Bài giảng Tiếng việt - Bài 30: Vần ua, ưa (2 tiết )

2. Dạy vần:

a) Dạy vần ui:

- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần ui có âm u ghép với âm i. Âm u đứng trước, âm i đứng sau.

So sánh ui với oi: Giống: đều kết thúc bằng âm i.

 Khác: ui bắt đầu bằng âm u, oi bắt dầu bằng âm o.

 

doc28 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiếng việt - Bài 30: Vần ua, ưa (2 tiết ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể ghi nhớ các công thức vừa học, rồi toàn bộ cho HS thi đua lập lại (nói, viết, ...) các công thức đó.
c) HS xem hình vẽ trong phần bài học, nêu các CH để HS nhận biết 4 + 1 = 5, 1 + 4 = 5 tức là 1 + 4 = 4 + 1 (vì cùng bằng 5). Tương tự như vậy cho đến hết.
2. Hdẫn HS thực hành cộng trong phạm vi 4.
Bài 1, 2: Tính.
- GV viết bảng, HS thực hành ở bảng con.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 4: (a) Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS qsát tranh, nêu bài toán.
- HS viết phép tính vào vở. 2 HS làm bảng lớp.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
- Lớp nhận xét, chữa bài: 4 + 1 = 5	3 + 2 = 5.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài, xem bài sa
 Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009
TIẾNG VIỆT
Bài 32: VẦN OI, AI (2 tiết )
A- MĐYC:
- HS đọc được: oi, ai, nhà ngói, bé gái; từ và câu ứng dụng
- Viết được oi ,ai,nhà ngói ,bé gái
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề.: Sẻ,ri,bói cá, le le.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Tranh minh họa bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- HĐDH: 	Tiết 1
I/KTBC: 2 HS viết và đọc: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ.
	2 HS đọc câu ứng dụng.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH.
	- GV gt và ghi bảng: oi, ai. HS đọc theo: oi, ai.
2. Dạy vần:
a) Dạy vần oi:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần oi có âm o ghép với âm i. Âm o đứng trước, âm i đứng sau.
So sánh oi với o: Giống: đều có o.
	 Khác: oi có thêm i đứng sau.
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV đánh vần mẫu oi: o - i - oi. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: oi. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: ngói, và đọc: ngói. 
+ HS ptích: Trong tiếng ngói, có âm ng ghép với vần oi. Âm ng đứng trước, vần oi đứng sau và thêm dấu thanh sắc trên đầu âm o.
- GV đánh vần: ngờ - oi - ngoi - sắc - ngói. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
Đọc trơn: nhà ngói. Cá nhân, ĐT. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
- Ghép: HS ghép được: oi, ngói, nhà ngói.
b) Vần ai: Tiến hành tương tự.
So sánh ai với oi: Giống: kết thúc bằng i.
	 Khác: ai bắt đầu bằng a; oi bắt đầu bằng o.
- Đánh vần: a - i - ai; gờ - ai - gai - sắc - gái; bé gái.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: Vần oi được viết bắt dầu từ âm o nối liền với âm i, cao 2 li. Tương tự: ai, nhà ngói, bé gái.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
d) Đọc TN ứng dụng:
- GV chép bảng các TN ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 1 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, TN ứng dụng. Lớp đọc ĐT.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: oi, ai, nhà ngói, bé gái. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Sẻ, ri, bói cá, le le.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ những con gì? 
? Em biết con chim nào trong số các con vật này?
? Chim bói cá và le le sống ở đâu? Chúng thích ăn gì?
? Chim sẻ và chim ri thích ăn gì? Chúng sống ở đâu?
? Trong số này có con chim nào hót hay ko? Tiếng hót của chúng thế nào?
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 33.
TOÁN
Bài 31: LUYỆN TẬP.(trang 50)
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
- Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng.
- Giáo dục HS chịu khó làm bài đúng, đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: 2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
HS làm bảng: 5 = 3 + ...	5 = 1 + ...	. GV nhận xét.
II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- GV hdẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Nhận xét: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả vẫn ko thay đổi. HS đọc thuộc bảng cộng.
Bài 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài và cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau. (chú ý viết thẳng cột với nhau)
Bài 3: Tính.
- GV nêu yêu cầu và hdẫn HS làm từng bài. 
VD: 2 + 1 = 3; 3 + 1 = 4 	2 + 1 + 1 = 4.
- HS làm bài. GV theo dõi, sửa sai.
Chữa bài: HS đọc bài làm của mình.
Bài 4: Điền ><=.
- HS nêu cách làm bài, tự làm bài và chữa bài.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm cho những HS còn yếu.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp.
- HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
3 + 2 = 5	4 + 1 = 5.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
TNXH
Bài 8: ĂN ,UỐNG HẰNG NGÀY
A- MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết cần phải ăn uống ngày để mau lớn và khỏe mạnh.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước .
- Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ . Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể của mình. Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh
- Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân: ăn đủ no, uống đủ nước.
B- ĐDDH: Các hình trong SGK.
C- HĐDH:
Khởi động: TC: "Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang". GV gíơi thiệu bài.
HĐ1: Động não.
* Mtiêu: Nhận biết và kể tên những thức.ăn, đồ uống chúng ta thường ăn uống hằng ngày.
* Tiến hành: B1: GV hướng dẫn:
? Hãy kể tên những thức ăn, đồ uống mà các em thường xuyên dùng hằng ngày?
- HS suy nghĩ và lần lượt từng HS kể tên 1 vài thức ăn các em ăn hằng ngày..
B2: HS quan sát các hình trang 18. Chỉ và nói từng loại thức ăn trong mỗi hình. 
? Các em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó?
? Loại thức ăn nào các em chưa ăn hoặc không biết ăn?
KL: GV khích lệ HS ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho SK.
HĐ2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS gthích được tsao các em phải ăn, uống hằng ngày.
* Tiến hành: B1:- GV hdẫn: Hãy qsát từng nhóm hình trang 19 và TLCH:
+ Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể? + Các ... các bạn học tập tốt?
+ Các ... thể hiện các bạn có SK tốt? + Tsao cta phải ăn, uống hằng ngày?
- HS trao đổi theo nhóm 2 người. GV theo dõi, giúp đỡ.
B2: 1 số HS phát biểu trước lớp theo từng câu hỏi của GV.
KL:Cta cần phải ăn, uống hằng ngày để cơ thể mau lớn, có SK và học tập tốt.
HĐ3: Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: Biết được hằng ngày phải ăn, uống như thế nào để có SK tốt.
* Tiến hành: GV đưa ra các câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống? 
+ Hằng ngày, em ăn mấy bữa, vào những lúc nào? 
+ Tsao cta ko nên ăn bánh, kẹo trước bữa ăn chính?
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi . GV theo dõi, giúp đỡ.
KL:- Cta cần ăn khi đói, uống khi khát.
- Hằng ngày cần ăn ít nhất là 3 bữa vào buổi sáng, trưa, chiều tối.
- Ko nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính để trong bữa ăn chính ăn được nhiều và ngon miệng.
CC, DD: GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. Nhắc nhở HS về nhà kể cho mọi người nghe và thực hiện theo những gì đã học được. GV l. hệ về GDMT.
Về nhà học lại bài và xem bài sau.
Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009
TIẾNG VIỆT
Bài 33: VẦN ÔI, ƠI (2 tiết )
A- MĐYC:
- HS đọc được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội từ và câu ứng dụng
- Viết được: ôi, ơi ,trái ổi,bơi lội .
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Lễ hội .
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Tranh minh họa bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- HĐDH: 	Tiết 1
I/KTBC: 2 HS viết và đọc: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở.
	2 HS đọc câu ứng dụng.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH.
	- GV gt và ghi bảng: ôi, ơi. HS đọc theo: ôi, ơi.
2. Dạy vần:
a) Dạy vần ôi:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần ôi có âm ô ghép với âm i. Âm ô đứng trước, âm i đứng sau.
So sánh ôi với oi: Giống: đều kết thúc bằng âm i.
	 Khác: ôi bắt đầu bằng âm ô, oi bắt dầu bằng âm o.
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV đvần mẫu ôi: ô - i - ôi. HS nhìn bảng đvần, đọc trơn: ôi. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: ổi, và đọc: ổi. 
+ HS ptích: Trong tiếng ổi, vần ôi đứng riêng và dấu thanh hỏi trên đầu âm ô.
- GV đánh vần: ôi - hỏi - ổi. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
Đọc trơn: trái ổi. Cá nhân, ĐT. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
- Ghép: HS ghép được: ôi, ổi, trái ổi.
b) Vần ơi: Tiến hành tương tự.
So sánh ơi với ôi: Giống: kết thúc bằng i.
	 Khác: ơi bắt đầu bằng ơ; ôi bắt đầu bằng ô.
- Đánh vần: ơ - i - ơi; bờ - ơi - bơi; bơi lội.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: Vần ôi được viết bắt dầu từ âm ô nối liền với âm i, cao 2 li. Tương tự: ơi, trái ổi, bơi lội.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
 d) Đọc TN ứng dụng:
- GV chép bảng các TN ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 1 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, TN ứng dụng. Lớp đọc ĐT.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Lễ hội.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì? 
? Tại sao em biết tranh vẽ về lễ hội?
