Bài giảng Tiết 1 - Đạo đức: Bài 13: Tiết kiệm bảo vệ nguồn nước (tiết 2)

Kỹ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: Kỹ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.

- Kỹ năng trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin,.

 

doc9 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Đạo đức: Bài 13: Tiết kiệm bảo vệ nguồn nước (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Ngày soạn:29/3/2014
Ngày giảng:Thứ hai, ngày 31/3/2014
Tiết 1. Đạo đức:
BÀI 13: TIẾT KIỆM BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (TIẾT 2)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết một số ích lợi của việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Biết cách sử dụng tiết kiệm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm
- Thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
 - HSKG: Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
3. Thái độ: Thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
Ø Tích hợp GDKNS
* Các KNS cơ bản được giáo dục
- Kỹ năng lắng nghe ý kiến các bạn. Kỹ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. Kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. Ký năng bình luận, xác định và lựa chọn giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
* Phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
- Thảo luận.
Ø Tích hợp GDBVMT – Mức độ tích hợp: Toàn phần
- Tiết kiệm bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT.
Ø Tích hợp GDSDNL TK&HQ – Mức độ tích hợp: Toàn phần
- Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và của trái đất nói chung.
- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
- Thực hiện sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Vở BT Đạo Đức 3
2. Học sinh: Vở BT Đạo Đức 3
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
+ Vì sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
+ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để làm gì?
- Nhận xét, đánh giá
* Giới thiệu bài: 
- Ghi: Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. (Tiết 2)
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
- Mục tiêu: Biết nhận xét về tình hình nước nơi ở hiện nay.
* Tiến hành:
- Quan sát, giúp đỡ học sinh
+ Nêu nhận xét của em về lượng nước sinh hoạt hiện nay tại địa phương em?
+ Chất lượng nước này như thế nào?
+ Các sử dụng nước sinh hoạt của mọi người ở nơi em ở?
- Nhận xét, đánh giá
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Mục tiêu: Đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Tiến hành:
- Yêu cầu: Theo em nên làm gì và không nên làm những gì để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Mục tiêu: Biết nhận xét, đánh giá hành vi trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
- Tiến hành
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
- Nhận xét, đánh giá
- KL: Các hành vi ở ý a, b là chưa tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Các hành vi ở ở ý c, d, đ, e là đúng.
3. Kết luận
- Củng cố
+ Thế nào là tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
+ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để làm gì?
+ Thực hiện theo bài học
- Nhận xét, giờ học
- Kiểm tra sĩ số
- HS phát biểu
- Nhận xét, đánh giá
- Mở VBT Đạo đức 3, trang 44
- Nêu yêu cầu bài tập 3 
– Thực hiện cặp đôi theo nội dung câu hỏi
- Nối tiếp phát biểu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Thảo luận nhóm đôi theo nội dung yêu cầu
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Đọc yêu cầu bài tập 4
- Thực hiện theo nhóm đôi
- Nối tiếp trình bày - Nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Đọc ghi nhớ SGK
	____________________________________________________
Tiết 2. Tự nhiên và Xã hội
Tiết 56: THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên các bộ phận bên ngoài của động và thực vật.
- Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
- Biết phân loại một số cây, con đã gặp.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
- HSKG: Biết phân loại một số cây, con đã gặp
2. Kỹ năng: Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về thiên nhiên. 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, thích khám phá thiên nhiên.
Ø Tích hợp giáo dục môi trường – Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên.
- Yêu thích thiên nhiên
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả môi trường xung quanh.
Ø Tích hợp GDKNS
* Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Tổng hợp các thông tin thu nhận được từ các loại cây, con vật. Khái quát hóa về đặc điểm chung của thực vật và động vật.
- Kỹ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: Kỹ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.
- Kỹ năng trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin,..
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Giấy A4
2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, bút màu,..
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
+Nêu va trò của mặt trời đối với đời sống của con người?
- Nhận xét đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Đi thăm thiên nhiên
- Chia 8 nhóm
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật em đã nhìn thấy vào 2 bảng trong VBT TN & XH 3, trang 81, 82
- Quan sát, quản lý chung.
* Hoạt động 2: Tổng hợp kết quả 
- Quan sát, giúp đỡ nhóm có khó khăn
3. Kết luận:
- Củng cố, dặn dò: 
+ Chuẩn bị bài sau: Báo cáo kết quả thực hành
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- HS nêu - Nhận xét, đánh giá
- Các nhóm tự cử nhóm trưởng
- Nhóm trưởng quản ý và chọn khu vực nhóm quan sát
- Các nhóm thực hiện
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn tổng hợp kết quả hoạt động
Tiết 3. Mĩ Thuật:
TUẦN 30
Ngày soạn: 7/4/2013
Ngày giảng:Thứ ba, ngày 9 /4/2013
Đạo đức
BÀI 14: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG , VẬT NUÔI (TIẾT 1)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết một số ích lợi của một số cây trồng và vật nuôi trong nhà.
