Hoạt động chủ yếu Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên - HS thảo luận và ghi vào nháp - Nối tiếp nêu - Nhận xét - Hát: Sắp đến tết rồi! 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức: * Nêu mục tiêu giờ học. 2. Phát triển bài * Hoạt động 1: Hoạt động nhóm - Mục tiêu: Biết một số món ăn truyền thống trong ngày tết cổ truyền - Tiến hành: + Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - Yêu cầu: Viết vào nháp tên 1 hoặc 2 món ăn ngày tết tại gia đình em và cho biết ý nghĩa của món ăn đó - Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn + Bước 2: Hoạt động lớp + Hãy kể và nói về các món ăn mà em vừa viết? + Em thích nhất món ăn nào? Vì sao? - Một số món ăn ngày tết cổ truyền: bánh trưng, giò lụa, hành muối, thịt đông, canh măng khô, ..... 3. Kết luận: - Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét, giờ học ========================================================= Ngày soạn: 18/1/2012 Ngày giảng: T6: 20/1/2012 - Nghỉ - Sinh hoạt chuyên môn =========================================================
File đính kèm:
- TUẦN 19 chiều.doc