? Quê em có những lễ hội gì? Vào mùa nào?
? Trong lễ hội thường có những gì? (Cờ, người ăn mặc đẹp, ca hát, trò vui, ..)
? Ai đưa em đi dự lễ hội? Em thích lễ hội nào nhất?
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 34.
TOÁN
Bài 32: SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG.
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết kết quả phép cộng một số với số 0
- Biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính số đó 
- Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
- Giáo dục HS chịu khó học và làm bài đúng, đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK. Bộ ĐD Toán 1.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: 2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
HS làm bảng: 1 + 4	2 + 3	3 + 2. GV nhận xét.
II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Giới thiệu phép cộng 1 số với 0.
a) Giới thiệu các phép cộng: 3 + 0 = 3; 0 + 3 = 3.
- GV hdẫn HS qsát hình vẽ thứ nhất trong bài học và nêu BT: "Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai có 0 con chim. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim?"
- HS nêu lại BT rồi nêu câu TL: "3 con chim thêm 0 con chim là 3 con chim".
GV gọi HS nêu lại: "3 thêm 0 bằng 3".
- GV nêu: "Ta viết 3 thêm 0 bằng 3 như sau: 3 + 0 = 3 (gb); đọc là "ba cộng không bằng ba". HS đọc lại.
- GV gt phép cộng: 0 + 3 = 3 (tiến hành tương tự). HS đọc.
- HS xem hình vẽ cuối cùng trong phần bài học, nêu các CH để HS nhận biết: 3 + 0 = 3; 3 + 0 = 3 tức là: 3 + 0 = 0 + 3 = 3.
b) GV nêu thêm 1 số phép cộng với 0: 2 + 0; 0 + 2; 4 + 0; 0 + 4; ... HS dùng ngón tay, que tính để tính kết quả.
Nxét: "1 số + với 0 bằng chính số đó"; "0 cộng với 1 số bằng chính số đó".
2. Thực hành.
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu, làm bài.
- GV theo dõi, uốn nắn. Chữa bài: HS đọc bài. Lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Tính.
Tương tự bài 1. (Chú ý cách đặt cột dọc)
Bài 3: Điền số thích hợp.
- HS nêu yêu cầu. GV hdẫn HS làm vào vở.
? Chúng ta phải điền vào chỗ ... số mấy? Tại sao? (Vì 1 + 0 = 1)
- GV chấm và chữa bài.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài, xem bài sau.
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
TIẾNG VIỆT
Bài 34: VẦN :UI, ƯI (2 tiết )
A- MĐYC:
- HS đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.;từ và câu ứng dụng.
-Viết được :ui ,ưi,đồi núi ,gửi thư .
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Đồi núi.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Tranh minh họa bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- HĐDH: 	Tiết 1
I/KTBC: 2 HS viết và đọc: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi.
	2 HS đọc câu ứng dụng.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH.
	- GV gt và ghi bảng: ui, ưi. HS đọc theo: ui, ưi.
2. Dạy vần:
a) Dạy vần ui:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần ui có âm u ghép với âm i. Âm u đứng trước, âm i đứng sau.
So sánh ui với oi: Giống: đều kết thúc bằng âm i.
	 Khác: ui bắt đầu bằng âm u, oi bắt dầu bằng âm o.
Đánh vần và đọc trơn:
+ GV đvần mẫu ui: u – i – ui. HS nhìn bảng đvần, đọc trơn: ui. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: núi, và đọc: núi. 
+ HS ptích: Trong tiếng núi, có âm n ghép với vần ui, âm n đứng trước, vần ui đứng sau, thêm dấu thanh sắc trên đầu âm u.
- GV đánh vần: n – ui – nui – sắc – núi. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
Đọc trơn: đồi núi. Cá nhân, ĐT. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
- Ghép: HS ghép được: ui, núi, đồi núi.
b) Vần ưi: Tiến hành tương tự.
So sánh ưi với ui: Giống: kết thúc bằng i.
	 Khác: ưi bắt đầu bằng ư; ui bắt đầu bằng u.
- Đánh vần: ư – i – ưi; gờ - ưi – hỏi – gửi; gửi thư.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: Vần ui được viết bắt dầu từ âm u nối liền với âm i, cao 2 li. Tương tự: ưi, đồi núi, gửi thư.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
d) Đọc TN ứng dụng:
- GV chép bảng các TN ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 1 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, TN ứng dụng. Lớp đọc ĐT.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ui, ưi, đồi núi, gửi thư. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Đồi núi.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì? 
? Đồi núi thường có ở đâu? 
? Em biết tên vùng nào có đồi núi?
? Trên đồi núi thường có gì? 
? Quê em có đồi núi không?
? Đồi khác núi thế nào? 
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 35.
THỂ DỤC
Bài 8: TDRLTT CƠ BẢN-TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
A- MỤC TIÊU:
-Bước đầu biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đưng đưa hai tay ra trước .