- Biết những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Nêu được một số ích lợi của một số cây trồng và vật nuôi đối với đời sống con người. Biết những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình. HSKG: Biết vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
3. Thái độ: Thực hiện trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường, địa phương.
Ø Tích hợp GDKNS
* Các KNS cơ bản được giáo dục
- Kỹ năng lắng nghe ý kiến các bạn. Kỹ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin liên quan đến chăm sóc vật nuôi, cây trồng ở nhà và ở trường. Kỹ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường. Kỹ 
năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
* Phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
- Thảo luận.
Ø Tích hợp GDBVMT – Mức độ tích hợp: Toàn phần
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.
Ø Tích hợp GDSDNL TK&HQ – Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm sạch môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm năng lượng.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Vở BT Đạo Đức 3
2. Học sinh: Vở BT Đạo Đức 3
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
+ Vì sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
+ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để làm gì?
- Nhận xét, đánh giá
* Giới thiệu bài: 
- Ghi: Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi. (Tiết 1)
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Mục tiêu: Nêu được một số ích lợi của một số cây trồng và vật nuôi đối với đời sống con người.
* Tiến hành:
- Yêu cầu: Viết vào nháp tên 1 con vật nuôi trong nhà hoặc tên một cây mà em yêu thích được trồng ở nhà em và cho biết ích lợi của con và cây trồng đó đối với đời sống con người?
- Quan sát, giúp đỡ học sinh
- KL: Mỗi cây trồng, vật nuôi trong nhà đều có ích lợi vì nó phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Mục tiêu: Biết những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Tiến hành:
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
- KL: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia những công việc có ích và phù hợp với khả năng.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Mục tiêu: Biết nhận xét, đánh giá hành vi trong việc chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Tiến hành
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
- Nhận xét, đánh giá
- KL: 
+ TH 1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu.
+ TH 2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết.
+ TH 3: Nga nên dừng chơi, cho lợn ăn
+ TH 4: Hải nên khuyên Chính không đi trên thảm cỏ.
3. Kết luận
 Củng cố: Vì sao phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi?
+ Em phải làm gì để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường?
- Dặn dò: 
+ Thực hiện theo bài học
- Nhận xét, giờ học
- Kiểm tra sĩ số
- HS phát biểu
- Nhận xét, đánh giá
- Thực hiện vào nháp
- Nối tiếp nêu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Mở VBT Đạo đức 3, trang 46
- Nêu yêu cầu bài tập 2
- Thực hiện cặp đôi theo nội dung câu hỏi
- Nối tiếp phát biểu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Đọc yêu cầu bài tập 3
- Thực hiện theo nhóm đôi
- Nối tiếp trình bày - Nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Đọc ghi nhớ SGK
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................______________________________________
Tiết 2.Tự nhiên và Xã hội
Bài 59: TRÁI ĐẤT. QUẢ ĐỊA CẦU
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết hình dạng của Trái Đất.
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Biết cấu tạo của quả địa cầu.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu. Biết cấu tạo của quả địa cầu.
- HSKG: Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.
2. Kỹ năng: Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về thiên nhiên. 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, thích khám phá thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Quả địa cầu, SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3
2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, bút màu,..
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
- Nêu vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất?
- Nhận xét đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi
- Mục tiêu: Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian.
- Tiến hành:
- Quan sát, giúp đỡ nhóm có khó khăn
- KL: Trái Đất có hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.
- Giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất: Quả địa cầu bao gồm: giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu
+ Em có nhận xét gì về Trái Đất?
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Mục tiêu: Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu. Biết tác dụng của quả địa cầu.
- Tiến hành: 
- Nhận xét, đánh giá
+ Trục quả địa cầu đứng thẳng hay nằm nghiêng so với mặt bàn?
+ Quả địa cầu có tác dụng gì?
- KL: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt trái đất.
3. Kết luận
- Củng cố
- Nhận xét, đánh giá
- Dặn dò:
+ Chuẩn bị bài sau: Sự chuyển động của Trái Đất.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Nêu – Nhận xét, đánh giá
- Mở SGK trang 112, đọc yêu cầu đầu trang 112
- Quan sát hình 1 SGK thảo luận theo cặp
- Nối tiếp nêu – Nhận xét, đánh giá
- Quan sát của địa cầu
- Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu
- Nêu yêu cầu cuối trang 112 – Thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm lến chỉ và nêu tên cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu.
- Nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu – Nhận xét, bổ sung
- Mở VBT TN & XH 3, trang 84
- Đọc và thực hiện các yêu cầu bài tập 1, 2, 3, 4
- Nối tiếp nêu ý đúng
- Nhận xét, đánh giá
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................______________________________________
Tiết 3. Mĩ thuật: GV chuyên dạy

File đính kèm:

  • docTUẦN 29Chiều.doc