Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 5 - Ôn tập về đoạn mạch hỗn hợp

Tính điện trở của đoạn mạch.

b)Tính cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở.

c) Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở

GỢI Ý:

 a) Đoạn mạch AB gồm : R1nt ( R2// R3). Tính R23 rồi tính RAB.

b) Tính I1 theo UAB và RAB

 Tính I2, I3 dựa vào hệ thức

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3542 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 5 - Ôn tập về đoạn mạch hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05	 Ngày soạn: 15/09/2013
Tiết: 5	 
ÔN TẬP VỀ ĐOẠN MẠCH HỔN HỢP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch song song.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về định luật ôm đối với đoạn mạch mắc hỗn hợp để làm bài tập
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài tập
- Lớp 9A: Tất cả bài tập 
	- Lớp 9B: Bài tập 1,2 3
2. Học sinh: Xem lại kiến thức về đoạn mạch song song
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1 Ôn tập
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
-Yêu cầu HS nêu lại công thức định luật ôm và các công thức của đoạn mạch mắc nối tiếp, mắc song song.
I.Ôn tập
 I = ; R = 
Đoạn mạch nối tiếp
Đoạn mạch song song
 I = I1 = I2 
 U= U1+ U2 
 R= R1 + R2 
 I = I1 + I2 
 U = U1 = U2 
 Rtđ = 
Hoạt động 2 Vận dụng
R3
R1
R2
A
B
Hình 1.1
Bài 1: Có ba bóng đèn được mắc theo sơ đồ ( hình 1.1) và sáng bình thường. Nếu bóng Đ1 bị đứt dây tóc thì bóng Đ3 sáng mạnh hơn hay yếu hơn?
GỢI Ý:
 Bình thường: I3= I1 + I2. Nếu bóng Đ1 bị đứt; I1= 0 dòng điện I3 giảm => Nhận xét độ sáng của đèn.
Bài 2. Một đoạn mạch được mắc như sơ đồ hình 2.2. Cho biết R1 =3; R2 =7,5 ; R3 =15. Hiệu điện thế ở hai đầu AB là 4V.
Hình 2.2
A
R2
R1
R3
B
M
a) Tính điện trở của đoạn mạch.
b)Tính cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở.
c) Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở
GỢI Ý:
 	a) Đoạn mạch AB gồm : R1nt ( R2// R3). Tính R23 rồi tính RAB.
Tính I1 theo UAB và RAB
 Tính I2, I3 dựa vào hệ thức: 
 c) Tính : U1, U2, U3
Đs: a) 8W; b) 3A; 2A ; 1A. c) U1 = 9V; U2 = U3 = 15V
Bài 3. R2
A
B
R3
R1
Hình 3.3
R1
R3
Có ba điện trở R1= 2Ω; R2 = 4Ω; R3 = 12Ω; được mắc vào giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 12V như (hình 3.3).
a) Tính điện trở tương đương của mạch.
b) Tính cường độ dòng điện đi qua mỗi điên trở
c) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 và R2.
GỢI Ý:
 a) Đoạn mạch AB gồm : R3 // ( R1 nt R2). Tính R12 rồi tính RAB.
b) Có R1 nt R2 => I1 ? I2; Tính I1 theo U và R12; Tính I3 theo U và R3.
c) Tính U1 theo I1 và R1; U2 theo I2 và R2; U3 ? U.
Đs: a) 4W; b) I1 = I2 = 2A; I3 = 1A ; c) 4V; 8V.
R2
A
Hình 4.4
R1
R4
R3
B
D
C
Bài 4. 
Cho mạch điện như hình 4.4. 
Biết: R1 = 15W, R2 = 3W, R3 = 7W, R4 = 10W. 
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 35V.
a) Tính điện trở tương đương của toàn mạch.
b) Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở.
GỢI Ý: (theo hình vẽ 4.4)
Tính R23 và R234. Tính điện trở tương đương RAB=R1+R234
Tính IAB theo UAB,RAB=>I1
+) Tính UCB theo IAB,RCB.
+) Ta có R23 = R4 I23 như thế nào so với I4; (I23=I2=I3) 
+ Tính I23 theo UCB, R23.
Đs: a) 20W; b) I1 = I = 1,75A; I2 = I3 = I4 = 0,875A. 
Bài 5. 
Một đoạn mạch điện mắc song song như trên sơ đồ hình 5.5 được nối vào một nguồn điện 36V. Cho biết: R1=18Ω; R2=5Ω; R3=7Ω; R4=14Ω; R5=6Ω
 a) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi mạch rẽ. 
b) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm C và D. 
GỢI Ý: 
a) Tính cường độ dòng điện qua mạch rẽ chứa R1, R2, R3 và R4 , R5
b) Gọi hiệu điện thế giữa hai điểm C và D là UCD. 
Ta tính được: UAC = I1.R1 = 21,6V ; UAD = I4.R4 = 25,2V 
Như thế điện thế ở C thấp hơn điện thế ở A: 21,6V; điện thế ở D thấp hơn điện thế ở A: 25,2V.
R2
R1
R3
A
B
R5
R4
D
C
Hình 5.5
Tóm lại: điện thế ở D thấp hơn điện thế ở C là: 
UCD = 25,2 – 21,6 = 3,6V.
Đs: 1,2A; 1,8A; 3,6V.
CHÚ Ý: 
+ Có thể tính UCD bằng một cách khác: UAC+ UCD + UDB = UAB => 
UCD= UAB - UAC - UBD (*)
UAB đã biết, tính UAC, UDB thay vào (*) được UCD = 3,6V.
+ UCD được tính trong trường hợp 2 điểm C, D không được nối với nhau bằng một dây dẫn hoặc một điện trở, giữa C,D không có dòng điện.
Nếu C, D được nối với nhau sẽ có một dòng điện đi từ C tới D (vì điện thế điểm D thấp hơn điện thế điểm C). Mạch điện bị thay đổi và cường độ dòng điện đi qua các điện trở cũng thay đổi.
4. Củng cố:
 - Nhắc lại kiến thức cơ bản.
 - Cách vận dụng kiến thức để làm bài tập.
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập và xem lại các bài tập đã chữa .
- Về nhà ôn tập và làm bài tập về điện trở dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố l, s, 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docLý 9 TC5.doc