-Biết cách chới và tham gia chơi được Ôn trò chơi “Qua đường lội”. Yêu cầu biết tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
- Giáo dục HS yêu thể thao, thường xuyên tập luyện TDTT.
B- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Vệ sinh sân tập sạch sẽ.
GV: Kẻ sân để chơi trò chơi.
C- ND VÀ PPLL
I/ Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
- Lớp đứng vỗ tay và hát.
- Giậm chân đếm theo nhịp 1 – 2, 1 – 2.
* Trò chơi “Diệt các con vật có hại”. ĐH vòng tròn.
II/ Phần cơ bản:
Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái: Mỗi tổ 1 lần.
GV chỉ huy. Lớp nhận xét, đánh giá, xếp loại.
GV nhận xét, đánh giá chung.
* Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng (cả 4 tổ 1 lúc). GV điều khiển.
- Tư thế đứng cơ bản: GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác. Dùng khẩu lệnh: “Đứng theo TTCB ... bắt đầu!” – HS thực hiện động tác. GV kiểm tra, uốn nắn cho HS, sau đó dùng khẩu lệnh: “Thôi!” để HS đứng bình thường.
Lần 2: tập như trên.
Lần 3: Thi xem tổ nào có nhiều người tập đúng nhất.
- Đứng đưa hai tay ra trước: Tiến hành tương tự.
- Ôn trò chơi “Qua đường lội”
HS nhớ lại và nắm vững cách chơi.
HS chơi chính thức có thưởng, phạt.
III/ Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài. GV cho 1 vài HS lên thực hiện động tác TT ĐCB và đứng đưa hai tay ra trước . Lớp nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét giờ học, VN ôn các nội dung đã học.
THỦ CÔNG
Bài: XÉ DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (T1)
A- MỤC TIÊU:
- HS biết cách xé, dán hình cây đơn giản.
- Xé được hình tán cây, thân cây và dán cân đối, phẳng.
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, vệ sinh lớp học, yêu thích và chăm sóc cây xanh.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
T: Bài mẫu, giấy– màu, giấy trắng, hồ, khăn lau.
H: Giấy màu, giấy nháp, hồ dán, bút chì, vở TC, khăn lau tay.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. GV hướng dẫn–HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS xem bài mẫu và trả lời về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cây (cây to, nhỏ, cao, thấp. Các bộ phận: thân cây, tán lá cây. Thân màu nâu, tán lá màu xanh)
? Em nào biết thêm về đặc điểm của cây mà em đã nhìn thấy? (tán lá có màu sắc khác nhau: xanh đậm, nhạt, vàng, nâu, ...). Vì vậy, các em có thể chọn màu em biết, em thích.
2. GV hướng dẫn mẫu:
a) Xé hình tán lá cây: GV vừa làm mẫu các thao tác vẽ và xé vừa hdẫn:
* Xé tán lá cây tròn:
- Vẽ và xé hình vuông cạnh 6 ô. 
- Xé 4 góc.
- Xé, chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây.
* Xé tán lá cây dài:
- Vẽ, xé hình CN dài 8 ô, ngắn 5 ô. 
- Xé 4 góc.
- Xé, chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây dài.
b) Xé hình thân cây:
- Vẽ và xé hình CN dài 6 ô, ngắn 1 ô.
- Xé 1 hình CN khác dài 4 ô, ngắn 1 ô.
c) Dán hình:
- GV làm thao tác bôi hồ, lần lượt dán, ghép hình thân cây, tán lá. 
+ Dán phần thân ngắn với tán lá tròn.
+ Dán phần thân cây dài với tán lá dài.
- HS quan sát hình hai cây đã dán xong.
* GV nhận xét tiết học.
VN thực hành trên giấy nháp cho thành thạo để tiết 2 thực hành.
Chiều thứ hai
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (ua, ưa)
A- MĐYC:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập, viết đúng mẫu.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, chịu khó làm bài.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Sử dụng tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC:
- Đọc, viết: cà chua, tre nứa, nô đùa, xưa kia.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
II/ BÀI MỚI: 
GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc, tìm từ và nối đúng câu.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Mẹ mua dưa. Quả khế chua. Bé chưa ngủ.
Bài 2: Điền.
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền ua hay ưa?
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, gọi tên, tìm vần điền vào chỗ chấm cho thích hợp.
- Mẫu: ca múa. HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: ca múa, bò sữa, cửa sổ.
Bài 3: Viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở: cà chua, tre nứa. GV theo dõi, nhắc nhở.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài sau. 
TIẾNG VIỆT
LUYỆN CHÍNH TẢ
A- MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm chắc các vần: ia, ua, ưa. Viết đúng lỗi chính tả của bài.
- Luyện cho HS viết đều, viết thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bút, vở chính tả.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
1.Hướng dẫn HS viết bảng:
- GV nhắc lại cho HS viết bảng con các vần đã học: ia, ua, ưa. 
- HS tìm từ mới ghi vào bảng con. GV chữa và ghi ở bảng lớp cho HS 

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 8.doc